Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bài tập quản trị hoạt động về quy trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.25 KB, 6 trang )

Bản chất của quản trị hoạt động có thể được tóm tắt bằng một định nghĩa
như sau:
Các hoạt động sản xuất chịu trách nhiệm cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ
của tổ chức. Các nhà quản lý sản xuất đưa ra các quyết định về chức năng
sản xuất và các mối quan hệ của chức năng sản xuất với các chức năng
khác. Các nhà quản lý sản xuất lập kế hoạch và kiểm soát hệ thống sản xuất
và các mối quan hệ của hệ thống này bên trong tổ chức cũng như với môi
trường bên ngoài.
Định nghĩa này nhấn mạnh ba điểm chính sau đây:
1. Các quyết định. Định nghĩa trên coi việc đưa ra quyết định là một thành
tố quan trọng của quản lý sản xuất. Bởi vì tất cả các nhà quản lý đều phải
đưa ra quyết định nên đương nhiên phải tập trung vào việc quyết định
như là vấn đề cốt yếu của quản lý. Đây là nền tảng để chia hoạt động sản
xuất thành các nhóm khác nhau tương ứng với các loại quyết định chủ
yếu. Ta có thể xác định bốn lĩnh vực ra quyết định cơ bản của quản lý sản
xuất là qui trình sản xuất, chất lượng, năng lực và tồn kho. Các loại quyết
định này là căn cứ để xác định những công việc mà các nhà quản lý sản
xuất cần làm. Ngoài ra, việc ra quyết định trong phạm vi lĩnh vực sản
xuất có những mối liên hệ chặt chẽ với các chức năng khác trong tổ chức.
2. Chức năng. Các hoạt động sản xuất là một trong những chức năng chính,
bên cạnh marketing và tài chính, trong tất cả các tổ chức. Chức năng sản
xuất chịu trách nhiệm về sản xuất và cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho
doanh nghiệp. Trong một doanh nghiệp sản xuất, chức năng sản xuất
thường được gọi là bộ phận chế tạo hay bộ phận sản xuất. Trong doanh
nghiệp dịch vụ, chức năng sản xuất có thể được gọi là bộ phận kế hoạch
hoặc một vài cái tên khác tuỳ theo từng ngành cụ thể . Nói chung, thuật


ngữ chung “hoạt động sản xuất” chỉ chức năng sản xuất ra hàng hoá hoặc
dịch vụ. Việc xác định hoạt động sản xuất theo cách này rất có ích trong
phân tích quá trình ra quyết định và phân định nhiệm vụ; nhưng chúng ta


cũng phải xem xét doanh nghiệp một cách tổng thể thông qua việc nhìn
nhận bản chất của quá trình ra quyết định liên quan đến các chức năng
khác nhau trong doanh nghiệp.
3. Qui trình. Như đã đề cập trên đây, các nhà quản lý sản xuất lập kế hoạch
và kiểm soát qui trình sản xuất và các giao diện của nó. Quan điểm xem
xét theo qui trình này trước hết là căn cứ chung cho việc xác định các
hoạt động chế tạo sản phẩm và cung cấp dịch vụ như là các qui trình biến
đổi các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra; hơn nữa, đó còn là một
nền tảng vững chắc để thiết kế và phân tích các hoạt động sản xuất. Với
việc sử dụng quan điểm xem xét theo qui trình, chúng ta coi các nhà quản
lý sản xuất là những người quản lý quá trình biến đổi trong doanh nghiệp.
Trong sự cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường và nhu cầu tiêu dùng
hiện nay, năng suất chưa đủ để giải quyết vấn đề hiệu quả kinh tế của việc
đầu tư phát triển sản xuất hàng hoá, vì người tiêu dùng đã quan tâm rất nhiều
đến vấn đề chất lượng lương thực, thực phẩm. Và nếu nói đến sản xuất nông
sản hàng hoá xuất khẩu thì vấn đề chất lượng lại càng được quan tâm nhiều
hơn. Khi định hướng để sản xuất một loại cây trồng vật nuôi, trước hết ta
phải xét nhu cầu của xã hội về sản phẩm do cây trồng vật nuôi đó tạo ra. Sản
phẩm sản xuất ra, nếu không được người tiêu dùng chấp nhận thì sản phẩm
đó được coi là sản phẩm kém, cho dù có đầu tư chi phí và công nghệ cao thì
giá trị kinh tế của sản phẩm mang lại đạt thấp.
Hiện nay, cũng vì không nâng cao được chất lượng sản phẩm xuất khẩu, cơ
cấu hàng hoá chậm thay đổi và chưa được đa dạng hoá. Nên sản phẩm sản
xuất ra chưa đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng đòi hỏi ngày càng cao. Theo


