Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Quy trình nghiên cứu lựa chọn đối tác kinh doanh mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.27 KB, 5 trang )

Quy trình tác nghiệp thông thường nhất tại Doanh nghiệp tôi đang tham gia
vào là quy trình nghiên cứu lựa chọn đối tác kinh doanh mới .
Quy trình nghiên cứu lựa chọn đối tác kinh doanh mới được thực hiện theo
các bước công việc như sau :
Bước 1 : Xác định nhu cầu kinh doanh :
Xuất phát từ định hướng chiến lược & ý tưởng kinh doanh của quản lý &
nhân viên Công ty . Ban Giám đốc sẽ họp bàn và chọn lựa ra những ngành
hàng & lĩnh vực sẽ tiến hành tìm đối tác kinh doanh.
Bước 2 - Thông qua các nguồn thông tin & tìm kiếm đối tác tiềm năng :
Tìm hiểu thông tin qua các nguồn: báo chí, internet, hội chợ, triển lãm, văn
phòng xúc tiến thương mại…
Bước 3 - Nghiên cứu thị trường:
Các khía cạnh nghiên cứu bao gồm:
Môi trường kinh doanh vĩ mô: Nghiên cứu tình hình kinh tế - chính trị - xã
hội, quy mô dân số, các điều kiện đặc thù của địa phương và các chính sách
của Nhà nước có liên quan đang áp dụng….
Môi trường kinh doanh vi mô: Phân tích quy mô thị trường của ngành
hàng định kinh doanh, tâm lý và thị hiếu tiêu dùng, phân tích đối thủ cạnh
tranh, nguồn cung ứng, đặc tính sản phẩm, phân tích nội tại doanh nghiệp…
Khách hàng: Kênh phân phối, mức lợi nhuận dự kiến…
Người tiêu dùng: Nghiên cứu sự yêu thích của người tiêu dùng về đặc tính,
mẫu mã, bao bì, giá cả… sản phẩm….
Phương pháp nghiên cứu thị trường bao gồm:
Thu thập số liệu và thông tin liên quan đến các khía cạnh nghiên cứu


Phỏng vấn trực tiếp hoặc gián tiếp qua bảng câu hỏi điều tra: Tuỳ thuộc vào
từng chủng loại mặt hàng kinh doanh mà bảng câu hỏi được thiết lập phù
hợp.
Khảo sát thực tế: mời khách hàng và người tiêu dùng sử dụng thử sản phẩm
mẫu sau đó lấy ý kiến phản hồi.


Phân tích các dữ liệu, thông tin thống kê, thu thập được thông qua việc sử
dụng biểu đồ.
Kết quả của công tác nghiên cứu thị trường nhằm:
- Xác định mức độ chấp nhận của người tiêu dùng & khách
hàng.
- Dự kiến thị trường mục tiêu & kênh phân phối
- Xác định phương thức cạnh tranh đối với sản phẩm cùng loại
& sản phẩm thay thế.
- Xác định xu hướng phát triển & quy mô thị trường
Bước 4 - Đánh giá khả năng kinh doanh:
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thị trường, Ban Giám đốc và Phòng kinh
doanh đánh giá khả năng kinh doanh & lập kế hoạch kinh doanh sơ bộ để
làm việc với đối tác.
Kế hoạch kinh doanh sơ bộ gồm :
- Kế hoạch kinh doanh dựa trên số lượng, nhân sự, lỗ lãi…
- Hình thức kinh doanh , Kênh phân phối & các chương trình
quảng bá sản phẩm.
Bước 5 - Đàm phán với đối tác :
Nội dung cần chú ý khi đàm phán với đối tác :
- Điều khoản kinh doanh : Sản phẩm, giá cả , chiết khấu, hình
thức thanh toán, vận chuyển như thế nào, bản quyền & độc
quyền sản phẩm …
- Các hỗ trợ khác ( hỗ trợ kinh doanh , thiết kế …)


