Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

quy trình lập kế hoạch hàng năm và triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của HUD viglacera

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.82 KB, 6 trang )

QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH HÀNG NĂM VÀ TRIỂN KHAI THỰC
HIỆN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA HUD - VIGLACERA
Với xu hướng phát triển kinh tế theo nền kinh tế thị trường của nước ta
trong những thập kỷ gần đây thì sự phát triển không ngừng của ngành sản xuất
vật liệu xây dựng có đóng góp không nhỏ trong việc tạo công ăn việc làm cho
người lao động; xuất khẩu hàng hoá ra thị trường quốc tế; đạt được niềm tin cho
người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm sản xuất trong nước…. góp phần tạo nền
tảng để phát triển về ngành xây dựng trong tiến trình công nghiệp hoá hiện đại
hoá đất nước. Để có được kết quả như vậy Công ty gạch ốp lát Viglacera Hà nội
thuộc tập đoàn HUD-Viglacera đã thực hiện quy trình lập kế hoạch hàng năm và
triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và thực hiện qua các bước
như sau:


Lập kế hoạch năm và tiến độ sản xuất chi tiết
(Phòng kế hoạch thực hiện)
Các phòng ban, nhà máy có trách nhiệm thảo
luận xây dựng dự thảo kế hoạch

Quyết định chuyển kế hoạch báo cáo cấp trên
(Ban lãnh đạo thực hiện)

Phê duyệt kế hoạch
(Ban lãnh đạo Tổng Công ty)

(Phòng kế hoạch chủ trì và các phòng ban liên
quan)

Lập báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch năm
(Phòng kế hoạch)


Khi thực hiện xây dựng kế hoạch thì căn cứ vào các thông tin, số liệu của
các phòng ban liên quan cung cấp. Ý đồ chiến lược của ban lãnh đạo và dự kiến
tiến độ thực hiÖn s¶n xuÊt ®Ó tõ đó xây dựng kế hoạch sản xuất kinh
doanh của C«ng ty cả năm và báo cáo cấp thẩm quyền phê duyệt.
Trước khi gửi báo cáo kế hoạch lên ban lãnh đạo, phòng kế hoạch sẽ gửi
bản dự thảo kế hoạch tới các phòng ban để lấy ý kiến tham gia góp ý và chỉnh
sửa cho phù hợp.
Phòng kế hoạch và các phòng ban liên quan sẽ phải tiến hành bảo vệ kế
hoạch trước ban lãnh đạo công ty .
Ban lãnh đạo Công ty sẽ xem xét điều chỉnh và quyết định trình Tổng
Công ty phê duyệt.


Khi kế hoạch được Tổng Công ty phê duyệt thì phòng kế hoạch và các
phòng ban liên quan sẽ lập kế hoạch chi tiết tháng, quý để triển khai thực hiện
và được ban lãnh đạo sẽ phân công giao việc cụ thể cho các phòng ban liên quan
để thực hiện sản xuất kinh doanh. Phòng kế hoạch hàng tháng, quý sẽ tổng hợp
kết quả thực hiện của các phòng ban để báo cáo ban lãnh đạo.
Ban lãnh đạo căn cứ vào chương trình hàng tháng, quý đã giao cho các
Phòng ban để theo dõi, chỉ đạo và đôn đốc thực hiện hoàn thành kế hoạch năm
đã được cấp trên phê duyệt. Căn cứ vào kết quả thực hiện được thì hàng tháng,
quý, năm báo cáo kết quả lên cấp trên.
Theo tôi thì quy trình lập kế hoạch trên đây còn có những bất cập cho
công tác quản lý, cụ thể:
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty phải được xây dựng trên cơ
sở kế hoạch chi tiết theo từng tháng, quý, năm của các phòng chức năng, nhà
máy của Công ty. Bởi vì khi triển khai thực hiện công tác xây dựng kế hoạch từ
các phòng chức năng nghiệp vụ thì kế hoạch được đưa ra rất chi tiết, các cá nhân
của phòng được tham gia trực tiếp vào công việc lập kế hoạch nên kế hoạch
được đưa ra một cách phù hợp, sát và đúng với thực tế của nhà máy sản xuất, và

các phòng chức năng liên quan sẽ chủ động hơn trong việc thực hiện kế hoạch
của phòng mình.Trên có sở đó thì kế hoạch của Công ty được tổng hợp trên cơ
sở các bản kế hoạch chi tiết của các nhà máy thì sẽ phản ánh một cách đầy đủ và
chi tiết hơn kế hoạch thực hiện của Công ty trong từng tháng, quý và năm;
- Kế hoạch thực hiện của Công ty hàng năm thường phải hiệu chỉnh sau 6
tháng hoặc 9 tháng thực hiện, chính vì vậy mà làm cho người quản lý rất bị động
trong công tác bố trí các nguồn nhân lực cho việc thực hiện kế hoạch năm, và
điều này cũng đã làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của
Công cũng như thu nhập của người lao động và bố trị công việc cho người lao
động.
Theo như phân tích ở trên thì vấn đề lập kế hoach không phù hợp và sát
đúng với thực tế các nguồn lực của Công ty sẽ làm cho bản kế hoach đó khi thực
hiện sẽ không thực hiện được và phải hiệu chính sau một thời gian triển khai


