Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

(Khóa luận tốt nghiệp) Tìm hiểu hoạt động của ban quản lý chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn II 2016 – 2020 tại xã Đồng Thịnh huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN ANH TUẤN
Tên đề tài:
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ CHƢƠNG TRÌNH
MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN II
2016 – 2020 TẠI XÃ ĐỒNG THỊNH, HUYỆN ĐỊNH HÓA,
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Khoa

: Kinh tế và PTNT

Khóa học

: 2014 - 2018

Thái Nguyên - 2018



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN ANH TUẤN
Tên đề tài:
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ CHƢƠNG TRÌNH MỤC TIÊU
QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN II 2016 – 2020
TẠI XÃ ĐỒNG THỊNH, HUYỆN ĐỊNH HÓA,
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Khoa

: Kinh tế và PTNT

Lớp

: K46 - PTNT – N02

Khóa học


: 2014 - 2018

Giảng viên hƣớng dẫn

: Th.S Chu Thị Hà

Thái Nguyên - 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Trong 4 năm học, 4 tháng thực tập tốt nghiệp và làm khóa luận tốt
nghiệp với đề tài: “Tìm hiểu hoạt động của ban quản lý chương trình mục tiêu
quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn II 2016 – 2020 tại xã Đồng
Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”đã giúp em có sự hiểu biết sâu sắc
về ngành nghề mà mình đã học. Đạt được những thành quả như vậy không
thể không kể đến công lao dạy dỗ của các thầy cô giáo trong nhà trường,
khoa, bộ môn. Các thầy cô đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức về
chuyên môn và những kiến thức thực tế trong cuộc sống. Cho em được gửi tới
các thầy, các cô lời biết ơn sâu sắc nhất.
Đặc biệt, cho em gửi lời cảm ơn tới cô giáo Th.S Chu Thị Hà, cô đã trực
tiếp quan tâm tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm đề tài. Em xin
gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, các
thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn và Uỷ ban nhân dân xã
đồng thịnh, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên đã giúp đỡ em trong suốt thời gian qua.
Vì trình độ của bản thân còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực tế, nên
trong quá trình làm đề tài không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được
sự góp ý của các thầy các cô để em rút ra được kinh nghiệm phục vụ cho công
việc sau này.

Cuối cùng cho em gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình,
bạn bè đã động viên và giúp đỡ em trong quá trình làm đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 8 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Anh Tuấn


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
Phần 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập .............................................................................. 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 3
1.5. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 4
1.5.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 4
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 4

Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 6
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 6
2.1.1. Một số khái niệm liên quan ..................................................................... 6
2.1.2. Một số văn bản chính sách của Nhà nước và địa phương có liên quan ...... 12
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 13
2.2.1. Tình hình xây dựng nông thôn mới trên thế giới .................................. 13
2.2.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam................................... 16


iii

Phần 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 22
3.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ............................................................ 22
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 22
3.1.2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên ......................................................... 23
3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 27
3.2. Thực trạng triển khai nông thôn mới giai đoạn II tại xã .......................... 37
3.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý chương trình nông thôn mới giai doạn II tại xã ..... 37
3.2.2.Nhiệm vụ và chức năng của ban quản lý chương trình xây dựng nông
thôn mới giai đoạn II ....................................................................................... 40
3.3. Nội dung những công việc cụ thể tại ban quản lý chương trình xây dựng
nông thôn mới giai doạn II trong thời gian thực tập. ...................................... 41
3.4. Đánh giá thực trạng nông thôn theo bộ tiêu chí quốc gia về
nông thôn mới ................................................................................................. 46
3.4.1. Về quy hoạch......................................................................................... 47
3.4.2. Hạ tầng kinh tế - xã hội ......................................................................... 48
3.4.3. Kinh tế và tổ chức sản xuất ................................................................... 55
3.4.4. Văn hóa – xã hội – môi trường ............................................................. 57
3.4.5. Hệ thống chính trị.................................................................................. 65
3.5. Thuận lợi, khó khăn của xã khi xây dựng nông thôn mới. ...................... 66

3.5.1. Thuận lợi : ............................................................................................. 66
3.5.2. Khó khăn : ............................................................................................. 67
Phần 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 68
4.1. Kết luận .................................................................................................... 68
4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 74


