Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Phát triển chăn nuôi bò thịt giống địa phương trên địa bàn huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 91 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHẠM MINH TUÂN

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT
GIỐNG ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PÁC NẶM TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHẠM MINH TUÂN

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT
GIỐNG ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PÁC NẶM TỈNH BẮC KẠN
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 8 62 01 15

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Quang Quý

THÁI NGUYÊN - 2019




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn “Phát
triển chăn nuôi bò thịt giống địa phương trên địa bàn huyện Pác Nặm tỉnh Bắc
Kạn” là trung thực, là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
Các tài liệu, số liệu sử dụng trong luận văn do các Phòng, Ban thuộc UBND
huyện và các xã cung cấp, và ngoài ra là các số liệu do cá nhân tôi thu thập khảo sát
từ người dân tại địa bàn huyện, các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã
được công bố... Các trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Ngày 20 tháng 01 năm 2019
Tác giả luận văn
Phạm Minh Tuân


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Phát triển chăn nuôi bò thịt giống địa
phương trên địa bàn huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn”, tôi đã nhận được sự hướng
dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn
sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học
tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Phòng Quản lý Đào tạo
Sau Đại học, các khoa, phòng của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập
và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn PGS.TS.
Đỗ Quang Quý, các nhà khoa học, các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Kinh tế
và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác của các

đồng chí tại địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí, cán bộ tại
UBND huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn và cán bộ, người dân tại các xã trên địa bàn
huyện đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu cho luận văn.
Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè và gia đình đã giúp tôi thực
hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 01 năm 2019
Tác giả luận văn
Phạm Minh Tuân


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2
4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của đề tài ............................................. 3
5. Kết cấu của luận văn ........................................................................................ 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN
NUÔI BÒ THỊT.................................................................................................. 4
1.1 Các khái niệm cơ bản ..................................................................................... 4
1.2 Đặc điểm, vai trò và thị trường của sản phẩm bò thịt .................................... 5
1.2.1 Đặc điểm của chăn nuôi bò thịt ................................................................... 5

1.2.2 Vai trò của chăn nuôi bò thịt ....................................................................... 6
1.2.3 Thị trường của sản phẩm bò thịt ................................................................. 7
1.3 Nội dung phát triển chăn nuôi bò thịt ............................................................ 8
1.3.1 Phát triển chăn nuôi bò thịt về mặt số lượng .............................................. 8
1.3.2 Phát triển chăn nuôi bò thịt về mặt chất lượng ........................................... 9
1.3.3 Phát triển chăn nuôi bò thịt về thị trường tiêu thụ .................................... 11
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò thịt ............................. 11
1.4.1 Nhân tố chủ quan ...................................................................................... 11
1.4.2 Nhân tố khách quan ................................................................................... 12
1.5 Cơ sở thực tiễn về phát triển chăn nuôi bò thịt ............................................ 14
1.5.1 Kinh nghiệm của một số địa phương về phát triển chăn nuôi bò thịt ....... 14
1.5.2 Bài học kinh nghiệm cho huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn ......................... 17


iv
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 19
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 19
2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát............................................ 19
2.3. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu ......................................................... 19
2.4. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu .......................................................... 20
2.5. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài ..................................... 20
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT GIỐNG
ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH BẮC KẠN ....... 23
3.1 Giới thiệu chung về huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn .................................... 23
3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên ..................................................................... 23
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội .......................................................................... 26
3.1.3 Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cho phát
triển chăn nuôi bò thịt giống địa phương trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh
Bắc Kạn ................................................................................................... 28
3.1.4 Tình hình phát triển chăn nuôi tại huyện Pác Nặm ................................... 29

3.2 Thực trạng phát triển chăn nuôi bò thịt tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn . 31
3.2.1 Thực trạng phát triển chăn nuôi bò thịt về số lượng tại huyện Pác Nặm.. 31
3.2.2 Thực trạng phát triển chăn nuôi bò thịt về chất lượng tại huyện Pác
Nặm .................................................................................................................... 36
3.2.3 Kết quả phát triển chăn nuôi bò thịt tại huyện Pác Nặm .......................... 45
3.3 Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò thịt tại huyện
Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn ........................................................................... 47
3.3.1. Nhân tố chủ quan ..................................................................................... 47
3.3.2 Nhân tố khách quan ................................................................................... 52
3.4 Đánh giá chung về phát triển chăn nuôi bò thịt tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc
Kạn ..................................................................................................................... 54
3.4.1 Kết quả đạt được ....................................................................................... 54
3.4.2 Hạn chế và nguyên nhân ........................................................................... 55
Chương 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT GIỐNG ĐỊA
PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH BẮC KẠN ......... 57


v
4.1 Quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển chăn nuôi bò thịt giống địa
phương trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn ............................... 57
4.1.1 Quan điểm phát triển ................................................................................. 57
4.1.2 Định hướng phát triển ............................................................................... 57
4.1.3 Mục tiêu phát triển .................................................................................... 59
4.2. Giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt giống địa phương trên địa bàn huyện
Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn ........................................................................... 60
4.2.1. Giải pháp về giống vật nuôi ..................................................................... 60
4.2.2. Thực hiện hỗ trợ kỹ thuật, khuyến nông và thông tin tuyên truyền cho hộ
chăn nuôi bò ............................................................................................ 62
4.2.3. Giải pháp về thú y .................................................................................... 64
4.2.4. Giải pháp về giết mổ, chế biến, môi trường và thị trường tiêu thụ cho sản

phẩm bò thịt ............................................................................................. 65
4.2.5. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ........................................................ 66
4.2.6 Giải pháp áp dụng khoa học công nghệ vào phát triển chăn nuôi bò thịt . 68
4.2.7. Nhóm giải pháp về chính sách ................................................................. 68
4.3. Kiến nghị ..................................................................................................... 70
4.3.1. Đối với Nhà nước và Chính quyền địa phương ....................................... 70
4.3.2 Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn ............... 71
4.3.3 Đối với UBND huyện Pác Nặm ................................................................ 72
4.3.4 Đối với các hộ chăn nuôi........................................................................... 72
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 76
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 78


vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CB

Cán bộ

CBKN

Cán bộ khuyến nông

UBND

Ủy ban nhân dân


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1:

