Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài: Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non 5-6 tuổi
vùng dân tộc thiểu số trường mầm non Hoa Pơ Lang
I. Phần mở đầu:
I.1. Lý do chọn đề tài.
Trẻ em là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi
dân tộc. "Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai".Chăm sóc và giáo dục trẻ ngay từ
khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo, đào tạo và bồi
dưỡng thế hệ trẻ trở thành con người của thế kỉ 21."Chẳng có một tâm hồn nào
có thể tỏa bóng yêu thương mà lại không bắt rễ từ một hạt giống đã ươm sâu
lòng nhân ái''.
Trong tất cả các hoạt động của trẻ, hoạt động vui chơi giữ vai trò chủ đạo,
thông qua các trò chơi trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi của mình. Hiểu được tầm
quan trọng của việc tổ chức các trò chơi dân gian là một điều cần thiết và rất có ý
nghĩa. Trò chơi dân gian được tổ chức từ đời này sang đời khác và nó cũng là
một nguồn di sản quý báu của dân tộc việt nam, được hình thành qua những quá
trình lao động và sinh hoạt của con người việt xưa.
Qua những trò chơi dân gian nó giúp trẻ mở ra thế giới tuổi thơ của mình
sinh động và đẹp hơn. Ở trò chơi ngoài giúp trẻ vui chơi, giải trí mà nó còn giúp
trẻ tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh. Đó chính là bản sắc văn hóa của
con người việt nam.
Việc đưa trò chơi dân gian vào trường học mang một ý nghĩa thiết thực,
nó không chỉ góp phần rèn luyện sức khỏe mà còn giúp trẻ phát triển kĩ năng
sinh hoạt, làm việc theo nhóm. Tuy nhiên qua quá trình thực hiện, tôi thấy giáo
viên hiện nay chưa thật sự chú ý nhiều đến việc tìm kiếm các biện pháp tổ chức
trò chơi nhân gian phong phú, đa dạng và phù hợp.
Việc tích hợp trò chơi dân gian vào các hoạt động chưa được chú trọng.
Mặt khác khi tổ chức trò chơi thì giáo viên chưa trang bị cho mình một số thủ
thuật để hướng dẫn, tổ chức nên chưa hấp dẫn trẻ tham gia chơi, trẻ chơi nhanh
chán, một số trò chơi trẻ chưa hiểu nội dung và ý nghĩa nên việc tổ chức các trò
chơi dân gian đạt hiệu quả chưa cao.
Xuất phát từ thực tế trên, bản thân tôi đã trăn trở và mạnh dạn chọn đề tài
“ Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non 5-6 tuổi vùng dân
tộc thiểu số trường mầm non Hoa Pơ Lang” để nghiên cứu. Từ đó đúc kết một số
biện phát tổ chức cho trẻ có cơ hội tham gia trò chơi dân gian một cách lôi cuốn,
hấp dẫn và hiệu quả nhất.
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
1
Mục tiêu: Nghiên cứu các phương pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ
mầm non 5-6 tuổi.
Nhiệm vụ: Tạo cơ hội cho trẻ thường xuyên được tham gia trò chơi dân
gian một cách hấp dẫn, lôi cuốn, có ý nghĩa và hiệu quả nhất.
- Giúp trẻ mầm non phát triển nhân cách một cách toàn diện
- Phối hợp với phụ huynh cùng sưu tầm, sáng tác các trò chơi dân gian và
lời mới cho các bài ca dao, đồng dao.
I.3. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non 5-6 tuổi vùng dân
tộc thiểu số
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Một số biện pháp tô chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non vùng dân tộc
thiểu số tại lớp lá 1 trường mầm non Hoa Pơ Lang. Năm học 2015- 2016
I.5. Phương pháp nghiên cứu.
Khi thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp:
+ Phương pháp lí luận
+ Phương pháp thực tiễn
II. Phần nội dung
II.1. Cơ sở lý luận
- Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non, thông qua hoạt động vui
chơi trẻ được phát triển nhân cách một cách toàn diện, vì vậy, tổ chức trò chơi
cho trẻ là một việc cần thiết, đặc biệt là trò chơi dân gian.
- Trong những năm gần đây xã hội rất quan tâm tới bậc mầm non, đã có
nhiều chương trình hỗ trợ nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt nhân
cách và nhận thức.
- Nhưng thực tế hiện nay có rất nhiều trò chơi cho trẻ em. Không thể phủ
nhận những trò chơi hiện đại cũng giúp trẻ phát triển nhưng mặt trái lại của nó
chưa dược kiểm soát chặt chẽ. Những trò chơi dân gian đơn giảm mà sinh động,
thiết thực, gần gũi, có thể chơi ở mọi lúc, mọi nơi lại không tốn kém sẽ tạo cơ
hội cho trẻ được vui chơi và phát triển về nhiều mặt.