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Các tiêu chí xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã .................... 10
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Đồng Thịnh giai đoạn 2014-2016 ........ 26
Bảng 3.2: Diễn biến dân số và lao động giai đoạn 2014-2016 ....................... 27
Bảng 3.3: Phân bố dân số trên địa bàn xã Đồng Thịnh................................... 29
Bảng 3.4: Các chỉ tiêu sản xuất một số cây hàng năm chính .......................... 31
Bảng 3.5: Thực trạng phát triển đàn gia súc và gia cầm ................................. 33
giai đoạn 2014 – 2016 .................................................................................... 33
Bảng 3.6: Một số chỉ tiêu nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2014 - 2016............ 34
Bảng 3.7: Hiện trạng tiêu chí quy hoạch và thực hiện quy hoạch .................. 47
Bảng 3.8: Hiện trạng hạ tầng kinh tế - xã hội xã Đồng Thịnh ........................ 48
Bảng 3.9: Hiện trạng nhà ở của một số hộ dân trong xã ................................. 54
Bảng 3.10: Hiện trạng kinh tế và tổ chức sản xuất xã Đồng Thịnh ................ 55
Bảng 3.11: Cơ cấu lao động của xã Đồng Thịnh năm 2014-2016 .................. 56
Bảng 3.12: Hiện trạng văn hóa - xã hội - môi trường xã Đồng Thịnh............ 58
Bảng 3.13: Trình độ chuyên môn của một số lao động trên địa bàn xã năm
2014-2016........................................................................................................ 59
Bảng 3.14: Kết quả thực hiện công tác khám, chữa bệnh............................... 60
Bảng 3.15: Tình trạng vệ sinh của một số hộ gia đình trong xã ..................... 63

Bảng 3.16: Hiện trạng hệ thống chính trị xã Đồng Thịnh .............................. 65


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải

NQ, TW

Nghị quyết, Trung ương

MHNTM

Mô hình nông thôn mới

MTQG

Mục tiêu quốc gia

NTM

Nông thôn mới

KH, TB

Kế hoạch, Thông báo


UBND

Ủy ban nhân dân

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

GTVT

Giao thông vận tải

GTTL

Giao thông thủy lợi

KTNS

Kế toán ngân sách

THCS

Trung học cơ sở

VH-TT-DL

Văn hóa - Thể thao - Du lịch

TT


Thông tư

BNNPTNT

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

GDP, USD

Tổng thu nhập quốc dân, Đô la Mỹ

HTX

Hợp tác xã

PRA

Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân

ĐVT

Đơn vị tính

XC

Xuất chuồng

NTTS

Nuôi trồng thủy sản


TDTT

Thể dục thể thao

GDĐT

Giáo dục đào tạo

VTM

Vi ta min


vi

BHYT

Bảo hiểm y tế

HĐND

Hội đồng nhân dân

MTTQ

Mặt trận tổ quốc



Tốc độ


TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

GTSX

Giá trị sản xuất

CN NN

Công nghiệp nông nghiệp

SXKD

Sản xuất kinh doanh

AN, TTXH

An ninh, trật tự xã hội

GV

Giáo viên

BCH

Ban chấp hành

TC


Tiêu chí


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay phát triển nông thôn không còn là việc riêng của các nước
đang phát triển mà là sự quan tâm của cả cộng đồng thế giới. Việt Nam là
nước đông dân, với 70% lao động nông nghiệp đang sinh sống ở vùng nông
thôn. Nông thôn chiếm vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước.
Thực trạng nông thôn Việt Nam hiện nay còn nhiều vấn đề bất cập, so sánh
với thành thị, trình độ văn hóa, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần và khả
năng tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật của người dân nông thôn thấp
hơn, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, kém hơn cả về số lượng và chất lượng… Tuy
nhiên, nông thôn có tiềm năng đất đai, tài nguyên khoáng sản phong phú,
nguồn nhân lực dồi dào… Là điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển. Xây
dựng, quy hoạch phát triển nông thôn mới nhằm sử dụng hợp lý và hiệu quả
nguồn tài nguyên, nhanh chóng thay đổi bộ mặt nông thôn, phát triển nông
thôn toàn diện, bền vững là nhiệm vụ cần thiết của nước ta trong giai đoạn
hiện nay.
Xây dựng nông thôn mới là bước đầu tiên để tiến tới công nghiệp hóa
và hiện đại hóa. Hội nghị lần thứ 7 của ban chấp hành trung ương Đảng khóa
X đã ban hành nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 về vấn đề nông
nghiệp, nông dân và nông thôn. Nghị quyết đã xác định mục tiêu xây dựng
nông thôn mới đến năm 2020. Ngày 16/4/2009 Thủ Tướng Chính phủ đã có
quyết định số 491/QĐ-TTg ban hành bộ tiêu chí quốc gia (bao gồm 19 tiêu
chí) về nông thôn mới. Đây là cơ sở để chỉ đạo xây dựng mô hình nông thôn

mới nhằm thực hiện các mục tiêu quốc gia về nông thôn phù hợp với điều
kiện kinh tế - xã hội của đất nước.


