Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Các tổ chức xã hội nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên từ năm 1986 đến năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.87 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ CHUNG

CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP
Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ CHUNG

CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP
Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2016
Ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã ngành: 8.22.90.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGHIÊM THỊ HẢI YẾN

THÁI NGUYÊN - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu: “Các tổ chức xã hội - nghề
nghiệp ở thành phố Thái Nguyên từ năm 1986 đến năm 2016” dưới sự
hướng dẫn của TS. Nghiêm Thị Hải Yến là kết quả nghiên cứu của cá nhân
tôi, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực chưa được công bố.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Chung

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.
Nghiêm Thị Hải Yến đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Sư
phạm - Đại học Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, ban, ngành đoàn thể thành phố
Thái Nguyên; UBND thành phố Thái Nguyên; Hội Đông y; Hội Chữ thập đỏ;
Hội Khuyến học; Hội Doanh nghiệp; Hội Làm vườn; Hội Sinh vật cảnh; Hội
Văn học nghệ thuật; Hội Luật gia thành phố… đã cung cấp số liệu thực tế
cũng như những thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các đồng nghiệp, bạn bè cùng
toàn thể gia đình, người thân đã động viên tôi trong thời gian nghiên cứu
đề tài.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Chung

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................ii
MỤC LỤC ........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ........................................................ iv
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài. ............................... 4
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................. 4
5. Đóng góp của Luận văn ................................................................................. 5
6. Cấu trúc của Luận văn. .................................................................................. 5
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN VÀ
CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP TRƯỚC NĂM 1986............ 7
1.1. Vài nét về thành phố Thái Nguyên ............................................................. 7
1.2. Kinh tế, xã hội thành phố Thái Nguyên trước năm 1986 ......................... 14
1.2.1. Kinh tế ................................................................................................... 14
1.2.2. Tình hình xã hội ..................................................................................... 18
1.3. Sự ra đời và thực trạng hoạt động của các tổ chức xã hội - nghề
nghiệp ở thành phố Thái Nguyên .................................................................... 20
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 25
Chương 2: HOẠT ĐỘNGCỦA CÁC CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI NGHỀ NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 1986
ĐẾN NĂM 2016 ............................................................................................. 26
2.1. Đường lối đổi mới kinh tế - xã hội của Đảng và kế hoạch hành
động của thành phố Thái Nguyên .................................................................... 26

2.2. Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh tế ........ 36
2.2.1. Hội Doanh nghiệp .................................................................................. 36
iii


2.2.2. Hội Làm vườn ........................................................................................ 41
2.2.3. Hội Sinh vật cảnh .................................................................................. 44
2.3. Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong lĩnh vực lĩnh vực văn hóa giáo dục ............................................................................................................ 46
2.3.1. Hội Văn học - nghệ thuật....................................................................... 46
2.3.2. Hội khuyến học ...................................................................................... 49
2.3.3. Hội Luật gia ........................................................................................... 54
2.4. Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế ............. 57
2.4.1. Hội Đông y ............................................................................................ 57
2.4.2. Hội Chữ thập đỏ..................................................................................... 60
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 65
Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI NGHỀ NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN ................................. 67
3.1. Vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong phát triển kinh
tế - xã hội ở thành phố Thái Nguyên ............................................................... 68
3.1.1. Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên là
cầu nối giữa doanh nghiệp, người lao động, nhà chuyên môn với Nhà
nước trong việc tham gia xây dựng chính sách và pháp luật nhằm phát
triển kinh tế ...................................................................................................... 68
3.1.2. Hoạt động của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trên địa bàn
thành phố Thái Nguyên phù hợp với yêu cầu của thị trường, pháp luật
của nhà nước nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo .................................... 69
3.1.3. Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp bước đầu đã có hoạt động liên
kết, hợp tác giữa các hội viên để quản lý, điều tiết nhằm khắc phục
những bất cập của thị trường, ổn định và nâng cao hiệu quả hoạt động
của các hội viên và cả nền kinh tế ................................................................... 71
3.1.4. Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp có vai trò thúc đẩy hợp tác

quốc tế góp phần phát triển kinh tế đối ngoại ................................................. 72

iv


3.2. Vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong phát triển văn
hóa - giáo dục ở thành phố Thái Nguyên. ....................................................... 73
3.3. Một số hạn chế và giải pháp nhằm phát triển của các tổ chức xã hội
nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên ........................................... 77
3.3.1. Về hạn chế ............................................................................................. 77
3.3.2. Một số giải pháp để tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức xã
hội - nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên .................................. 81
Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 84
KẾT LUẬN..................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 88
PHỤ LỤC

