Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

TRUYỀN THỐNG TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO ( phần 1 )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.76 KB, 2 trang )

TRUYỀN THỐNG TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
QUA LỜI ĂN TIẾNG NÓI CỦA DÂN GIAN
Trong tiếng Việt, chữ thầy thường được dùng để tôn xưng một số loại người đáng kính
trọng trong xã hội. Cho nên, nhà tu, người dạy học, người làm nghề thuốc, những người
được coi là có tri thức, kể cả những người hành nghề bói toán, xem địa lý xưa kia… đều
được gọi chung là thầy .
Vậy từ thầy xuất hiện trong tiếng Việt như thế nào?
Trước hết, về nguồn gốc, từ thầy thuộc về lớp từ Hán cổ, đã du nhập vào tiếng Việt từ
trước thời Tam quốc (1), khác với sự du nhập vào tiếng Việt từ đời nhà Đường bằng con
đường sách vở.
Giở lại thư tịch cổ, tìm trong các văn bản xưa nhất mà hiện nay ta còn giữ được thì thấy: từ
thế kỷ XIII, từ thầy đã song song tồn tại với sư, đều mang sắc thái tôn xưng. Trong bài phú
Cư trần lạc đạo (2) của vua Trần Nhân Tôn (1258 – 1308), cùng với câu “Nguyền mong
thân cận mình sư , quả bồ đề một đêm mà chín” còn có câu “ Vâng ơn thánh, xót mẹ cha,
thờ thầy học đạo”. Thầy ở đây được dùng để gọi nhà sư. Đến Quốc âm thi tập của Nguyễn
Trãi (1380 – 1442), lại thấy có câu “Thuỷ chung mấy vật đều nhờ chúa; Động tĩnh nào ai
chẳng bởi thầy ”(3). Thầy trong câu này chính là người dạy học, như Văn Tân – Đào Duy
Anh đã chú giải: “Việc động tĩnh hành chỉ ở đời ai lại không học ở thầy là thánh hiền của
nho gia (phu tử)” (4). Những cứ liệu này cho thấy, từ thuở xa xưa, từ “thầy” đã dùng để
gọi chung một lớp người được xã hội tôn trọng. Và, trong cái thế tranh chấp lâu dài đầy bất
lợi giữa một bên là yếu tố Hán – Việt sư được dùng một cách chính thống, “độc quyền”
trong khoa cử, văn chương bác học, một bên là từ thầy vốn được xem là “nôm na” chỉ dùng
trong dân gian thì từ thầy đã chiến thắng; nó không hề bị trung hoà hay âm tính hoá sắc thái
biểu cảm trước những từ Hán – Việt đồng nghĩa như thường thấy, để khi nền Hán học bị
suy vong thì nó liền được dùng rộng rãi trong mọi phong cách chức năng ngôn ngữ nhằm
chỉ người dạy học nói chung, còn sư và những từ có yếu tố sư thì trở thành từ lịch sử hay
thuật ngữ (5).
Sở dĩ như vậy chính là nhờ ở cái cơ sở hiện thực: truyền thống tôn sư trọng đạo lâu đời
của dân tộc ta. Từ xưa, nhân dân ta đã rất tôn trọng người thầy – nhà giáo, và mối quan hệ
thầy trò trên phạm vị toàn xã hội luôn luôn được đề cao , qua mọi thời kỳ lịch sử. Cho nên
dù là từ dùng trong sách vở hay ở dân gian thì cũng đều chung một màu sắc biểu cảm. Có