2

Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới sẽ được triển khai
trên địa bàn cấp xã trong phạm vi cả nước nhằm phát triển nông thôn toàn
diện; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và
các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh
công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã
hội nông thôn dân chủ ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh
thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần
của người dân ngày càng nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa [8].
Đồng Thịnh là một xã của huyện Định Hóa, đời sống của người dân
còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Điều kiện giao thông đi lại, các công trình
phục vụ sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân… Vì vậy xây
dựng nông thôn mới ở xã Đồng Thịnh là hết sức cần thiết, phù hợp với yêu
cầu phát triển xã hội, gìn giữ bản sắc văn hóa địa phương và nâng cao chất
lượng cuộc sống của nhân dân; đáp ứng được nội dung tinh thần nghị quyết
Trung ương 7 khóa X của Đảng. Xuất phát từ tình hình trên, tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu hoạt động của ban quản lý chương trình mục tiêu
quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn II 2016 – 2020 tại xã Đồng
Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng nông thôn tại địa bàn xã Đồng Thịnh, huyện Định
Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng xã
Đồng Thịnh trở thành xã nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông
thôn mới vào năm 2020.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng nông thôn tại xã Đồng Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh
Thái Nguyên


3

- Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động cửa ban
quản lý chương trình xây dựng nông thôn mới
- Đánh giá hoạt động của ban quản lý
- So sánh thực trạng nông thôn xã Đồng Thịnh với Bộ tiêu chí quốc gia
về nông thôn mới.
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn của xã trong xây dựng nông thôn mới.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm đưa xã Đồng Thịnh thành xã nông
thôn mới vào năm 2020
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập
- Củng cố kiến thức từ cơ sở đến chuyên ngành đã học trong trường, áp
dụng kiến thức đó vào thực tiễn.
- Giúp hiểu sâu sắc thêm về một trong những chương trình lớn thể hiện
sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với nhân dân.
- Rèn luyện kỹ năng thu thập và xử lý số liệu, viết báo cáo.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Nhận thấy được những gì đã làm được và chưa làm được khi thực
hiện xây dựng mô hình nông thôn mới.
- Là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên khóa sau có cùng hướng
nghiên cứu.
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài:Tìm hiểu hoạt động của ban quản lý

chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại địa bàn xã Đồng Thịnh, huyện
Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.


4

* Về thời gian: Thời gian tiến hành: Từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 12
năm 2017
1.5. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
1.5.1. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn xã Đồng Thịnh,
huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
- Phân tích thuận lợi, khó khăn của xã khi xây dựng nông thôn mới.
- Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của ban quản lý chương
trình xây dựng nông thôn mới giai doạn II
- Tham gia các hoạt đông tuyên truyền, các buổi tập huấn do ban quản
lý chương trình nông thôn mới giai đoạn II tổ chức. Từ đó rút ra nhận xét về
trình độ tinh thần làm việc của các cán bộ phụ trách chương trình cũng như
kinh nghiệm kiến thức cho bản thân.
- Đánh giá thực trạng triển khai xây dựng nông thôn (các tiêu chí để
đánh giá như: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện,
cơ sở vật chất, chợ, trường học, bưu điện, thu nhập, cơ cấu lao động, hộ
nghèo, hình thức tổ chức sản xuất, y tế, văn hóa, môi trường, an ninh, giáo
dục, hệ thống tổ chức chính trị xă hội…). So sánh thực trạng nông thôn xă
Đồng Thịnh với 19 tiêu chí do Thủ tướng Chính Phủ ban hành.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng hoàn thành các tiêu
chí NTM trong thời gian tới, sớm đưa xã trở thành xã nông thôn mới đúng với
mục tiêu quốc gia.

1.5.2. Phương pháp nghiên cứu
1.5.2.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp:
Thông qua các sách báo tài liệu, đề án xây dựng nông thôn, báo cáo
tổng kết đã được công bố của xã để thu thập các tài liệu có liên quan về điều
kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng, văn hóa, môi trường và thu nhập
của người dân tại địa bàn nghiên cứu.


5

1.5.2.2. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
- Từ các số liệu thu thập được qua quá trình điều tra tôi tiến hành tổng
hợp và phân tích số liệu, biểu diễn số liệu trên các bảng biểu, biểu đồ.
- Phương pháp duy vật biện chứng vật duy vật lịch sử: xuất phát từ
quan điểm sự vật luôn vận động và phát triển, các hiện tượng, các quá trình
hoạt động của các sự vật đề liên qua với nhau, có mối qua hệ biện chứng với
nhau. Phương pháp này giúp cho việc xem xét phân tích đánh giá sự thay đổi
của xã trước và sau khi thực hiện xây dựng mô hình NTM.
- Phương pháp đối chiếu so sánh: Phương pháp này để xác định hướng,
mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng
nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu được đúng
đắn, khách quan và phản ánh đúng nội dung cần nghiên cứu.
- So sánh những tiêu chí về quy hoạch, về hạ tầng kinh tế xã hội, về
kinh tế và tổ chức sản xuất, về văn hóa - xã hội - môi trường và về hệ thống
chính trị trước và sau khi có đề án xây dựng xã NTM và chỉ ra những tiêu chí
mà xã đã đạt được và chưa đạt được.
- Phương pháp dự báo: là phương pháp dựa vào điều kiện thực tế và
khả năng phát triển của cơ sở cũng như diễn biến của kinh tế - xã hội. Căn cứ
vào thực trạng nghiên cứu, đánh giá từ đó đề ra phương hướng phát triển.

- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: sử dụng phương pháp này
để tổng hợp các số liệu thu thập được sau đó xử lý trên bảng excel, phân tích
và đánh giá tình hình thực hiện.
- Phương pháp đánh giá phân tích thông qua phân tích lấy ý kiến cán bộ
thôn, xã và của nông dân về các tiêu chí: quy hoạch và thực hiện quy hoạch,
giao thông, điện, đường, trường học, cơ sơ vật chất văn hóa, chợ nông thôn,
bưu điện, nhà ở, dân cư, thu nhập, hộ nghèo, cơ cấu lao động, y tế, giáo dục,
văn hóa, môi trường, hệ thống chính trị xã hội và tình hình an ninh trật tự xã hội.


6

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1. Nông thôn
Hiện nay trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về nông thôn. Có
quan điểm cho rằng cần dựa vào chỉ tiêu phát triển cơ sở hạ tầng, có nghĩa
vùng nông thôn có cơ sở hạ tầng không phát triển bằng vùng đô thị. Quan
điểm khác lại cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường phát
triển hàng hóa và khả năng tiếp cận thị trường. Một số quan điểm khác nêu ra,
vùng nông thôn là vùng có dân cư làm nông nghiệp là chủ yếu, tức là nguồn
sinh kế chính của cư dân trong vùng là sản xuất nông nghiệp. Những ý kiến
này chỉ đúng khi đặt trong bối cảnh cụ thể của từng nước.
Nông thôn là khái niệm chỉ hệ thống cộng đồng xã hội lãnh thổ được
hình thành trong quá trình phân công lao động xã hội mà ở đó dân cư tương
đối thấp; lao động nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao, mối quan hệ cộng đồng
chặt chẽ; do vậy, lối sống, phương thức sống của cộng đồng dân cư nông thôn
khác biệt cộng đồng dân cư thành thị [5].

Như vậy, khái niệm về nông thôn chỉ có tính chất tương đối, thay đổi
theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia trên
thế giới. Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, nhìn nhận dưới góc độ quản
lý, có thể hiểu nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có
nhiều nông dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn
hóa, xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh
hưởng của các tổ chức khác [6].


7

2.1.1.2. Phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn là một phạm trù rộng được nhận thức với rất nhiều
quan điểm khác nhau. Đã có nhiều nghiên cứu và triển khai ứng dụng thuật
ngữ này ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam thuật ngữ này được đề cập và có
sự thay đổi nhận thức qua các thời kỳ. Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa có sự tổng
hợp lý luận về thuật ngữ này. Nhiều tổ chức phát triển quốc tế đã nghiên cứu và
vận dụng thuật ngữ này ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Phát triển là một quá trình làm thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức
sống của con người và phân phối công bằng những thành quả trong xã hội.
Phát triển nông thôn là quá trình thay đổi bền vững có chủ ý về xã
hội, kinh tế, văn hóa và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng đời sống
của người dân [4].
Phát triển nông thôn là một chiến lược nhằm cải thiện các điều kiện
sống về kinh tế và xã hội của một nhóm người cụ thể - người nghèo ở vùng
nông thôn. Nó giúp những người nghèo nhất trong những người dân sống ở
các vùng nông thôn được hưởng lợi từ sự phát triển.
Trong điều kiện của Việt Nam tổng hợp các quan điểm từ các chiến
lược phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ, thuật ngữ này được hiểu như
sau: Phát triển nông thôn là quá trình cải thiện có chủ ý một cách bền vững về

kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống
của người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ
chức khác [5].
2.1.1.3. Nông thôn mới
Trong Nghị quyết số 26-NQ/TW đưa ra mục tiêu: Xây dựng nông
thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu
kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát
triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo


8

quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân
tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự xã hội được giữ
vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng cao;
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, nông thôn mới trước tiên nó phải là nông thôn, không phải là
thị tứ, thị trấn, thị xã, thành phố và khác với nông thôn truyền thống hiện nay,
có thể khái quát theo 5 nội dung cơ bản sau: Làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ
tầng hiện đại; sản xuất phải phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa;
đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn ngày càng được nâng
cao; bản sắc văn hóa dân tộc được gìn giữ và phát triển; xã hội nông thôn an
ninh tốt, quản lý dân chủ [3].
Nông thôn mới chính là nông thôn tiến bộ, cơ sở hạ tầng đồng bộ, đời
sống văn hóa phong phú. Song, có điều không bao giờ thay đổi là nông thôn
mới cũng phải giữ được tính truyền thống, những nét đặc trưng nhất, bản sắc
từng vùng, từng dân tộc và nâng cao giá trị đoàn kết của cộng đồng, mức sống
của người dân.
Trước hết NTM phải là nơi sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm
có năng suất, chất lượng cao theo hướng sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó

nông thôn mới phải đảm nhận được vai trò gìn giữ văn hóa truyền thống dân
tộc. Làng quê nông thôn Việt Nam khác hẳn so với các nước xung quanh,
ngay cả ở Việt Nam, làng quê dân tộc Thái khác với H’Mông, khác với Êđê,
Bana, người Kinh. Nếu quá trình xây dựng NTM làm phá vỡ chức năng này
là đi ngược lại với lòng dân và làm xóa nhòa truyền thống văn hóa muôn đời
của người dân Việt Nam. Nông thôn mới phải giữ được môi trường sinh thái
hài hòa.
Mô hình nông thôn mới được quy định bởi các tính chất: Đáp ứng yêu
cầu phát triển; có sự đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường;


9

đạt hiệu quả cao nhất trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội;
tiến bộ hơn so với mô hình cũ; chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ
biến và vận dụng trên cả nước. Như vậy, có thể quan niệm: Mô hình nông
thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức
nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong
điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng so với mô hình nông
thôn cũ (truyền thống, đã có) ở tính tiên tiến về mọi mặt [17].
* Đặc trưng của mô hình nông thôn mới:
- Nông thôn là lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị
xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Uỷ ban nhân dân xã [2].
- Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại.
- Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông
nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch.
- Xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc.
- Dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống
chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường.
- Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông

dân - trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc
cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa [1].
Căn cứ Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Thủ
tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí huyện nông thôn mới và quy định thị
xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn
mới.Bộ tiêu chí cũng là căn cứ để xây dựng nội dung chương trình mục tiêu
quốc gia về xây dựng NTM, là chuẩn mực để xác lập kế hoạch phấn đấu đạt
19 tiêu chí nông thôn mới. Ngoài ra nó còn là căn cứ để chỉ đạo và đánh giá


10

kết quả thực hiện xây dựng NTM của các địa phương trong từng thời kỳ; đánh
giá công nhận xã, huyện, tỉnh đạt nông thôn mới.
* Nội dung xây dựng mô hình nông thôn mới tại các xã vùng núi phía bắc
Bảng 2.1: Các tiêu chí xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã

TT

1

2

3

4

5


6

Tên
tiêu chí

Quy
hoạch và
thực hiện
quy
hoạch

Giao
thông

Nội dung tiêu chí
1.1 Quy hoạch đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản
xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, dịch vụ
1.2 Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, môi
trường theo tiêu chuẩn mới
1.3 Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh
trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo
tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp
2.1 Tỷ lệ km trục đường liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông
hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT
2.2 Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt
chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT
2.3 Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào
mùa mưa


2.4 Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa,
xe cơ giới đi lại thuận tiện
3.1 Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và
dân sinh
Thủy lợi
3.2 Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố
hóa
4.1 Hệ thống điện được đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của
ngành điện
Điện
4.2 Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các
nguồn
Trường Tỷ lệ trường học các cấp: Mầm non, mẫu giáo, tiểu học,
học
THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia
6.1 Nhà văn hóa và khu thể thao đạt chuẩn của Bộ VH Cơ sở vật
TT – DL
chất văn
6.2 Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu dân cư thể thao
hóa
thôn đạt quy định của Bộ VH - TT - DL

Chỉ tiêu
chung
của tỉnh
Thái
Nguyên
Đạt
Đạt
Đạt

100%
70%
100%
(70%
ứng hóa)
100%
Đạt
%
Đạt
100%
>70%
Đạt
100%


11

TT

Tên
tiêu chí

Nội dung tiêu chí

7

Chợ nông
Chợ đạt chuẩn của Bộ xây dựng
thôn


8

Bưu điện

9
10
11
12
13

14

15
16

17

Nhà ở
dân cư

Chỉ tiêu
chung
của tỉnh
Thái
Nguyên
Đạt

8.1 Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông

Đạt


8.2 Có Internet đến thôn

Đạt

9.1 Nhà tạm, dột nát

Không

9.2 Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ xây dựng
80%
Thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức bình
Thu nhập
1.2
quân chung của tỉnh
Hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo
Dưới 10%
Cơ cấu Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông
Dưới 30%
lao động lâm, ngư nghiệp
Hình thức
Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả
sản xuất

Giáo dục



14.1 Phổ cập giáo dục trung học


Đạt

14.2 Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học
trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề)

85%

14.3 Tỷ lệ lao động qua đào tạo

>20%

15.1 Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế

50%

15.2 Y tế xã đạt chuẩn quốc gia

Đạt

Y tế
Văn hóa

Môi
trường

Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn
hóa theo quy định của Bộ VH -TT - DL
17.1 Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo
tiêu chuẩn Quốc gia
17.2 Các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi

trường
17.3 Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có
các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp

Đạt
Đạt
Đạt
Đạt

17.4 Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch

Đạt

17.5 Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định

Đạt


12

TT

Tên
tiêu chí

Nội dung tiêu chí

18

Hệ thống

tổ chức
chính trị
xã hội
vững
mạnh

18.1 Cán bộ xã đạt chuẩn
18.2 Có đủ các tổ chức trong tổ chức chính trị theo quy
định
18.3 Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch
vững mạnh”
18.4 Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh
hiệu tiến tiến trở lên

An ninh
TTXH

An ninh trật tự xã hội được giữ vững

19

Chỉ tiêu
chung
của tỉnh
Thái
Nguyên
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt

Đạt

2.1.2. Một số văn bản chính sách của Nhà nước và địa phương có liên quan
- Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành tiêu chí huyện nông thôn mới và quy định thị xã, thành phố
trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới;
- Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
- Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn
2016 - 2020;
- Quyết định số 2540/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính
phủ quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận và công bố địa
phương đạt chuẩn nông thôn mới, địa phương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
- Thông tư số 35/2016/TT-BNNPTNT ngày 26/12/2016 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện tiêu chí huyện đạt chuẩn
nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;


13

- Quyết định số 69/QĐ-BNN-VPĐP ngày 09/01/2017 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu
chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
- Chỉ thị 16/CT-UBND ngày 31/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về
việc đẩy mạnh thực hiện hiệu quả, bền vững chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017 - 2020, tỉnh Thái Nguyên;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình

số 230/TTr-SNNPTNT ngày 27/9/2017,
- Quyết định số 2540/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ
xét, công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, địa phương
hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
- Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các Bộ ngành Trung ương,
UBND tỉnh Thái Nguyên, huyện Định Hóa, liên quan đến chương trình xây
dựng nông thôn mới
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình xây dựng nông thôn mới trên thế giới
Phát triển nông thôn là một quá trình lâu dài. Một số nước đang phát
triển thậm chí phải tốn cả nửa thế kỷ để hồi phục những giá trị đã bị phá vỡ
trong quá trình phát triển.
Xây dựng mô hình phát triển nông thôn là một quá trình hết sức khó khăn
và phức tạp vì nó liên quan đến nhiều ngành nghề, nhiều hoạt động liên quan
trực tiếp và gián tiếp tới khu vực nông thôn và đời sống của người dân nông
thôn. Mô hình phát triển nông thôn liên quan đến nhiều nhóm đối tượng người
dân, nhiều tổ chức cơ quan đoàn thể. Người dân được coi là trọng tâm của phát
triển nông thôn, vì vậy các mô hình phát triển nông thôn cần tập trung vào việc
cải thiện đời sống cho người dân vùng nông thôn [10].


14

Trên thế giới vấn đề xây dựng mô hình nông thôn đã luôn là chủ đề nóng
hổi qua mọi thời đại. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới nhiều nước trên
thế giới đẩy mạnh các giải pháp kinh tế và công nghiệp hóa nông thôn. Ở
Trung Quốc và Ân Độ chú trọng đến việc thúc đẩy nông nghiệp nông thôn phát
triển toàn diện nhằm tăng thu nhập cho nông dân, điều chỉnh mạnh cơ cấu, bố
cục khu vực nông nghiệp và kinh doanh chuyên môn hóa nông nghiệp, phát

triển chăn nuôi, thủy sản; xây dựng thể chế an ninh an toàn chất lượng nông
sản và hệ thống dịch vụ xã hội hóa nông nghiệp. Các nước đang phát triển thì
lại tập trung mạnh vào công nghiệp hóa nông thôn (Frank Ellis, 1995) [12].
Hầ u hế t các nước trên thế giới đề u cố gắ ng để tiế n từ tình tra ̣ng nước
châ ̣m phát triể n trở thành các nước phát triể n , từ các nề n kinh tế nông nghiê ̣p
trở thành các nề n kinh tế công nghiê ̣p hoă ̣c đô thi ̣hóa

. Báo cáo của Ngân

hàng thế giới năm 2008 đã khẳ ng đinh
̣ rằ ng: “Tăng trưởng nông nghiê ̣p chiń h
là yếu tố tiên phong của các cuộc cách mạng nông nghiệp đã xảy ra trên khắp
thế giới từ Anh (giữa thế kỷ XVIII đế n cuố i thế kỷ XIX ). Gầ n đây tố c đô ̣ tăng
trưởng nông nghiê ̣p nhanh chóng của Trung Quố c , Ấn Độ và Việt Nam cũng
là tiền đề cho sự phát triển công nghiệp