Số lượng gia súc qua một số năm................................................. 30

Bảng 3.2:

Cơ cấu đàn bò của huyện Pác Nặm .............................................. 35

Bảng 3.3:

Tổng hợp nhiệm vụ cải tạo chất lượng giống bò thị tại huyện Pác Nặm 37

Bảng 3.4:

Chi phí cho cải tạo chất lượng giống bò tại huyện Pác Nặm ....... 37

Bảng 3.5:

Tổng hợp nhiệm vụ tổ chức sản xuất chăn nuôi bò thịt tại huyện 40

Bảng 3.6:

Kết quả thực hiện tổ chức sản xuất chăn nuôi bò thịt của huyện . 41

Bảng 3.7:

Tổng hợp nhiệm vụ tổ chức sản xuất chăn nuôi bò thịt tại huyện 42

Bảng 3.8:


Kết quả thực hiện tình hình thú y và công tác tiêm phòng tại huyện
Pác Nặm ....................................................................................... 43

Bảng 3.9:

Quy định của nhà nước được áp dụng trong hoạt động chế biến và
tiêu thụ sản phẩm bò thịt .............................................................. 45

Bảng 3.10:

Số hộ chăn nuôi bò thịt tại huyện Pác Nặm ................................. 46

Bảng 3.11:

Độ tuổi của lao động được khảo sát ............................................. 48

Bảng 3.12:

Trình độ học vấn của hộ được khảo sát........................................ 49

Bảng 3.13:

Kinh nghiệm trong lĩnh vực chăn nuôi bò của hộ được khảo sát. 49

Bảng 3.14:

Nguồn vốn đầu tư để phát triển đàn bò ........................................ 50



viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1:

Số lượng bò thịt trên địa bàn huyện Pác Nặm .................................. 31

Biểu đồ 3.2:

Sản lượng thịt hơi hàng năm của huyện ............................................ 33

Biểu đồ 3.3:

Giá trị sản lượng thịt bò hàng năm của huyện Pác Nặm................... 34

Biểu đồ 3.4:

Mức lãi bình quân của hộ nuôi bò thịt tại Pác Nặm.......................... 39

Biểu đồ 3.5:

Tổng số lượng bò giống tại huyện qua các năm ............................... 47


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành chăn nuôi ở nước ta có vai trò quan trọng đối với nông nghiệp và phát
triển kinh tế quốc dân, giá trị ngành chăn nuôi hàng năm chiếm tỷ lệ khoảng 30%
tổng giá trị trong kinh tế nông nghiệp. Trong những năm vừa qua chăn nuôi góp phần
quan trọng đối với chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho

nông dân. Tốc độ phát triển chăn nuôi và sản phẩm chăn nuôi hàng năm tăng bình
quân từ 6-8% đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước (Niên giám thống
kê Cục Chăn nuôi năm 2016). Trong đó, chăn nuôi bò thịt chiếm vị trí quan trọng
nhất. Những năm gần đây, chăn nuôi bò thịt nước ta phát triển mạnh cả về số lượng
và chất lượng. Đạt được kết quả này là nhờ chính sách phát triển chăn nuôi của Chính
phủ. Một số giống bò ngoại đã được nhập vào Việt Nam như: Red Sind; bò Sahiwal,
Brahman… Đây là những giống bò nhiệt đới Châu Á có nguồn gen quý lai tạo với
giống bò ôn đới Châu Âu tạo nên những giống bò thịt có năng suất và chất lượng thịt
cao.
Huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn cũng được đánh giá là một huyện miền núi có
tiềm năng phát triển chăn nuôi đại gia súc với nhiều giống bò thịt quý cho giá trị kinh
tế cao. Giống bò thịt tại Pác Nặm có thân hình cao, to cân đối, khả năng sản xuất thịt
cao, thịt bò thơm ngon và mềm. Đặc biệt, giống bò H’Mông tại Pác Nặm đã được
Việt Nam đưa vào danh mục bảo tồn và phát triển. Tuy nhiên, theo phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Pác Nặm, năm 2017 tổng đàn bò thịt trên địa
bàn có xu hướng giảm mạnh, hiện chỉ có gần 12,2 nghìn con, giảm khoảng 8,9% so
với năm 2016. Nguyên nhân tổng đàn bò của huyện giảm mạnh là do xu thế cơ giới
hoá trong sản xuất nông nghiệp làm giảm số lượng bò cày kéo. Bên cạnh đó, số lượng
xuất bán và giết mổ nhiều cũng là nguyên nhân khiến cho tổng đàn gia súc giảm. Diện
tích đất canh tác được tận dụng để trồng rừng, trồng lúa nên đồng cỏ chăn nuôi bị thu
hẹp, những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thiếu nhân lực, hiệu quả chăn nuôi thấp, việc chăm
sóc cho đàn bò thịt còn chưa được chú trọng, số bò bị bệnh lở mồm long móng hay
chết rét nhiều… cũng là nguyên nhân khiến cho đàn bò trên của huyện giảm mạnh.


2
Xuất phát từ những thực tế trên, để có định hướng và chiến lược phát triển chăn
nuôi bò thịt giống địa phương tại Pác Nặm trong thời gian tới thì việc đánh giá thực
trạng đàn bò để từ đó có biện pháp kỹ thuật cần thiết phát triển số lượng và chất lượng
đàn bò thịt của huyện là cần thiết và cấp bách. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Phát

triển chăn nuôi bò thịt giống địa phương trên địa bàn huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn”
làm luận văn thạc sỹ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng phát triển chăn nuôi bò thịt giống địa phương trên địa
bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn, từ đó giúp khai thác có hiệu quả các nguồn lực,
góp phần cải thiện sinh kế, tăng thu nhập cho người chăn nuôi trên địa bàn.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi bò thịt;
- Phân tích đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi bò thịt giống địa phương
trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn;
- Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò thịt giống địa phương
trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn trong những năm tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển chăn nuôi bò thịt giống địa
phương trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện ở huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.
- Về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi bò thịt thời
kỳ 2015-2017; đề xuất giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt giống địa phương cho
huyện đến năm 2025.
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu những vấn đề kinh tế - kỹ thuật và tổ chức
- quản lý liên quan đến phát triển chăn nuôi bò thịt.


