Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Thân phận đáng thương của người phụ nữ qua cuộc đời và số phận của vũ nương thúy kiều và kiều nguyệt nga

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.53 KB, 5 trang )

Thân phận đáng thương của người phụ nữ qua cuộc đời và số phận của Vũ
Nương Thúy Kiều và Kiều Nguyệt Nga
Mở bài:
Trong tư tưởng Nho giáo có quy định, phụ nữ không có bất kì một quyền lợi hoặc
quyền lực nào trong đời sống gia đình và xã hội. Khẳng định quan điểm giáo dục
của mình, Khổng Tử từng cho rằng trong xã hội có hai loại người không thể giáo
hóa được đó là hạng tiểu nhân và hạng đàn bà.

Xuất phát từ tư tưởng đó, có biết bao nhiêu quy định khắc khe ràng buộc và siết
chặt cuộc đời người phụ nữ, khiến cho đời sống của họ hết sức khổ cực, số phận
của họ vô cùng bi đát. Những tiếng khóc than thê thiết còn in đậm mãi mãi trong
các tác phẩm văn học vẫn còn lưu truyền đến nay trong Chuyện người con gái
Nam Xương (Nguyễn Dữ), Truyện Kiều (Nguyễn Du) và Lục Vân Tiên (Nguyễn
Đình Chiểu).

Thân bài:
Trước hết, họ bị tước đoạt mọi quyền lợi. Họ không được xã hội thừa nhận và hoàn
toàn bị phụ thuộc vào đàn ông. Thân phận người phụ nữ như chiếc lá khô trên
cành, như hoa trôi trên nước, như ngọn gió vô danh thầm lặng thổi qua cuộc đời
không ai hay biết.

Có thể thấy trong xã hội phong kiến nước ta, rất nhiều người phụ nữ không được
gọi tên chính thức, cái khẳng định sự tồn tại của họ trên thế giới này. Lúc nhỏ, họ
được gọi là cái tên tục. Lớn lên lấy chồng họ thường được gọi theo tên của chồng.
Khi con đã lớn, họ thường được gọi theo tên của con trưởng. Bởi tư tưởng trọng
nam khinh nữ khắt khe “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (một nam là có, mười
nữ xem như không có).


Xã hội phong kiến lại đặt ra cho họ những điều luật khắt khe cần phải tuân thủ.
Trong đó Tam tòng tứ đức là điều luật khắt khe nhất. Tam Tòng (ba điều phải làm


theo) được quy định khá rõ ràng: “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng
tử”. Có nghĩa là khi còn ở nhà bố mẹ, phải nghe lời cha. Khi đi lấy chồng phải
nghe lời chồng. Nếu chồng mất sớm phải ở vậy nuôi con suốt đời. Còn tứ đức (bốn
đức tính cần phải có) cũng hết sức chặt chẽ.

Người phụ nữ chuẩn mực rong xã hội phải hội tụ hoặc rèn luyện được đủ bốn đức
tính căn bản: công (đảm đang việc nhà), dung (tư dung tốt đẹp), ngôn (ăn nói
chuẩn mực), hạnh (giữ gìn tiết hạnh khả phong). Bốn đức tính ấy tuy đúng đắn
nhưng trong hoàn cảnh nào đó lại trở thàn điều ràng buộc,gây biết bao phiền phức
đối với người phụ nữ.

Thực hiện tam tòng tứ đức, các nhân vật nữ đều biết giữ trọn đạo nghĩa, thực hiện
chu toàn bổn phận của mình.

Vũ Nương khi về làm vợ Trương Sinh đã biết giữ gìn gia phong hết sức chuẩn
mực. Dù Trương Sinh là người có tính hay ghen, lại là người đa nghi, tính tình thô
lỗ, nàng cũng chưa từng vì lòng hẹp hòi mà dẫn đến gia đình bất hòa hay để sảy ra
điều tiếng. Đó là người phụ nữ đảm đang và đức hạnh, biết giữ lễ nghi và thực hiện
bổn phận của mình một cách đúng đắn. Nàng chịu nhận thiệt thòi về mình để giữ
gìn hạnh phúc gia đình. Tấm lòng nhẫn nhịn, chịu thương chịu khó của Vũ Nương
cũng là tấm lòng của biết bao người phụ nữ Việt Nam xưa nay.

