Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Quy trình thi công tường barrette và những nhược điểm cho công tác quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.98 KB, 9 trang )

Quy trình thi công Tường Barrette và những nhược điểm cho công tác
quản lý
Hiện nay cùng với sự phát triển của đất nước, hàng loạt nhà cao tầng
được xây dựng ở những khu đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nha
Trang, Đà Nẵng. Cùng với đó là sự tiến bộ không ngừng trong công nghệ Xây
dựng nhà cao tầng.
Quy trình tác nghiệp ta phân tích sau đây là quy trình: “Thi công tường
vây” hay còn gọi là: “Tường Barrette”.
I. Quy trình thi công Tường Barrette và những nhược điểm cho công tác
quản lý.
1. Khái niệm:
Cọc Barrette thực chất là một loại cọc nhồi bê tông, nhưng khác cọc
khoan nhồi về hình dạng tiết diện, và phương pháp tạo lỗ: tạo lỗ bằng máy đào
(cũng có khi gọi là máy cạp) để đào đất hoặc các phương pháp khác chứ
không chỉ dùng phương pháp khoan bằng máy khoan. Tiết diện cọc nhồi là
hình tròn còn barrette là chữ nhật, chữ thập, chữ I, chữ H...và được tạo lỗ bằng
gầu ngoạm. Cọc Barrette được người Pháp cải tiến từ cọc nhồi để tạo ra sức
chịu tải lớn hơn với cùng một thể tích bê tông sử dung.
Tường Barrett là một bộ phận kết cấu móng công trình gồm dãy cọc
Barrett được nối với nhau tạo thành tường trong đất thường được dùng làm
vách công trình ngầm như: tầng hầm nhà cao tầng, đường tầu điện ngầm, cầu
chui…
Kỹ thuật thi công tường Barrette là quá trình thi công tường bê tông cốt
thép từ cao trình mặt đất tự nhiên bằng cách sử dụng gầu ngoạm đào trong
dung dịch Bentonite. Trong quá trình đào, hai vách hố khoan được giữ ổn định
bằng dung dịch giữ thành hố đào.
Hình ảnh máy thi công tường Barrette và răng gầu đào:



2. Quy trình thi công tường Barrette:


Thi công
tường dẫn

Định vị và phân
chia tấm tường

Đào tấm tường,
bơm dd Bentonite
giữ thành.

(1)
Đổ bê tông và
thu hồi dd
Bentonite.

(2)
Thổi rửa, làm
sạch hố đào

(4)
Nghiệm thu kết
thúc công tác đổ
bê tông.

Vét căn lắng,
kiểm tra chiều
sâu.

Hạ lồng thép
và thanh giữ

gioăng.

(3)
Kiểm tra chất lượng tường
vây. (Độ đồng nhất, khả
năng chịu tải ...)

Nghiệm thu hố
đào.


Hình ảnh minh họa quy trình:

(1) Làm tường dẫn hướng: có tác dụng giữ thành miệng hố đào ổn định
trong suốt quá trình thi công


(2) Đào đất, giữ vách bằng dung dịch Bentonite

(3) Đặt cốt thép đã gia cường:
(4) Đổ bê tông cọc:


(5) Lập lại quá trình 2 đến 4 để tạo một tường Barrette:

3. Nhược điểm cho công tác quản lý:


Công nghệ thi công tường Barrette là công nghệ thi công hiện đại, giá trị
lớn trong tổng giá trị của công trình xây dựng nên việc giảm chi phí và đảm