II.2.Thực trạng
Năm học 2015-2016 tôi được phân công chủ nhiệm lớp lá 1 phân hiệu
Buôn Dur I: Tổng số học sinh 29, dân tộc 20, nữ: 13, nữ dân tộc: 8. từ những
điều trên có những thuận lợi và khó khăn như sau:
a. Thuận lợi- khó khăn
2
- Thuận lợi
+ Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường trong công tác chuyên
môn.
+Bản thân giáo viên có trình độ chuyên môn, nhiệt tình trong công tác.
- Khó khăn
+ Đa số cá cháu là dân tộc thiểu số.
+ Nhiều trẻ còn rất nhút nhát, chưa biết thể hiện suy nghĩ bằng lời nói.
+ Giáo viên ít sưu tầm những trò chơi dân gian, ngại tổ chức cho trẻ chơi
vì phải chuẩn bị đồ dùng. Hơn nữa việc tổ chức trò chơi tập thể với số
lượng lớn trẻ tham gia dẫn đến khó quản lí trẻ trong qua trình chơi.
+ Trang thiết bị và sân chơi cho trẻ chưa đảm bảo yêu cầu.
+ Nhiều giáo viên chưa thấy được việc lồng ghép trò chơi dân gian vào
các hoạt động sẽ tạo hứng thú hơn trong các hoạt động như: làm quen với
toán, khám phá khoa học…..
+ Phụ huynh ít quan tâm đến trò chơi dân gian vì họ thiếu thông tin về tác
dụng của trò chơi đối với sự phát triển của trẻ. Nhiều phụ huynh nghĩ trò
chơi dân gian không còn phù hợp với con em mình, nên hướng tới các trò
chơi hiện đại.
b. Thành công- hạn chế
Thành công
+ Trẻ đi học chuyên cần, ngoan ngoãn, lễ phép.
+Trẻ ăn bán trú tại trường nên có thiều thời gian học tập hơn
+ Dạy trẻ theo chương trình mầm non mới.
Hạn chế
Bên cạnh những thành công, tôi vẫn còn gặp một số hạn chế như: Nhiều
trẻ là người đồng bào dân tộc thiểu số, khả năng nói và hiểu Tiếng Việt của trẻ
còn chưa rõ ràng, nhận thức của trẻ còn hạn chế.
c.
Mặt mạnh- mặt yếu.
* Mặt mạnh
- Được sự quan tâm của ban lãnh đạo nhà trường, nhân viên và đặc biệt là
sự giúp đỡ của các đồng nghiệp
- Trẻ có ăn bán trú học tạo điều kiện cho trẻ học 2 buổi trên ngày.
- Giáo viên yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình, khắc phục mọi khó khăn trong
công tác.
3
* Mặt yếu
- Lớp nằm trong địa bàn khó khăn thuộc vùng nông thôn, nhận thức của
phụ huynh về giáo dục mầm non chưa cao và khả năng nhận thức, ngôn ngữ
tiếng việt, sự linh hoạt của học sinh có một số hạn chế.
- Phòng học được xây dựng nhiều năm về trước đã xuống cấp và chưa
đúng với yêu cầu của phòng giáo dục. Sân chơi còn chưa đảm bảo cho trẻ khi tổ
chức các trò chơi mang tính chất tĩnh…
- Đồ dùng đồ chơi chưa đủ số lượng với số lượng trẻ than gia chơi, chưa
đẹp, chưa bền, chưa hấp dẫn lôi cuốn trẻ.
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Nhận rõ được tầm quan trọng chính vì vậy:
-Bản thân tôi phải làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh và các tầng
lớp trong xã hội. Sưu tần những trò chơi dân gian mang bản sắc văn hóa việt.
- Làm tốt công tác xây dựng kế hoạch năm, kế hoach tháng, kế hoạch chủ
đề, kế hoạch tuần, kế hoạch của một ngày tích hợp.
- Làm tốt công tác giáo viên chủ nhiệm lớp.
- Luôn nâng cao trình độ chuyên môn – nhận thức chính trị.
- Luôn có tinh thần đoàn kết, chấp hành mọi chủ trương, chỉ thị, sự điều
hành của lãnh đạo, luôn có sự giao lưu, trao đổi giữa các đồng nghiệp với nhau,
nhân viên trong trường.
e.
Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra.
- Xã hội ngày càng đi lên, giáo dục mầm non ngày càng được quan tâm
nhiều hơn. Không chỉ một đơn vị nào đó mà toàn cả xã hội cùng chung tay góp
sức vì tương lại của những con người mới. Vì vậy việc tạo môi trường cho trẻ
học tập là việc rất quan trọng.
- Đã có nhiều chương trình dành cho trẻ 5 tuổi chẳng hạn như: “ Trường
học thân thiện – học sinh tích cực”, hay “ Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi” dành
cho trẻ. Chính vì thế, bản thân tôi phải thường xuyên tham mưu với nhà trường
và tuyên truyền với với phụ huynh tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài
* Về phía giáo viên Mầm non
- Từ trước đến nay giáo viên chỉ cho trẻ chơi các trò chơi tự do là chủ
yếu, hoặc chơi các trò chơi thường khô khan, gò ép, lặp đi lặp lại nhiều lần,
không theo chủ đề,… nên dễ gây nhàm chán.
