Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

(Khóa luận tốt nghiệp) Nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số chủng Vi Sinh Vật sinh màng nhầy được phân lập từ các mẫu đất dưới tán rừng thông ở Lộc Bình Lạng Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.24 MB, 61 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------

NGUYỄN VĂN PHONG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ CHỦNG
VI SINH VẬT SINH MÀNG NHẦY ĐƢỢC PHÂN LẬP TỪ CÁC MẪU ĐẤT
DƢỚI TÁN RỪNG THÔNG MÃ VĨ Ở LỘC BÌNH, LẠNG SƠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng
Khoa

: Lâm Nghiệp

Khóa học

: 2014 – 2018

Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------



NGUYỄN VĂN PHONG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ CHỦNG
VI SINH VẬT SINH MÀNG NHẦY ĐƢỢC PHÂN LẬP TỪ CÁC MẪU ĐẤT
DƢỚI TÁN RỪNG THÔNG MÃ VĨ Ở LỘC BÌNH, LẠNG SƠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Quản lý tài nguyên rừng
: K46 - QLTNR - N03
: Lâm nghiệp
: 2014-2018
: GS.TS. Đặng Kim Vui
TS. Nguyễn Công Hoan
TS. Vũ Văn Định

Thái Nguyên, năm 2018


i

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của bản thân. Các kết quả
trình bày trong Khóa luận là trung thực. Nếu có gì sai sót, em xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.

Thái Nguyên, ngày
XÁC NHẬN CỦA GVHD
Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trước Hội đồng khoa học

tháng

năm 2018

Ngƣời viết cam đoan
(Ký, họ và tên)

(Ký, họ và tên)

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
xác nhận đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng đánh giá chấm
(Ký, họ và tên)


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên. Cảm ơn sự nhiệt tình giảng dạy của các thầy cô đã truyền đạt
những kiến thức và kinh nghiệm thực tế để em hoàn thành tốt Khóa luận tốt nghiệp

này. Em đặc biệt gửi lời cảm ơn đến GS.TS. Đặng Kim Vui và TS. Nguyễn Công
Hoan và TS. Vũ Văn Định - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam là thầy hướng
dẫn khoa học đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành
khóa luận.
Em xin chân thành cám ơn Ban Lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu Bảo vệ rừng
- Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để
chúng em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Trong quá trình thực hiện khóa luận mặc dù em đã cố gắng rất nhiều nhưng
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
quý báu của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng

Sinh viên

Nguyễn Văn Phong

năm 2018


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Độ nhớt của 12 chủng VSV sinh màng nhầy...................................................... 24
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến môi trường mật độ vi khuấn
sinh màng nhầy .................................................................................................... 26
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi cấy đến đường kính khuẩn lạc vi khuẩn sinh

màng nhầy sau 5 ngày nuôi cấy.......................................................................... 28
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi cấy đến đường kính khuẩn lạc vi khuẩn sinh
màng nhầy sau 10 ngày nuôi cấy ....................................................................... 32
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của ẩm độ môi trường đến đường kính khuẩn lạc vi khuẩn sinh
màng nhầy sau 5 ngày nuôi cấy.......................................................................... 35
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của ẩm độ môi trường đến đường kính khuẩn lạc vi khuẩn sinh
màng nhầy sau 10 ngày nuôi cấy ....................................................................... 38


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 3.1. Máy lắc nhân sinh khối .......................................................................................... 22
Hình 3.2. Kính hiển vi sử dụng trong phòng thí nghiệm ..................................................... 23
Hình 4.1. Các chủng vi khuẩn sinh màng nhầy tiến hành nghiên cứu ............................... 25
Hình 4.2. Mật độ khuẩn lạc của chủng CETGL 2.5 ở 3 môi trường nuôi cấy .................. 27
Hình 4.3. Mật độ khuẩn lạc của chủng LSL 12.1 ở 3 môi trường nuôi cấy ...................... 27
Hình 4.4. Mật độ khuẩn lạc của chủng HBL 3.1 ở 3 môi trường nuôi cấy ....................... 27
Hình 4.5. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của SSL 3.2 ....................................... 30
Hình 4.6. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến đường kính khuẩn lạc chủng LSN 12.1 .............. 30
Hình 4.7. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến đường kính khuẩn lạc chủng CETGL 2.2 .......... 31
Hình 4.8. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến đường kính khuẩn lạc chủng SSL 3.2 ................. 33
Hình 4.9. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của HBL 2.1...................................... 34
Hình 4.10. Khuẩn lạc chủng HBL 3.1 sau 5 ngày nuôi cấy ................................................ 36
Hình 4.11. VSV LSL 12.1 ở các ẩm độ khác nhau sau 5 ngày nuôi cấy ........................... 37
Hình 4.12. VSV CETGL 2.3 ở các ẩm độ khác nhau sau 5 ngày nuôi cấy....................... 39
Hình 4.13. VSV CETGL 2.2 ở các ẩm độ khác nhau sau 5 ngày nuôi cấy....................... 40
Biều đồ 4.1. Mức độ phát triển của các chủng vi sinh vật ở các môi trường nhân sinh
khối khác nhau ................................................................................................... 26

Biều đồ 4.2. Mức độ phát triển của các chủng VSV ở các nhiệt độ khác nhau ................ 29
Biểu đồ 4.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi cấy đến đường kính khuẩn lạc....................... 32
Biểu đồ 4.4. Ảnh hưởng của độ ẩm nuôi cấy đến đường kính khuẩn lạc vi sinh vật
sinh màng nhầy sau 5 ngày nuôi cấy ............................................................... 35
Biểu đồ 4.5. Ảnh hưởng của độ ẩm nuôi cấy đến đường kính khuẩn lạc vi sinh vật
sinh màng nhầy sau 10 ngày nuôi cấy............................................................. 38


v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC KÝ HIỆU
Chữ viết tắt/ký hiệu

