Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Nghiên cứu quy trình lựa chọn nhà thầu gói thầu EPC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.17 KB, 11 trang )

Operations Management
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH LỰA CHỌN NHÀ THẦU GÓI THẦU EPC

I. Giới thiệu chung:
Trong bối cảnh khủng hoảng về tài chính, năm 2009, Tập đoàn Dầu khí
Quốc gia Việt Nam (PVN) đã được Chính phủ giao cho thực hiện một số Dự án
Nhiệt điện như: Vũng Áng 1: 1200 MW, Quảng Trạch 1: 1200 MW, Long Phú 1:
1200 MW, Sông Hậu 1: 1200 MW, Long Phú 3: 2000 MW, Thái Bình 2: 1200
MW với Tổng công suất mà PVN đang triển khai thực hiện vào khoảng: 8.000
MW.
Hiện nay tôi đang công tác tại Ban quản lý đấu thầu - Tập đoàn Dầu khí
Quốc gia Việt Nam, hiện nay PVN đã và đang triển khai thực hiện một số Dự án
điện được Chính phủ giao cho với vốn đầu tư lớn, thời gian đầu tư dài mỗi Dự
án điện kéo dài khoảng 7-10 năm, do vậy khả năng huy động vốn là rất khó
khăn, đối với PVN thuận lợi hơn trong việc thu xếp vốn cho các Dự án như thế
này vì PVN đã có thương hiệu quốc gia cho nên các nhà đầu tư, ngân hàng sẽ tin
tưởng hơn trong việc cho vay, hơn nữa PVN là đầu tàu kinh tế hàng năm đóng
ngân sách cho nhà nước chiếm khoảng 30% tổng GDP của cả nước, trước những
thánh thức và thuận lợi nêu trên Lãnh đạo và các cán bộ công nhân viên quyết
tâm thực hiện các Dự án (do Chính phủ giao) một cách có hiệu quả.

Page 1 of 11


Operations Management

Dự
án

Nhà máy Nhiệt điệng Vũng Áng 1 do PVN làm chủ đầu tư
Để làm sáng tỏ nội dung môn học quản trị hoạt động tôi xử dụng một quy


trình mà bản thân tôi đang tham gia để phân tích những ưu, nhược điểm ứng
dụng trong thực tế của môn học.
Nói đến công tác quản lý đấu thầu trong một Tập đoàn lớn là một việc vô
cùng khó khăn, thoạt nghĩ cứ theo luật đấu thầu mà làm, tuy nhiên ở mỗi một
góc độ quản lý khác nhau, trình độ hiểu về luật đấu thầu, việc áp dựng ở mỗi
thời điểm khác nhau, sử lý các tình huống trong đấu thầu cũng có rất nhiều ý
kiến tranh cãi khác nhau và có rất nhiều hướng được giải quyết khác nhau, để
làm thế nào hiểu rõ về luật đấu thầu và vận dụng không sai trong đấu thầu là một
việc làm vô cùng khó khăn, đòi hỏi các cán bộ làm về đấu thầu phải có trình độ,
am hiểu về luật đấu thầu và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn để áp dụng các
trường hợp cụ thể một cách linh hoạt; Các công cụ áp dụng trong đấu thầu là:
- Luật đấu thầu:
- Nghị định 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008 của Chính Phủ hướng dẫn
thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng;
Page 2 of 11


Operations Management
- Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
- Nghị định số 85/NĐ-CP ngày 15/9/2009 của Chính Phủ hướng dẫn thi
hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng;
- Các văn bản pháp lý khác…
1.1 Lựa chọn một quy trình tác nghiệp thông thường nhất tại Doanh
nghiệp anh /chị mà anh /chị đang tham gia vào – Nghiên cứu quy trình lựa
chọn Nhà thầu gói thầu EPC (hợp đồng tổng thầu chìa khóa trao tay EPC
(engineering, procurement and construction)) cho các Dự án điện.
Bước 1: Chuẩn bị đấu thầu
Tại bước này, theo quy định của pháp luật về đấu thầu của Việt Nam, chủ
đầu tư có trách nhiệm lập Hồ sơ mời thầu, sơ tuyển nhà thầu (nếu cần) và mời
thầu.