- Đồ chơi không gây được hứng thú cho trẻ.
- Giáo viên chưa thật sự tạo môi trường nhằm kích thích trẻ hứng thú
vui chơi.
4
- Bản thân tôi khi thực hiện đề tài này con ít kinh nghiệm, ngoài ra lớp
nằm ở vùng nông thôn thuộc đồng bào dân tộc thiểu số.
* Về phía trẻ:
- Trẻ mầm non ngay từ lứa tuổi nhà trẻ, lớp mầm, lớp chồi, lớp lá
đã được làm quen với nhiều môn học khác nhau nhưng trò chơi dân gian
với trẻ thì quả là còn mới mẻ. Trẻ còn ngỡ ngàng chưa hiểu biết về trò chơi
dân gian.
- Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn hạn chế: trẻ dễ dàng tham
gia chơi, nhưng cũng dễ dàng bỏ cuộc.
- Qua cuộc khảo sát đầu năm kết quả đạt được như sau:
+ Tổng số trẻ được khảo sát : 29
Trẻ yêu thích, hứng thú tham gia trò chơi dân gian
Hiểu biết về trò chơi dân gian
Trẻ tự tổ chức trò chơi dân gian
Phát triển thể lực
Tinh thần đoàn kết- ý thức tập thể
10/29 – 34,4%
8/ 29 – 27,5%
5/29 – 17,2%
15/29 – 51,7%
11/29 – 37,9
II.3. Giải pháp, biện pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
- Giúp trẻ phát triển toàn diện các lĩnh vực: nhận thức, ngôn ngữ, tình
cảm- kĩ năng xã hội, thẩm mỹ để hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách
, kĩ năng sống .
- Tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào các trò chơi dân gian.
- Lưu giữ bản sắc văn hóa người việt.
- Sử dụng trong các môn học một cách hấp dẫn, lôi cuốn và hiệu quả nhất.
- Giúp giáo viên lên tiết dạy nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn .
- Phối hợp với phụ huynh sưu tầm các trò chơi dân gian để các trò chơi
ngày càng phong phú hơn.
b. Nội dung và cách thực hiện.
Hiểu được tầm quan trọng của đề tài và trong điều kiện hiện tại của đơn vị
tôi cần phải suy nghĩ để giúp trẻ hứng thú hơn, để giúp giáo viên lên lớp nhẹ
nhàng và có hiệu quả.
Trong quá trình thực hiện đề tài bản thân tôi đã thực hiện những giải pháp
như sau:
- Giải pháp 1: Chuẩn bị các điều kiện trước khi tổ chức cho trẻ tham gia
vào các trò chơi dân gian.
*Nghiên cứu tài liệu
5
- Để tổ chức tốt các trò chơi dân gian cho trẻ, tôi đã nghiên cứu kĩ các văn
bản chỉ đạo của ngành, tìm hiểu trên mạng internet và ghi chép đầy đủ vào sổ
nhật kí để làm tư liệu vận dụng vào từng bài dạy cụ thể.
* Người chơi
- Bất kì một trò chơi nào muốn tiến hành thì phải có người chơi, và điều
đặc biệt trò chơi dân gian là trò chơi tập thể, vui nhộn đòi hỏi các người chơi
phải tích cực trong suốt quá trình chơi.
- Trẻ mầm non có đặc điểm chơi nhanh chán nên tôi làm công tác tư tưởng
động viên trẻ trước khi chơi, gợi ý để trẻ khám phá ý nghĩa của trò chơi.
* Phổ biến luật chơi, cách chơi
- Trò chơi dân gian có từ rất xa xưa, việc hướng dẫn cho trẻ biết cách chơi,
luật chơi là điều rất quan trọng. Khi phổ biến luật chơi, cách chơi một cách ngắn
ngọn, rõ ràng, dễ hiểu. Để trẻ dẽ tiếp thu và nắm bắt.
* Chuẩn bị đồ chơi
- Đồ chơi chủ yếu là đồ chơi tự tạo, chẳng hạn như trò chơi “Bịt mắt bắt
dê” thì cần một cái khăn, trò chơi “Ném còn” thì càn có một quả còn……
- Trò chơi dân gian thường có dị bản về cách chơi và luật chơi. Từ đó đồ
chơi sử dụng trong các trò chơi cũng phải linh hoạt thay đổi theo từng địa
phương, hoàn cảnh cụ thể. Do vậy giáo viên cũng cần linh hoạt và sáng tạo trong
các trò chơi để phù hợp với từng lớp học, lứa tuổi của trẻ mà vẫn đảm bảo luật
chơi không ảnh hưởng đến ý nghĩa của trò chơi. Ví dụ như trò chơi‘ chơi
chuyền” que có thể bằng tre, bằng gỗ hay bất cứ que gì thẳng, tròn, nhẵn dài
khoảng 20 cm. Hòn chuyền có thể là quả bóng nhỏ hay hòn sỏi, hay một quả gì
đó to vừa gọn trong lòng bàn tay trẻ…….