bảo chất lượng là vấn đề rất quan trọng. Thế nhưng do là công nghệ mới và
nhiều yếu tố tác động, việc giảm chi phí và đảm bảo chất lượng gặp không ít
khó khăn tôi xin trình bày dưới đây:
Về chi phí: Do nhiều yếu tố như trình độ quản lý, trình độ Cán bộ kỹ
thuật hạn chế, ý thức người lao động Việt Nam không cao làm cho phát sinh
những lãng phí không nên có.
Những lãng phí có thể kể ra theo LEAN:
- Lãng phí gia công thép: Công nhân không có kinh nghiệm cắt
thép bị thừa nhiều đầu mẩu ngắn phải bỏ gây lãng phí;
- Lãng phí lưu kho: Các công ty Xây dựng thường dự báo trước
khả năng tăng giá của nguyên vật liệu. Khi nguyên vật liệu
chính có xu hướng tăng giá họ thường dự trữ trước với khối
lượng lớn ở công trình. Tuy nhiên, khi giá nguyên vật liệu vì
nguyên nhân nào đó giảm thì công ty thực chất đã lãng phí cả
về vốn và chi phí lưu kho, ngoài ra nếu bảo quản không tốt sẽ
làm giảm chất lượng nguyên vật liệu;
- Lãng phí vận chuyển: Thông thường mặt bằng thi công tường
Barrette rất lầy lội. Công ty sẽ bố trí bãi gia công thép, tập kết
Bentonite ở vị trí kho ráo nhưng nếu quá xa vị trí thi công sẽ
mất chi phí vận chuyển do phải dùng Máy cẩu vận chuyển
nhiều đoạn.
- Lãng phí do sửa chữa: Cọc barrette do rất khó đảm bảo chất
lượng, trình độ và ý thức người lao động yếu sẽ có nguy cơ
làm cho Công ty phải chịu chi phí sửa chữa nếu Cọc không
đảm bảo chất lượng sau khi hoàn thành (trường hợp cá biệt
chi phí sửa bằng 4 lần giá trị 1 cọc)


Về chất lượng: Tường Barrette thi công dưới lòng đất chịu ảnh hưởng
rất nhiều của nước ngầm, cấu tạo địa chất cho nên trong quá trình thi

công có thể xảy ra những sự cố khó kiểm soát được chất lượng.
4. Giải pháp cải thiện:
Thi công cọc tường Barrette là công nghệ hiện đại và phức tạp, để không
bị lãng phí và đảm bảo chất lượng cọc tốt là tương đối khó cho người quản lý.
Tuy nhiên, để giảm thiểu những rủi ro này Công ty cần có chiến lược cụ thể là
làm ngay như sau:
- Đối với các công ty Xây dựng tác phong làm việc thường
thiếu chuyên nghiệp nên cần tìm hiểu để đạt được Tiêu chuẩn
Iso về quản lý chất lượng và quy trình;
- Tìm hiểu những nguyên nhân gây ra lãng phí;
- Tham khảo giải pháp từ chính người lao động, khuyến khích
và trao quyền cho người lao động để họ vì công ty đưa ra
những giải pháp để tăng chất lượng và giảm lãng phí;
- Đưa ra quy trình thi công chuẩn hóa, giải pháp sử lý sự cố xảy
ra;
- Đảm bảo nguồn cung ứng nguyên vật liệu, vật tư ổn định về
giá và chất lượng;
- Liên tục đào tạo nguồn nhân lực công ty.
II. Những nội dung trong môn Quản trị Tác nghiệp có thể áp dụng trong
công việc:
Do công việc của tôi là trong ngành Xây dựng, sau khi học xong môn học tôi
thấy rằng:
Ngành Xây dựng nước ta hiện nay đang phát triển nhưng đi kèm theo
đó cũng gây ra lãng phí lớn cho đất nước. Ví dụ điển hình là việc đầu tư hàng
loạt khu đô thị nhưng không quản lý được khiến giá bị đội lên nhiều lần mà
phần lớn người dân có nhu cầu thực sự không có khả năng mua. Trong khi


người dân không có nhà để ở do giá thành bất động sản quá cao, thì hàng loạt
khu đô thị ế ẩm, xây xong bỏ hoang.

Sau khi học về những loại lãng phí LEAN, Tôi thấy rằng việc giảm chi
phí xây dựng là vấn đề bức thiết vì nó đóng góp một phần làm giảm giá thành
xây dựng qua đó người dân thu nhập thấp có cơ hội tiếp cận và có khả năng
mua được nhà.
Nghiên cứu về Quản trị hoạt động cho ta hiểu biết về quá trình chuyển
hóa từ nguồn lực đầu vào sản xuất như nguyên vật liệu, vốn, lao động, thành
các sản phẩm đầu ra cho khách hàng do đó giúp ích rất nhiều cho tôi khi điều
hành doanh nghiệp của mình.
HẾT

Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình: Quản Trị Hoạt Động - Trường Đại học Griggs - Hoa Kỳ;
2. Website: />


×