v


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Đọc là

Viết là
BCH

Ban chấp hành

CNH,HĐN


Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

HĐND

Hội đồng Nhân dân

PTCS

Phổ thông cơ sở

PTTH

Phổ thông trung học

TBCN

Tư bản chủ nghĩa

UBHC

Ủy ban Hành chính

UBND

Ủy ban Nhân dân


UVBCH

Ủy viên ban chấp hành

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

iv


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện chủ trương đổi mới hệ
thống chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền, các tổ chức xã hội - nghề
nghiệp ở nước ta đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và quy mô tổ
chức. Đảng và Nhà nước ta khẳng định: Tổ chức xã hội là bộ phận quan trọng
cấu thành hệ thống chính trị Việt Nam hiện đại, các tổ chức xã hội được hình
thành trên nguyên tắc tự nguyện, tự quản của người lao động; Tổ chức và hoạt
động theo điều lệ hoặc theo quy định của nhà nước, nhân danh tổ chức khi
tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng
của các thành viên. Theo nguyên tắc hình thức tổ chức và hoạt động, các tổ
chức xã hội được chia thành các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức tự
quản, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức quần chúng [40;tr.2].
Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp là loại hình tổ chức xã hội được hình
thành theo quy định của nhà nước. Hoạt động của các tổ chức xã hội nghề
nghiệp đặt dưới sự quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy
nhiên, tổ chức xã hội nghề nghiệp cũng là tổ chức hoạt động mang tính chất
tự quản, cơ cấu tổ chức nội bộ của từng tổ chức do tổ chức đó quyết định hoạt
động không mang tính quyền lực nhà nước, đảm bảo nguyên tắc tự nguyện

khi hình thành tổ chức.
Hiện nay, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp xuất hiện nhiều ở các tỉnh
thành trong cả nước và đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh
tế đất nước. Là một vùng đất giàu truyền thống cách mạng, Thái Nguyên đã
có bước phát triển mạnh mẽ, ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội, trở thành
một trong những tỉnh vững mạnh của khu vực trung du miền núi phía Bắc. Để
đạt được những thành tựu đó không thể phủ nhận vai trò của các tổ chức xã
hội nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên.
Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các tổ chức xã hội nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên đã tổ chức và hoạt động ra sao, có vai trò
1


như thế nào? Đó là những vấn đề cần phải được nghiên cứu, đánh giá một cách
khách quan và rút ra những bài học kinh nghiệm để các tổ chức xã hội - nghề
nghiệp thành phố tiếp tục phát triển, đi lên, đóng góp nhiều hơn cho công cuộc
xây dựng đất nước nói chung và thành phố Thái Nguyên nói riêng.
Với những lí do trên, tôi đã mạnh dạn chọn vấn đề “Các tổ chức xã hội
- nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên từ năm 1986 đến năm 2016” làm
đề tài Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ khi thành lập cho đến nay, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành
phố Thái Nguyên có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước và của
tỉnh Thái Nguyên, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh. Trong quá thực hiện luận văn tôi đã tìm hiểu và tiếp cận một
số công trình khoa học liên quan trực tiếp đến hoạt động của tổ chức xã hội
nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên:
Đầu tiên là hai công trình với tiêu đề “Bắc Thái 40 năm đấu tranh và
xây dựng” do Sở văn hóa - thông tin, xuất bản năm 1985; "Kỷ yếu 40 năm
thành phố Thái Nguyên (1962 - 2002)", xuất bản năm 2002. Nội dung của hai
công trình đã đề cập đến điều kiện tự nhiên - xã hội, tiềm năng phát triển của

thành phố Thái Nguyên; Khái quát tình hình kinh tế - xã hội; Khái quát sơ
lược về vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp thành phố Thái Nguyên
trước và trong thời kỳ đổi mới.
Tác giả Đoàn Trọng Truyến với bài viết "Những vấn đề kinh tế của Việt
Nam bước vào kế hoạch 5 năm (1986-1990)" trong cuốn "Những vấn đề kinh tế
cơ bản của thời kỳ quá độ"- Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 1987, đề cập đến những
thành tựu cơ bản mà đất nước đã đạt được trong những năm 1981-1985 và chủ
trương, phương hướng có tính chiến lược trong những năm đầu đổi mới.
Tác giả Nguyễn Đình Thuận trong bài viết “Tìm hiểu quá trình hình
thành, phát triển đường lối đổi mới của Đảng”, Tạp chí Lịch sử Đảng, xuất

2


bản năm 1993, đã đề cập đến bối cảnh đất nước và chủ trương của Đảng về
đổi mới kinh tế, chính trị.
Năm 1987, đồng chí Trường Chinh đã viết và cho xuất bản cuốn sách
với tiêu đề: "Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nước và của thời đại". Nội
dung cuốn sách khẳng định tính đúng đắn và những thành tựu đạt được, chỉ ra
những sai lầm, khuyết điểm của mô hình kinh tế cũ, từ đó thấy rõ cần thiết
phải đổi mới, nhất là đổi mới tư duy kinh tế.
Ấn phẩm: “Vai trò tham gia xây dựng pháp luật của các tổ chức xã hội
nghề nghiệp”, của tác giả Nguyễn Phước Thọ, xuất bản năm 2008 đề cập tới
vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong việc tham gia xây dựng các
văn bản pháp luật cho nhà nước, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn
thiện hệ thống pháp luật.
Cũng trong năm 2008, bài viết “Thực trạng và giải pháp về tổ chức
hoạt động của các hiệp hội ngành hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam”, do
Nguyễn Đình Long - Chủ biên đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển
nông nghiệp nông thôn Việt Nam trong thời kỳ mới.