* Địa điểm
- Việc chuẩn bị địa điểm rất quan trọng có trò chơi chỉ cần không gian nhỏ
vì trò chơi ít người và mang tính chất tĩnh.
- ví dụ:
+Trò chơi ‘ Kéo cưa lừa xẻ” chơi ngoài trời hoặc trong nhà, hai trẻ ngồi
đối diện nhau đưa hai tay ra và cầm vào tay nhau đọc bài đồng dao “ Kéo cưa lừa
xẻ”để kéo qua kéo lại.
+ Trò chơi “ Vuốt hột nổ’ chơi ngoài trời hoặc trong nhà, hai trẻ ngồi đối
diện nhau, đưa hai tay ra vuốt, rồi tay phải bạn này đập vào tay trái bạn kia và
ngược lại
- Trò chơi nhiều người tham gia và mang tính chất động, cần khoảng
không gian rộng.
- ví dụ:
6
+ Trò chơi “ Mèo bắt chuột” chọn 2 trẻ, một trẻ làm mèo và một trẻ làm
chuột, các bạn còn lại đứng thành vòng tròn và cầm tay nhau khi có hiệu lệnh thì
trẻ thực hiện chơi.
+ Trò chơi “ Ném còn” có một cột mốc cao 3 m, trên đỉnh cắm một vòng
tròn( đường kính khoảng 30- 40 cm) . từ chân cột 2- 4m thì kẻ vạch mốc. Chia
người chơi thành 2 đội đứng ở 2 phía cột mốc, sau đó lần lượt từng người chơi
ném còn qua cột mốc dau đó người chơi phía bên kia ném còn trở lại. Cứ tiếp tục
như vậy cho đến hết. Ngoài ra còn có nhiều trò chơi như: “ Kéo co”, “ Rồng
rắn lên mây”, “ Thả đỉa ba ba”, “ Trồng nụ trồng hoa”…
* Thuộc lời ca
- Hầu hết các trò chơi giân gian đều có lời ca đặc trưng của trò chơi,
những lời ca ngộ nghĩnh, dễ thuộc…
Nu na nu nống
Cái tróng nằm trong
Con cóc nhảy ra
Con gà ú ụ
Con ong nằm ngoài
Bà mụ thổi xôi
Củ khoai chấm mật
Ông tôi nấu chè
Phật ngồi phật khóc
Tay xòe chân rụt
- Hay “Chi chi chành chành” trẻ hát “ Chi chi chành chành – Cái đanh
thổi lửa – Con ngựa chết trương – Tam vương ngũ đế…”. Câu hát dường
như chẳng có mạch ý nào rõ ràng, nhưng thiếu nó thì trò chơi không thể
tiến hành
- Trò chơi chỉ có thể được tổ chức khi trẻ đã thuộc lời đồng dao. Chính vì
vậy, tôi thường cho trẻ làm quen với lời đồng dao của các trò chơi dân gian trước
khi hướng dẫn trẻ chơi vào các thời điểm trong ngày của trẻ như: Hoạt động
chiều, hoạt động ngoài trời…Khi trẻ đã thuộc lời đồng dao, tôi tổ chức cho trẻ
chơi các trò chơi tương ứng với lời đồng dao đó. Vì thế, trẻ chơi rất hứng thú và
tích cực tham gia chơi.
- Giải pháp 2: Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi mầm
non
- Tổ chức trò chơi dân gian lồng ghép, tích hợp nhằm giúp trẻ củng cố kĩ
năng, ngôn ngữ, vận động, tư duy. Đối với trẻ ở mỗi thời kì thì có những đặc
điểm tâm sinh lí khác nhau, vì vậy khi chon các trò chơi dân gian phải phù hợp
vớ từng độ tuổi.
+ Với trẻ lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo bé ( từ 2 đến 4 tuổi ): Khả năng chú
ý có chủ định còn kém, nhận thức còn đơn giản. Vì vậy trẻ chỉ có thể chơi được
các trò chơi đơn giản như: “ Lộn cầu vồng”,Chi chi chành chành”, “ Tập tầm
vông”, “ Nu na nu nống”,…
7
+ Với trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn ( từ 4 đến 6 tuổi ): Khả năng chú ý có chủ
định và nhận thức của trẻ đã cao hơn rất nhiều so với lứa tuổi trước. Vì thế, trẻ
có thể chơi được các trò chơi dài hơn và khó hơn.
Khi lựa chọn các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo lớn, tôi thực hiện theo
các tiêu chí sau:
- Trò chơi không quá đơn giản nhưng cũng không quá phức tạp.
- Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi dễ kiếm, dễ tìm.
- Giúp củng cố tư duy, ngôn ngữ, vận động, kỹ năng cho trẻ.
-Trò chơi mang tính lồng ghép ôn lại bài cũ và làm quen kiến thức mới.
- Gây được hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ.
- Có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm trẻ trong lớp.
+Từ những tiêu chí trên, tôi đã lựa chọn các trò chơi sau cho trẻ lớp mẫu
giáo lá :“Ô ăn quan”, “Trốn tìm”, “Ném còn”,“ Chơi chuyền” …
- Ngoài ra có thể tổ chức trò chơi cho nhiều lứa tuổi tùy vào mức độ tổ
chức.ví dụ trò chơi “ Dung dăng dung dẻ”
+ Trẻ 2-3 tuổi cho trẻ đọc thuộc lời ca kết hợp với vận động tay chân nhẹ
nhàng:
“Dung dăng dung dẻ
Cho dê đi học
Dắt trẻ đi chơi
Cho cóc ở nhà
Đến ngõ nhà trời
Cho gà bới bếp
Lạy cậu lạy mợ
Xì xà xì xụp
Cho cháu về quê
Ngồi thụp xuống đây”
+ Với trẻ 3-4 tuổi, cho trẻ 5-6 tuổi trẻ nắm tay nhau theo hàng ngang, vừa
đi vừa đọc lời ca. Chân bước nhẹ nhàng, tay vung theo nhịp lời ca. Khi hát đến
tiếng “ dung” thì tay vung về phía trước và ngược lại .Cứ như thế cho đến cuối
bài hát tất cả mọi người ngồi xuống và bắt đầu chơi lại từ đầu.
-Giải pháp 3: Tạo hứng thú cho trẻ tham gia chơi
+ Trò chơi dân gian mang tính vui nhộn, tập thể, trò chơi có luật nhưng
thoải mái với người chơi và phù hợp với từng lưa tuổi. Vì vậy đây là môi trường
giáo dục cho trẻ tốt về đức tính tích cực, hòa đồng và cách làm việc theo nhóm.
Để tạo hứng thú cho trẻ tôi phải chuẩn bị đầy đủ như: Người chơi, phổ biến luật
chơi, cách chơi, đồ chơi, địa điểm, lời ca….sau đó nhấn mạnh ý nghĩa của trò
chơi nhằm thu hút trẻ vào trò chơi. Có thể sử dụng một số biện pháp thu hút như
sau:
+Giới thiệu đồ dùng đồ chơi của trò chơi phải thật đẹp, bắt mắt để trẻ tò
mò.
+ Giáo viên hướng dẫn rõ ràng, ngắn gọn, gây được sự chú ý của trẻ.
+Trong qua trình chơi giáo viên thường xuyên khen ngợi, động viên trẻ để
kích thích sự hứng thú của trẻ
8
+ Khi trẻ chơi thuần thục cần tăng độ khó của trò chơi để trẻ không nhàm
chám và kích thích ý chí vượt khó của trẻ.
+ Giáo viên nên biết cách tổ chức thi đua giữa các đội để tạo sự hứng thú
khi chơi.
-Giải pháp 4: Tổ chức trò chơi dân gian phù hợp với từng hoạt động.
- Tùy theo tính chất động hay tĩnh mà giáo viên lựa chọn xen kẽ các trò
chơi dân gian cho phù hợp.
+ Mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được một mục đích nhất định. Vì
thế, hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó. Nếu như hoạt động chung
được tổ chức nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại
giúp trẻ được gần gũi với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự nhiên và phát
triển thể chất, hay như ở hoạt động góc trẻ lại được mở rộng thêm về kinh
nghiệm sống và kỹ năng chơi theo nhóm. Chính vì vậy, giáo viên cần chú ý lựa
chọn và tổ chức các trò chơi dân gian cho phù hợp với tính chất của từng hoạt
động, từng chủ đề.
-Với hoạt động ngoài trời: Tận dụng không gian rộng và thoáng, giáo viên
nên tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động nhằm rèn luyện và phát triển thể
lực cho trẻ như: “Rồng rắn lên mây”, “Bịt mắt bắt dê”, “ Nhảy dây”, “Nhảy lò
cò”, “ Thả đỉa ba ba”…
-Với hoạt động góc: Nên tổ chức cho trẻ các trò chơi có thể chơi theo
nhóm nhỏ trong một không gian hẹp như: “ Ô ăn quan”, “Chơi chuyền”, “Rải
ranh”, “Chuyền thẻ”, “Kéo cưa lửa xẻ”…
-Với hoạt động chung và hoạt động chiều ( chủ yếu diễn ra trong phòng
nhóm ): Nên tổ chức cho trẻ các trò chơi tĩnh nhằm phát triển nhận thức cho trẻ
như: “Ô ăn quan”, “Tập tầm vông”, “Rải ranh”, “Chơi chuyền”, “Chơi cờ”, “Vấn
đáp”, “Đếm sao”, “ Đọc câu”…
- Với hoạt động chơi tự do: Là khi trẻ chơi tự do theo ý thích, lúc này giáo
viên thường đóng vai là người hướng dẫn, động viên, khuyến khích trẻ chơi.