Bước 6 - Lựa chọn đối tác :
Căn cứ qua đàm phán và họp bàn đánh giá đối tác để lựa chọn ra đối tác tốt
nhất.
Bước 7 - Đề ra phương án kinh doanh :
Ban Giám đốc và phòng kinh doanh họp bàn đề ra phương án kinh doanh

tối ưu và rõ ràng nhất.
Bước 8 -Thực hiện chiến lược & kế hoạch kinh doanh :
Dựa trên chiến lược và kế hoạch kinh doanh của ngành hàng , phòng Kinh
doanh và phó giám đốc kinh doanh sẽ trình lên Giám đốc các phương án &
chính sách kinh doanh cụ thể và triển khai thực tế sau khi được phê chuẩn.
Bước 9 - Đánh giá thực hiện chiến lược & kế hoạch kinh doanh:
Định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm , ban Giám đốc và phòng Kinh
doanh đánh giá lại hiệu quả hoạt động của ngành hàng và có thể đưa ra
những giải pháp và những điều chỉnh thích hợp cho ngành hàng.
Quy trình này có những bất cập hay nhược điểm gì cho công tác quản lý .
Vì sao ? Theo anh /chị quy trình này cần cải thiện như thế nào để việc thực
hiện trở nên tốt hơn
Theo tôi những bất cập hay nhược điểm của quy trình này nằm ở bước thu
thập thông tin và bước nghiên cứu thị trường.
- Nguyên nhân : Đây là hai bước gần như quan trọng nhất của quy trình này
nên những sai sót nếu có xảy ra trong bước này sẽ dẫn đến sai lầm trong
việc chọn lựa ngành hàng kinh doanh và đối tác. Sự thiếu hiểu biết trong
lĩnh vực kinh doanh mới & hạn chế về năng lực nghiên cứu và phân tích thị
trường của đội ngũ nhân viên KD là nguyên nhân chính dẫn đến sai sót ở
hai bước này .
- Giải pháp cải thiện những bất cập và nhược điểm của hai bước trên trong
quy trình : Củng cố yếu tố con người bằng cách đào tạo hoặc tuyển dụng,


bổ sung mới và xây dựng một đội ngũ chuyên gia có thâm niên giàu kinh
nghiệm trên nhiều lĩnh vực khác nhau cho Phòng kinh doanh.
Theo Anh/chị những nội dung nào trong môn học Quản trị Tác nghiệp này là
có thể áp dụng vào công việc của anh /chị hoặc của doanh nghiệp anh /chị
hiện nay ? Anh /chị dự định sẽ áp dụng những kiến thức này đó vào những
hoạt động gì và sẽ áp dụng như thế nào?

Tất cả các nội dung trong môn học Quản trị TN này đều có thể áp dụng vào
công việc của tôi tại Công ty CP Đầu tư Thương mại và thiết kế Thế hệ mới.
Một số nội dung thì áp dụng được trực tiếp, còn một số nội dung giúp tôi rút
được kinh nghiệm và tránh được một số sai sót trong điều hành công việc
kinh doanh.
Những dự định sẽ áp dụng những kiến thức này vào công việc của tôi tại
Công ty Thế hệ mới như sau :
a. Xây dựng Chiến lược dài hạn & trung hạn cho Công ty và Quản trị thực
thi :
Xác định ra các nhân tố quyết định tới thành công của Chiến lược phát
triển Công ty Thế hệ mới trung hạn & ngắn hạn :
- Tập trung vào Quản trị tác nghiệp ( 25%)
- Tập trung vào MKT & Phân phối sản phẩm ( 19%)
- Đầu tư vào thương hiệu sẵn có (10%)
- Cải thiện chất lượng SP và dịch vụ phục vụ khách hàng (25%)
- Sử dụng người lãnh đạo & quản lý giỏi ( 14% )
- Duy trì Nguồn lực Tài chính mạnh ( 4% )
- Các yếu tố khác ( 3% )
b. Vạch ra các nhiệm vụ chính của các phòng ban :
• Công nghệ và cách thức thực hiện




Mức độ sử dụng máy móc & không gian

• Các vấn đề chiến lược
• Thời gian đáp ứng
• Phát triển con người / đội ngũ làm việc
• Phục vụ khách hàng

• Chất lượng
• Tiết kiệm chi phí
• Giảm hàng dự trữ
• Nâng cao năng suất
c. Rà soát xác định ra các loại lãng phí của từng Phòng ban trong Công ty
và tìm ra các giải pháp hoặc biện pháp để khắc phục các lãng phí đó .
d. Xây dựng hệ thống Kế hoạch tác nghiệp cho các cấp quản lý và các
Phòng Ban / Bộ phận chức năng trong Công ty , trong đó ưu tiên hàng đầu
cho việc lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp.
e. Áp dụng các phương pháp quản trị dự trữ vào bộ phận kho của công ty.



×