3
4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của đề tài
Nghiên cứu đã phân tích, đánh giá và mô tả chi tiết thực trạng phát triển chăn
nuôi bò thịt ở huyện Pác Nặm trên cả phương diện vĩ mô lẫn vi mô. Trên cơ sở đó,

luận văn đề xuất các nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi bò
thịt của địa phương trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu
tham khảo quan trọng đối với các nhà khoa học và các nhà hoạch định chiến lược,
đồng thời làm luận cứ khoa học để xây dựng các chính sách phát triển chăn nuôi bò
thịt hiệu quả và bền vững.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi bò thịt
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng phát triển chăn nuôi bò thịt giống địa phương trên địa
bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn
Chương 4: Giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt giống địa phương trên địa bàn
huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn


4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
CHĂN NUÔI BÒ THỊT
1.1 Các khái niệm cơ bản
Giống bò thịt
Giống bò thịt hay bò lấy thịt, bò hướng thịt là những giống bò nhà được chăn
nuôi chủ yếu phục vụ cho mục đích lấy thịt bò. Đây chủ yếu là những giống bò cao
sản, được chăn nuôi theo kiểu tăng trọng thể hiện qua giai đoạn vỗ béo. Việc chọn
các giống bò thịt được thực hiện công phu nhằm chọn ra những giống bò nhiều thịt,
có khả năng chống chịu với bệnh tật, thích nghi tốt, và có khả năng lai tạo để cải tạo
các đàn bò bản địa (Lê Viết Ly, 2009).
Chăn nuôi bò thịt
Chăn nuôi bò thịt hay còn gọi đơn giản là chăn bò, nuôi bò là việc thực
hành chăn nuôi các giống bò nhà, chủ yếu là các giống bò thịt. Chăn nuôi bò thịt là

một bộ phận quan trọng trong ngành chăn nuôi vì tầm quan trọng của việc sản
xuất thịt bò, việc chăn nuôi bò thịt cần được thực hiện theo quy trình chặt chẽ, khoa
học và đảm bảo kiểm soát chất lượng, đảm bảo đầu ra (Nguyễn Văn Chung, 2006).
Chăn nuôi bò thịt và bò sữa có nhiều điểm tương đồng về quy trình, chọn giống,
chăm sóc, chuồng trại, vệ sinh, phòng bệnh, thức ăn... tuy nhiên, chăn nuôi bò thịt
chú trọng vào công đoạn vỗ béo, tăng trọng để cho thịt nhiều và chất lượng, trong khi
đó chăn nuôi bò sữa chú trọng vào khâu chăm sóc, sinh sản và kỹ thuật vắt sữa để
cho ra các sản phẩm sữa (Đinh Văn Cải, 2007).
Phát triển chăn nuôi bò thịt
Phát triển chăn nuôi bò thịt là sự tăng lên về mặt số lượng và chất lượng đàn bò
với một cơ cấu hợp lý, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của mỗi địa
phương, của từng vùng và từng quốc gia. Phát triển chăn nuôi bò thịt luôn gắn liền
với sự tiến bộ khoa học công nghệ trong chăn nuôi. Phát triển chăn nuôi bò thịt là
phát triển theo hướng hàng hóa, chịu sự tác động của các quy luật kinh tế thị trường.
Phát triển chăn nuôi bò thịt là quá trình chuyển đổi dần từ chăn nuôi quy mô
nhỏ, phân tán ở cấp nông hộ sang quy mô vừa và lớn (gia trại, trang trại). Trong đó,


5
phát triển theo hướng trang trại là con đường tất yếu để nâng cao năng suất, chất
lượng và khối lượng sản phẩm hàng hóa hơn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,
đồng thời tăng tính liên kết và bền vững trong chuỗi giá trị của sản phẩm bò thịt. Chăn
nuôi trang trại tập trung là một trong những giải pháp nhằm kiểm soát được dịch bệnh,
góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhất là tại khu vực nông thôn.
Bò thịt giống địa phương
Bò thịt giống địa phương là giống bò thịt mang đặc điểm riêng biệt chỉ có tại
một địa phương, hoặc có nguồn gốc khởi phát từ một địa phương, một vùng địa lý
nhất định, khác biệt với các giống bò khác về đặc điểm di truyền. Mỗi loài có hình
thức đặc trưng đặc thù riêng biệt, chúng thường sống thành quần thể bầy đàn theo
tiểu vùng khí hậu, theo đặc thù vùng miền mỗi địa phương, mỗi giống bò địa phương

đều là sản phẩm thuần hóa theo đặc thù sinh kế của người dân, là sản phẩm chăn nuôi,
là tư liệu sản xuất lao động kết hợp với lực lượng lao động tại mỗi địa phương để sản
xuất và đem lại của cải phục vụ đời sống.
1.2 Đặc điểm, vai trò và thị trường của sản phẩm bò thịt
1.2.1 Đặc điểm của chăn nuôi bò thịt
- Bò thịt là loại động vật ăn cỏ có khả năng thích ứng được với các điều kiện
đồng cỏ chăn thả khác nhau.
Cỏ là nguồn thức ăn chính dùng trong chăn nuôi bò thịt, lượng cỏ thức ăn bò thịt
sử dụng khá lớn. Để phát huy được lợi thế so sánh của vùng trung du miền núi về phát
triển chăn nuôi bò thịt, trong quy hoạch cần phải có giải pháp phù hợp khắc phục những
đặc điểm hạn chế sự phát triển do ảnh hưởng nguồn thức ăn mang lại. [7]
- Tổ chức sản xuất chăn nuôi bò thịt không nhất thiết yêu cầu những điều kiện
kỹ thuật cao như bò sữa hoặc bò sinh sản, do đó có thể phát triển chăn nuôi bò thịt
theo các phương thức chăn nuôi với quy mô chăn nuôi khác nhau tuỳ theo năng lực
của loại hình sản xuất, tiềm năng phát triển chăn nuôi bò thịt phù hợp với đặc điểm
tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của vùng chăn nuôi. [7]
- Sản phẩm trong chăn nuôi bò thịt
Sản phẩm trong chăn nuôi bò thịt là trọng lượng thịt bò hơi thu được trong chu
kỳ sản xuất (một năm), là trọng lượng thịt tăng do kết quả của quá trình chăm sóc