- Với hoạt động khác: Trong các ngày hội giảng, tết trung thu, tổng kết, tết
thiếu nhi xen kẽ các tiết mục múa hát với những trò chơi dân gian như : Kéo co,
rồng rắn lên mây.
- Giải pháp 5: Tạo cơ hộ giúp trẻ phát triển các lĩnh vực.
- Đặc biệt khi tích hợp trò chơi dân gian trong hoạt động chung, giáo viên
cần lựa chọn trò chơi phù hợp với đặc điểm của từng môn học.
Ví dụ:
- Phát triển thể chất: Nên lựa chọn các trò chơi vận động nhằm rèn luyện
thân thể khoẻ mạnh, hoạt bát và năng động. Nhiều trò chơi đòi hỏi trẻ phải mạnh
mẽ, nhanh chân, nhanh mắt, nhanh miệng. Trẻ phải có sức khỏe mới có thể vui
chơi và ngược lại vui chơi giúp cho trẻ thêm khỏe mạnh và năng động.
Chẳng hạn:
9
+Với trò chơi “ Rồng rắn lên mây”, khi trẻ hát xong câu cuối: “ Xin khúc
đuôi – Tha hồ thày đuổi”, lập tức trẻ làm “ đuôi” ( đứng sau cùng ) phải chạy thật
nhanh, nếu không sẽ bị “ thầy” tóm lấy, sau đó có thể bị thay người khác hoặc lại
phải làm “ thầy” để đi đuổi những trẻ khác.
+Trò “ Trồng nụ trồng hoa”, có nhiều nấc chơi nho nhỏ: Từ bàn một, bàn
hai…đến bàn mười từ một nụ, một hoa…đến tám hoa.Trẻ phải vượt qua dần
từng nấc, hết nấc này mới đi tiếp nấc sau. Như vậy, trẻ phải dai sức, khỏe mạnh,
nhanh nhẹn và khéo léo mới có thể tiến dần đến được nấc cuối của trò chơi.
+Trò “ Chi chi chành chành” lại buộc trẻ phải rất nhanh tay, nhanh miệng
vì nếu câu cuối bài là “ ù à ù ập” được đọc xong mà trẻ không rút kịp tay ra,
ngón tay của nó sẽ bị giữ lại, như thế là thua.
- Lĩnh vực phát tiển nhận thức khi lựa chọn các trò chơi cần đáp ứng được
các tiêu chí sau:
+ Nhằm phát triển nhận thức cho trẻ.
+ Phát triển ngôn ngữ.
+ Cung cấp cho trẻ các kỹ năng như: Kỹ năng hoạt động theo nhóm, kỹ
năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi…
+ Rèn luyện trí nhớ và khả năng tư duy cho trẻ.
Ví dụ:
+ Lời đồng dao của trò chơi chuyền: “ Con ruồi có cánh - Đòn gánh có
mấu – Châu chấu có chân…” đã giúp trẻ nhận biết được đặc điểm đặc trưng của
một số con vật và đồ vật quen thuộc. hay trò chơi “ Đi chợ” cho trẻ nhận biết
một số nhóm thực phẩm quen thuộc.
+ Những câu thơ ngược có tính chất đánh lừa nhận thức, thử thách sự
năng động của trí tuệ, khiến trẻ muốn hiểu đúng sự vật thì phải chuyển ngược
lại:
Cô đọc lời bài thơ sai
Trẻ sửa và đọc đúng lời bài thơ\
“Non cao đầy nước
“ Non cao đầy mây
Đáy biển đầy mây
Đáy biển đầy nước
Dưới đất lắm mây
Dưới đất lắm cỏ
Trên trời lắm cỏ
Trên trời lắm mây
Người thì có mỏ
Người thì có miệng
Chim thì có mồm…”
Chim thì có mỏ…”
+“ Chuyền thẻ” là một trò chơi dân gian dạy trẻ làm toán cộng hay trừ. Đó
là bài tập đếm từ 1 đến 10 của trẻ. Trẻ nhóm các nhóm theo trật tự cao dần lên và
cộng lại trong phạm vi 10: Bắt đầu từ bàn một “cái mốt, cái mai, cái trai, cái
hến…” sau đó là nhóm đôi và các nhóm cao hơn “ đôi tôi, đôi chị…”, “ba lá đa,
ba lá đề…”, “tám quả trám, hai lên chín”…Bài tập đó có thể giúp trẻ đếm thành
thạo trong phạm vi 10.
