Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác quản lí học sinh bán trú lại hợp hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.55 MB, 24 trang )

MỤC LỤC
TT

Nội dung

Trang

1

Mục lục ...............................................................................

1

2

Danh mục các chữ cái viết tắt ..............................................

2

3

I. Đặt vấn đề ........................................................................

3

4

II. Giải quyết vấn đề ...........................................................

6


5

1. Cơ sở lí luận của vấn đề ..................................................

6

6

2. Thực trạng của vấn đề......................................................

7

7

3. Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề..................

8

8

4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm................................

12

9

III. Kết luận..........................................................................

14


10

Danh mục tài liệu tham khảo..............................................

17

11

Phụ lục: Một số hình ảnh minh họa

18

1


STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT
Ý NGHĨA
GD & ĐT
Giáo dục và đào tạo
UBND
Ủy ban nhân dân
THCS
Trung học cơ sở
PTCS
Phổ thông cơ sở
PTDTBT
Phổ thông dân tộc bán trú
PCGD
Phổ cập giáo dục
BGH
Ban giám hiệu
GV-NV
Giáo viên – Nhân viên
VHVN – TDTT Văn hóa văn nghệ - Thể dục thể thao
TNTT
Tai nạn thương tích
SL
Số lượng
TL
Tỷ lệ

2


I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

1. Lí do chọn đề tài:
Hiện nay thực trạng học sinh bỏ học giữa chừng ở các cấp học trên địa bàn
huyện Yên Minh vẫn còn xảy ra, tỷ lệ học sinh đến lớp hàng ngày vẫn còn thấp. Với
rất nhiều lí do khác nhau mà các em nghỉ học, bỏ học giữa chừng như: Hủ tục coi nhẹ
việc cho con gái đi học bởi quan niệm con gái chỉ cần làm việc nhà, sinh con và trông
con chăm chồng là đủ; Hiện tượng tảo hôn vẫn tồn tại ở nhiều trường; Có nhiều gia
đình các em còn là đối tượng lao động chính, cho nên việc học sinh vắng học vào
mùa làm nương thường xảy ra, không ít trường hợp nghỉ học luôn để ở nhà làm
nương rẫy; Ý thức học lên cao của người dân nơi đây chưa cao, việc con cái bỏ học
giữa chừng để tham gia lao động kiếm tiền không làm các bậc phụ huynh lo lắng
nhiều; Điều kiện kinh tế địa phương còn nghèo nàn, hiện tượng trông chờ, ỷ lại vào
chính sách hỗ trợ của nhà nước vẫn còn nên không ít gia đình không đủ sức lo cho
con đi học; Chính quyền địa phương chưa quan tâm và đầu tư đúng mức đối với công
tác giáo dục, vẫn còn hiện tượng phó mặc cho nhà trường. Trên địa bàn mỗi xã chỉ có
01 trường THCS, địa bàn trải rộng, có nhiều thôn bản cách xa khu vực trường chính
trên 10km, giao thông đi lại khó khăn, việc đi lại của học sinh không hề đơn giản, yếu
tố địa lí cũng làm cản bước chân đến trường của các em.
Xã Thắng Mố cũng nằm trong thực trạng như vậy, là một xã biên giới với địa
hình đồi núi đá là chủ yếu nên con đường từ nhà học sinh đến trường phải đi qua
những ngọn núi cao, vách đá lởm chởm, giao thông đi lại khó khăn.
Với thời gian 10 năm công tác trong ngành giáo dục, trong đó có 03 năm được
giao làm công tác chủ nhiệm lớp (từ năm học 2007 – 2008 đến năm học 2009 –
2010). Từng chứng kiến một số em vì nhà ở xa trường, hoàn cảnh gia đình lại vô
cùng khó khăn. Một mặt các em vừa phải đi học về trong ngày, một mặt gia đình
không những thiếu người lao động mà còn phải nuôi các em ăn học. Dẫn đến một số
em đã phải bỏ học giữa chừng. Các em còn lại khi đến trường vô cùng vất vả, có khi
các em phải dậy từ 5 giờ sáng để đến trường cho kịp. Rồi khi tan trường đã là 11h45,
các em lại đi bộ trở về. Đặc biệt vào các hôm mưa to, gió rét, hay mùa đông lạnh giá
nhìn các em đến trường mà quả thật những người thầy như bản thân tôi không khỏi
nghẹn ngào, …

Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT ngày 02/8/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú và
Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về ban
hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú,
thống nhất tên gọi là trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) và học sinh bán
trú; mới đây nhất là Nghị định 116/2016/NĐ-CP, ngày 18/07/2016 của Chính phủ
“Nghị định quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc
biệt khó khăn”. Theo thông tư và Quyết định nêu trên, trường PTDTBT là trường
3


chuyên biệt, được Nhà nước thành lập cho con em các dân tộc thiểu số, con em gia
đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn nhằm góp phần tạo nguồn cán bộ cho các vùng này. Học sinh bán trú là học
sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, được cấp có thẩm quyền
cho phép ở lại trường để học tập trong tuần, do không thể đi đến trường và trở về nhà
trong ngày. Như vậy, trường PTDTBT có tính chất phổ thông, dân tộc và bán trú.
Trường thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều lệ trường phổ thông và nhiệm vụ
liên quan đến tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục, lao động, văn hóa thể thao và
tổ chức nuôi dưỡng phù hợp với học sinh bán trú. Học sinh bán trú được Nhà nước hỗ
trợ tiền ăn, hỗ trợ nhà ở; trường PTDTBT được hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị
như giường nằm, nhà bếp, phòng ăn, nhà tắm, công trình vệ sinh và các thiết bị kèm
theo; hàng năm được mua sắm, bổ sung dụng cụ để phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể
dục thể thao.
Có thể nói với việc ra đời của mô hình các trường PTDTBT THCS (Phổ thông
dân tộc bán trú trung học cơ sở) đối với các trường tại huyện Yên Minh là một “thời
cơ vàng” đối với đồng bào con em các dân tộc tại huyện Yên. Việc ra đời mô hình các
trường PTDTBT nói chung và các trường PTDTBT THCS nói riêng đã là một “thời
cơ vàng” nhưng để làm sao cho những thời cơ vàng đó thật sự là “vàng” với con em
các dân tộc nơi đây hay nói cách khác làm thế nào để thực hiện tốt mô hình trường

PTDTBT là điều không phải dễ dàng?
Xuất phát từ trăn trở đó, trong 06 năm học (từ năm học 2012 – 2013 đến nay)
bản thân tôi cũng như một số đồng chí làm công tác quản lí tại các trường PTDTBT
THCS trên địa bàn huyện Yên Minh luôn cùng nhau chia sẻ những khó khăn, từng
bước đề ra những giải pháp để thực hiện tốt công tác chăm sóc và nuôi dưỡng học
sinh bán trú đảm bảo 4 hơn “an toàn hơn ở nhà, vui hơn ở nhà, ăn ngon hơn ở nhà,
học tập tốt hơn ở nhà”. Với thành công đạt được của mô hình PTDTBT THCS tại
huyện Yên Minh, đã thôi thúc và giúp tôi mạnh dạn tổng kết những phương pháp,
cách làm trong công tác quản lí học sinh bán trú qua sáng kiến “Một số kinh nghiệm
trong công tác quản lí học sinh bán trú ở trường PTDTBT THCS Thắng Mố”.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
2.1. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi tiến hành nghiên cứu ở đây là hoạt động của các trường PTDTBT
THCS tại huyện Yên Minh. Đây là những trường còn gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở
vật chất cũng như trong công tác quản lý học sinh bán trú và xây dựng các hoạt động
bán trú để làm sao tạo một môi trường học tập và sinh hoạt thật sự có hiệu quả cho
các em.
2.2. Đối tượng nghiên cứu:
Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý học sinh bán trú ở trường
PTDTBT THCS tại huyện Yên Minh.
4


3. Mục đích nghiên cứu:
Mặc dù thời gian của bản thân công tác trong ngành còn chưa nhiều, trong khi
đó thời gian phụ trách công tác bán trú nói chung mới được 08 năm. Năm học 2010 2011 là Phó ban quản lí bán trú tại trường PTDTBT THCS xã Ngam La; từ năm học
2011 - 2012 đến nay là Phó Hiệu trưởng (phụ trách công tác quản lí học sinh bán trú)
trường PTDTBT THCS Thắng Mố. Nhưng bản thân luôn thấy rõ vai trò và ý nghĩa
của mô hình trường PTDTBT nói chung và mô hình trường PTDTBT THCS nói
riêng. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp cũng như tham khảo