. Nhờ sản xuấ t nông nghiê ̣p tăng

trưởng nhanh , mạnh Nhật Bản có đủ thực và nguyên liệu phục vụ cho công
nghiê ̣p; đồ ng thời xuấ t khẩ u để thu ngoa ̣i tê ̣ . Vừa tăng năng suấ t bằ ng kỹ
thuâ ̣t, cả Nhật Bản và Đài Loan đều đẩy nhanh

chuyển đổ i cơ cấ u kinh tế

nông nghiê ̣p, nông thôn để đảm bảo viê ̣c làm và tăng thu nhập cho nông dân .
Đầu tiên là chuyể n từ trồ ng tro ̣t sang chăn nuôi và các ngành khác như : “làm
vườn, rau, hoa, ... nhờ đó ở Đài Loan số ngày công làm viê ̣c trong nông
nghiê ̣p vẫn tăng dầ n cho đế n giữa thâ ̣p kỷ 1960, sau đó phát triể n ma ̣nh các
ngành, nghề phi nông nghiê ̣p và biế n nông thôn thành điạ bàn gia công cho
công nghiê ̣p (Đặng Kim Sơn, 2008) [8].



15

Để có thể vươn lên thành nề n kinh tế có qui mô và tố c đô ̣ tăng trưởng
đáng chú ý nhấ t trên thế giới như hiê ̣n nay nông nghiê ̣p Tr ung Quố c đã làm
nên kỳ tích , tạo cơ sở căn bản cho quá trình công nghiệp hóa . Cơ cấ u nông
nghiê ̣p cũng thay đổ i nhanh , năm 1978 tỷ trọng của ngành trồng trọt và chăn
nuôi trong GDP nông nghiê ̣p tương ứng là 80% và 15% đến năm 1997 tỷ lệ
trên là 56% và 30%.Trong trồ ng tro ̣t cũng diễn ra xu hướng đa da ̣ng hóa : Giai
đoa ̣n từ 1978-1997 tỷ trọng của ngũ cốc trong tổng diện tích cây trồng giảm
từ 80% xuố ng còn 73%. Tỷ trọng các cây có dầu và rau quả tăng từ 7%-21%
(Frank Ellis. 1995) (Đặng Kim Sơn, 2008) [8].
Rõ ràng lịch sử thế giới đã chứng tỏ chính việc tăng năng suất nông
nghiê ̣p đủ mức ta ̣o ra thă ̣ng dư nông phẩ m đã đóng góp để đầ u tư phát triể n
công nghiê ̣p . Cả trong giai đoạn đầ u công nghiê ̣p hóa ở Tây Âu , Mỹ, Nhâ ̣t
Bản, sau này ở Đài Loan, Trung Quố c, Hàn Quốc giá lương thực giảm là điều
kiê ̣n tiên quyế t để tăng số lươ ̣ng lao đô ̣ng công nghiê ̣p [10].
Hiê ̣n nay viê ̣c đầ u tư áp dụng cơ giới hóa , phát tri ển thủy lợi và áp
dụng khoa học công nghệ là giải pháp quan tro ̣ng hàng đầ u ta ̣o nên năng suấ t
vâ ̣t nuôi, cây trồ ng cao hơn và làm thay đổ i cả cơ cấ u sản xuấ t nông nghiê ̣p .
Đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển . Cụ thể Hà Lan là đa ̣i diê ̣n cho
viê ̣c đầ u tư nghiên cứu và áp du ̣ng khoa ho ̣c - công nghê ̣ để tăng năng suấ t và
chấ t lươ ̣ng sản phẩ m nông nghiê ̣p ở Châu Âu . Hà Lan chiếm 25% tổ ng diê ̣n
tích nhà kính thế giới , nghề trồ ng rau -hoa-cây cả nh chủ yế u sản xuấ t trong
nhà kính, cho hiê ̣u quả tăng 5-6 lầ n sản xuấ t ngoài trời và sản xuấ t ngoài trời
chỉ chiếm 6% diê ̣n tić h đấ t nông nghiê ̣p (Đặng Kim Sơn, 2008) [8].
Trong điề u kiê ̣n đấ t trâ ̣t người đông ở Nhâ ̣t Bản và Đà i Loan, phát triển
khoa ho ̣c - kỹ thuật được coi là biện pháp hàng đầu , tâ ̣p trung các công nghê ̣
tiế t kiê ̣m đấ t, nhanh chóng đưa sản xuấ t nông nghiê ̣p sang kỹ thuâ ̣t thâm canh,