6
nuôi dưỡng. Trọng lượng thịt tăng trong chăn nuôi bò thịt gồm trọng lượng bê dưới
12 tháng tuổi, trọng lượng lớn lên của đàn từ 13 đến 24 tháng tuổi, trọng lượng thịt
tăng của đàn bò tơ và bò loại thải vỗ béo. Sản phẩm chính thu được trong chăn nuôi
bò thịt ngoài lấy thịt còn được chuyển sang nuôi làm đàn giống sinh sản. [7]
- Chăn nuôi bò thịt là ngành kinh tế sản xuất hàng hóa
Thịt bò là một trong các loại thịt có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao, thịt bò
là loại thực phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng và được sử dụng rộng khắp ở các
quốc gia trên thế giới. Nhu cầu thịt bò phục vụ cho đời sống con người ngày càng

lớn, là cơ sở cho các nước có điều kiện và tiềm năng phát triển chăn nuôi bò thịt, đưa
chăn nuôi bò thịt thành ngành kinh tế sản xuất hàng hóa.
- Vốn đầu tư cho chăn nuôi bò thịt lớn, thời gian thu hồi vốn chậm
Vốn trong tổ chức sản xuất chăn nuôi bò thịt sử dụng cho việc xây dựng chuồng
trại, mua con giống, cải tạo và trồng mới đồng cỏ, cùng các chi phí khác phục vụ cho
công tác chăm sóc nuôi dưỡng. Các đầu tư chi phí trên có giá trị lớn và không thể thu
hồi ngay trong năm. Vốn đầu tư cho chăn nuôi bò thịt thu hồi chậm, thông thường
thời gian có thu sản phẩm trong chăn nuôi bò thịt tính từ thời điểm bò cái mang thai
đến thời điểm bê nuôi thịt được bán (từ 18 đến 24 tháng tuổi) trong khoảng từ 30 đến
36 tháng, nếu là bán bê giống mất khoảng 15 đến 18 tháng. Để phát triển chăn nuôi
bò thịt Nhà nước cần có cơ chế chính sách tạo điều kiện cho hộ chăn nuôi tiếp cận
các nguồn vốn tín dụng với các điệu kiện vay thuận lợi, lãi suất và thời gian vay phù
hợp.[7]
1.2.2 Vai trò của chăn nuôi bò thịt
Cung cấp thực phẩm
Thịt bò là loại thịt đỏ có giá trị dinh dưỡng cao. Từ thịt bò người ta có thể chế
biến nhiều món ăn ngon. Chính vì vậy, trên thị trường thịt bò luôn đắt hơn thịt các
loại gia súc khác và đắt hơn cả thịt gia cầm. Bò là những gia súc nhai lại có khả năng
biến thức ăn rẻ tiền như cây cỏ, rơm rạ thành hàng trăm thành phần khác nhau của
thịt và sữa. Mức sống càng được cải thiện thì nhu cầu của con người về thịt và sữa bò
càng tăng lên. [5]


7
Chăn nuôi bò thịt cung cấp phân bón và chất đốt
Phân trâu bò là loại phân hữu cơ có khối lượng đáng kể. Mặc dù chất lượng
không cao như phân lợn, nhưng nhờ có khối lượng lớn phân bò đã đáp ứng một phần
rất lớn nhu cầu phân hữu cơ cho nền nông nghiệp hữu cơ. Do vậy, nhiều địa phương
người dân nuôi bò với mục đích lấy phân là chính. Ngoài việc dùng làm phân bón,
trên Thế giới phân bò còn được dùng làm chất đốt. Tại một số nước Tây Nam Á như

Ẩn Độ, Pakistan, phân được trộn với rơm băm, nắm thành bánh và phơi nắng khô, dự
trữ và sử dụng làm chất đốt quanh năm.[5]
Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và thủ công mỹ nghệ
Da bò là một mặt hàng rất quan trọng để xuất khẩu cũng như để cung cấp nguyên
liệu cho công nghiệp địa phương. Da bò là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho các nhà
máy thuộc da. Da bò có thể dùng làm áo da, găng tay, bao súng, dây lưng, giày, dép,
cặp.... Da có giá trị khi bộ da đó có trọng lượng lớn và kích thước to (dày, rộng, dài),
đại lượng của chỉ số trên không những phụ thuộc vào điều kiện nuôi dưỡng mà còn
phụ thuộc vào giống, giới tính, tuổi và các yếu tố khác.
Sừng được gia công và chế biến để làm ra các mặt hàng mỹ nghệ tinh xảo như
một số đồ trang sức hoặc lược, giá gương… Ở nhiều vùng nông thôn người ta còn
dùng da bò làm thực phẩm. Nhờ độ dày, sức bền và khả năng uốn mềm của nó mà
lông bò thích hợp cho việc sản xuất bàn chải mỹ nghệ và lau chùi một số máy móc
quang học.[5]
Chăn nuôi bò thịt tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có
Nguồn thức ăn chủ yếu của bò thịt là cỏ tươi ngoài bải chăn thả, cỏ khô, rơm rạ
và một vài thức ăn thô xanh khác: Ngọn mía, thân cây ngô, thân lá đậu các loại…
Ngoài ra còn bã mía, rỉ mật, khô dầu… Thông qua thức ăn phong phú rẻ tiền này sẽ
cho ra một lượng chất hữu cơ quý giá đáng kể và năng lượng khổng lồ cung cấp cho
con người mà không phải đầu tư cao. Do vậy trong điều kiện kinh tế còn khó khăn
việc phát triển chăn nuôi bò sẽ tận dụng tốt nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương,
đem lại nguồn lợi kinh tế và nâng cao thu nhập cho hộ chăn nuôi.
1.2.3 Thị trường của sản phẩm bò thịt
Hiện tại, thị trường sản phẩm bò thịt nước ta chưa phát triển, các doanh nghiệp
chưa hình thành chuỗi giá trị bò thịt từ chăn nuôi, giết mổ, chế biến và phân phối.