Thúy Kiều, một người con gái sinh ra trong gia đình gia giáo cũng đã tuân thủ
nguyên tắc ấy hết sức nghiêm ngặt. Dù đang ở tuổi yêu đương nhưng nàng rất biết
giữ gìn khuôn phép, ít đi ra ngoài, sợ điều tai tiếng làm ảnh hưởng đến gia phong.


Ở nhân vật Kiều Nguyệt Nga, khi được Lục Vân Tiên cứu thoát khỏi tay bọn cướp,
Kiều Nguyệt Nga đã giải bày về gia cảnh và bổn phận làm con:


“Làm con đâu dám cãi cha
Ví dàu nghìn dặm, đường xa cũng đành”

Có thể thấy, xã hội phong kiến đã đặt ra cho người phụ nữ những trách nhiệm vô
cùng nặng nề, ràng buộc họ trong bổn phận nữ nhi thường tình. Những điều luật ấy
vừa giúp họ có định hướng để sống và hành động đúng đắn nhưng cũng trở thành
mối ràng buộc chôn chân họ trong thân phận nhỏ bé, không thể sống đúng với
chính mình như cuộc sống vốn có.

Người phụ nữ là lớp người phải chịu những bất công ngang trái, bị sỉ nhục vùi dập
và chà đạp một cách tàn bạo của xã hội phong kiến bất nhân. Cuộc đời và số phận
của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ở bất kì thời đại nào cũng được con
người quan tâm. Đặc biệt nền văn học TK XVIII, hàng loạt các tác phẩm có giá trị
lên tiếng bênh vực ca ngợi người phụ nữ. Ở họ có đầy đủ các phẩm chất tốt đẹp,
xứng đáng có được cuộc sống gia đình hạnh phúc. Thế nhưng hoàn cảnh trái ngang
đã khiến cho cuộc đời họ đầy đau thương, đẩy họ vào bước đường cùng không lối
thoát.

Bình luận và dẫn chứng:

Chỉ với thói hay ghen và hành động thiếu suy nghĩ mà Trương Sinh đã khiến cho
Vũ Nương phải lấy cái chết để chứng minh mình trong sạch. Cái chết của Vũ
Nương có sức mạnh cảnh tỉnh những người chồng ngu muội, vô tình, vô nghĩa như
Trương Sinh.


Cái chết của Vũ Nương cũng là tiếng nói phê phán nghiêm khắc xã hội phong kiến
bất công tàn bạo, bức ép, đẩy con người vào bước đường cùng không lói thoát. Chi
tiết hồn Vũ Nương trở về trên bến sông, nói lời từ biệt rồi từ từ biến mất có ý nghĩa
là xã hội phong kiến đã không còn chỗ cho những người phụ nữ tốt đẹp như nàng


Cuộc đời và số phận của nhân vật Thúy Kiều lại là môt tấm bi kịch khác, khổ đau
và tủi nhục gấp nhiều lần hơn thế. Nàng có tài năng và sắc đẹp ấy là một núm hàng
quý giá, đã ra sức chiếm hữu và khai thác nó một cách tàn bạo, khác cho cuộc đời
Thúy Kiều hết lần này đến lần khác bị đẩy vào bi kịch hết sức khốc liệt. Kết thúc
câu chuyện, Thúy Kiều được đoàn viên với gia đình. Thế nhưng, cuộc đời này từ
đó cũng không còn ý nghĩa gì nữa.

Tất cả danh dự nhân cách nhân phẩm của nàng đã bị xã hội ấy hủy hoại. Sự sống
của nàng chẳng qua là làm theo ước muốn của người thân mà thôi.