tôi, chất lượng sản phẩm hàng hóa được xem là “mấu chốt” của sự cạnh
tranh, giúp cho các doanh nghiệp, các tổ chức sản xuất các sản phẩm nông
nghiệp tồn tại và có cơ hội phát triển trên thị trường trong và ngoài nước.
Trước những thuận lợi từ thị trường thế giới, năm 2011 được cho là năm khả

quan đối với hàng nông sản nước ta. Có thể thấy, thị trường thế giới đang tạo
thuận lợi lớn cho hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Theo Tổ chức
Lương Nông Liên hợp quốc (FAO), giá nông sản, lương thực và nhu yếu
phẩm trên thế giới tăng cao chưa từng thấy kể từ năm 1990 tới nay và chưa
có dấu hiệu đảo ngược. Chỉ riêng trong tháng 1/2011, giá lương thực tăng
3,4% so với tháng 12/2010. Từ tháng 5/2010 đến nay, giá lúa mỳ, ca cao
tăng 6%. Riêng giá cà phê tăng 30% trong cùng thời kỳ. Cũng theo FAO sản
lượng tiêu thụ lúa gạo toàn cầu trong niên vụ 2011 sẽ tăng khoảng 420 nghìn
tấn, đạt mức cao kỷ lục 453 triệu tấn. Trong khi đó, dự báo thương mại gạo
toàn cầu trong năm 2011 ở mức khoảng 30,3 triệu tấn, tăng 1% so với năm
trước.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo, trong năm nay mặt hàng
nông sản sẽ có nhiều khởi sắc cả về số lượng, mặt hàng và giá bán. Cụ thể,
chỉ tính riêng trong tháng 1/2011, kim ngạch xuất khẩu nông sản cả nước đạt
1,6 tỷ USD, tăng 13,35% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu cà
phê đạt 100.000 tấn, trị giá 175 triệu USD tăng 13,2% về giá so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, 90% sản phẩm nông sản xuất khẩu của nước ta là dạng sơ chế,
giá cả thấp hơn sản phẩm cùng loại của các nước từ 5 - 10%.
Theo Bộ NN&PTNT, hiện còn nhiều hạn chế trong việc sản xuất các sản
phẩm nông sản có giá trị gia tăng cao như: Chưa quan tâm đúng mức đến
chất lượng sản phẩm, mức độ áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến trong sản xuất
còn rất thấp, tổn thất sau thu hoạch lớn; giao dịch mua bán vẫn theo phương
thức truyền thống “mua xô - bán xô”, vẫn xảy ra nghịch lý giá thị trường


càng cao thì chất lượng sản phẩm cung ứng càng thấp; chủng loại hàng nông
sản đơn điệu, thiếu bền vững, giá cả phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu…
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu hạt điều và hàng nông sản thực phẩm Tp.
Hồ Chí Minh ( VINALIMEX J. CO HOCHIMINH CITY) được thành lập
năm 1984, là một trong những công ty hàng đầu về xuất khẩu nhân điều ở

Việt Nam và cũng là một trong những thành viên sáng lập hiệp hội điều Việt
Nam.
Với phương châm “ AN TOÀN - UY TÍN – CHẤT LƯỢNG”, Công ty
không ngừng phấn đấu vì sự hài lòng và tín nhiệm của khách hàng, không
những cố gắng cung cấp các loại sản phẩm đạt chất lượng cao mà còn luôn
đảm bảo hài hòa lợi ích của cộng đồng, của khách hàng.
Để liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm và thỏa mãn các yêu cầu ngày càng
cao của khách hàng , Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
ISO9001 – 2008 và HACCP vào trong sản xuất, và được cấp chứng nhận bởi
Bureau Veritas Certifition Vietnam. Cụ thể là:
Thứ nhất: Xác định quy hoạch vùng cây, con đặc sản, vùng chuyên canh,
thâm canh các cây, con truyền thống. Bởi phẩm chất đặc trưng của một nông
sản ngoài yếu tố di truyền còn được hình thành bởi một điều kiện tự nhiên
nhất định (để hình thành nên yếu tố đặc sản). Vì vậy cần khảo sát các yếu tố
tự nhiên đặc trưng cho từng đặc sản để xác định quy hoạch phát triển, đầu tư
xây dựng các vùng cây, con đặc sản với quy mô lớn. Cần bố trí thành các
vùng sản xuất tập trung thì mới quản lý được chất lượng trong sản xuất, thu
hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm.
Thứ hai: Xây dựng và tổ chức thực hiện một chương trình về giống cây, con
chất lượng cao. Trong đó, việc bảo tồn các đặc tính quý hiếm (bảo tồn gen)
của các cây, con đặc sản. Đó là vấn đề tuyển chọn những giống gốc, cây đầu
dòng, để bảo tồn và phát triển nhanh những giống cây con đặc sản tốt phục