Năm 2003, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thái Nguyên giới thiệu cuốn sách
“Sáng mãi những tấm lòng nhân đạo”. Cuốn sách phản ánh những việc làm
nhân đạo, từ thiện tiêu biểu ở các địa phương, đơn vị của các cá nhân, tập thể
được dư luận công nhận và hoan nghênh.
Qua quá trình tìm tài liệu nghiên cứu cho đề tài, tôi nhận thấy:
Tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, đã có một số tài liệu đề cập đến các
tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở nước ta. Tuy nhiên, những tài liệu tìm hiểu về
các tổ chức này ở thành phố Thái Nguyên không nhiều. Trong một số bài viết
đăng trên báo địa phương nội dung chỉ mang tính chất cung cấp thông tin,
chưa đi sâu tìm hiểu về các tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
Từ năm 1986 cho đến nay, ở thành phố Thái Nguyên, tôi chưa thấy có
một công trình nghiên cứu nào trình bày một cách hệ thống, toàn diện về các

3


tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Điều này khiến tôi quyết tâm nghiên cứu chủ đề
mà mình đã chọn mặc dù nguồn tài liệu còn hạn chế.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài.
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành
phố Thái Nguyên từ năm 1986 đến 2016.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Giai đoạn 1986 - 2016 (Tuy nhiên, để giải quyết một
trong những nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đặt ra trong chương 1 luận văn,
chúng tôi có khái quát tình hình kinh tế xã hội Thái Nguyên từ năm 1954 đến
năm 1986).
- Về không gian: Địa bàn thành phố Thái Nguyên
- Về loại hình nghiên cứu: Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp (chúng tôi
lựa chọn một số trường hợp tiêu biểu).

3.3. Nhiệm vụ của đề tài
- Đề tài làm rõ sự hình thành và hoạt động của các tổ chức xã hội nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên từ năm 1986 đến năm 2016.
- Nhận xét về những thành tựu; hạn chế và khó khăn trong hoạt động
của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên.
- Đánh giá vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
- Nguồn tại liệu thành văn: Các công trình khoa học như sách, báo, tạp
chí, luận văn, luận án... đã được công bố liên quan đến nội dung nghiên cứu
của luận văn.
- Nguồn tài liệu lưu trữ: Các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
III, IV, V, VI, VII, VIII, IX; các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước

4


về kinh tế - xã hội. Văn kiện, nghị quyết, báo cáo của Đảng bộ tỉnh, Thành
uỷ, Uỷ ban Nhân dân thành phố Thái Nguyên trong thời kỳ 1975-2016, trong
đó chủ yếu là thời kỳ 1986-2016 được lưu trữ tại kho lưu trữ Văn phòng Tỉnh
uỷ; Trung tâm Lưu trữ Uỷ ban Nhân dân tỉnh; Sở Văn hoá -Thông tin; Phòng
Lịch sử - Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; Phòng Thống kê thành phố; Văn phòng
Thành uỷ; Văn phòng Uỷ ban Nhân dân Thành phố.
- Tài liệu điền dã.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lịch sử và phương pháp logic là những
phương pháp chủ đạo được thực hiện xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu
đề tài. Phương pháp tổng hợp được thực hiện trong quá trình thu thập thông
tin. Phương pháp điền dã: quan sát cảnh quan, phỏng vấn nhân chứng... được
sử dụng tại thực địa.

Phương pháp phân tích, so sánh... giúp tác giả hoàn thành mục đích và
nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt của luận văn.
5. Đóng góp của Luận văn
- Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách cụ thể và hệ
thống về các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn là kênh thông tin góp phần đề xuất
những giải pháp nhằm phát huy thế mạnh của các tổ chức xã hội - nghề
nghiệp ở thành phố Thái Nguyên trong giai đoạn tiếp theo.
- Luận văn cung cấp thêm nguồn tài liệu phục vụ việc nghiên cứu lịch
sử Thái Nguyên trong thời kỳ đổi mới, làm tài liệu phục vụ giáo dục truyền
thống và giảng dạy, học tập lịch sử địa phương.
6. Cấu trúc của Luận văn.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn
được cấu trúc thành 3 chương.

5


Chương 1: Khái quát về thành phố Thái Nguyên và các tổ chức xã hội
- nghề nghiệp trước năm 1986.
Chương 2: Hoạt động của các tổ chức xã - hội nghề nghiệp ở thành
phố Thái Nguyên từ năm 1986 đến năm 2016.
Chương 3: Một số nhận xét về các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở
thành phố Thái Nguyên.

6


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN VÀ CÁC TỔ CHỨC

XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP TRƯỚC NĂM 1986
1.1. Vài nét về thành phố Thái Nguyên
Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi thuộc vùng Đông Bắc Bắc Bộ;
phía bắc tiếp giáp tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên
Quang, phía đông giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp
thủ đô Hà Nội. Tỉnh Thái Nguyên nằm trong khoảng 21°33'51'' vĩ Bắc đến
105°52'46'' KĐ; với diện tích tự nhiên là 3.562,82 km2. Với hai thành phố trực
thuộc tỉnh là: thành phố Sông Công và thành phố Thái Nguyên [27;tr.5].
Thành phố Thái Nguyên có diện tích tự nhiên là 223km2. Đây là trung
tâm hành chính, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của tỉnh Thái Nguyên và
của cả vùng Việt Bắc; phía bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương,
phía đông giáp thành phố Sông Công, phía tây giáp huyện Đại Từ, phía Nam
giáp huyện Phú Bình. Thành phố Thái Nguyên là đầu mối giao thông giữa các
tỉnh miền xuôi nhất là thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam
như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc
Giang. Với vị trí địa lý như trên, thành phố Thái Nguyên có nhiều lợi
thế để phát triển kinh tế xã hội không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai, nhất
là trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và trở thành một đô thị trung tâm
của khu vực trung du miền núi phía Bắc [26;tr.10].
Thành phố Thái Nguyên nằm trong tọa độ từ vĩ tuyến 210 đến 22027’ vĩ
độ Bắc và 105025’ đến 106014’ kinh độ Đông. Do vậy, thành phố Thái
Nguyên được coi như miền “đồng bằng” riêng của tỉnh Thái Nguyên. Ruộng
đất được hình thành bởi sự bồi tụ phù sa của hai con sông: sông Cầu và sông
Công nhưng vẫn mang dáng dấp đặc trưng của vùng trung du với kiểu ruộng
bậc thềm phù sa và bậc thang nhân tạo; Ở trung tâm thành phố bằng phẳng
nhưng càng về phía Tây bắc thành phố càng có nhiều đồi núi cao [27;tr.8].