Giải nghĩa đầy đủ

ADN

Acid Deoxyribo Nucleic

BNN &PTNT

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

CFU

Đơn vị khuẩn lạc trong 1 ml hoặc 1 gam

CT

Công thức


D1.3

Đường kính ngang ngực

ĐC

Đối chứng

Do

Đường kính gốc

DTB

Đường kính trung bình

DNA

Deoxyribonucleic acid

Fpr

Xác xuất kiểm tra của F

Hdc

Chiều cao dưới cành

Hvn


Chiều cao vút ngọn

KV

Khu vực

LSD

Khoảng sai dị

M

Trọng lượng



Mật độ

PDA

Potato Dextrose Agar

Sd

Sai tiêu chuẩn

TCLN

Tổng cục Lâm nghiệp


TB

Trung bình

TQ

Tuyên Quang

V%

Hệ số biến động %

VK

Vi khuẩn

VSV

Vi sinh vật


vi

MỤC LỤC
Trang
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... iii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ .............................................................. iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC KÝ HIỆU .............................................v
MỤC LỤC ................................................................................................................ vi
Phần 1: MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của luận án ..............................................................................................2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ................................................3
2.1. Cơ sở khoa học .....................................................................................................3
2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .........................................3
2.2.1. Nghiên cứu về thông .........................................................................................3
2.2.2. Vi sinh vật sinh màng nhầy ...............................................................................5
2.2.3 Ứng dụng của vi sinh vật trong sản xuất chế phẩm vi sinh ...............................8
2.2.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu ..................................12
2.2.4. Các nguồn lực kinh tế - xã hội ........................................................................17
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...20
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................20
3.2. Địa điểm nghiên cứu ..........................................................................................20
3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................20
3.3.1. Xác định môi trường nhân sinh khối phù hợp ................................................20
3.3.2. Đánh giá ảnh hưởng của ẩm độ đến sự sinh trưởng của các chủng VSV
sinh màng nhầy............................................................................................... 20


vii

3.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng của các chủng VSV
sinh màng nhầy............................................................................................... 20
3.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 20
3.4.1. Phương pháp xác định môi trường nhân sinh khối phù hợp. .......................... 20

3.4.2. Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của ẩm độ đến sự sinh trưởng của các
chủng VSV sinh màng nhầy ........................................................................... 22
3.4.3. Phương pháp xác định nhiệt độ sinh trưởng phù hợp : ................................... 23
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................... 24
4.1. Mô tả đặc điểm hình thái của các chủng vi sinh vật sinh màng nhầy ................ 24
4.2. Kết quả xác đinh môi trường nhân sinh khối phù hợp ....................................... 25
4.3. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng của các chủng
VSV sinh màng nhầy...................................................................................... 28
4.3.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của các chủng
VSV sinh màng nhầy sau 5 ngày nuôi cấy..................................................... 28
4.3.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của các chủng
VSV sinh màng nhầy sau 10 ngày nuôi cấy................................................... 32
4.4. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của ẩm độ đến sự sinh trưởng của các chủng
VSV sinh màng nhầy...................................................................................... 34
4.4.1 Đánh giá ảnh hưởng của ẩm độ đến sự sinh trưởng của các chủng VSV sinh
màng nhầy sau 5 ngày nuôi cấy. .................................................................... 34
4.4.2. Đánh giá ảnh hưởng của ẩm độ đến sự sinh trưởng của các chủng VSV
sinh màng nhầy sau 10 ngày nuôi cấy. ........................................................... 38
Phần 5: KẾT LUẬN - TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ .............................................. 41
PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Vi sinh vật là những sinh vật đơn bào có kích thước nhỏ, không quan sát
được bằng mắt thường mà phải sử dụng kính hiển vi. Thuật ngữ vi sinh vật không
tương đương với bất kỳ đơn vị phân loại nào trong phân loại khoa học. Nó bao gồm

cả virus, vi khuẩn, archaea, vi nấm, vi tảo, động vật nguyên sinh .v.v. Vi sinh vật là
một thế giới sinh vật vô cùng nhỏ bé ta không thể quan sát thấy bằng mắt thường.
Nó phân bố ở khắp mọi nơi, trong đất, trong nước, trong không khí, trong thực
phẩm ... Nó có mặt ở dưới những độ sâu tăm tối của đại dương. Bào tử của nó tung
bay trên những tầng cao của bầu khí quyển, chu du theo những đám mây. Nó sống
được trên kính, trên da, trên giấy, trên những thiết bị bằng kim loại ...
Vi sinh vật màng nhầy đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiên nhiên
cũng như trong cuộc sống của con người. Chế phẩm vi sinh vật sinh màng nhầy
tăng khả năng giữ nước đối với cây trồng ở vùng khô hạn, tăng khả năng sinh
trưởng và giảm chi phí trong sản xuất Lâm nghiệp Trong đất nhóm vi sinh vật sinh
màng nhầy (polysacarit) có vai trò quan trọng trong việc giữa ẩm đất và vật liệu
cháy dưới tán rừng Nhóm sinh màng nhầy bao gồm: Lipomyces, Bacillus,
Azotobacter, Beijerinckia, Enterobacter…Các nhóm vi sinh vật này, trong quá trình
sinh trưởng phát triển, đã tiết ra polysacarit sinh học. Khi có mặt Ca++, các
polysacarit sẽ cùng tác động tương hỗ trong đất, giúp gắn kết các hạt đất, các hạt cát
với nhau để tạo thành một cấu tượng ổn định và bền vững. Do đó đất có khả năng
tăng độ kết cấu, có khả năng giữ nước, chống rửa trôi, làm giảm sự bay hơi nước
Xuất phát từ những thực tế đó tôi chọn đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học
của một số chủng Vi Sinh Vật sinh màng nhầy được phân lập từ các mẫu đất dưới
tán rừng thông ở Lộc Bình - Lạng Sơn ”.
Làm đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học, và đó cũng là một hướng mới và rất
cần thiết với thực tiễn, đề xuất các phương pháp phân lập, tuyển chọn các vi sinh
vật màng nhầy có hoạt tính cao để sử dụng trong sản xuất chế phẩm sinh học tạo


2

các chế phẩm sinh học phục vụ cho hoạt động sản xuất lâm nghiệp đạt được năng
xuất cao.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định được điều kiện sinh trưởng và phát triển tối ưu của một số chủng
VSV sinh màng nhầy nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.
1.3. Ý nghĩa của luận án
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Là cơ sở khoa học để tạo chế phẩm sinh học từ một số chủng vi khuẩn sinh
màng nhầy dưới tán rừng thông.
- Giúp sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học và tăng các kỹ
năng thực hành trong phòng thí nghiệm và ngoài hiện trường.
- Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất.
Phân lập được một số loại vi sinh vật sinh màng nhầy phân hủy nhanh vật
liệu khô dễ cháy dưới tán rừng thông nhằm hạn chế khả năng cháy rừng.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Là cơ sở ban đầu nghiên cứu các điều kiện tối ưu cho sinh trưởng và phát
triển của các vi sinh vật sinh màng nhầy.
- Là cơ sở để sản xuất chế phẩm sinh học nhằm cải tạo đât phục vụ trong sản
xuất lâm nghiệp.
- Nâng cao chất lượng và sản lượng của sản xuất lâm nghiệp hiện tại và trong
tương lai, góp phần nâng cao dinh dưỡng đất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học