thực hiện. Vì vậy theo tôi nên bổ sung vào quy trình lập kế hoạch của nhà máy
bản Kế hoạch chi tiết đến các phòng ban có liên quan về nhiệm vụ chi tiết cụ thể
hàng tháng, quý, năm.
Câu 2
Những nội dung môn học Quản trị Tác nghiệp có thể áp dụng vào
trong công việc của Công ty.
Quản lý sản xuất và tác nghiệp là tập hợp các hoạt động nhằm tạo ra giá
trị dưới dạng sản phẩm và dịch vụ thông qua việc chuyển hóa các yếu tố đầu vào
thành các yếu tố đầu ra. Chất lượng là tất cả các đặc điểm và tính năng của một
sản phẩm hay dịch vụ đủ khả năng làm thỏa mãn những nhu cầu nhất định về
sản phẩm hay dịch vụ đó. Vì vậy, tôi có thể áp dụng được một số bài học của
Quản trị tác nghiệp vào hoạt động kinh doanh của Công ty như:
1. Xây dựng Chiến lược dài hạn & trung hạn cho Công ty và Quản trị thực thi :
Xác định ra các nhân tố quyết định tới thành công của Chiến lược phát triển
sản phẩm của Công ty cũng như Tập đoàn HUD-Viglacera trong ngắn hạn và

trung hạn:
- Tập trung vào Quản trị tác nghiệp
- Tập trung vào kênh marketing và phân phối sản phẩm
- Đầu tư vào Thương hiệu sẵn có để có thể phát triển được tối đa sức
lan toả của thương hiệu nhằm măng lại hiệu quả tốt trong kinh
doanh.
- Cải thiện chất lượng SP/dịch vụ phục vụ khách hàng
- Sử dụng người lãnh đạo & quản lý giỏi
2. Vạch ra các nhiệm vụ chính của Quản trị tác nghiệp đối với các Phòng &
quản trị sản xuất .
 Công nghệ mới và cách thức thực hiện
 Mức độ sử dụng máy móc, áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh
doanh sản phẩm mới để giảm được chi phí, giá thành sản phẩm từ đó tạo
được sự cạnh tranh về giá đối với các sản phẩm cùng loại.
 Các vấn đề chiến lược


 Thời gian đáp ứng
 Phát triển con người / đội ngũ công nhân lành nghề làm việc có tính
chuyên môn hoá.
 Phục vụ khách hàng
 Chất lượng sản phẩm cần phải được đảm bảo .
 Tiết kiệm chi phí một cách tối ưu nhất.
 Giảm hàng dự trữ, tồn kho
 Nâng cao năng suất lao động.
3. Rà soát xác định ra 7 loại lãng phí của từng nhà máy sản xuất các Phòng bộ
phận chức năng trong Công ty và tìm ra các giải pháp- biện pháp để khắc phục
các lãng phí đó .
4. Xây dựng & củng cố các tiêu chuẩn ngành hàng mà Công ty đang chiếm lĩnh
được thị trường thông qua việc xác lập & cụ thể hóa các tiêu chí đo lường chất

lượng sản phẩm và dịch vụ phục vụ khách hàng của Công ty. Qua đó tìm ra
những tiêu chí cần cải thiện để thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách
hàng.
5. Xây dựng hệ thống Kế hoạch tác nghiệp cho các cấp quản ly & các Phòng
Ban / Bộ phận chức năng trong Công ty , trong đó ưu tiên hàng đầu cho việc lập
kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm.
6. Áp dụng các phương pháp Quản trị dự trữ vào Bộ phận Kho vận & Nhà máy
của Công ty
Ngoài ra, tôi áp dụng quản lý chất lượng sản phẩm của Công ty theo tiêu
chuẩn ISO 9000. Qua nghiên cứu thì tiêu chuẩn ISO 9000 chỉ rõ Công ty cần
phải có một hệ thống chất lượng sẵn, bao gồm cả thủ tục pháp lý, chính sách và
đào tạo để cung cấp chất lượng đáp ứng phù hợp với yêu cầu của Tập đoàn.
Công ty đã thành lập ban chỉ đạo thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9000 và giao ông Giám đốc nhà máy làm Trưởng ban chỉ đạo kiểm
tra chất lượng, để xây dựng và lập các quy trình, các biểu đồ quá trình, hướng
đẫn vận hành, các phương pháp xem xét kiểm tra, mô tả công việc, biểu đồ tổ
chức, đo lường mức độ hài lòng của khách hàng và quá trình liên tục được cải


tiến. Triển khai đào tạo cho toàn thể nhân viên để đảm bảo sự tuân thủ trong quá
trình làm việc của họ, khi Nhà máy đã hoàn thành đầy đủ các tài liệu về hệ
thống chất lượng, và quá trình đào tạo và hệ thống được sử dụng tuân thủ theo
được những mô tả của hệ thống biểu mẫu. Sau khi được một cơ quan độc lập có
thẩm quyền chứng nhận nhà máy đã triển khai và thực hiện quản lý chất lượng
theo ISO 9000, thì Công ty thực hiện theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000 đã
được chứng nhận. Mục đích áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 là để đưa ra các quá
trình cơ bản cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm và làm hài lòng khách
hàng đặc biệt là vấn đề quản lý môi trường trong quá trình thực hiện sản xuất.
Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình Quản trị hoạt động

2. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty CP Viglacera



×