7



Địa hình trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đô thị, công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và đặc biệt là phát triển nông nghiệp; phù hợp
với kinh tế trang trại kết hợp giữa đồi rừng, cây ăn quả và các loại cây công
nghiệp khác như chè, các loại cây lấy gỗ.
Cũng do đặc điểm địa hình nên khí hậu của thành phố có những nét
riêng biệt. Thành phố có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, được chia làm
bốn mùa rõ rệt: Xuân, hạ, thu, đông và nằm trong vùng ấm của tỉnh, có lượng
mưa trung bình khá lớn. Nhiệt độ bình quân năm là 23°c, độ ẩm trung bình
năm là 82%. Như vậy, khí hậu thành phố Thái Nguyên tương đối thuận lợi
cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát
triển ngành nông-lâm nghiệp và là nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành
công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm. Cây chè, đây là cây công nghiệp
quan trọng nhất vì có giá trị kinh tế ổn định, chỉ đứng sau cây lúa. Chè Thái
Nguyên và đặc biệt là chè Tân Cương (vùng phía Tây thành phố) là đặc sản
nổi tiếng từ lâu, đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia như Nhật Bản, Đài
Loan, Ấn Độ...
Các nguồn tài nguyên, thiên nhiên ở thành phố Thái Nguyên vô vùng
phong phú và đa dạng. Đất canh tác trong khu vực Thành phố có hai loại chủ
yếu. Loại Feralft màu vàng, thích hợp với trồng cây chè và các loại cây ăn quả.
Loại đất này phẩn lớn tập trung ở các xã Lương Sơn, Thịnh Đức, Thịnh Đán,
Thành Công (nay thuộc thị xã Sông Công), Tích Lương, Phúc Xuân, Đồng
Quang, Cam Giá, Gia Sàng. Đất phù sa do sự bồi đắp thường xuyên của sông
Công và sông Cầu, phần lớn nằm ở xã Tân Cương và các xã Quang Vinh, Cao
Ngạn, Túc Duyên, Cam Giá. Loại đất này ở độ phì nhiêu tương đối cao so với
các vùng trong tỉnh, rất thuận lợi cho việc trồng lúa, các loại rau, hoa màu.
Thành phố Thái Nguyên có 2 sông lớn chảy qua, đó là sông Cầu và
sông Công giữ vị trí quan trọng cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
Thành phố có 2 công trình thuỷ nông là đập Thác Huống và đập hồ Núi Cốc

8



cung cấp nước tưới cho gần 50 ngàn ha cây trồng (lúa, cây hoa mầu và các
cây công nghiệp khác như chè, lạc...), cùng với hàng trăm công trình trung
tiểu thuỷ lợi phục vụ sản xuất công nghiệp và nước sinh hoạt cho 100 ngàn
dân ở trung tâm thành phố.
Ở Thái Nguyên có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước, than mỡ
trữ lượng trên 15 triệu tấn, than đá trữ lượng khoảng 90 triệu tấn: mỏ than
Khánh Hoà, Quán Triều thuộc xã Phúc Hà có trữ lượng than khá lớn… Tiềm
năng sắt tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố trong việc phát triển các ngành
công nghiệp luyện kim, khai khoáng... để trở thành một trong các trung tâm
luyện kim lớn của cả nước.
Thành phố Thái Nguyên có Quốc lộ số 3 chạy qua, nối Hà Nội với Bắc
Kạn, Cao Bằng; Quốc lộ 1B đi Lạng Sơn; Quốc lộ 13 và 16 đi Phú Thọ, Hà
Giang, Tuyên Quang; Quốc lộ 37 đi Bắc Giang. Nối liền với trung tâm thành
phố là các tuyến đường đi các huyện, thị trong tỉnh. Ngoài ra, Thành phố còn
có tuyến đường sắt Thái Nguyên - Hà Nội; Lưu Xá (Thái Nguyên) - Kép (Bắc
Giang) - Uông Bí (Quảng Ninh), rất thuận tiện cho giao lưu phát triển kinh tế.
Là cầu nối giữa Thủ đô Hà Nội với các tỉnh trong khu Việt Bắc, thành
phố Thái Nguyên có điều kiện hết sức thuận lợi để mở rộng giao lưu kinh tế,
văn hoá với các huyện, thị trong tỉnh; với nhiều tỉnh, thành phố trong khu vực
miền núi phía Bắc; với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng.
Với địa hình, đất đai và tài nguyên, khoáng sản như vậy, thành phố
Thái Nguyên không những có điều kiện thuận lợi để phát triển các loại cây
lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp mà còn có nhiều thuận lợi cho việc
phát triển công nghiệp, tiểu - thủ công nghiệp, giao thông vận tải và thông tin
liên lạc.
Ngoài ra, thành phố Thái Nguyên còn có điều kiện để phát triển du lịch.
Thành phố Thái Nguyên có rất nhiều di tích lịch sử, văn hoá phản ánh khá
đầy đủ quá trình phát triển của thành phố. Đền thờ các danh nhân thời Lý