Trong đất nhóm vi sinh vật sinh màng nhầy (polysacarit) có vai trò
quan trọng trong việc giữa ẩm đất. Khi có mặt Ca++, các polysacarit sẽ cùng
tác động tương hỗ trong đất, giúp gắn kết các hạt đất, các hạt cát với nhau để
tạo thành một cấu tượng ổn định và bền vững. Do đó đất có khả năng tăng độ

kết cấu, có khả năng giữ nước, chống rửa trôi, làm giảm sự bay hơi nước;
thông qua đó độ phì của đất được cải thiện. Chế phẩm sinh học có tác dụng
giữ nước trong đất, tăng độ ẩm trong đất từ 12-16% trên quy mô chậu vại và
đồng ruộng. Đây là loại chế phẩm vi sinh đầu tiên sản xuất tại Việt Nam có
tác dụng giữ ẩm cho đất được rất nhiều địa phương và nông dân quan tâm.
Chế phẩm có tác dụng làm tăng khả năng giữ ẩm cho đất ở cả điều kiện thí
nghiệm chậu vại và thí nghiệm đồng ruộng. Ở điều kiện thí nghiệm trong
chậu không trồng cây độ ẩm đất bón chế phẩm tăng so với đối chứng (không
bón chế phẩm) khoảng 8,35%. Trong chậu trồng Keo lá tràm sau 60 ngày bón
chế phẩm độ ẩm tăng 16,6% so với đối chứng. Trong điều kiện thí nghiệm
đồng ruộng chế phẩm sau 6 tháng bón chế phẩm độ ẩm tăng 10,63% so với
đối chứng, lượng nước hữu hiệu ở đất có bón chế phẩm cao hơn đối chứng
13,28-28,95g nước/1 kg đất đây là những cơ sở khoa học ban đầu để tôi thực
hiện khóa luận nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn hiện nay đang biến đổi khí
hậu khô hạn ngày càng nhiều và để rèn luyện các kỹ năng thực hành của sinh
viên trước khi ra trường.
2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
2.2.1. Nghiên cứu về thông
Theo Quyết định số 3322/QĐ-BNN-TCLN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn ngày 28/7/2014 về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc


4

năm 2013, tính đến ngày 31/12/2013 tổng diện tích rừng của cả nước là 13,954 triệu
ha mới đạt độ che phủ 41,0% với tổng diện tích rừng trồng là 3.556.294 ha (Bộ NN
và PTNT, 2014); trong đó diện tích rừng trồng các loài thông chiếm khoảng
400.000 ha. Với đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây thông, một loài cây chịu hạn có
thể sống và phát triển trên những lập địa xấu, khô hạn. Do đó trong chương trình
trồng rừng 327 và chương trình trồng mới năm triệu hecta rừng, thông được chọn là

cây trồng chính quan trọng cần được ưu tiên phát triển. Trong ba loài thông đang
được sử dụng để khai thác nhựa ở nước ta thì Thông là loài cây cho nhiều nhựa nhất
(khoảng 5-6 kg/cây/năm). Mặt khác, với phương thức khai thác bằng cách đẽo
máng, chu kỳ khai thác nhựa của loài thông này có thể kéo dài 40-50 năm. Vì vậy,
mục đích kinh doanh chính của các rừng trồng Thông ở nước ta hiện nay chủ yếu là
để khai thác nhựa.
Thông là một trong những loài cây có giá trị kinh tế cao, ngoài gỗ cho xây
dựng, làm giấy; nhựa thông còn được dùng trong nhiều ngành công nghiệp như sơn,
vécni, vật liệu cách điện và các mặt hàng tiêu dùng khác. Về kinh tế, cây thông dễ
trồng, sinh trưởng nhanh, biện pháp lâm sinh đơn giản, dễ áp dụng, trồng một lần
cho thu nhập hàng năm, giá trị kinh tế cao, ổn định. Thân cây thông có thể sử dụng
trong xây dựng, trong công nghiệp giấy, công nghiệp sản xuất ván nhân tạo. Về mặt
xã hội, cây thông tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện mức sống cho người
dân, đặc biệt là người dân vùng trung du, miền núi. Cây thông còn có giá trị đặc biệt
trong cơ cấu cây trồng vùng đồi do những đặc tính sinh thái đặc biệt thích ứng với
điều kiện lập địa cằn cỗi mà ngoài thông ra không thể trồng loài cây nào khác.
Thông là nguồn cung cấp tùng hương (colophan) và tinh dầu thông (turpentine oil)
chủ yếu. Tinh dầu được sử dụng rộng rãi trong công nghệ hoá mỹ phẩm, là nguyên
liệu để chế terpineol, terpin, borneol, camphor tổng hợp, sản xuất sơn, véc ni, xi…
Colophan được dùng nhiều trong công nghiệp cao su, hoá dẻo, vật liệu cách điện,
keo dán, sản xuất các chất tẩy rửa…, đặc biệt là trong công nghiệp sản xuất giấy.
Trong y dược, tinh dầu thông được sử dụng làm thuốc chữa viêm thấp khớp, ho,
làm thuốc kích thích, giảm mệt mỏi, thuốc diệt khuẩn, sát trùng … Thông là cây có