- Phát triển thẩm mĩ: Nên chọn các trò chơi có giai điệu và lời hát như các
trò chơi: “ Tập tầm vông” , “ Hát chuyền sỏi”, “Đồng dao chăn trâu xứ
Quảng”…
10
- Ngoài ra khi lựa chọn các trò chơi dân gian trong hoạt động chung, một
điều cần đặc biệt lưu ý đó là: Phải lựa chọ trò chơi phù hợp với đề tài và chủ đề
của bài dạy.
Chẳng hạn như:
- Chủ đề “ Thế giới động vật” có thể tổ chức các trò chơi: “ Đồng dao hỏi
tuổi xứ Quảng”, “ Đồng dao chăn trâu xứ Quảng”, “ Bịt mắt bắt dê”, “ Phụ đồng
ếch”, “ Thi tìm những con vật có từ láy”…
- Chủ đề “ Thế giới thực vật” có thể cho trẻ chơi các trò chơi:
“ Trồng nụ trồng hoa”, “ Mít mật mít gai”, “ Làm nón mão bằng lá”…
- Chủ đề “ Tết và mùa xuân” là thời điểm thích hợp để giới thiệu cho trẻ
các trò chơi truyền thống của dân tộc trong dịp lễ Tết như :“ Ném còn”, “ Cướp
cờ”, “ Bịt mắt đánh trống”, “ Đẩy gậy”, “ Chơi đu”,“ Múa lân”…
- Phát triển tình cảm – kĩ năng xã hội
+ Có thể sử dụng các trò chơi như: Lêu mặt hay trò chơi “ Khuyên dạy”,
những trò chơi dân gian đồi hỏi sự đoàn kết, phối hợp nhịp nhàng trong
nhóm. Điều đó có tác dụng giáo dục tình cảm- kĩ năng xã hội, chẳng hạn như
bài “ Khuyên dạy”
“Đòi ăn là một
Đánh lộn là năm
Sợ tắm là chín
Nói tục là hai
Đái dầm là sáu
Xu nịch là mười
Khóc dai là ba
Nói láo là bảy
Dạy thì phải nhớ
Chơi xa là bốn
Mũi dài là tám
Cố nhớ cho chừa”
- Phát triển ngôn ngữ: giúp trẻ phát triển ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc, rèn
luyện phản xạ nhanh khi giáo tiếp, phát huy được tính dáng tạo, nhanh nhẹn của
trẻ.
Ví dụ: trò chơi “ Hỏi đáp”
“ Hột gì? Hột đậu
Môi gì? Môi son
Đậu gì? Đậu ma
Son gì? Son tàu
Ma gì? Ma da
Tàu gì? Tàu chuối
Da gì? Da chồn
Chuối gì? Chuối hột
Chồn gì? Chồn đèn
Hột gì? Hột đậu…
Đèn gì? Đèn sáp
Sáp gì? Sáp môi
- Giải pháp 6: Phối hợp với phụ huynh cùng hoạt động cho trẻ chơi trò
chơi dân gian ở nhà.
11
+ Giữa nhà trường và phụ huynh phải phối kết hợp với nhau. Vì vậy tôi đã
nâng cao công tác tuyên truyền về: Ích lợi của trò chơi trong cuộc họp đầu
năm, trao đổi với phụ huynh về khả năng của trẻ, vận động phụ huynh đóng
góp nguyên vật liệu, đồ dùng, sưu tầm những trò chơi bài đồng dao, ca dao.
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp.
- Xây dựng kế hoạch, cụ thể rõ ràng.
- Giáo viên có lòng kiên trì, nắm bắt thời cơ thích hợp để tham mưu với
nhà trường
- Phối hợp với phụ huynh cho trẻ đi học đều, chuyên cần ngày 2 buổi, nắm
bắt được những đặc điểm tâm sinh lí của trẻ để có hướng khắc phục và lựa chọn
cho phù hợp.
- Biết phối hợp với đồng nhiệp có sự giúp đỡ trong khi thực hiện đề tài.
- Có đồ dùng đồ chơi phù hợp và đầy đủ.
- Phải biết sắp xếp khoa học và hợp lí.
- Không gian lớp học rỗng rãi, thoáng mát.
d.Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
- Có mối quan hệ mật thiết với nhau, biện pháp nầy hỗ trợ cho biện pháp
kia.
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
Qua thực tế ở lớp lá 1 trường mầm non Hoa Pơ Lang thuộc xã Dur kmăl
tôi đã áp dụng một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian ở vùng đồng bào dân
tộc thiểu số đã thu được kết quả như sau:
Trẻ yêu thích, hứng thú tham gia trò chơi dân gian
Hiểu biết về trò chơi dân gian
Trẻ tự tổ chức trò chơi dân gian
Phát triển thể lực
Tinh thần đoàn kết- ý thức tập thể
29/29– 100%
24/29 – 83 %
24/29 – 83 %
29/29 – 100 %
29/29– 100 %
Trẻ đã yêu thích những trò chơi dân gian, hứng thú tham gia. Sự hiểu biết
của trẻ về các trò chơi nâng lên rõ rệt, những trò chơi dễ và quen thuộc trẻ có khả
năng tự tổ chức chơi. Và một điều là khi tham gia vào các trò chơi thể lực của trẻ
phát triển như: Trẻ khỏe mạnh, linh hoạt hơn….. Khi trẻ tham gia vào hoạt động
tập thể sẽ làm cho trẻ có ý thức hơn, trẻ hoạt động nhóm tốt hơn, cá nhân trẻ phát
triển mạnh.