một số kinh nghiệm trong công tác quản lý học sinh bán trú ở các trường PTDTBT
THCS tại huyện Yên Minh. Mong rằng, qua sáng kiến này sẽ cùng các đồng chí quản
lí ở các trường PTDTBT THCS nói riêng và các đồng chí ở trong ngành giáo dục nói
chung cùng nhau trao đổi, chia sẻ những cách làm hay, sáng tạo sao cho phù hợp với
đơn vị mình nhất, để các mô hình trường PTDTBT THCS hoạt động thật sự hiệu quả,
từng bước nâng cao chất lượng hai mặt giáo dục, xứng đáng với lòng tin của Đảng,
nhà nước và nhân dân giao cho.
4. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
Việc viết một sáng kiến kinh nghiệm đã khó, viết một sáng kiến kinh nghiệm
hoàn toàn mới về công tác quản lý học sinh bán trú ở các trường PTDTBT THCS lại
càng khó khăn. Mặc dù vậy, bản thân tôi cũng mạnh dạn khái quát những công việc
đã làm, cũng như tham khảo, chia sẻ, học hỏi một số kinh nghiệm quản lí của các
trường PTDTBT THCS còn lại để đưa ra những biện pháp mới có hiệu quả trong việc
thực hiện và xây dựng mô hình các trường PTDTBT THCS tại huyện Yên Minh.
Những biện pháp này đã tiến hành áp dụng cụ thể đối với trường PTDTBT THCS
Thắng Mố. Đây là đề tài khá rộng, với nhiều nội dung lại rất mới mẻ đối với bản thân
tôi. Đã có lúc, tôi đã nghĩ mình hơi “tham” hoặc làm một đề tài quá sức nhưng mong
muốn của bản thân tôi là sáng kiến sau khi hoàn thành có thể phù hợp với nhiều đơn
vị.
Mỗi đơn vị có thể áp dụng một phần và bên cạnh đó là cùng nhau chia sẻ
những khó khăn có thể dựa trên những điểm tương đồng. Bởi không phải đơn vị nào
cũng giống đơn vị nào, những khó khăn có thể là giống nhau nhưng biện pháp để
khắc phục có thể khác nhau do hoàn cảnh, môi trường giáo dục khác nhau.

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Cơ sở lí luận của vấn đề:
Ngay từ bé các em đã nằm trong vòng tay chăm sóc của cha mẹ. Khi đến tuổi
tới trường các em được gia đình đưa đi đón về, chăm sóc động viên của đầy đủ những
người thân trong gia đình. Nhưng khi lớn hơn chút nữa các em phải tự đi đến trường,
5



phải tự chăm sóc bản thân mình. Nhà trường không những là nơi nuôi dưỡng những
ước mơ của các em được bay cao, bay xa mà nơi đây còn giúp cho các em có những
người bạn, người cha người mẹ thứ hai của mình.
Đối với những vùng thuận lợi, những gia đình có điều kiện là vậy. Nhưng đối
với các em học sinh ở vùng khó khăn, cái ăn cái mặc còn đang bủa vây đến gia đình
các em thì sự quan tâm, chăm sóc hầu như là rất hạn chế. Có khi các em phải nhịn ăn
để đến trường, có khi cả tuần, cả tháng các em chỉ mặc một bộ quần áo. Mà có khi bộ
quần áo đó cũng không được lành lặn là bao. Rồi có khi do hoàn cảnh gia đình, các
em phải bỏ học giữa chừng, những ánh mắt đầy tiếc nuối, những gương mặt xạm đi vì
nắng gió do đường đến trường quá xa, cánh cửa tương lai đang mở đã vội đóng sập
lại trước mặt các em. Lứa tuổi các em ở bậc THCS là lứa tuổi thiếu niên đây là giai
đoạn phát triển của trẻ từ 11 – 15 tuổi, các em được vào học ở trường trung học cơ sở
(từ lớp 6 đến lớp 9). Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời
kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng
thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: “thời kỳ quá độ”, “tuổi
khó bảo”, “tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị”, … Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về
thể chất lẫn tinh thần, các em đang tách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn
phát triển cao hơn (người trưởng thành) tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong
mọi mặt phát triển: thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức, … của thời kỳ này. Ở lứa tuổi
thiếu niên có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn”, điều này
phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể, điều kiện sống, hoạt động, … của các
em. Mặt khác, ở những em cùng độ tuổi lại có sự khác biệt về mức độ phát triển các
khía cạnh khác nhau của tính người lớn – điều này do hoàn cảnh sống, hoạt động
khác nhau của các em tạo nên.
Và sự xuất hiện mô hình các trường PTDTBT nói chung và mô hình các trường
PTDTBT THCS nói riêng chính là điều kiện chắp cánh cho những ước mơ của các
em trở thành hiện thực. Các em đến trường được học tập, được sinh hoạt được vui
chơi. Tại đây mái trường thực sự đã trở thành ngôi nhà thứ hai của các em. Không