8
Một số doanh nghiệp có giết mổ công nghiệp nhưng chưa đầu tư hệ thống kho mát
và kho đông lạnh để bảo quản sản phẩm mà chủ yếu xuất bán thịt bò tươi ở thị trường

trong nước nên khó đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn về thịt bò xuất khẩu chính ngạch.
Các sản phẩm từ chăn nuôi bò thịt thường phải bán hàng qua kênh trung gian là các
thương lái.[9]
Để phát triển thị trường bò thịt, các doanh nghiệp cần lưu ý nuôi bò sinh sản để
từng bước chuẩn bị bò thịt vỗ béo. Đồng thời trồng cỏ, ngô đi kèm với công nghệ chế
biến và các phụ phẩm làm thức ăn cho bò. Đặc biệt hoạt động giết mổ công nghiệp
cần gắn với xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý và có kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
trên thị trường nội địa, khuyến khích xuất khẩu sản phẩm thịt bò.
1.3 Nội dung phát triển chăn nuôi bò thịt
Phát triển sản xuất ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò thịt nói riêng là
một phần trong chiến lược đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất nông
nghiệp phát triển toàn diện và bền vững. Với lý thuyết nội dung phát triển chăn nuôi
bò thịt được thể hiện cả về mặt số lượng và chất lượng.
1.3.1 Phát triển chăn nuôi bò thịt về mặt số lượng
Về mặt số lượng, phát triển chăn nuôi bò thịt bao gồm:
+ Sự tăng lên về quy mô đàn bò thịt ở một số khu vực hay trong một quốc gia,
thể hiện tốc độ tăng trưởng trong chăn nuôi bò thịt.
+ Sản lượng thịt bò thu được của toàn đàn trong chu kỳ chăn nuôi, thể hiện kết
quả của quá trình chăm sóc nuôi dưỡng. Chỉ tiêu xác định sản lượng thịt bò thu được
trong chu kỳ chăn nuôi là trọng lượng thịt tăng.
+ Giá trị sản lượng chăn nuôi bò thịt, thể hiện quy mô giá trị sản xuất mà chăn
nuôi bò thịt tạo ra cho xã hội, là cơ sở so sánh mức độ đáp ứng yêu cầu xã hội của
chăn nuôi bò thịt với các sản phẩm khác trong ngành nông nghiệp và trong nền kinh
tế quốc dân.
+ Cơ cấu đàn phù hợp bảo đảm tái sản xuất đàn: Cơ cấu đàn bò thịt là tỷ lệ giữa
các nhóm tuổi trong tổng đàn, trong đó cơ cấu đàn cái sinh sản có ý nghĩa quan trọng
quyết định tốc độ tăng trưởng và khả năng tái sản xuất của đàn.
Cơ cấu đàn bò thịt phù hợp tuỳ thuộc vào phương thức chăn nuôi, công tác giống
và việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Với phương thức



9
chăn thả tự do không có sự hướng dẫn, tốc độ phát triển của đàn hoàn toàn phụ thuộc
quy luật sinh sản tự nhiên mà không có các tác động của khoa học kỹ thuật vào trong
công tác giống thì cần bố trí cơ cấu số lượng đực giống đủ bảo đảm cho đàn cái sinh
sản duy trì tỷ lệ sinh và tăng trưởng trong đàn.[9]
Trong phương thức chăn thả có hướng dẫn, nếu đồng thời áp dụng các giải pháp
kỹ thuật thụ tinh nhân tạo vào chăn nuôi thì cơ cấu đực giống trong tổng đàn sẽ rất
thấp vì đàn đực giống không còn ý nghĩa trong việc duy trì tỷ lệ sinh của đàn cái sinh
sản và tốc độ tăng trưởng của đàn bò.
1.3.2 Phát triển chăn nuôi bò thịt về mặt chất lượng
Sự phát triển chăn nuôi bò thịt về mặt chất lượng thể hiện ở những điểm sau:
+ Chất lượng đàn bò thịt được cải tạo đủ đạt mục đích nâng cao năng suất và
hiệu quả trong chăn nuôi. Trong chăn nuôi bò thịt, những giống có tầm vóc bé, trọng
lượng nhỏ và tỷ lệ thịt xẻ thấp sẽ làm cho năng suất chăn nuôi bò thịt không cao, hiệu
quả chăn nuôi thấp. Để có được kết quả cao, trong chăn nuôi bò thịt phải cải tạo chất
lượng giống, từ giống có năng suất thấp thành giống có năng suất cao hơn bằng việc
cải tạo làm cho tầm vóc to hơn, trọng lượng cơ thể tăng lên, tỷ lệ thịt xẻ đạt cao. [9]
+ Khả năng chống chịu bệnh tật tốt, thích nghi được với điều kiện chăn thả của
vùng hay khu vực.
+ Hiệu quả sản xuất từ chăn nuôi bò thịt đạt cao, thu nhập của người chăn nuôi
bò thịt được nâng lên, đời sống của người chăn nuôi bò thịt được cải thiện.
Trong chăn nuôi bò thịt, hiệu quả thu được từ chăn nuôi là phần chênh lệch từ
tiền thu bán sản phẩm trừ đi chi phí trong quá trình chăn nuôi, chênh lệch này càng
lớn thì chăn nuôi bò thịt càng có hiệu quả.
+ Tổ chức và phương thức sản xuất chăn nuôi bò thịt phù hợp, phát huy có hiệu
quả tiềm năng kinh tế xã hội và thế mạnh của từng vùng, từng khu vực và từng địa
phương. Ở các vùng, khu vực và địa phương có các đặc điểm điều kiện tự nhiên và
điều kiện kinh tế xã hội khác nhau, những đặc điểm trên là cơ sở cho quá trình xây
dựng phương hướng phát triển kinh tế. Hiệu quả trong phát triển kinh tế nói chung và

chăn nuôi bò thịt ở vùng, khu vực hoặc địa phương đó chính là kết quả của quá trình