5

giá trị kinh tế cao bao gồm một số loài thông chính như Thông mã vĩ Pinus
massoniana Lambert, Thông nhựa Pinus merkusii Jungh et.de Vries, Thông 3 lá
Pinus kesiya Royle ex Gordon. Ngoài các sản phẩm của thông như gỗ, nhựa,

nguyên liệu giấy, cây thông còn được sử dụng trong việc phủ xanh đất trống đồi núi
trọc và tạo cảnh quan môi trường... chính vì vậy diện tích rừng thông ngày càng
được mở rộng và là một trong những cây trồng chính của ngành Lâm nghiệp. Thông
được trồng ở các tỉnh như: Sóc Sơn, Hà Nội, Lạng Sơn, Hà Giang, Cao Bằng,
Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hòa Bình, Tuyên Quang, Sơn La, Hải Hưng,
Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh... Thân cây cao 40m, đường kính thân
cây có thể đạt hơn 1m. Vỏ cây mỏng, về già bong thành mảng hay nứt giống như
sợi dây thừng.
Lá cây có 2 dạng hình dải và hình kim, lá hình dải chỉ tồn tại ở cây con dưới
1 tuổi, mọc cách vòng thân cây non có màu xanh lá mạ với chiều dài 2-4cm, lá kim
tăng dần theo tuổi cây và dài tối đa 15-20cm ở cây trưởng thành. Tán lá ở cây 5-10
tuổi hình tháp, hình trứng và hình lọng ở tuổi già.
Thông đuôi ngựa 6-7 tuổi đã bắt đầu ra nón. Nón đơn tính cùng gốc, nón đực
mọc cách vòng ở gốc chồi ngọn, nón cái 1-4 mọc vòng ở đỉnh chồi ngọn. Cây ra
nón vào tháng 3-4, nón chín vào tháng 11-12 năm sau. Hạt có hình trái xoan dẹt, khi
chín có màu nâu sẫm.
2.2.2. Vi sinh vật sinh màng nhầy
2.2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trong đất nhóm vi sinh vật sinh màng nhầy (polysacarit) có vai trò quan
trọng trong việc giữa ẩm đất và vật liệu cháy dưới tán rừng. Nhóm sinh màng nhầy
bao gồm: Lipomyces, Bacillus, Azotobacter, Beijerinckia, Enterobacter…Các nhóm
vi sinh vật này, trong quá trình sinh trưởng phát triển, đã tiết ra polysacarit sinh học.
Ở Nhật Bản đã phân lập và tuyển chọn ra một hỗn hợp các vi sinh vật có ích
thuộc nhóm yếm khí và hiếu khí gồm: Nấm men, vi khuẩn quang hợp, xạ khuẩn, vi
khuẩn lactic, nấm lên men và chế tạo ra được một chế phẩm vi sinh hữu hiệu (EM)
đã được chứng minh có tác dụng tốt ở nhiều lĩnh vực của đời sống và sản xuất như:


6


trong trồng trọt, trong chăn nuôi, trong bảo vệ môi trường góp phần nâng cao chất
lượng của đống ủ.
Khi có mặt Ca++, các polysacarit sẽ cùng tác động tương hỗ trong đất, giúp
gắn kết các hạt đất, các hạt cát với nhau để tạo thành một cấu tượng ổn định và bền
vững. Do đó đất có khả năng tăng độ kết cấu, có khả năng giữ nước, chống rửa trôi,
làm giảm sự bay hơi nước; thông qua đó độ phì của đất được cải thiện (Babieva và
Gorin, 1987).
Nấm mốc phát triển mạnh ở môi trường xốp có độ ẩm trên 70%, tối ưu 95%
và nhiệt độ ấm (240C), các loại thường gặp thuộc nấm bất toàn và Ascomysetes.
Các loại nấm này chủ yếu thuộc các chi Aspergillus, Penicillium, Trichoderma,
Fusarium ,…trong đó đáng chú ý là Trichoderma (hầu hết các loài thuộc chi
Tricoderma sống hoại sinh trong đất, rác và có khả năng phân huỷ cellulose).
Nấm đốm là các loại nấm phát triển sâu trong tế bào gỗ tạo thành các đốm
màu nâu Hầu hết các loài thuộc nhóm nấm bất toàn và nấm Ascomysetes . Sống
phụ thuộc vào độ ẩm của gỗ (khoảng 30%) và nhiệt độ 30-350C, quần thể nấm phát
triển lúc đầu là màu xanh sau đó tạo thành màu nâu. Ví dụ các loài: Ceratocystis sp,
Cladosporium sp, Aureobasidium sp,…
Nấm

mục:

Nấm

mục

xốp



khoảng


300

loài

thuộc

các

chi: Chaetomium, Humocola và Phialophora của nấm bất toàn và Ascomysetes, chủ
yếu phát triển bên trong thành tế bào gỗ. Nấm mục nâu thuộc nhóm của nấm bất
toàn vàBasidiomycetes, chúng xâm nhập vào thành tế bào gỗ và phân hủy chúng,
nhiệt độ sinh trưởng tối ưu 22-310C, độ ẩm thấp khoảng 40-55%, các loài quan
trọng như: Phaeolus schweiniti, Piptopous betulinus, Laetipous sulphureus,
Sperassis srispa,… Nấm mục trắng thuộc nhóm của nấm bất toàn và
Basidiomycetes, nhiệt độ sinh trưởng tối ưu 22-310C, tối đa không quá 440C, độ ẩm
tối ưu có loài thấp, cao và rất cao, các loài điển hình như: Armillaria mellea, Fonus
fomentatius, Meripilus giganteus, Fomes annosus,…
Trên thế giới, vi sinh vật sinh màng nhầy đã được nghiên cứu và ứng dụng
trong cải tạo đất từ những năm 80 của thế kỷ XX. Đến những năm 90, việc sản xuất


7

chế phẩm thương mại đã được tiến hành; Superbio là một trong những sản phẩm
thương mại đầu tiên được biết đến. Kết quả nghiên cứu của Babieva (1987) cho
thấy nhóm VSV sinh màng nhầy Lipomyces, Bacillus có khả năng giữ ẩm đất trong
cải tạo đất khô hạn. Alekxandrov và cs thuộc Khoa Thổ nhưỡng, Đại học Tổng hợp
Moskova đã nghiên cứu vi khuẩn sinh màng nhầy Bacillus sp. để tạo chế phẩm
phân bón vi sinh giữ ẩm cho đất. Chế phẩm này đã được sử dụng để tăng năng xuất