9


(Đền Xương Rồng), đền thờ Mẫu (Quán Triều), Chùa Phù Liễn, Chùa Đồng
Mỗ...là những kiến trúc cổ độc đáo. Thành Nhà Mạc, Bến Tượng, Tích
Lương... là những di tích thời Nhà Mạc; Tiêu biểu ở thế kỷ XX có 2 quần thể
di tích lịch sử khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917 và khởi nghĩa giành chính
quyền trong cách mạng tháng 8/1945 dưới sự chí huy của đồng chí Võ
Nguyên Giáp.
Thái Nguyên là trung tâm văn hoá - thể thao của vùng Việt Bắc nên từ
khi thành lập, Đảng bộ và UBND thành phố rất quan tâm đến đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng, nhiều công trình văn hoá thể thao có quy mô lớn và hiện đại
như: Bảo tàng Việt Bắc (nay là bảo tàng Văn hoá dân tộc Việt Nam), bảo tàng
Quân khu I, bảo tàng Thái Nguyên, nhà Văn hoá công nhân Gang Thép, nhà
thi đấu thể thao, sân vận động trung tâm, sân vận động khu Nam có sức chứa
hàng vạn chỗ ngồi...
Thái Nguyên có điều kiện thuận lợi phát triển văn hoá, giáo dục. Thành
phố Thái Nguyên là trung tâm đào tạo lớn thứ 3 của cả nước (sau thủ đô Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh). Trên địa bàn Thành phố có 18 trường đại
học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, 11 trường phổ thông
trung học, 60 trường trung học cơ sở và tiểu học, 36 trường mẫu giáo.
Trải qua một thời gian dài, tên gọi và địa giới hành chính của thành phố
Thái Nguyên có nhiều thay đổi. Thời nhà Đường (từ thế kỷ VIII đến thế kỷ
IX), thành phố Thái Nguyên nằm trong đất châu Long và châu Vũ Nga. Thời
nhà Lý, Thái Nguyên thuộc châu Vũ Lặc (thế kỷ XI). Thời Trần, Thái
Nguyên là trấn. Đến năm Gia Long thứ 12 (1813), Thủ phủ trấn Thái Nguyên
được chuyển đến đặt tại làng Đồng Mỗ, huyện Đồng Hỷ (nay thuộc đất
phường Trưng Vương và một phần nhỏ thuộc phường Túc Duyên). Năm
Minh Mạng thứ 12 (1831), trấn Thái Nguyên được đổi là tỉnh Thái Nguyên.

Thời thuộc Pháp, "Quá trình xây dựng các cơ quan cai trị, dịch vụ của thực
dân Pháp và chính quyền tay sai, cùng với sự tăng dân số (viên chức, thợ thủ

10


công, dân buôn bán)....đã dần dần hình thành thị xã Thái Nguyên vào những
năm cuối thế kỷ XIX’’ [ 10;tr.95].
Từ tháng 8 năm 1956, Khu Tự trị Việt Bắc được thành lập (gồm 6 tỉnh:
Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang) Thái
Nguyên trở thành Thủ phủ Khu Tự trị Việt Bắc.
Ngày 19/10/1962, theo Quyết định số 114/CP của Hội đồng Chính phủ,
thị xã Thái Nguyên trở thành thành phố Thái Nguyên trực thuộc tỉnh Thái
Nguyên, có 4 khu phố (Hoàng Văn Thụ, Trưng Vương, Phan Đình Phùng, Quan
Triều); hai thị trấn (Núi Voi và Trại Cau); 6 xã (Đồng Quang, Gia Sàng, Cam
Giá, Quang Vinh, Đồng Bẩm, Túc Duyên); tổng diện tích hơn 100km² [25;tr.l3].
Trải qua nhiều lần điều chỉnh hành chính, ngày nay thành phố Thái
Nguyên có 32 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc (gồm 21 phường: Cam
Giá, Chùa Hang, Đồng Bẩm, Đồng Quang, Gia Sàng, Hoàng Văn Thụ,
Hương Sơn, Phan Đình Phùng, Phú Xá, Quan Triều, Quang Trung, Quang
Vinh, Tân Lập, Tân Long, Tân Thành, Tân Thịnh, Thịnh Đán, Tích Lương,
Trung Thành, Trưng Vương, Túc Duyên và 11 xã: Cao Ngạn, Đồng Liên,
Huống Thượng, Linh Sơn, Phúc Hà, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Quyết Thắng,
Sơn Cẩm, Tân Cương, Thịnh Đức và 11 xã: Cao Ngạn, Đồng Liên, Huống
Thượng, Linh Sơn, Phúc Hà, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Quyết Thắng, Sơn
Cẩm, Tân Cương, Thịnh Đức).
Là một miền đất giàu tài nguyên, lại nằm ở vị trí địa lí đặc biệt thuận
lợi, là vùng đất trung gian giữa khu vực miền núi phía Bắc với đồng bằng Bắc
Bộ nên từ xa xưa, thành phố Thái Nguyên đã thu hút, hội nhập cư dân ở nhiều
vùng đến làm ăn, sinh sống. Theo Niên giám thống kê 2010, dân số (bao gồm

cả thường trú và quy đổi) toàn Thành phố là 330.707 người trong đó, dân
số nội thị là 288.077 người chiếm 77,43% tổng dân số toàn thành phố, dân số
trong độ tuổi lao động luôn chiếm trên 50% dân số, đa số có trình độ phổ
thông trung học, nhiều người tốt nghiệp đại học, trung học chuyên nghiệp và