10
phát triển sản xuất, là kết quả của việc chọn lựa hình thức tổ chức và phương thức
sản xuất phù hợp với những đặc điểm tại đó. [4]
+ Thực hiện tốt quy trình vệ sinh thú y trong chăm sóc nuôi dưỡng bò thịt, tạo
ra sản phẩm thịt sạch, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ cho nhu cầu đời
sống con người.
+ Phát triển chăn nuôi bò thịt phải cân đối với sự tăng trưởng chung của sản
xuất nông nghiệp gắn với tăng trưởng kinh tế của vùng và khu vực, bảo đảm giữ gìn
vệ sinh môi trường sinh thái.
Trong chăn nuôi bò thịt, sự phát triển về số lượng và chất lượng có quan hệ hữu
cơ với nhau, sự phát triển về chất lượng là nhân tố làm tăng nhanh sự phát triển về số
lượng và ngược lại. Với những giống bò thịt có năng suất cao, khả năng chống chịu
tốt, thích ứng được các điều kiện chăn thả, cùng việc tổ chức chăn nuôi phù hợp là cơ
sở cho phát triển nhanh quy mô đàn bò thịt, tăng lượng sản phẩm thu được. Việc phát
triển nhanh quy mô đàn bò thịt, tăng lượng sản phẩm thu được là điều kiện mang lại
hiệu quả cao trong chăn nuôi. [8]
Phát triển chăn nuôi bò thịt luôn đi kèm với sự phát triển hệ thống các dịch vụ
đầu vào (giống, thức ăn, vốn vay, thú y, khuyến nông) và đầu ra (vận chuyển, cơ sở
giết mổ, nhà máy chế biến, chợ tiêu thụ…). Sự phát triển hệ thống dịch vụ đầu vào
và đầu ra sẽ cho phép người chăn nuôi có thể dễ dàng tiếp cận và tăng khả năng đáp
ứng nhu cầu sản xuất của các cơ sở chăn nuôi bò thịt. Phát triển chăn nuôi bò thịt đòi
hỏi hệ thống các thiết chế, chính sách của Chính phủ phải được xây dựng đồng bộ,
phát huy tính hiệu quả nhằm tạo lập khuôn khổ pháp lý, các cân đối vĩ mô đảm bảo
hoạt động chăn nuôi bò thịt phát triển có định hướng. Một chính sách tốt được thể
hiện ở các khía cạnh như: Định hướng điều tiết sự mất cân đối giữa sản xuất - tiêu
dùng, đầu vào - đầu ra; cân đối giữa các vùng lãnh thổ (gò đồi miền núi, đồng bằng
và đầm phá ven biển).

Phát triển chăn nuôi bò thịt là phát triển mang tính bền vững. Tính bền vững
trong phát triển chăn nuôi bò thịt có nội hàm là bền vững về kinh tế, bền vững về kỹ
thuật, bền vững về vệ sinh và bền vững về môi sinh. Trong đó, phát triển bền vững
về kinh tế là yếu tố quyết định sự tồn tại của hoạt động chăn nuôi bò thịt. Bền vững


11
về kinh tế thể hiện sự ổn định của giá cả thị trường đầu vào và đầu ra, phát triển trong
một mô hình kinh tế đa dạng, tiết kiệm nguồn lực, năng suất cao, chất lượng sản phẩm
tốt và đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
1.3.3 Phát triển chăn nuôi bò thịt về thị trường tiêu thụ
Việc phát triển hoạt động chăn nuôi bò thịt về số lượng và chất lượng sẽ không
bền vững nếu như khâu tiêu thụ thịt bò không có được sự phát triển tương ứng, vì chỉ
có tiêu thụ được sản phẩm, thì mới có cơ hội để mở rộng sản xuất, chính vì vậy, phát
triển thị trường tiêu thụ cũng là một nội dung quan trọng trong phát triển chăn nuôi
bò thịt tại địa phương. Để làm tốt công tác này, cần sự tham gia của các lãnh đạo, các
cấp chính quyền địa phương, kết hợp với các doanh nghiệp, người chăn nuôi, để cùng
phối hợp trong việc triển khai các hoạt động xúc tiến bán hàng, mở rộng đối tác tiêu
thụ, đảm bảo được sản lượng thịt bò làm ra được tiêu thụ ổn định, bình ổn về giá cả.
Có như vậy mới giúp đảm bảo được thu nhập cho người chăn nuôi, giúp họ yên tâm
mở rộng hoạt động chăn nuôi của mình. [10]
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò thịt
1.4.1 Nhân tố chủ quan
Con giống
Con giống là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến năng suất chăn nuôi, con
giống tốt thì năng suất cao và ngược lại. Đàn bò nước ta phần lớn chưa được cải tạo, tầm
vóc nhỏ bé năng suất sản xuất thấp, hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi bò không cao. Do đó
cần phải tiến hành cải tạo đàn bò để nâng cao tầm vóc, tăng năng suất, thu nhập cho
người chăn nuôi cũng như thúc đẩy ngành chăn nuôi bò ngày một phát triển.
Giống bò là một yếu tố quan trọng và cần thiết, phải được quan tâm hàng đầu

trong việc phát triển chăn nuôi bò, thường xuyên chọn lọc cải tạo hoặc có thể kết hợp
với việc nhập nội các giống bò thích nghi với điều kiện địa phương.
Trình độ lao động
Việc ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học và công nghệ vào trong sản xuất là
một trong những nguyên nhân làm cho ngành nông nghiệp nói chung và chăn nuôi
bò thịt nói riêng phát triển. Để nắm bắt và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ
vào chăn nuôi bò thịt, yêu cầu người lao động phải có những kiến thức cơ bản về kỹ