vụ sản xuất theo yêu cầu mới. Đồng thời tổ chức tốt việc ứng dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ sinh học để tăng nhanh số lượng,
cải thiện chất lượng nông sản trong trồng trọt và chăn nuôi.
Thứ ba: Từng bước phấn đấu đưa nông nghiệp phát triển theo hướng sản
xuất nông nghiệp sạch. Tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng nông sản
đó là sản phẩm sạch, độ sạch của nông sản được xác định bởi sự tồn tại hàm

lượng các kim loại nặng, nitrat, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh
trưởng và sự có mặt các vi khuẩn gây bệnh trên sản phẩm. Tất cả những yếu
tố này liên quan đến giống, đến chế độ canh tác, kỹ thuật đầu tư thâm canh
và các biện pháp bảo vệ sản xuất của nông dân.
Thứ tư: Tăng cường đầu tư việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về
công nghệ sau thu hoạch như bảo quản chế biến để giữ và phát huy chất
lượng nông sản đã tạo được trong sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản
thông qua chế biến làm phong phú và đa dạng hàng hoá lương thực thực
phẩm theo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Thứ năm: Tăng
cường công tác kiểm tra, quản lý chất lượng sản phẩm. Vì chất lượng sản
phẩm không phải được tạo dựng qua công tác kiểm tra nhưng nhờ kiểm tra
mà những nhược điểm trong quá trình sản xuất được bổ khuyết, tỷ lệ thành
phẩm được nâng lên, chất lượng nông sản được đảm bảo. Việc kiểm tra quản
lý phải được thực hiện ngay trên các yếu tố đầu vào, trong quá trình sản xuất
cho đến sản phẩm cuối cùng. Đây chính là vấn đề tiêu chuẩn hoá mà cần
phải được tổ chức thực hiện đồng bộ trong mọi quá trình sản xuất.
Tóm lại: để nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp trong bối cảnh hiện
đại hóa, công nghiệp hóa khu vực nông thôn như hiện nay. Thì đòi hỏi sản
phẩm nông nghiệp làm ra mang tính cạnh tranh cao, đồng bộ về số lượng và
chất lượng, có khả năng đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của thị trường. Có
nghĩa là, trong quá trình sản xuất nông nghiệp chúng ta phải biết tận dụng lợi


thế của tài nguyên (khả năng thích nghi của cây trồng, vật nuôi đối với từng
vùng địa phương) và chú trọng công tác ứng dụng khoa học kỹ thuật vào
trong sản xuất. Để đạt được, tất yếu phải tập trung vào một số loại cây trồng,
vật nuôi chủ đạo và chuyên hóa cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao các
công trình thủy lợi phục vụ cho mục đích tưới tiêu. Bên cạnh đó, cần xây
dựng các cơ sở hạ tầng phúc lợi, các cụm điểm dân cư đô thị nông thôn, các
cụm điểm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, bến vựa. Điều đó cũng góp

phần thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm và trao đổi thông tin thị trường về giá
trị sản phẩm. Vấn đề có tính mấu chốt là coi trọng giáo dục cho nông dân
những kiến thức kỹ năng sản xuất hàng hóa, đủ khả năng tự học hỏi, sản
xuất theo yêu cầu thị trường, bảo đảm chất lượng và an toàn. Nhà nước hỗ
trợ các cơ sở dạy nghề, các trường đào tạo để nông dân sản xuất có hiệu quả.
Hình thành các hợp tác xã dịch vụ lo đầu vào, đầu ra cho nông dân, kết nối
hộ với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tạo thành chuỗi giá trị gia tăng để
mọi người đều được hưởng lợi.



×