cây trồng ở các vùng khô hạn thuộc vùng Capcaz. Các nhà khoa học Trung Quốc đã
sử dụng các chế phẩm vi sinh giữ ẩm để cải tạo đất đá vôi miền Nam Trung Quốc
để trồng các cây công nghiệp.
2.2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Tống Kim Thuần (2005), nấm men Lipomyces sinh màng nhầy có mặt ở
trong tất cả các loại đất; số lượng của chúng không cao nhưng khá đa dạng. Các loài
Lipomyces chủ yếu gặp ở đồi núi Việt Nam, chủ yếu là: L. tetrasporus, L.
Kononenkoae, L. Lipofer và L. starkeyi. Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy số
lượng vi sinh vật trong đất phụ thuộc rất rõ vào hàm lượng các chất hữu cơ và độ
ẩm đất. Trong đất giàu hữu cơ và chua thì xạ khuẩn nấm tăng lên khi có mặt của
chất hữu cơ và độ ẩm tăng lên sẽ kích hoạt hoạt động của vi sinh vật đất.
Theo Nguyễn Kiều Băng Tâm (2009) đã phân lập và tuyển chọn được 9
chủng nấm men Lipomyces tại trạm đa dạng sinh học thuộc huyện Mê Linh tỉnh
Vĩnh Phúc trong đó chủng PT7.1 có đầy đủ các điều kiện để sản xuất chế phẩm vi
sinh giữ ẩm đất Lipomycin M, đây là chủng có khả năng sử dụng đa dạng các
nguồn các bon, có khả năng hình thành bào tử sinh màng nhầy cao, dải nhiệt độ và
pH sinh trưởng rộng với nhiệt độ thích hợp là 28-300C và pH từ 4-5; nồng độ
(NH4)2SO4 0,5 g/l là thích hợp để chủng PT7.1 vừa sinh trưởng và tạo nhầy tốt. Chế
phẩm có tác dụng làm tăng khả năng giữ ẩm cho đất ở cả điều kiện thí nghiệm chậu
vại và thí nghiệm đồng ruộng. Ở điều kiện thí nghiệm trong chậu không trồng cây
độ ẩm đất bón chế phẩm tăng so với đối chứng (không bón chế phẩm) khoảng
8,35%. Trong chậu trồng Keo lá tràm sau 60 ngày bón chế phẩm độ ẩm tăng 16,6%
so với đối chứng. Trong điều kiện thí nghiệm đồng ruộng chế phẩm sau 6 tháng bón


8

chế phẩm độ ẩm tăng 10,63% so với đối chứng, lượng nước hữu hiệu ở đất có bón
chế phẩm cao hơn đối chứng 13,28-28,95g nước/1 kg đất. Kết hợp bón chế phẩm
Lipomycin M với phân vi sinh và bón định kỳ 2 tháng/lần sẽ làm tăng hiệu quả giữ

ẩm cho đất và tỷ lễ giữ nước hữu hiệu cũng tăng lên đáng kể. Sau 2 năm bón chế
phẩm Lipomycin M hàm lượng chất hữu cơ của đất tăng trung bình từ 0,11-1,3% so
với đối chứng, ở đất trồng cây thuốc nam hàm lượng ni tơ dễ tiêu tăng khoảng
11,30-12,40%; ở đất trồng chè hàm lượng ni tơ dễ tiêu tăng từ 15,0-35,4%; hàm
lượng phốt pho dễ tiêu tăng từ 25,7-35,7% (đất trồng thuốc nam); hàm lượng phốt
pho dễ tiêu tăng từ 27,6-42% ở đất trồng chè. Bước đầu đã chứng minh được chế
phẩm Lipomycin M ảnh hưởng tốt đến chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây,
đối với cây bạch đàn trong điều kiện thí nghiệm chậu vại như chiều cao, số lá, trọng
lượng khô của cây tăng.
Tống Kim Thuần và cộng sự (2005) đã nghiên cứu sản xuất chế phẩm giữ
ẩm cho đất từ các vi sinh vật sinh màng nhầy polysacarit. Chế phẩm có tác dụng giữ
nước trong đất, tăng độ ẩm trong đất từ 12-16% trên quy mô chậu vại và đồng
ruộng. Đây là loại chế phẩm vi sinh đầu tiên sản xuất tại Việt Nam có tác dụng giữ
ẩm cho đất được rất nhiều địa phương và nông dân quan tâm.
Vu Nguyen Thanh (2006) đã phân lập được một loài nấm men mới từ đất
rừng của Việt Nam và đặt tên là Lipomyces orientalis. Tuy nhiên đây chỉ là kết quả
bước đầu chưa có những nghiên cứu để tăng khả năng giữ ẩm cho các vật liệu dưới
tán rừng như cành cây, lá rụng …
Theo nghiên cứu của Vũ Thị Liên (2004) số lượng VSV đất (VSV sinh màng
nhầy Lipomyces, VSV phân hủy xenlulo, xạ khuẩn, nấm mốc) trong một số kiểu
thảm thực vật rừng tại Sơn La ở các trạng thái rừng là khác nhau mật độ VSV biến
động từ 9.104 - 1,8. 107.
2.2.3 Ứng dụng của vi sinh vật trong sản xuất chế phẩm vi sinh
2.2.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Năm 1979, Gaus đã sử dụng các chủng nấm ưa ẩm vào cac đống ủ (rơm, lá
khô…). Sự có mặt của vi sinh vật phân giải celluloza là một trong yếu tố quan trọng
để rút ngắn thời gian phân hủy các hợp chất hữu cơ.


9


Các chủng vi sinh vật phân giải hợp chất hữu cơ được bổ sung trong quá
trình ủ đóng vai trò vi sinh vật khởi động để sản xuất nhanh phân hữu cơ có từ
nguồn phế thải giàu xenluloza là Aspergillus, Trichoderma, Penicilium. Cũng từ kết
quả thực tiễn nghiên cứu và sản xuất, năm 1982 Gaus và cộng sự đã đề xuất kỹ
thuật bổ sung thêm quặng photphat với liều lượng 5% và vi sinh vật phân giải lân
(Aspegillus, Bacillus….) với mật độ 106 – 108 CFU/gr cùng với vi sinh vật cố định
nitơ tự do Azotobacter nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng của sản phẩm [39].
Năm 1980 các kết quả nghiên cứu của Gaus và cộng sự cho thấy việc bổ
sung thêm các loại vi sinh vật có khả năng phân hủy xenluloza cao cùng các nguyên
tố dinh dưỡng như đạm hữu cơ, lân dạng quặng photphorit và một số điều kiện môi
trường khác đã rút ngắn thời gian ủ phân chuồng từ 4-6 tháng xuống còn 2-4 tuần.
Các chủng vi sinh vật phân giải hợp chất hữu cơ được bổ sung trong quá trình ủ
đóng vai trò vi sinh vật khởi động sản xuất nhanh phân hữu cơ từ nguồn phế thải
xenluloza làAspergillus, Trichoderma và Penicillium [39].
His-jien chen và cộng sự (2011) phân lập từ ba mẫu đất được thu ở một số
địa điểm khác nhau xác định được năm chủng vi khuẩn có khả năng phân giải
xenlulo là Sphingomonas sp., Pseudomonas sp.M1, Achromobacter sp.,
Pseudomonas sp. M2, và Stenotrophomonas sp, các chủng này đều là vi khuẩn
gram dương. Trong đó Pseudomonas. M1 có hoạt lực mạnh nhất. K.M.D.
Gunathilake1 et al., 2011 đã phân lập từ đất, compost và lá rụng được một số chủng
nấm và vi khuẩn có khả năng phân giải xenlulo mạnh như Acremonium, Fusarium,
Aspergillus, Mucor, Trichoderma, Penicillium và Graphium. Các chủng khuẩn
Bacillus, Listeria, Alcaligenes, Neisseria và Streptococcus. Các chủng Streptomyces
sp. có thể phân giải xenlulo, hemicellulo và lignin, những vật liệu tồn tại chủ yếu
trong cây và chúng là một trong những vi sinh vật có khả năng phân giải tốt xenlulo
(Fernadez-Abalos et al., 1992, Wittmann et al., 1994, Schrempf and Walter 1995).
Năm 2007, Hesham khi đi nghiên cứu về khả năng xử lý rơm rạ của 3 chủng
xạ khuẩn thuộc chi: Micromonospora, Streptomyces và Nocardiodes đã kết luận
rằng việc bổ sung xạ khuẩn vào đống ủ đã giúp đẩy nhanh qua trình phân hủy rơm