Đối với các gói thầu EPC thường có tính chất kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi
nhà thầu phải có năng lực tốt, kinh nghiệm sâu rộng, thì mới bảo đảm quá trình
thực hiện thành công gói thầu, nên thường được tiến hành sơ tuyển nhà thầu.
Việc lập hồ sơ mời sơ tuyển, bao gồm các mức yêu cầu về năng lực (kỹ thuật, tài
chính), kinh nghiệm (thực hiện các hợp đồng tương tự, số năm hoạt động trong
lĩnh vực đang mời thầu…) là hoàn toàn thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư.
Do vậy, đối với các trường hợp một số bài báo nêu về sự thiếu năng lực,
kinh nghiệm của các nhà thầu EPC, trong đó có một số nhà thầu Trung Quốc
dẫn tới sự chậm trễ, kéo dài quá trình thực hiện hợp đồng, thì trách nhiệm trước
hết thuộc về các chủ đầu tư, vì Luật Đấu thầu đã phân cấp trách nhiệm rõ ràng.
Bên cạnh công tác sơ tuyển (nếu có), một việc hết sức quan trọng của
bước Chuẩn bị đấu thầu là lập hồ sơ mời thầu. Do việc lập hồ sơ mời thầu, đặc

Page 3 of 11


Operations Management
biệt là đối với các gói thầu EPC, đòi hỏi sự am hiểu thực sự, chuyên môn sâu cả
về quy định đấu thầu và lĩnh vực chuyên ngành của gói thầu, nên theo quy định,
nếu chủ đầu tư đủ năng lực, thì tự lập hồ sơ mời thầu; nếu không đủ năng lực có
thể thuê tư vấn lập hồ sơ mời thầu. Có thể nói rằng, hồ sơ mời thầu là “linh hồn”
của một cuộc đấu thầu, trong đó tiêu chuẩn đánh giá thuộc hồ sơ mời thầu có vai
trò hết sức quan trọng. Việc thành hay bại, nhanh hay chậm, tốt hay không tốt
của một cuộc thầu phụ thuộc vào tính khoa học, rõ ràng và đầy đủ của tiêu
chuẩn đánh giá. Theo quy định tại Điều 29, Luật Đấu thầu, thì phương pháp
đánh giá hồ sơ dự thầu phải được thể hiện thông qua tiêu chí đánh giá hồ sơ dự
thầu.
Tiêu chí đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm tiêu chuẩn về năng lực, kinh
nghiệm (trường hợp không sơ tuyển); tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật và các
nội dung để xác định giá đánh giá trên cùng một mặt bằng kỹ thuật, tài chính,

thương mại để so sánh xếp hạng các hồ sơ dự thầu. Đối với gói thầu EPC, sử
dụng phương pháp chấm điểm, hoặc đánh giá “đạt/không đạt” để đánh giá về
mặt kỹ thuật. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật theo thang
điểm, phải xác định mức điểm tối thiểu không thấp hơn 70% tổng số điểm, đối
với trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao, mức điểm yêu cầu tối thiểu
không được quy định thấp hơn 80%.
Các gói thầu EPC thường có yêu cầu kỹ thuật cao, nên tiêu chuẩn đánh
giá theo thang điểm phải được quy định không thấp hơn 80% tổng số điểm (có
nghĩa là có thể quy định 85%, 90%, 95%).
Tuy nhiên, không dừng lại như vậy, nhiều gói thầu EPC còn được đánh giá
các nội dung khác như: vận hành thử, chạy thử nghiệm, hoàn thành, bàn giao,
bảo hành, bảo trì dài hạn… Việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá đối với từng nội
dung công việc cụ thể cũng phải được xây dựng theo nguyên tắc nêu trên. Bên
Page 4 of 11


Operations Management
cạnh đó, trong hồ sơ mời thầu bao giờ cũng có một nội dung khác rất quan trọng
là Dự thảo Hợp đồng (bao gồm điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp
đồng). Sau khi có kết quả đấu thầu, đây là nội dung sẽ được chủ đầu tư (đại diện
bên mua) và nhà thầu (bên bán) thương thảo, hoàn thiện để đi đến thống nhất, ký
kết hợp đồng và từ đó ràng buộc trách nhiệm giữa hai bên.
Bước 2: Đánh giá hồ sơ dự thầu
Tại bước này, Tổ chuyên gia (được thành lập theo quyết định của chủ đầu
tư, hoặc do tư vấn đấu thầu được chủ đầu tư thuê) tiến hành đánh giá các hồ sơ
dự thầu theo trình tự như sau:
Đánh giá sơ bộ (kiểm tra tính hợp lệ, sự đầy đủ của hồ sơ dự thầu và loại
bỏ các hồ sơ dự thầu vi phạm các điều kiện tiên quyết nêu trong hồ sơ mời thầu).
Đánh giá về năng lực, kinh nghiệm (trong trường hợp gói thầu không
thực hiện sơ tuyển). Việc sơ tuyển hay việc đánh giá về năng lực, kinh nghiệm