11


dạy nghề. Thành phố Thái Nguyên có bình quân thu nhập đầu người cao so
với các thành phố khác trong cả nước. GDP bình quân đầu người đạt 30 triệu
đồng. Với đà phát triển đó, trong tương lai, thành phố sẽ có những tiến bộ
vượt bậc về chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội theo hướng ổn định và bền
vững, xứng đáng là trung tâm của vùng Việt Bắc.
Do đặc điểm địa lý, thành phố Thái Nguyên trở thành điểm hội tụ của
các tộc người. Đông nhất là dân tộc Việt, với nhiều bộ phận hợp thành (dân
bản địa và những người dân di cư từ các tỉnh đồng bằng lên kiếm sống...).
Tiếp đến là dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Dao... Các dân tộc đều dễ hoà nhập,
luôn gắn bó, đoàn kết trong chiến đấu bảo vệ quê hương và phát triển kinh kếxã hội.
Do cư dân được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, nên thành phố
Thái Nguyên có nền văn hoá dân tộc mang nhiều mầu sắc phong phú và đa
dạng. Bên cạnh những phong tục, tập quán, những sinh hoạt văn hoá đậm đà
bản sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số Sán Dìu, Tày, Nùng, còn có làn
điệu chèo, những cảnh hát hội của đồng bào Bắc Bộ khá đặc sắc.
Cũng như các huyện, thị khác trong tỉnh, thành phố Thái Nguyên có 2
tôn giáo chính là đạo Phật (Phật giáo) và đạo Công giáo (Thiên Chúa giáo).
Đạo Phật ở thành phố Thái Nguyên có các hội: Hội Thiện duyên, hội
Thiện phúc, tổ chức khá chặt chẽ. Thành phố có nhiều chùa nổi tiếng như:
chùa Phù Liễn, chùa Đồng Mỗ, Chùa Hang được xây dựng từ những thế kỷ
trước; chùa Đán và chùa Làng Cả.
Đạo Công giáo, Thành phố có 2 xứ đạo (Xứ Thành phố và xứ Tân

Cương). Các sinh hoạt tôn giáo của quần chúng tín đồ phát triển mạnh. Bà
con giáo dân là người lao động, có tinh thần yêu nước và cách mạng, đặt niềm
tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ. Những hoạt động của họ có nhiều
đóng góp cho việc phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Tuy nhiên, lợi dụng
lòng tin của giáo dân, kẻ xấu trong chức sắc tôn giáo đã có hành vi xúi giục

12


giáo dân không tôn trọng pháp luật, nên có lúc, có nơi giáo dân có nhiều hành
vi đối lập với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, ảnh hưởng
không nhỏ đến đời sống sản xuất và trật tự xã hội...
Trong những năm gần đây, thành phố Thái Nguyên tập trung các
nguồn lực để hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa,
phát triển mạng lưới đô thị và điểm dân cư tập trung theo hướng hiện đại.
Đặc biệt là các khu đô thị mới 2 bên bờ sông Cầu, sẽ là điểm nhấn để phát
triển thành phố bên bờ sông đang dần trở thành hiện thực. Hiện nay, thành
phố đang có chủ trương xây dựng các khu đô thị mới phường Túc Duyên;
Dự án Kè chống lũ sông Cầu đang tiếp tục triển khai giai đoạn 2 kéo dài từ
Túc Duyên đến đập thác Huống. Tới đây, dự án đường Bắc Sơn, đường
Minh Cầu nối đường Bắc Sơn và Khu dân cư số 1 Hoàng Văn Thụ sau khi
hoàn thành sẽ tạo thêm một con đường nội thị rộng đẹp cùng một khu dân cư
mới, góp phần xóa bỏ tình trạng làng trong phố; Dự án Khu đô thị Xương
Rồng với tổng diện tích trên 45 ha được quy hoạch và xây dựng theo kiến
trúc hiện đại, độc đáo, với 9,5 ha diện tích lòng hồ được thiết kế nằm giữa
khu đô thị vừa có chức năng điều hòa sinh thái, vừa tạo cảnh quan cho khu
đô thị và khu vực phía Bắc thành phố. Bao quanh hồ là khách sạn, nhà hàng,
trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, cây xanh các biệt thự đơn, biệt
thự đôi, khu dân cư, …được bố trí hài hòa cùng với một kết cấu hạ tầng kỹ
thuật đồng bộ sẽ là điểm nhấn quan trọng, làm thay đổi diện mạo thành phố.

Với mục tiêu xây dựng thành phố Thái Nguyên thành trung tâm đào tạo đa
ngành, đa lĩnh vực của quốc gia; trung tâm kinh tế - dịch vụ- du lịch, trung
tâm y tế chăm sóc sức khỏe chất lượng cao gắn với nghiên cứu khoa học của
vùng Trung du miền núi Phía Bắc.
Như vậy, so với các huyện, thị khác trong tỉnh, thành phố Thái Nguyên
có nhiều thuận lợi hơn để cho các tổ chức xã hội - nghề nghiệp hình thành và
phát triển.