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề
nghiên cứu
12
-Tất cả trẻ rất hứng thú và yêu thích các trò chơi dân gian. Trẻ thuộc
nhiều lời ca, đa số trẻ mạnh dạn, tự tin và rất linh hoạt.
-Trẻ được mở rộng kiến thức và có thêm rất nhiều hiểu biết về các trò
chơi dân gian, các phong tục truyền thống của dân tộc.
-Trẻ đã biết tự tổ chức chơi các trò chơi dân gian với các bạn trong
lớp.
-Qua việc thường xuyên được tham gia vào các trò chơi dân gian,
nhận thức và thể lực của các trẻ trong lớp tôi được nâng cao rõ rệt. Trẻ
nhanh nhẹn, năng động, tự tin và hồn nhiên trong giao tiếp với mọi người.
-Trò chơi dân gian còn giúp các trẻ trong lớp tôi thêm gắn bó với
nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể của trẻ.
- Giáo viên linh động, sáng tạo, tiết dạy nhẹ nhàng, thoải mái, biết
vận dụng nhiều lời ca khi tổ chức các hoạt động hằng ngày cho trẻ.
- Nhiều phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập của con em mình,
tích cực góp các nguyên vật liệu sẵn có, thường xuyên trao đổi phối hợp
với giáo viên để giáo dục trẻ.
III. Phần kết luận, kiến nghị
III.1. Kết luận:
Trò chơi dân gian có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển toàn
diện của trẻ nhỏ. Trò chơi dân gian vừa giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi,
vừa góp phần nâng cao nhận thức, phát triển các giác quan, tăng cường thể
lực cho trẻ, giúp trẻ trở thành những người lao động tài giỏi trong tương lai,
nhất là những trẻ chơi một cách hăng hái, hoạt động nổi bật trong khi chơi
thường cũng chính là những đứa trẻ thông minh, tháo vát và biết tổ chức
trong cuộc sống
Từ những việc làm trên bản thân tôi rút ra được những biên pháp cho thực
hiện đề tài như sau.
- Những hoạt động của trẻ không còn nặng nề, luôn hấp dẫn trẻ tạo sự hài
hòa cân đối.
- Giáo viên nhiệt tình tìm tòi có nhiều hình thức tổ chức linh động.
- Phụ huynh thường xuyên trao đổi với giáo viên để nắm bắt tình hình trẻ ở
nhà.
III.2. Kiến nghị:
- Nhà trường thường xuyên duy trì tổ chức các hội thi “Bé với trò chơi dân
gian” để cho trẻ có sự giao lưu với nhau.
- Có sân chơi thoán mát, rộng rãi, an toàn cho trẻ.
13
Dur kmăl, ngày 15 tháng 12 năm 2015
Người viết
Dương Thị Thảo
VI. Nhận xét của hội đồng đồng kiến.
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Chủ tịch hội đồng sáng kiến
Tài liệu tham khảo
Stt
1
Tên sách
Tên tác giả
Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo Tiến sĩ: Trần Thị Ngọc Trâm
dục mầm non
Tiến sĩ: Lê Thu Hương
Phó giáo sư tiến sĩ: Lê Thị Ánh
Tuyết
2
Hướng dẫn tổ chức các trò chơi dân
gian cho trẻ mầm non
Trung tâm nghiên cứu chiến lược
và phát triển chương trình giáo
dục mầm non.
14
Mục lục
Sáng kiến kinh nghiệm ........................................................................................ 1
I. Phần mở đầu: ................................................................................................. 1
I.1. Lý do chọn đề tài. .......................................................................................... 1
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. ...................................................................... 1
I.3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 2
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2
I.5. Phương pháp nghiên cứu. .............................................................................. 2
II. Phần nội dung ............................................................................................... 2
II.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................ 2
II.2.Thực trạng .................................................................................................... 2
a. Thuận lợi- khó khăn...................................................................................... 2
b. Thành công- hạn chế..................................................................................... 3
c. Mặt mạnh- mặt yếu. ...................................................................................... 3
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động .......................................................... 4
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra. .................. 4
II.3. Giải pháp, biện pháp: ................................................................................... 5
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp ................................................................ 5
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
.......................................................................................................................... 12
III. Phần kết luận, kiến nghị ........................................................................... 13
III.1. Kết luận: ................................................................................................... 13
III.2.Kiến nghị: .................................................................................................. 13
15