12
thuật chăn nuôi bò thịt. Hiện tại, chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam chủ yếu là trong các
hộ nông dân, quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, lao động là những thành viên trong hộ, cơ bản
không có chuyên môn kỹ thuật. Chất lượng lao động hiện tại có những tác động gây
trở ngại đến sự phát triển chăn nuôi bò thịt, ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả lao
động trong chăn nuôi.
Vốn đầu tư cho chăn nuôi bò thịt
Trong chăn nuôi bò thịt, cần nguồn vốn đầu tư lớn sử dụng cho việc:
+ Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật (gồm chuồng trại, đường giao thông, trang
thiết bị kỹ thuật phục vụ chăm sóc nuôi dưỡng).
+ Mua con giống, cải tạo và trồng mới đồng cỏ chăn nuôi.
+ Xây dựng các cơ sở chế biến sản phẩm.
+ Đầu tư cho các quá trình xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu tiêu thụ
sản phẩm và các chi phí tiếp thị khác.
Để chăn nuôi bò thịt phát triển, Nhà nước cần phải có nguồn vốn hỗ trợ tạo cho
nông dân đầu tư ban đầu, các nguồn đầu tư phục vụ cho chăn nuôi nói chung và cho
chăn nuôi bò thịt (trợ giá, trợ giống, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng...) kết hợp với
việc huy động các nguồn vốn tín dụng.
Hoạt động khuyến nông của địa phương
Hoạt động khuyến nông chính là tổ chức chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ
thuật và công nghệ mới đến với nông dân, làm động lực thúc đẩy kinh tế hộ phát triển.

Nội dung chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới gồm có giống
mới, kỹ thuật mới, công nghệ mới, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, chăn nuôi đàn bò thịt,
chế biến sản phẩm từ đàn bò.
Hoạt động khuyến nông chính là cách tiếp cận mới đến với các hộ nuôi bò thịt
hòa nhập trong nền kinh tế thị trường, làm cho sản xuất, chăn nuôi bò thịt gắn với thị
trường, sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên, là điều kiện bảo đảm cho chăn
nuôi bò thịt phát triển ổn định và bền vững
1.4.2 Nhân tố khách quan
Thời tiết, khí hậu
Bò thịt là động vật có hệ thần kinh cao cấp, rất mẫn cảm với môi trường sống,
do đó yếu tố thời tiết khí hậu có ảnh hưởng tác động trực tiếp đến chu kỳ sinh trưởng


13
phát triển của đàn bò thịt. Thức ăn chính sử dụng trong chăn nuôi bò thịt là các loại
cỏ tự nhiên và một số loại thảo mộc. Các loại cỏ có quy luật sinh trưởng và phát triển
riêng liên quan chặt chẽ vào thời tiết khí hậu các mùa trong năm. Thông thường các
loại cỏ tự nhiên đều sinh trưởng vào mùa xuân, phát triển mạnh vào mùa hè và tàn lụi
vào mùa đông, do vậy nguồn thức ăn dùng trong chăn nuôi bò thịt mang tính thời vụ
cao. Tính thời vụ của thức ăn ảnh hưởng đến sức khỏe và sự sinh trưởng phát triển
của đàn bò, ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh đẻ và tỷ lệ nuôi sống của đàn bò thịt. Nắm chắc
đặc điểm thời tiết khí hậu để giải quyết tốt vấn đề thức ăn có ý nghĩa quan trọng trong
quá trình chăm sóc nuôi dưỡng phát triển chăn nuôi bò thịt.
Đất và nguồn nước
Đất đai là nơi diễn ra các quá trình sản xuất chăn nuôi bò thịt, gồm: Diện tích
đồng cỏ tự nhiên, diện tích trồng cỏ, diện tích xây dựng chuồng trại. Diện tích, năng
suất và chất lượng đồng cỏ quyết định quy mô chăn nuôi bò thịt. Việc xây dựng và
triển khai thực hiện dự án phát triển chăn nuôi bò thịt phụ thuộc vào năng suất và chất
lượng đồng cỏ chăn thả. Quá trình sinh trưởng phát triển đồng cỏ phụ thuộc vào các
tác động của thời tiết khí hậu và mang tính thời vụ cao, do vậy việc phát triển chăn

nuôi bò thịt phải tính đến nguồn thức ăn, thực chất nó là vấn đề đồng cỏ chăn thả.
Nguồn nước thuận lợi là điều kiện tốt cho phát triển chăn nuôi bò thịt, vì nước
cần cho nhu cầu sống của bò thịt và sự sinh trưởng phát triển của cỏ, là điều kiện
thuận lợi cho việc canh tác các loại thức ăn cho bò thịt. Bên cạnh các tác động tích
cực thì nguồn nước có tác động cản trở, gây ra các khó khăn cho quá trình tổ chức
sản xuất chăn nuôi bò thịt, vì nguồn nước là một trong những môi trường dễ lây truyền
bệnh dịch. Do vậy trong việc bố trí khu vực chăn nuôi, chế biến sản phẩm, tiêu huỷ
xác chết phải chú ý đến việc quản lý sử dụng nguồn nước nhằm giữ gìn vệ sinh môi
trường, bảo đảm vệ sinh thú y.
Các chính sách quản lý của Nhà nước
Chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò thịt nói riêng để phát triển được thì cần
phải có cơ chế chính sách phù hợp của Chính phủ cũng như ở các địa phương nhằm
khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất. Các cơ chế chính sách của