13


1.2. Kinh tế, xã hội thành phố Thái Nguyên trước năm 1986
1.2.1. Kinh tế
Sau khi thống nhất đất nước, thành phố Thái Nguyên bước vào một
thời kỳ mới, với hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thái Nguyên cơ bản đã phát triển
thành một thành phố công nghiệp, bao gồm cả công nghiệp nặng, công nghiệp
nhẹ, với các ngành luyện kim, cơ khí chế tạo, khai thác khoáng sản, sản xuất
giấy, bánh kẹo, may mặc, chế biến nông-lâm sản... Cơ cấu kinh tế của thành
phố có nhiều chuyến biến quan trọng.
Sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp
So với một số thành phố khác trong cả nước, thành phố Thái Nguyên
có ưu thế phát triển công nghiệp. Sự ra đời của thành phố gắn liền với sự ra
đời của Khu công nghiệp Gang Thép Thái Nguyên- đứa con đầu lòng của
ngành công nghiệp luyện kim Việt Nam. Những ngành công nghiệp chủ đạo
và được coi là thế mạnh của thành phố gồm có: công nghiệp luyện kim (chủ
yếu ở phía Nam thành phố); công nghiệp khai khoáng (phát triển ở một số
điểm phía Bắc, chủ yếu là khai thác than và các khoáng sản vật liệu xây
dựng); công nghiệp dệt, may, thêu ren, đồ mộc và công nghiệp chế biến lương
thực, thực phẩm, đồ uống.

Năm 1962, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu-thủ công nghiệp của thành
phố đạt 2 triệu đồng, đến năm 1976, giá trị tổng sản lượng tiểu-thủ công
nghiệp thành phố đạt 5,71 triệu đồng.
Tại Đại hội Đảng bộ thành phố Thái Nguyên lần thứ I (22-25/5/1963),
xác định nhiệm vụ của Thành phố: “Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thủ
công nghiệp và nông nghiệp, thì vấn đề sản xuất công nghiệp và thủ công
nghiệp là hàng đầu, trong đó lấy sản xuất hàng tiêu dùng là chủ yếu, chủ yếu
phát triển những cơ sở chế biến thực phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu
hàng ngày của nhân dân thành phố và trong tỉnh; đồng thời phục vụ cho xây
dựng, kiến thiết và bước đầu phục vụ cho xuất khẩu.... ” [29;tr.104].

14


Từ năm 1977, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ và chính quyền
Thành phố, các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu - thủ công nghiệp gặp nhiều
khó khăn như bị nước ngoài cắt viện trợ, rút chuyên gia; Thiếu nguyên vật
liệu sản xuất, thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm để giữ vững và phát triển sản
xuất. Công ty Gang Thép Thái Nguyên đã nghiên cứu và đúc thành công các
loại trục cán thép 530mm, 680mm, 840mm có chất lượng tốt... hoàn thành
toàn diện vượt mức kế hoạch Nhà nước năm 1979 trước 5 ngày, đạt giá trị
tổng sản lượng 101,51% [34;tr.81 -82].
Hợp tác xã mành cọ Thống Nhất sản xuất được 600m2 mành cọ xuất
khẩu; Hợp tác xã cơ khí Bắc Nam sản xuất được 10.000 mũi cày, 10.000 cào
cỏ lúa... phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hợp tác xã Cộng Lực, từ nguồn sắt
thép phế liệu đã sản xuất ra 6.000 cột bê tông xây dựng nhà ở, tiếp tục giữ
vững danh hiệu "Đơn vị tiêu biểu xuất sắc toàn diện của ngành tiểu - thủ công
nghiệp Thành phố năm 1979".
Trong 3 năm (1983-1985), giá trị sản lượng công nghiệp, tiểu - thủ
công nghiệp của Thành phố tăng nhanh. Trong đó, các mặt hàng truyền thống,

như sắt tráng men tăng 157%, các loại mành, thảm tăng 47%, thuỷ tinh tăng
107,3%... Các mặt hàng mới như: khăn mặt, xô màn, vải giả da, đồ nhựa, bìa
các tông cót ép, xích xe đạp đã ra đời. Đáng chú ý là thủ công nghiệp ở
phường, xã được đẩy mạnh, với những ngành nghề thủ công đa dạng. Giá trị
sản lượng công nghiệp, tiểu - thủ công nghiệp năm 1984 đạt 60,7 triệu đồng
[34;tr.115]. Đến năm 1985, Thành phố đã có 10/13 phường có cơ sở sản xuất
quốc doanh và trên 200 tổ hợp lao động, gần 1000 lao động sản xuất tại nhà
giao nộp sản phẩm cho phường [34;tr.117]. Tỷ trọng giá trị hàng thủ công của
Thành phố tăng từ 35% năm 1984, lên 50% năm 1986. Hàng thủ công nghiệp
xuất khẩu được giữ vững và tăng lên 113,5%.
Nông nghiệp
Nông nghiệp được coi là mặt trận được chính quyền thành phố quan
tâm phát triển. Tuy nhiên, những năm qua sản xuất nông nghiệp chưa thoát