10

rạ làm giảm thể tích đống ủ; sau 3 tháng ở đống ủ có bổ sung xạ khuẩn thể tích
đống ủ giảm xuống 38,6-64% so với ban đầu, trong khi đó ở đống ủ đối chứng thể
tích đống ủ chỉ giảm 13,6% so với trước khi ủ; việc bổ sung xạ khuẩn vào đống ủ
còn làm tăng các chất hữu cơ (organic matter) lên 34,9% và hàm lượng nitơ lên
0,59mg/g, trong khi ở đống ủ đối chứng không bổ sung xạ khuẩn chất hữu cơ là
20% và hàm lượng nitơ chỉ đạt 0,21mg/g [42].
Lamot, Voets (1978) đã dùng 7 chủng vi sinh vật phân giải celluloza để phân
hủy xenlophan:

Aspergillus.sp, Pennicillium.sp, 2 loài Chaetomium, 1 loài

Sclerotium rolfsii, 2 loài xạ khuẩn Streptomyces. Xenlophan là chất không tan trong
tất cả ccas dung môi hữu cơ, chứa 10% nitroxenluloza và clorua polivinyliden, 90%
xenlophan ( trong đó có 70% là xenluloza ). Tác giả nhận thấy: nếu để từng vi sinh
vật tác dụng thì sự phân giải hầu như không diễn ra, còn khi dùng hỗn hợp các
chủng nói trên thì sự phân giả xenlophan mới diễn ra. Khi dùng 7 chủng, thì sau 100
ngày 85% xenlophan bị phân hủy [50].
Tại New Delhi– Ấn Độ, từ năm 1985-1987, Gaur và Bhardwaj đã phân lập
và tuyển chọn được rất nhiều chủngvi sinh vật có khả năng phân hủy xenlulo và
lignin. Sau đó Gaur đã sử dụng chủng nấm Trichurus spiralis, Trichodema viride,
Paecilomyces fusisporus, Aspergillus sp. để đưa vào các đống ủ ( rơm rạ, lá khô )
kết quả cho thấy hàm lượng C hữu cơ giảm từ 48% xuống còn 25% trong vòng một
tháng dầu tiên của quá trình ủ và chỉ trong vòng 8-10 tuần rơm rạ đã phân hủy hoàn
toàn thành một loại phân hữu cơ chất lượng tốt. Trong phân chứa khoảng 1,7%N, và
tỉ lệ C/N là 12:3 [39].
Ở Trung Quốc có nhiều nghiên cứu về việc phân lập và ứng dụng chúng

trong việc phân giải cellulose. Wen–Jing Lu và cộng sự (2005) đã phân lập được 5
chủng vi khuẩn ưa ẩm phân giải xenluloza cao từ phế thải rau quả và thân lá hoa
thuộc giống Bacillus, Halobacillus, Aeromicrobium, Brevibacterium [63].
Ở Cu Ba theo nghiên cứu Osmanetal (1972, 1974) đã nghiên cứu thành công
trong phạm vi thí nghiệm sử dụng một số loài vi khuẩn có khả năng phân hủy
xenluloza thuộc giống Cellulomonas để chế biến thành chế phẩm có sinh khối giàu
protein và vitamin.


11

Ở Nga đã sử dụng nấm Trichoderma lignorum đã sấy khô đến độ ẩm 13% có
chứa từ 1–50 đơn vị xenlulaza trên 1g để nuôi cấy một loại chế phẩm xenlulaza
“Cellolignorin”. Ngoài các enzym C1, Cx còn có cả hemixenlulaza, pectinaza và
xylanaza để phân hủy xylanaza.
Chế phẩm “Biosin” của Mỹ được sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy bề
mặt Aspergillus oryzae chứa 26 enzym khác nhau trong đó có xenlulaza, amylaza,
proteaza, pectinaza.
2.2.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Theo Phan Bá Ngọc (2007)[5] ứng dụng chế phẩm xử lý tàn dư thực vật trên
đồng ruộng thành phân hữu cơ tại chỗ bón cho cây trồng trên đất phù sa Sông Hồng.
1 tấn rơm ủ cho ra 0,3-0,33 tấn phân hữu cơ , khi bón khoáng kết hợp với 18 tấn
phân hữu cơ tái chế/ha tăng thêm 6,6 tấn/ha so với đối chứng chỉ bón phân khoáng.
Hiệu quả kinh tế khi bón phân hữu cơ tăng thêm 3,12 triệu đồng/ha, khi bón phân
chuồng tăng thêm 0,96 triệu/ha so với đối chứng.
Theo nhóm Nghiên cứu do nhóm các tác giả Nguyễn Thị Thu Nga, Lê Ngọc
Trúc Linh, Đinh Ngọc Trúc, Huỳnh Vân An, Lê Thị Bích(2012)[22] Bộ môn Bảo
Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại Học Cần Thơ
thực hiện nhằm tìm ra những chủng xạ khuẩn triển vọng trong phân hủy cellulose
cũng như phòng trừ sinh học bệnh trên cây trồng.