tại bước này với mục đích chính là xác định được nhà thầu có đầy đủ năng lực
(kỹ thuật, công nghệ, máy móc thiết bị, cơ sở vật chất nhà xưởng, nhân sự và tài
chính…) để bảo đảm có khả năng thực hiện được gói thầu (khả năng làm được
việc) và kinh nghiệm (đã từng làm thành công một việc có tính chất, quy mô
tương tự) để bảo đảm tăng tính khả thi cho việc thực hiện gói thầu đang được
mời thầu. Các nhà thầu được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh
nghiệm mới được xem xét đánh giá ở bước tiếp theo là về mặt kỹ thuật.
Đánh giá về mặt kỹ thuật. Căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ
thuật, các yêu cầu về kỹ thuật và các nội dung khác trong hồ sơ mời thầu, Tổ
chuyên gia có trách nhiệm đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật đối
với từng nội dung của gói thầu EPC gồm các phần E, P và C, hoặc các phần
khác như đề cập ở trên. Theo đó, từng nội dung phải được đánh giá đạt, hoặc

Page 5 of 11


Operations Management
vượt mức yêu cầu tối thiểu và điểm trung bình của các phần phải đạt hoặc vượt
mức tối thiểu chung, thì mới được coi là đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật.
Đánh giá về tài chính - thương mại và xác định giá đánh giá. Các nhà
thầu vượt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật thì mới được chuyển sang bước
đánh giá về tài chính - thương mại và xác định giá đánh giá (trong đó, giá dự
thầu của nhà thầu là một trong nhiều nội dung được đánh giá tại bước này).
Quy trình đánh giá như trên là tương đối cụ thể theo thông lệ chung và
từng bước công việc được pháp luật về đấu thầu của Việt Nam quy định rõ, song
một số người lại nhầm lẫn, nên dẫn tới quy cho “sơ tuyển” và đánh giá về mặt
“kỹ thuật” đều là một. Điều này thật đáng tiếc, khi một vấn đề cụ thể, chuyên
môn sâu đòi hỏi những người bàn về nó phải có am hiểu cần thiết, thì thực tế
nhiều trường hợp lại không như mong muốn, nhưng vẫn được gọi là “chuyên gia
về đấu thầu”.

Trong việc xem xét nội dung bài thi trong đấu thầu, bao giờ cũng phải tìm
được nhà thầu có khả năng làm được việc và đã từng làm một việc tương tự rồi
mới được xem xét đến mặt kỹ thuật. Khi mặt kỹ thuật đã được đánh giá là đáp
ứng yêu cầu, nghĩa là hàng hóa, công trình, dịch vụ đáp ứng được yêu cầu về
chất lượng, thì mới được chuyển sang xem xét về mặt tài chính - thương mại và
xác định giá đánh giá. Điều này khẳng định rằng, quy định về đấu thầu của Việt
Nam chưa bao giờ đưa tiêu chí “giá rẻ” để lựa chọn nhà thầu và giá cả chỉ được
xem xét khi chất lượng đã đáp ứng yêu cầu.
Cuối cùng, khi xem xét để đề nghị một nhà thầu trúng thầu, Luật Đấu thầu
quy định phải căn cứ vào các tiêu chí như: có hồ sơ dự thầu hợp lệ, năng lực,
kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu; kỹ thuật đáp ứng yêu cầu; có giá đánh giá thấp
nhất; giá đề nghị trúng thầu (là giá dự thầu đã được Tổ chuyên gia sửa lỗi và