15


khỏi tính chất sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên; tình
trạng quảng canh, độc canh còn phổ biến. Trong khi đó, việc đầu tư xây dựng
cơ sở vật chất kỹ thuật thiếu tập trung đồng bộ, công cụ lao động còn thiếu
trong khi khả năng địa phương có thể giải quyết được. Việc thay đổi hình
thức khoán trong nông nghiệp có làm, nhưng không triệt để về định mức và
hạch toán không rõ; "Do sản xuất tập trung quan liêu bao cấp, phân phối theo
kiểu bình quân, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất không tương xứng,
biện pháp quản lý có nhiều tiêu cực, dẫn đến sản xuất trì trệ, suy thoái, người
lao động không có trách nhiệm gắn bó với sản phẩm cuối cùng..." [49;tr.2].
Các hợp tác xã chưa xác định được kế hoạch sản xuất kinh doanh tổng hợp,
cây trồng không đa dạng, chủ yếu vẫn là trồng lúa. Năng suất, sản lượng lúa
mới đạt từ 90% đến 92,5% kế hoạch. Cây mầu và cây rau chưa được chú
trọng, nên diện tích, năng suất và sản lượng giảm. "Các điều kiện, nhất là

thuỷ lợi và phân bón, bảo vệ câv trồng và gia súc chưa đủ đảm bảo cho sản
xuất nông nghiệp phát triển ổn định và vững chắc" [1;tr. 141].
Đến năm 1985, diện tích đất nông nghiệp của thành phố giảm xuống
6.809 ha (so với năm 1983 là 8.488 ha) nhưng sản lượng lương thực lại tăng
từ 10.0630 tấn (năm 1983), lên 13.834 tấn (năm 1985), riêng thóc vượt 150
tấn so với chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ IX đề ra [34;tr.120].
Do có sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật nên đã tạo ra nhiều giống lúa
mới có năng suất cao được đưa vào gieo trồng như hợp tác xã Đại Đồng, Tân
Long, Quan Triều, Quang Vinh...đã đạt năng suất bình quân từ 60 đến 70 tạ/
ha/vụ. Ngoài lúa, việc thâm canh các cây lương thực như: ngô, khoai, sắn
bước đầu được chú ý và cho năng suất ngày càng cao.
Cùng với việc đẩy mạnh phát triển các loại cây lương thực, thành phố
cũng chú trọng mở rộng diện tích cây công nghiệp để phục vụ cho nhu cầu
tiêu dùng của nhân dân như cây chè, cây đỗ, cây thuốc lá. Năm 1985, diện
tích cây công nghiệp là 4.975 ha. Nhưng cây công nghiệp chưa phát triển
tương xứng với tiềm năng hiện có. Ví dụ như cây chè là một trong những mặt

16


hàng nổi tiếng và có thế mạnh của thành phố, nhưng do khó khăn trong khâu
tiêu thụ sản phẩm và công tác quản lý của Nhà nước; việc đầu tư và chăm sóc
của người dân còn hạn chế nên năng suất chất lượng thấp. Năm 1985, năng
suất chè của Thành phố mới chỉ chỉ đạt 4,14 tạ/ha.
Thực hiện Chỉ thị 100 của Ban bí thư về khoán sản phẩm trong nông
nghiệp, người nông dân được tự chủ trên đồng ruộng nên nhu cầu về sức kéo
phục vụ sản xuất ngày càng tăng. Do đó, đàn trâu, bò được quan tâm chăm
sóc nhiều hơn. Năm 1983, số lượng đàn trâu, bò là 28576 con đến năm 1985
tăng lên 34231 con. Nhằm giải quyết nhu cầu thực phẩm cho thành phố, việc
mở rộng đàn gia cầm được đẩy mạnh nhưng chủ yếu là chăn nuôi gà, vịt, mỗi

năm cung cấp cho thị trường từ 130.000 đến 150.000 con.
Thương mại, dịch vụ
Do quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, tiểu - thủ công nghiệp chậm
được củng cố và hoàn thiện, trình độ quản lý kinh tế còn nhiều hạn chế, lỏng
lẻo nên nhiều hợp tác xã làm ăn thua lỗ. Các mặt hàng nông, lâm sản làm
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như chè búp tươi, mía, thuốc lá, đỗ
tương… chưa bảo đảm ổn định. Thậm chí, nhiều cơ quan cùng tham gia kinh
doanh một mặt hàng, một loại sản phẩm, dẫn đến tình trạng tranh mua, tranh
bán, gây rối loạn cho quản lý thị trường và giá cả làm ảnh hưởng không nhỏ
đến hoạt động thương mại và dịch vụ của thành phố.
Thị trường không ổn định, nhất là sau khi điều chỉnh về giá cả, tiền
lương, thành phố Thái Nguyên nói riêng và cả nước nói chung xảy ra tình
trạng lạm phát, giá cả không những thiếu ổn định, mà còn biến động ngày
càng mạnh, nên không khuyến khích được sản xuất phát triển. Nguồn hàng
trao đổi với các tỉnh lân cận năm cao nhất (1985) cũng chỉ đạt 31% trong tổng
quỹ hàng hoá nội thương của Thành phố [l0;tr.16]. Mặt hàng xuất khẩu nghèo
nàn, giá trị thấp. Hàng hoá nhập vào cũng rất hạn chế. "Những hiện tượng cửa
quyền, gây phiền hà, tự do tuỳ tiện nâng giá, tiêu cực ở một bộ phận cán bộ

17


×