Ở nhân vật Kiều Nguyệt Nga, tuy không đi vào bước đường cùng như Vũ Nương
và Thúy Kiều nhưng bóng dân của xã hội phong kiến bao trùm lên cuộc đời nàng
hết sức rõ nét. Sức mạnh bao trùm của nó quyết định hành động và tư tưởng của
nàng và gần như mọi hành động của nàng đều hướng đến thực hiện bổn phận của
mình.

Tuy bị vùi dập, chà đạp, bức hại nhưng ở người phụ nữ vẫn luôn tỏa sáng nhưng vẻ
đẹp tuyệt vời, vốn có của họ. Có lẽ, các tác giả đã dành những trang văn, trang thơ
hay nhất để ca ngợi vẻ đẹp hình thức và phẩm chất tâm hồn.

Vũ Nương được giới thiệu là một người phụ nữ thùy mị nết na, lại thêm tư suy tốt
đẹp. Không những thế nàng là một người vợ thủy chung, sâu sắc, một người mẹ
đảm đang tận tụy, một người con dâu hiếu thảo nghĩa tình. Nàng tự giác thực hiện
các bổn phận của mình và xem đó là nguồn sống, nguồn hạnh phúc.


Ở nhân vật Thúy Kiều tài sắc vẹn toàn, kết hợp với tâm hồn thanh cao, tấm lòng
hiếu nghĩa vô bờ bến sẵn sàng hi sinh và người thân yêu đã khiến nàng trở thành
biểu tượng của các lần vẻ thực và tâm hồn của con người. Nguyễn Du đã hết sức

chú trọng và trân trọng khi xây dựng nhân vật Thúy Kiều. Ông đã tôn vinh tài sắc
của nàng đến mức độ chưa từng có ở trên đời. Tình yêu của nàng đối với Kim
Trọng và tấm lòng hiếu nghĩa của nàng đối với cha mẹ có thể lây động đến trời
xanh. Có thể nói Thúy Kiều là nhân vật đẹp nhất trong văn học từ xưa đến nay.

Nhân vật Kiều Nguyệt Nga cũng được miêu tả là người có sắc đẹp hiếm có và tấm
lòng hiếu nghĩa có ai sánh bằng. Tình cảm của nàng đối với Lục Vân Tiên lại hết
sức cao thượng và trong sáng, là sự kết hợp giữa tình yêu, tấm lòng tri ân và cả tinh
thần thần tượng người anh hùng. Tác giả cũng đã giành cho Kiều Nguyệt Nga
những câu thơ hay nhất, say đắm nhất được ca ngợi và tôn vinh người phụ nữ trong
xã hội.

Có thể nội trong dòng văn học đương đại, hình ảnh người phụ nữ là hình ảnh trung
tâm tập trung sự phản ánh. Dù bị chèn ép, bị khinh miệt nhưng họ vẫn tỏa sáng
bằng cái đẹp vốn ở họ. Viết về thân phận người phụ nữ, các tác giả đã thể hiện sự
cảm thông và trân trọng sâu sắc đối với lớp người nhỏ bé, khổ đau trong xã hội, lên
tiếng phê phán tố cáo và đã kích xã hội phong kiến bất nhân tàn bạo đã chà đạp lên
nhân cách, nhân phẩm của con người, đồng thời ca ngợi phơi bày nhưng vẻ đẹp
vốn có và sức sống mãnh liệt của người phụ nữ trước khó khăn thách thức khắc
nghiệt của cuộc đời.

Kết bài:
Mỗi tác phẩm là một bài ca đầy vang vọng khẳng định giá trị của người phụ nữ, thể
hiện khát vọng sống, đòi quyền sống và quyền làm người của họ. Mỗi tác phẩm là
một nhà nhân đạo có trái tim bao dung và cái nhìn sáng suốt thấu rõ vào từng số
phận con người.




×