Page 6 of 11


Operations Management
hiệu chỉnh các sai lệch để đưa về cùng một mặt bằng phạm vi công việc phải
thực hiện) không vượt giá gói thầu, hoặc dự toán được duyệt.
Bước 3 – Đánh giá việc lựa chọn Nhà thầu gói thầu EPC:
Trên cơ sở Luật đấu thầu và Nghị định 85/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm
2009 Ban quản lý đấu thầu sẽ tiến hành thẩm định tất cả các quy trình lựa chọn
nhà thầu như vậy đã đúng với Luật chưa, để từ có kieesnnghij với cấp có thẩm
quyền xem xét, quyết định
1.2 Theo anh chị thì quy trình này có những bất cập hay nhược điểm
gì cho công tác quản ly. Vì sao? Theo anh /chị quy trình này cần cải thiện
như thế nào để việc thực hiện trở nên tốt hơn
- Những bất cập & nhược điểm của quy trình này thường nằm ở Bước
2 – đánh giá Hồ sơ dự thầu.
- Nguyên nhân: Đây là bước quan trọng nhất của quy trình này nên

những sai sót nếu có xảy ra trong bước này sẽ dẫn đến sai lầm trong việc lựa
chọn Nhà thầu dẫn đến hậu quả khó lường. Trong tiêu chí của Hồ sơ yêu cầu
đưa ra đưa về mặt bằng giá đánh giá Nhà thầu nào có giá đánh giá thấp nhất thì
mời vào thương thảo, đàm phán hợp đồng. Hiện nay đa phần các Nhà thầu
Trung Quốc trúng thầu dẫn đến các Nhà thầu khác không có nhiều cơ hội trúng
thầu, mà như chúng ta được biết Trung Quốc trúng rất nhiều Dự án điện như
Nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng giai đoạn II (công suất 300MW), Nhà
máy nhiệt điện Cẩm Phả (công suất 300 MW)…. Với chất lượng thấp dẫn đến
chi phí vận hành lớn và khả năng khấu hao chậm, một đời nhà máy trong vòng
25 năm là phải khấu hao xong toàn bộ chi phí.
- Giải pháp cải thiện những bất cập & nhược điểm của hai bước 2
trong quy trình:
Page 7 of 11


Operations Management
+) Tăng cường tập huấn cho các cán bộ làm về đấu thầu;
+) Tăng cường tỷ lệ nhân điểm trong tiêu trí đánh giá Nhà thầu (Ví dụ các
nhà thầu thuộc EU, G7 thì được nhân với tỷ điểm nào đó, còn các Nhà thầu ở
Châu Á nhất là Trung Quốc cần phải có biện pháp cụ thể để giảm thiểu những
Nhà thầu từ Trung Quốc trúng thầu dẫn tới việc thiết bị không được tốt
+) Tăng giá trị các gói thầu với hình thức chỉ định thầu, theo quy định tại
Nghị định 85/NĐ-CP ngày 15/10/2009 “các gói tư vấn: 3 tỷ VNĐ, các gói thầu
mua sắm hàng hóa: 2 tỷ VNĐ, các gói thi công xây lắp; 5 tỷ VNĐ) do vậy với
sự trượt giá như hiện tại thì việc nâng hạn mức chỉ định thầu là rất cần thiết để
các Nhà thầu trong nước có nhiều cơ hội tham gia vào các dự án lớn…
+) Tăng cường chỉ định thầu cho các Nhà thầu trong nước để các nhà thầu
có cơ hội làm việc với thiết bị công nghệ cao, hơn nữa giữ được ngoại tệ trong
nước;
+) Hiện nay, Chính Phủ đã mạnh dạn hơn trong việc giao cho các Nhà

thầu trong nước thực hiện Tổng thầu EPC như: Tổng Công ty lắp máy Việt Nam
(Lilama) thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí mở rộng 300MW đầu
tiên vào năm 2004 tại Quảng Ninh, Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 (công suất
1200MW) và một số dự án khác…, Tổng Công ty Cổ phần dịch vụ kỹ thuật Dầu
khí (PTSC) thực hiện Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 (công suất 1200MW), dự
án Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 với công suất 1200MW và Tổng Công ty Cổ
phần xây lắp Dầu khí (PVC) triển khai công việc thiết kế, cung cấp, lắp đặt,
chạy thử thiết bị và đưa tất cả các hạng mục của nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2
(công suất 1200MW) và Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1 (công suất
1200MW) vào vận hành đồng bộ theo đúng yêu cầu của hợp đồng.