tăng năng suấ t. Ngay từ thế kỷ XIX Nhâ ̣t Bản đã tổ chứ c chương triǹ h khuyế n


16

nông và đào ta ̣o tay nghề ở nông thôn , lấ y các trường đa ̣i ho ̣c làm tro ̣ng tâm
gắ n giữa nghiên cứu, đào ta ̣o và khuyế n nông, đầ u tư hê ̣ thố ng các công trình
thủy lợi và Viện nghiên cứu (Frank Ellis. 1995) [12].
Trong trường hơ ̣p của Ixaren thiế u cả đấ t trồ ng và nước tưới , khoa ho ̣c
công nghê ̣ không chỉ là giải pháp tăng hiê ̣u quả kinh tế mà còn là cách để nề n
sản xuất nông nghiệp tồn tại . Nói cách khác nông nghiệp Ixaren là nề n nông
nghiê ̣p kỹ thuâ ̣t cao . Nông dân Ixaren áp du ̣ng hê ̣ thố ng tưới nhỏ gio ̣t tiế t
kiê ̣m nước, sử du ̣ng máy cơ giới tự đô ̣ng, trồ ng các loa ̣i giố ng cây mới,...
Đối với Trung Quốc tập trung nghiên cứu và ứng dụng các giống biến
đồ i gen. Năm 1997 thương ma ̣i hóa giố ng biế n đổ i gen của bông và giã yế n
thảo, năm 2005 là cây dương và năm 2006 là đu đủ ,....Đế n năm 2003 Trung
Quố c đã đầ u tư 200 triê ̣u USD cho nghiên cứu công nghê ̣ sinh ho ̣c trong nông
nghiê ̣p.Với mức đầ u tư như vâ ̣y,ước tính tỷ lệ lãi do đầu tư vào khoa học công
nghê ̣ cho sản xuấ t nông nghiê ̣p lên đế n 60%, cao hơn mức trung biǹ h thế giới
10%. Bên ca ̣nh viê ̣c chuyể n dich
̣ cơ cấ u kinh tế nông thôn , đầ u tư áp du ̣ng cơ
giới hóa, phát triển thủy lợi và áp dụng khoa học công nghệ các nước còn đẩy
mạnh phát triển cơ sở hạ tầng , đây đươ ̣c xem là điề u kiê ̣n quan tro ̣ng thúc đẩ y
phát triển mô hình nông thôn mới (Đặng Kim Sơn, 2008) [8].
2.2.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
Ở Việt Nam, chương trình xây dựng thí điểm MHNTM trong thời kỳ
CNH - HĐH được triển khai thực hiện theo kết luận số 32 - KL/TW ngày
20/11/2008 của Bộ Chính trị và thông báo kết luận số 238 - TP/TW ngày
7/4/2009 của ban bí thư về đề án “xây dựng thí điểm mô hình NTM”, nhằm
tổ chức thực hiện Nghị quyết số 26 - NQ/TW ngày 5/8/2008 của hội nghị lần

thứ 7, BCH Trung ương Đảng (khóa X) về “nông nghiệp, nông dân, nông
thôn”. Chương trình đã thành công bước đầu và đạt được một số kết quả
quan trọng.


17

Ngay trong những năm đầu triển khai, chương trình mục tiêu quốc gia
về xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào của cả nước, các nhiệm
vụ về xây dựng nông thôn mới được xác định rõ trong nghị quyết đại hội
Đảng các cấp từ tỉnh đến huyện và xã. Ban bí thư Trung ương khóa X đã
trực tiếp chỉ đạo chương trình thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới cấp
xã tại 11 xã điểm ở 11 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng, miền [16]. Các
xã điểm được chọn bao gồm Thanh Chăn (Điện Biên), Tân Thịnh (Bắc
Giang), Hải Đường (Nam Định), Thụy Hương (Hà Nội), Tam Phước (Quảng
Nam), Tân Lập (Bình Phước), Gia Phố (Hà Tĩnh), Tân Hội (Lâm Đồng), Tân
Thông Hội (TP. Hồ Chí Minh), Mỹ Long Nam (Trà Vinh) và Đình Hòa
(Kiên Giang).
Ở Thái Nguyên: Ngay sau khi có Nghị quyết số 26 - NQ/TW ngày
5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Nghị quyết số 24/2008/
NQ - CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ về nông nghiệp, nông dân và nông
thôn, Thái Nguyên đã xây dựng chương trình hành động cụ thể và ra chỉ thị
về xây dựng NTM. Theo đánh giá năm 2011, công tác xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã được triển khai sâu rộng và tương đối
đồng bộ. Thái Nguyên đã kiện toàn ban chỉ đạo ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã; đã
thực hiện tốt công tác tham mưu cho ban chỉ đạo thông qua việc ban hành các
văn bản, tài liệu phục vụ cho công tác chỉ đạo và tuyên truyền về chương trình
xây dựng nông thôn mới; Thái Nguyên đã làm tốt công tác thông tin tuyên
truyền đến với người dân về mục đích, ý nghĩa, trách nhiệm trong công tác
xây dựng nông thôn mới [13].

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, cơ cấu kinh tế nội ngành tiếp tục
có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ, giá trị sản xuất toàn ngành tăng bình
quân 5,04% một năm. Sản lượng lương thực 3 năm qua tăng vững chắc, đảm
bảo an ninh lương thực trên địa bàn, góp phần quan trọng vào phát triển nông


×