Phạm Quang Thu, Nguyễn Thị Thuý Nga (2009) [17] đã phân lập được 30
chủng vi sinh vật có khả năng phân giải lân và tuyển chọn được 15 chủng có hiệu
lực phân giải lân rất cao đường kính vòng phân giải lân cao nhất (> 22mm). Trong
đó có 3 chủng P1.1, P1.4, PGLRH3 sinh trưởng tốt nhất trên môi trường nước chiết
khoai tây có bổ sung một số nguyên tố khoáng, có thể ứng dụng 3 chủng này để sản
xuất phân bón vi sinh hỗn hợp.
Phạm Quang Thu, Trần Thanh Trăng (2002) nghiên cứu sản xuất chế phẩm
vi sinh hỗn hợp MF1 dạng viên nén cho cây thông, cây bạch đàn ở vườn ươm và
rừng trồng thành phần vi sinh vật chính có trong chế phẩm MF1 gồm vi sinh vật
phân giải lân, vi khuẩn đối kháng nấm cylindrocladium quinqueseptatum gây bệnh


12

cháy lá bạch đàn và đối kháng nấm cryptosporiopsis eucalypti gây bệnh khô cành
ngọn bạch đàn. với thông có vi khuẩn đối kháng nấm fusarium oxysporium gây
bệnh thối cổ rễ thông. ngoài ra, còn có thành phần bào tử nấm ngoại cộng sinh
pisolithus tinctorius.
Lý Kim Bảng ở Viện Khoa Học Công Nghệ Việt Nam đã nghiên cứu thành
công chế phẩm VIXURA và công nghệ xử lý rơm rạ mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Chế phẩm VIXURA chứa 12-15 chủng vi sinh vật có khả năng sinh các enzyme
khác nhau để phân hủy hữu cơ trong rác thải rơm rạ [1].
Nghiên cứu “Hiệu quả sử dụng chế phẩm Micromix 3 trong xử lý rác thải
bằng phương pháp ủ hiếu khí tại nhà máy chế biến phế thải Việt Trì-Phú Thọ” (Lý
Kim Bảng, 2003) [2].
2.2.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

Hình 2.2. Bản đồ vị trí địa lý huyện Lộc Bình – Lạng Sơn



13

2.2.3.1. Vị trí địa lý
Lộc Bình nằm ở phía Đông Nam của của tỉnh Lạng Sơn, là một huyện miền
núi với diện tích tự nhiên là 99,834 ha, chiếm 12,2% diện tích của tỉnh. Từ thành
phố Lạng Sơn đi về huyện Lộc Bình là 24 km đi theo quốc lộ 4B.
Huyện Lộc Bình gồm 2 thị trấn Lộc Bình và Na Dương, và 27 xã; huyện tiếp
giáp với:
+ Phía Bắc tiếp giáp với huyện Cao Lộc.
+ Phía Nam tiếp giáp với tỉnh Bắc Giang.
+ Phía Đông Nam tiếp giáp với huyện Đình Lập.
+ Phía Đông Bắc tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc
+ Phía Tây tiếp giáp với huyện Chi Lăng.
2.2.3.2. Điều kiện địa hình
Huyện Lộc Bình nằm ở lưu vực sông Kỳ Cùng; độ cao trung bình so với mặt
nước biển là 352m, cao nhất là đỉnh Mẫu Sơn với 1.541m so với mực nước biển.
Địa hình huyện nghiêng từ Đông Bắc xuống Tây Nam và phân thành 3 vùng
tương đối rõ rệt.
Vùng núi cao chạy bao quanh huyện theo hình cánh cung, có độ cao trung
bình từ 700 – 900m, bao gồm các xã Mẫu Sơn, Lợi Bác, Tam Gia, Hữu Lân, Ái
Quốc... phần lớn đất có độ dốc trên 20 độ; trên dạng địa hình này chỉ thích hợp cho
sử dụng vào lâm nghiệp và đồng cỏ chăn thả vì độ dốc cao và đường đi lại khó
khăn; các khu vực thung lũng hẹp có thể sử dụng phát triển cây ăn quả, một số ít
gần nguồn nước tưới thích hợp cho trồng lúa.
Vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 250 – 300m gồm các xã Yên Khoái,
Nhượng Bạn, Vân Mộng, Quan Bản, Tú Mịch, Bằng Khánh, Xuân Lễ, Lục
Thôn…vùng này có dạng địa hình đồi thoải xen bát úp; dạng địa hình này thích hợp
cho mục đích nông lâm kết hợp; sườn đồi thoải độ dốc thấp gần nguồn nước thích
hợp cho phát triển cây ăn quả.
Vùng thung lũng bao gồm các xã chạy dọc theo quốc lộ 4B, một phần chạy

dọc theo sông Kỳ Cùng; đây là vùng địa hình tương đối bằng phẳng được hình


14

thành do bồi đắp của sông Kỳ Cùng và các phụ lưu; trên địa hình này chủ yếu
trồng cây lúa nước và cây hoa màu. Do đó cho đến nay rừng núi của Lộc Bình còn
lưu giữ phần nào tính chất nguyên sinh vốn có thể hiện rõ nét trên nhiều khoảnh
rừng núi cao, nhiều khu rừng còn lưu giữ được những loại gỗ quý sến, táu, lát hoa,
kháo thơm.
Quốc lộ 4B nối từ thành phố Lạng Sơn xuyên suốt qua thị trấn Na Dương, đi
Tiên Yên-Quảng Ninh. Đoạn qua thị trấn Na Dương được quy hoạch tránh tuyến
nhằm giảm thiểu lưu lượng xe cũng như tránh điểm giao cắt đường sắt. Đoạn tránh
tuyến QL 4B rộng 24m (lòng đường 15m, hè 4.5 x 2).
Tuyến đường sắt chuyên dụng từ Lạng Sơn đi Na Dương, về định hướng lâu
dài tỉnh Lạng Sơn đã có dự kiến báo cáo Chính Phủ và bộ giao thông xaay dựng
tuyến đường sắt Lạng Sơn - Na Dương – Đình Lập đi Tiên Yên - Quảng Ninh.
Giao thông nội thị:
+ Hình thái lưới đường của thị trấn có dạng tự do, ở khu vực trung tâm có
dạng ô cờ có trục cắt ngang và dọc.
+ Với hình thái đô thi kéo dài, giao thông đô thi theo chiều dọc giữ vai trò
chủ đạo. QL 4B cũ trước mắt có mặt cắt là 18m (lòng đường 15m, hè 4,5m x 2).
+ Các trục ngang gắn kết với trục dọc tạo thành 1 mạng lưới giao thông hoàn
chỉnh và bền vững, liên kết hệ thống các trung tâm đô thị; các trục ngang có mặt cắt
rộng 15,5m và 13,5m.( lòng đường 5,5m, hè 3m x 2)
2.2.3.3. Điều kiện khí hậu
Lộc Bình về cơ bản là khí hậu của vùng Đông Bắc, nằm trong khu vực nhiệt
đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều chịu ảnh hưởng của chế độ nhiệt đới ẩm gió mùa
nội chí tuyến. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4
hàng năm.