Page 8 of 11


Operations Management
2. Theo Anh/chị những nội dung nào trong môn học Quản trị Tác
nghiệp này là có thể áp dụng vào công việc của anh /chị hoặc của doanh
nghiệp anh /chị hiện nay ? Anh /chị dự định sẽ áp dụng những kiến thức
này đó vào những hoạt động gì & sẽ áp dụng như thế nào?
2.1 Tất cả 6 bài học của môn học Quản trị Tác nghiệp này đều có thể áp
dụng vào công việc của tôi tại Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam
2.2 Những dự định sẽ áp dụng những kiến thức này vào công việc của tôi
tại Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam như sau :
a. Xác định mục tiêu tác nghiệp dài hạn của Ban quản lý đấu thầu
Đối với Ban quản lý đấu thầu thì sản phẩm là các căn cứ pháp lý Như
Luật, Nghị định, Thông Tư và các văn bản hướng dẫn khác với mục tiêu làm
đúng luật và tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư:
- Giảm chi phí quản lý đầu tư xây dựng các nhà máy Nhiệt điện;
- Quản lý nhà thầu EPC hoàn thành dự án theo đúng tiến độ đươc duyệt;
- Xây dựng kế hoạch đầu tư chi tiết hàng tháng, quý, năm sát thực, phân

tích, phán đoán các vấn đề có thể xảy ra và có kế hoạch cụ thể đối với
từng trường hợp để giảm thiểu các chi phí phát sinh trong quản lý đầu
tư xây dựng;
- Thường xuyên bồi dưỡng, nghiệp vụ đấu thầu và đào tạo nâng cao năng
lực chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, chú trọng vào công việc tự đào
tạo, các cán bộ có kinh nghiêm kèm cặp các cán bộ chưa có kinh
nghiệm, khuyến khích các cán bộ làm việc theo nhóm;
b. Kế hoạch hay lộ trình của Ban quản đấu thầu trong thời gian tới

Page 9 of 11


Operations Management
Để đạt được mục tiêu dài hạn như đã nêu trên thì Ban quản lý đấu thầu
cần phải xây dựng các mục tiêu ngắn hạn cụ thể như sau:
- Hiện nay để giảm giá thành đầu tư xây dựng Ban quản lý đấu thầu đã
kiến nghị với cấp có thẩm quyền chia nhỏ công trình ra làm nhiều gói thầu để
phù hợp với năng lực các nhà thầu trong nước và cũng nhằm phát huy nội lực
sản xuất ra công trong nước VD như xây dựng 1 đường đây 220 kV thường chia
làm các gói thầu như gói thầu cung cấp cột, dây dẫn, xà sứ, xây lắp nhưng do
việc nhưng do công việc mua sắm không đồng bộ VD dây dẫn mua trước cột sắt
dẫn đến vật tư mua về phải lưu kho và đợi chờ lẫn nhau gây lãng phí nguyên
nhân ở đây là do việc lập kế hoạch mua sắm không đồng bộ .
3. Kết luận
Trong thời đại ngày nay môi trường bên trong và bên ngoài dự án thay đổi
nhanh chóng và mạnh mẽ, đồng thời chịu nhiều áp lực lớn trong nhiều phương
diện. Nếu việc quản lý đấu thầu chỉ quen với việc chấp hành là điều chưa phù
hợp với nhu cầu của hoàn cảnh, nhiêm vụ chính của quản lý hiện đại mà phải
biết vận dụng cho từng dự án mỗi dự án có những cơ chế đặc thù riêng. Một nhà
giỏi quản lý đấu thầu không chỉ biết thi hành Luật không mà phải biết vận dụng

Luật một cách linh hoạt nhưng không trái với Luật, trên thực tế mỗi tình huống
là một bài toán khác nhau và mỗi người hiểu theo một cách khác nhau. Hiện nay
ở Việt Nam các nhà làm Luật xong giao cho Chính Phủ ra Nghị định hướng dẫn
sử dụng Luật, do vậy, để có thể áp dụng, vận dụng cho từng Dự án đòi hỏi người
quản lý đấu thầu phải có trình độ am hiểu về Luật và công tâm trong quá trình
lựa chọn nhà thầu bởi vì lĩnh vực đấu thầu rất nhạy cảm và nhiều cám dỗ mà
mỗi dự án đều có đặc thù riêng và căn cứ vào điều kiện hiện có dự án và chính
sách pháp luật hiện hành các nhà quản lý về đấu thầu phải xây dựng cho tổ chức

Page 10 of 11


Operations Management
mình một đội ngũ chuyên nghiệp, thiện chiến, một cơ chế điều hành hợp lý có
hiệu quả cao nhằm hoàn thành các mục tiêu của dự án.

Tài liệu tham khảo
1. Tài liệu bài giảng “Môn Quản trị Hoạt động”;
2. Tài liệu tham khảo nội bộ môn “Môn Quản trị Hoạt động”;
3. Tài liệu lưu hành nội bộ của PVN;
4. Thông tin trên web.

Page 11 of 11



×