Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích khát vọng sống trong mị trong đêm tình mùa xuân ở hồng ngài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.14 KB, 3 trang )

Phân tích khát vọng sống trong Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài (Vợ
chồng A Phủ – Tô Hoài)
Mở bài:
Đọc xong Vợ chồng A Phủ, có thể thấy, tình yêu cuộc sống, khát vọng sống âm
thầm trỗi dậy mãnh liệt trong tâm hồn nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân ở
Hồng Ngài là điểm nhấn ấn tượng nhất của tác phẩm này. Nhà văn Tô hoài đã đặc
biệt dành cho sự kiện ấy sự miêu tả khá chi tiết và đầy đủ, chạm sâu vào cuộc vận
động nội tâm dữ dội từ cái chết đến sự sống và cuộc sống đích thực của người đàn
bà tưởng chừng như đã chết trong tâm hồn bởi những đọa đày khủng khiếp của nhà
thống lí trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài

Thân bài:
Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say,
Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang
sống về ngày trước. Đó là lần đầu tiên Mị uống rượu sau bao tháng ngày câm lặng
và hờ hững, buông xuôi cuộc đời ở nhà thống lí. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi
bạn đầu làng. Tiếng sáo dẫn tâm hồn Mị trở về với tháng ngày thanh xuân, tươi trẻ
thuở trước.

Bữa rượu tan, mọi người lũ lượt ra về. Hình ảnh ấy khiến Mị cũng đứng dậy bước
vào buồng như một thói quen. Ngồi trong buồng, trông ra cái ô cửa, hơi rượu nồng
nà khiến Mị chợt thấy Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Từ ý nghĩ đó
đưa Mị đến một sự biện minh: “bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết”.
Tiếng sáo ngoài núi tiếp tục cuốn hút Mị. Như một lẽ tự nhiên, trong vô thức, Mị
quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách, chuẩn bị đi chơi như
thuở còn con gái.

khi niềm khao khát sống mới vừa cựa mình thì sự thật phủ phàng đổ ập xuống. A
Sử xuất hiện như một con ác thú. Nhìn thấy Mị, nó nhận ra Mị muons đi chơi.



Không để cho điều đó xảy ra, nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột
nhà.

Đêm ấy, A Sử nhẫn tâm trói đứng Mị,trói chặt khát vọng sống vừa mới manh nha
trong đầu óc Mị, rộn ràng náo nức trong trái tim đầy ắp nhựa sống của cô. Hãy
xem cách thức trói người của A Sử để thấy được sự tàn ác mà hắn đã từng học hỏi
ở lớp người trước và được “nâng cấp” thêm nơi con người có “mặt sắt”, trái tim
lạnh lùng và dòng máu đen len lỏi trong mọi “góc tối” của con người y. A Sử lấy
cái thắt lưng trói hai tay Mị. Trói thân Mị bằng cả thúng sợi đay. Tóc Mị xõa
xuống, y quấn luôn tóc lên cột làm cho Mị “không cúi, không nghiêng được nữa”.

Thiết tưởng, đối với một người phụ nữ vóc liễu mềm yếu như Mị, không quyền
lực, không khả năng tự vệ thì A Sử cần gì phải thận trọng, cặn kẽ, kĩ càng đến thế?
Hình như, hắn mơ hồ cảm thấy rằng, trong hàng loạt động thái để được đi chơi kia,
có cái gì thật mạnh mẽ, thật ghê gớm đang bùng lên, muốn nổi loạn chống lại cái
luật lệ “bất thành văn” có tính bền vững từ xưa đến nay của gia đình hắn.

Kiểu trói người lạnh lùng ấy là biểu hiện hung tợn của một kiểu hành xử đầy tính
dã man thời trung cổ, đi ngược lại quyền sống, chống lại tự do, hạnh phúc của con
người. Hậu quả của nó thật ghê rợn và thảm hại: “đời trước, ở nhà thống lí Pá Tra
có một người vợ trong nhà ba ngày rồi đi chơi, khi về nhìn đến thì vợ chết rồi”.
Nhớ lại câu chuyện hãi hùng ấy, Mị hốt hoảng, xem lại mình còn sống hay đã chết.

Là nô lệ, tôi đòi cho gia đình thống lí Pá Tra, Mị giống bao người phụ nữ đáng
thương khác: bị bắt làm vợ một cách nhẫn tâm, chấp nhận phận làm dâu khi nhà
thống lí làm thủ tục, lễ nghi trình ma; phải cam phận làm vợ người, tận tụy phục
dịch gia đình và lao động cất lực trên nương rẫy. Và rồi, cũng bị người ta trói đứng
đến tàn nhẫn. “Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết
lau đi được”.



Nhưng Mị khác với bao nhiêu người vợ khác sống trong vòng cương tỏa của gia
đình ấy: bị cúng trình ma nhưng rồi không cam phận, lao động khổ sai nhưng chưa
tiều tụy đến nỗi “còng rạp” người xuống. Bị trói đứng tàn nhẫn nhưng không đến
nỗi phải chấp nhận cái chết một cách oan uổng. Đâu là sức đề kháng mãnh liệt của
Mị trước thế lực cường quyền độc ác của thực tại? Đâu là năng lượng tiềm tàng
trong nội tâm để Mị làm nên khát vọng sống, sức bật mãnh liệt, khi gặp thời cơ
thuận lợi là có thể thay đổi số phận, hoán đổi cuộc đời.

Như vậy, ở Mị, với lòng yêu đời, khát khao tự do, mến yêu cuộc sống, đam mê
giao cảm với đời vẫn luôn hiện diện từ đáy sâu tâm hồn. Để giờ đây, nó được đánh
thức từ vẻ đẹp nhiệm màu của mùa xuân, chất tình tứ đắm say của tiếng sáo và
men say rượu nồng ngày tết lan tỏa. Chính bản lĩnh sống với đời, với người, với
thiên nhiên tạo vật đã làm nên sự tái sinh nhiệm màu nơi Mị trong đêm tình mùa
xuân thơ mộng và quyến rũ này.

Sự phục sinh của Mị trong đêm tình mùa xuân trở thành bệ phóng, để làm nên sức
bật mạnh mẽ thay đổi cuộc đời, hoán đổi số phận trong một đêm đông buốt lạnh
trên núi cao.

Kết bài:
Qua sức sống trỗi dậy ở nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài, Tô
Hoài đã khẳng định một điều rằng được sống với chính bản thân mình là khát vọng
chân chính. Dù hiện thực khắc nghiệt có chà đạp, bóp nghẹt cùng cực như thế nào,
con người vẫn tìm cách vươn lên tìm kiếm nguồn sống đích thực. Đó cũng là niềm
cảm thông sâu sắc, một cái nhìn đầy tính nhân văn của nhà văn dành cho những
kiếp người đau khổ trong xã hội phong kiến thực dân.




×