14
Chính phủ phải tạo được tính chủ động và an tâm cho người sản xuất, tạo điều kiện
hỗ trợ người chăn nuôi, làm động lực thúc đẩy sản xuất chăn nuôi phát triển.
1.5 Cơ sở thực tiễn về phát triển chăn nuôi bò thịt
1.5.1 Kinh nghiệm của một số địa phương về phát triển chăn nuôi bò thịt
Kinh nghiệm của huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng
Bảo Lâm là huyện miền núi có địa hình phức tạp và khó khăn nhưng lại có lợi thế
về chăn nuôi gia súc, đặc biệt là trâu, bò. Để tạo điều kiện giúp các hộ dân trên địa bàn
phát triển đàn bò thịt, Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền quy
hoạch vùng phát triển đi đôi với quy hoạch đồng cỏ chăn nuôi cụ thể:
- Thực hiện nhân rộng giống bò U địa phương bằng cách thụ tinh nhân tạo và
chuyển giao bò đực giống.
- Khuyến khích các hộ chăn nuôi bò thịt khai thác triệt để các bãi chăn thả,
khoanh vùng và cải tạo đồng cỏ tự nhiên, chế biến và bảo quản các loại phụ phẩm
nông nghiệp để nâng cao khả năng tiêu hóa và kháng bệnh cho đàn gia súc; chủ động

áp dụng các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn, phòng ngừa việc đưa gia súc, gia cầm
mắc bệnh từ bên ngoài vào địa phương...
- Đi đôi việc phát triển đàn bò thịt, huyện Bảo Lâm chỉ đạo các hộ chăn nuôi
trồng nhiều loại cỏ có năng suất cao làm thức ăn cho bò bằng việc giao chỉ tiêu kế
hoạch vụ xuân và vụ mùa từng năm cho các xã, thị trấn. Từ đó, chăn nuôi bò thịt của
huyện đã có chuyển biến tích cực. Tổng đàn bò thịt tăng từ 9.375 con (năm 2016) lên
12.763 con (năm 2017) giúp các hộ chăn nuôi trên địa bàn gia tăng thu nhập, ổn định
cuộc sống.
- Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Lâm còn thực hiện chỉ đạo các
địa phương tập trung các nguồn lực khai thác triệt để điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất
đai, đặc biệt là tiềm năng thế mạnh về kinh nghiệm chăn nuôi của bà con dân tộc
Mông, Dao để tăng đàn bò thịt trong hộ gia đình. Đưa ra các chủ trương chuyển đổi
một số diện tích đất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cỏ chăn nuôi và
thực hiện thí điểm vùng chuyên canh trồng cỏ chăn nuôi tại các xã Thái Sơn, Đức
Hạnh, Lý Bôn… để nhân ra diện rộng. Tập trung tạo đà chuyển chăn nuôi trở thành
ngành sản xuất chính của địa phương, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời
sống nhân dân.


15
Kinh nghiệm của huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang
Mèo Vạc là huyện miền núi thấp, đất đai rộng lớn, nguồn thức ăn dồi dào có lợi
thế phát triển chăn nuôi gia súc, trong đó có giống bò thịt. Đến nay, toàn huyện đã có
50 mô hình nuôi bò hàng hóa quy mô 10 con trở lên, ngoài ra còn có hàng trăm hộ
nuôi từ 5 con trở lên, hộ nuôi nhiều nhất từ 30 - 40 con. Sau khi trừ chi phí người
chăn nuôi bò trên địa bàn thu lãi khoảng 1,5 - 2 triệu đồng/con/tháng, tạo thu nhập
đáng kể cho bà con nông dân. Theo thống kê đến năm 2017, huyện có gần 20,6 nghìn
con bò.
Bắt đầu từ năm 2015 huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã bắt đầu xây dựng mô
hình “Chuyển đổi một số diện tích trồng lúa, màu kém hiệu quả sang trồng cỏ làm

thức ăn chăn nuôi đàn bò thịt” tại xã Lũng Pù có diện tích 25 ha với nguồn vốn hỗ
trợ từ ngân sách là 25 triệu đồng. Đến năm 2017, huyện sẽ nhân rộng mô hình trồng
cỏ phục vụ chăn nuôi bò thịt sang một số địa phương khác như: Nậm Ban; Lũng
Chinh; Pả Vi…với diện tích 200 ha.
Chính quyền huyện Mèo Vạc đưa ra hàng loạt chính sách hỗ trợ, khuyến khích
bà con phát triển chăn nuôi bò thịt như: Hỗ trợ 10 triệu đồng/hộ đối với các hộ nghèo,
cận nghèo chưa có trâu, bò để mua trâu, bò sinh sản; hỗ trợ lãi suất cho người dân
vay vốn phát triển sản xuất theo Nghị quyết 209 của HĐND tỉnh; hỗ trợ trồng cỏ làm
thức ăn phục vụ đàn bò, phát triển chăn nuôi…
Đặc biệt là các địa phương đã nhận thức được hoạt động phát triển chăn nuôi
bò thịt là biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ đó có các chính sách khai thác yếu
tố văn hóa, lịch sử của người miền núi, hình thành những địa chỉ nuôi bò thịt tập trung
có uy tín làm vùng nguyên liệu ổn định cho nhà máy; có tính toán thích hợp để giảm
chi phí đầu tư, tạo ra những sản phẩm có sức cạnh tranh…
Về cơ bản, huyện thực hiện chủ trương chủ động về giống bò cung ứng cho các
hộ dân nuôi bò thịt. Chăn nuôi theo hướng tập trung, trang trại, công nghiệp nhằm
đạt các kết quả rõ nét cả về số lượng và quy mô. Bước đầu xây dụng một số cơ sở an
toàn dịch bệnh, cơ sở giết mổ tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản
phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
Kinh nghiệm của huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc
Dự án chăn nuôi bò thịt huyện Tam Đảo được triển khai thực hiện trong 3 năm,
từ 2015-2017. Theo đó, đã đào tạo được 2 lớp dẫn tinh viên nâng cao cho 30 cán bộ


×