- Nhiệt độ không khí trung bình trong năm: 19oC
- Nhiệt độ không khí ngày cao nhất trong năm: 40oC
- Nhiệt độ không khí ngày thấp nhất trong năm: 8oC
- Độ ẩm không khí trung bình: 82%.


15

- Lượng mưa trung bình trong năm: 1390mm
- Lượng mưa năm cao nhất (tần suất 20%): 1982mm
- Lượng mưa năm thấp nhất: 942mm
-Bức xạ quang hợp chỉ đạt: 62,8kcal/cm2.
-Số giờ nắng trung bình khá dồi dào với 1.682 giờ.
(Lượng mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9, chiếm 78%lượng mưa
cả năm). Độ ẩm: cao nhất trong năm vào các tháng 4, 9,10; thấp nhất vào các tháng:
11,12. Hướng gió chủ đạo: mùa hè là hướng đông nam, mùa đông là hướng đông
bắc. Tốc độ gió trung bình: 3m/s. Các yếu tố khí hậu khác trong năm: sương muối
có từ 2-3 ngày/năm, mưa phùn khoảng 40 ngày/năm, số giờ nắng trung bình: 1620
giờ/năm. Lượng bức xạ: 8,5kcal/cm2/tháng. Nhìn chung, Huyện nằm trong vùng
khí hậu tương đối thuận lợi, đặc biệt là cho sản xuất nông nghiệp với khả năng bố
trí nhiều vụ gieo trồng trong năm.
2.2.3.4. Điều kiện đất đai thổ nhưỡng
a, Về tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 98.642,7ha, trong đó: đất nông nghiệp
là 89.355,05 ha chiếm 90,58%; đất phi nông nghiệp là 7.049,37ha, chiếm 7,15%;
đất chưa sử dụng là 2.238,28ha chiếm 2,27%. Đất đai của huyện gồm các loại sau:
Nhóm đất phù sa, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi, nhóm đất
thung lũng do sản phẩm dốc tụ. Do đặc điểm đất và địa hình có sự phân hóa rõ rệt
đã mang lại ưu thế đa dạng trong khả năng khai thác sử dụng vào phát triển sản xuất
nông, lâm nghiệp, có điều kiện trồng cây lương thực thực phẩm, cây công nghiệp,

cây ăn quả.
b, Về tài nguyên nƣớc
Nguồn nước mặt của huyện được chi phối bởi nguồn nước của sông Kỳ
Cùng và các phụ lưu của sông. Ngoài ra, trong vùng còn có nhiều hồ đập vừa và
nhỏ như: Hồ Tà Keo, Bản Chành, Nà Căng, đập Khuôn Van, Nà Phừa, Kéo Lim,
Tam Quan…. Mật độ sông suối của huyện là 0,88 km/km2 và ở khắp các xã trong


16

huyện đều có các con suối lớn, nhỏ chảy quanh các triền khe, chân đồi ven theo các
làng, bản, chân ruộng. Nhìn chung, hệ thống sông suối, ao hồ của huyện có nguồn
nước khá dồi dào và phân bố tương đối đồng đều đủ để phục vụ sản xuất nông
nghiệp và phục vụ nước sinh hoạt cho nhân dân. Đây cũng là một trong những thế
mạnh của Lộc Bình trong việc tiến tới xác định phát triển kinh tế thuỷ sản phù hợp
trên địa bàn huyện.
2.2.3.5. Điều kiện tài nguyên - khoáng sản
a, Khoáng sản
Trên địa bàn huyện Lộc Bình có nhiều khoáng sản khác nhau, nhưng có 02
loại khoáng sản chính là than và đất sét cao lanh. Mỏ than Na Dương có trữ lượng
than nâu khoảng 100 triệu tấn, trong đó mỏ lộ thiên khoảng 23 triệu tấn. Mỏ than
Na Dương đã và đang khai thác phục vụ chủ yếu cho nhà máy nhiệt điện Na
Dương. Ngoài ra còn có mỏ than bùn Nà Mò, tuy nhiên trữ lượng thấp nên chưa
được khai thác sử dụng. Sét trắng (cao lanh) phân bố ở xã Đông Quan, Tú Đoạn và
thị trấn Na Dương với trữ lượng khoảng 60 triệu tấn. Ngoài ra, trên địa bàn huyện
còn một lượng nhỏ vàng sa khoáng ở Mẫu Sơn, Đông Quan, Xuân Dương, Hữu
Lân. Cát, sỏi xây dựng được khai thác dọc theo sông Kỳ Cùng.
b, Tài nguyên rừng
Hiện nay diện tích đất lâm nghiệp là: 80.244 ha, trong đó diện tích đất có
rừng: 58.584,07 ha (Trong đó, đất rừng sản xuất là 44.295,77 ha chiếm 75,61%; đất

rừng phòng hộ là 14.288,3 ha chiếm 24,39%); diện tích đất chưa có rừng: 21.659,93
ha (trong đó. Đất chưa có rừng sản xuất 17.738,23 ha; Đất chưa có rừng phòng hộ
3.921,7 ha. Độ che phủ rừng hiện nay là 57%. Trên địa bàn huyện Lộc Bình trồng
cây Thông Mã Vĩ là chủ yếu, khoảng 30.000 ha, chiếm 51% tổng diện tích đất có
rừng, tập trung ở các xã. Ngoài ra, có trên 3.000 ha là rừng trồng Keo và Bạch đàn,
còn lại trên 20.000 ha là rừng tự nhiên khoanh nuôi tái sinh chủ yếu là cây Dẻ, Sau
Sau, Kháo Ngứa và các loại cây gỗ tạp khác. Diện tích đất rừng tự nhiên có trữ
lượng gỗ lớn hiện nay tập trung nhiều ở xã Hữu Lân.


×