điều, trong trường hợp này, từ ngữ của dân gian sẽ có sức sống hơn.
Tuy trong tiếng Việt hiện đại, thầy cũng còn xuất hiện trong vài tổ hợp có sắc thái âm tính
như thầy bà, thầy dùi , nhưng theo chúng tôi nghĩ, có lẽ đây chỉ là sản phẩm của xã hội sau
này. Và dù cho có một vài tổ hợp như vậy, tự thân từ thầy ngày nay vẫn không hề bị nhoè
đi sắc thái nghĩa tôn xưng.
Lòng tôn sư trọng đạo ấy còn in sâu vào lời ăn tiếng nói của dân gian.
Đó chính là những lời tục ngữ, ca dao tôn vinh vai trò, vị trí của người thầy trong xã hội:
Không thầy đố mày nên; Muốn sang thì bắc cầu kiều, Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy,
mà này cả Thầy dở (thì) cũng đỡ láng giềng…
Đó là những thành ngữ, tục ngữ ngợi ca sự học: Người không học như ngọc không mài;
Muốn hành nghề chớ nề học hỏi; Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học; Một kho vàng
không bằng một nang chữ … Thời nào cũng vậy, vô sư, vô sách thì chẳng thể nên người.
Cho nên, dù con học thóc vay chăng nữa, có bậc sinh thành nào mà chẳng cố? Phải cố, là
vì: Chẳng cày lấy đâu có thóc, chẳng học lấy đâu biết chữ? Chẳng học mà hay, chẳng cày
mà có thì là điều cực kỳ vô lý vậy. Biết chữ là cơ hội để thoát khỏi tối tăm, nghèo đói. Làm
thầy nuôi vợ, làm thợ nuôi miệng , đó là quan niệm của dân ta trong hoàn cảnh xã hội đề cao
khoa cử. Không chỉ vậy, học còn là để làm người, một quan niệm vô cùng sâu sắc: Bất học
vô thuật (không học không biết xử sự); Bất học diện tường (không học như đứng trước
tường); Nhân bất học bất tri lý (người không học không biết lý lẽ)…
Chính từ lòng tôn sư trọng đạo mà nhân dân ta quan niệm: nhất tự vi sư, bán tự vi
sư – một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy; có thờ thầy mới được làm thầy . Kẻ không
biết kính trọng thầy thì bị nhân dân sỉ vả thậm tệ. Câu thành ngữ lừa thầy phản bạn là để
mắng những kẻ vong ân bội nghĩa, đã gán cho kẻ nào thì kẻ đó chẳng bao giờ còn dám
ngẩng mặt lên.
Và ngược lại, người thầy cũng phải luôn luôn xứng đáng là thầy, là tấm gương sáng
cho học trò nhìn vào đó noi theo. Khi nào mà câu nói cửa miệng “thầy ra thầy, trò ra trò”
còn tồn tại thì chừng đó trong lĩnh vực giáo dục vẫn còn lắm vấn đề. Bởi vì bản thân một
chữ thầy từ thuở xa xưa đã hàm sẵn cái sắc thái tôn xưng; cha muốn cho con hay, thầy
muốn cho trò khá cũng là lẽ thường tình vậy.
TRUYỀN THỐNG TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO

TRONG SUY NGHĨ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
Xã hội Việt Nam từ xưa tới nay luôn coi trọng truyền thống Tôn sư trọng đạo. Nó như một thứ lý luận
thấm sâu trong tư tưởng của người Việt, nói rộng ra là trong xã hội truyền thống phương Đông.
Trong xã hội phong kiến thì "Quân - Sư - Phụ", thế là đủ hiểu vai trò người thầy với mỗi con người. Việt
Nam ta thì có câu: "Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy". Ngày nay, trong xã hội coi
trọng tri thức thì người thầy lại càng mang trên mình trách nhiệm nặng nề hơn. Xưa kia, một ông thầy
đồ chỉ có vào chục học sinh, một học sinh có khi cả đời chỉ theo một thầy, còn bây giờ, mọt thầy cô mỗi
năm có tới hàng trăm học sinh, và một học sinh từ khi đi học đến hết đời cũng khó kể hết là đã trải qua
bao nhiêu thầy cô. Không chỉ dừng lại ở 12 năm phổ thông, 5-10 năm đại học mà sự học là suốt đời.
Nói về truyền thống Tôn sư trọng đạo, hôm Tết, xem Táo quân trên VTV3, lúc Ngọc hoàng nói có đoạn
Trò phải tôn sư, thầy phải trọng đạo, em mới giật mình nhớ ra lớp 9 học văn bình luận chỉ chăm chăm
vào vế Tôn sư, còn hầu như bỏ qua vế còn lại. Trên báo HHT còn gợi ra một cách hiểu khác khi đọc
cụm từ này theo cách ngắt 1/3...Chắc hẳn mọi người còn nhớ câu chuyện Người học trò con trai thủy
thần. Sở dĩ Chu Văn An được nhân dân Việt Nam tôn kính như người thầy mẫu mực nhất vì ông luôn
giữ một đạo đức trong sạch và là người hướng đạo cho học trò. Đạo học muôn đời vẫn thế vẫn được
trân trọng và giữ gìn.
Có người ví thầy cô là người lái đò đưa khách qua sông, nhưng em vẫn thích cách so sánh thầy cô là
những nhà làm vườn trồng cây. Ai trồng cây cũng đều yêu quý nâng niu thành quả bé nhỏ của mình.
Một cái cây nếu không có bàn tay chăm sóc của con người vẫn có thể lớn lên được nhưng mãi mãi chỉ là
những loài cây dại mà thôi. Khi ngày ngày được chăm bón, tưới nước, tỉa cành, nhổ những loài cỏ dại
chen đất của cây thì cây sẽ lớn lên và đem lại hoa thơm trái ngọt cho đời. Và thầy cô cũng là những
người bồi đắp cho hạt giống tâm hồn của chúng em nảy mầm vươn lá.
Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân

×