còn khoảng cách giữa gia đình các bạn có điều kiện, và gia đình các bạn không có
điều kiện. Không còn khoảng cách giữa dân tộc này với dân tộc kia.
Một môi trường thật sự hòa đồng, một môi trường mà nhiều em đã từng ao ước
giờ mới trở thành hiện thực. Công tác bán trú dân nuôi ở các trường PTDTBT THCS
có ý nghĩa thật to lớn. Nó góp phần đào tạo lực lượng đặc biệt của địa phương – lao
động có trí tuệ ở vùng khó khăn. Vì vậy, xây dựng và tổ chức tốt mô hình các trường
PTDTBT nói chung và mô hình trường PTDTBT THCS nói riêng có ý nghĩa thật sự
quan trọng trong quá trình hình thành, phát triển toàn diện ở các em.
2. Thực trạng của vấn đề:
2.1. Đặc điểm tình hình địa phương:
6


Xã Thắng Mố là một xã biên giới vùng III, vùng đặc biệt khó khăn của huyện
Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Cách trung tâm huyện 42 km, địa hình phức tạp, chủ yếu
là núi đá độ dốc lớn, khí hậu khắc nghiệt, nguồn nước khan hiếm. Tổng dân số 458
hộ = 2.697 khẩu có 08 xóm bản, 05 dân tộc trong đó dân tộc H’mông chiếm 88,8 %.
Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trong đó số hộ nghèo: 264 hộ = 57,64%,
số hộ cận nghèo: 61 hộ = 13,32% (theo kết quả rà soát hộ nghèo, cận nghèo, … của
UBND xã Thắng Mố năm 2017). Mặt bằng dân trí thấp, nhận thức về tầm quan trọng
của nền giáo dục còn hạn chế, phụ huynh chưa quan tâm, đầu tư cho việc học của con
em, chính quyền địa phương còn thờ ơ với công tác giáo dục, mọi việc đều phó mặc
cho nhà trường. Những yếu tố đó đã làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác giảng dạy và
nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh. Đặc biệt là duy trì số lượng và vận động
học sinh đến lớp và đến trường.
2.2. Đặc điểm tình hình nhà trường:
Trường PTDTBT THCS Thắng Mố được thành lập từ ngày 01/03/2011 trên cơ
sở trường THCS Thắng Mố mà tiền thân là trường PTCS Thắng Mố. Những ngày đầu
mới thành lập nhà trường gặp vô vàn những khó khăn và thách thức như điều kiện cơ
sở vật chất thiếu thốn nhiều (Chỉ có 01 nhà 2 tầng với 08 phòng học và 01 nhà lưu trú

giáo viên với 05 phòng ở), không có nhà hiệu bộ, không có nhà lưu trú dành cho học
sinh bán trú, nhà lưu trú cho giáo viên còn thiếu; Trang thiết bị phục vụ cho công tác
dạy – học hỏng hóc, quá niên hạn sử dụng và thiếu nhiều; Không có đường truyền
Internet; Nguồn nước phục vụ sinh hoạt cho thầy và trò nhà trường khan hiếm, ….
Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của BGH, tập thể cán bộ giáo
viên, nhân viên và các em học sinh trong nhà trường, trong những năm qua nhà
trường đã khắc phục được những khó khăn cơ bản về cơ sở vật chất, trang thiết bị để
phục vụ tốt nhất cho công tác dạy học và giáo dục học sinh. Cụ thể: Xây mới 01 sân
trường, 01 bể nước; Xây mới 02 nhà lưu trú cho học sinh; Làm ‰ang 01 nhà ăn cho
học sinh bán trú; Làm đường ống dẫn nước về trường; … Để có được những thành
quả kể trên nhà trường đã làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tranh thủ sự đầu tư
của Nhà nước, sự ủng hộ về kinh phí của các doanh nghiệp và sự góp sức của cán bộ
giáo viên, nhân viên, học sinh và bà con nhân dân trên địa bàn xã.
Bên cạnh những khó khăn về cơ sở vật chất, điều kiện sinh hoạt. Công tác
quản lí học sinh bán trú tại trường PTDTBT THCS Thắng Mố còn gặp rất nhiều khó
khăn. Cụ thể là: Học sinh đa số là con em dân tộc thiểu số sống ở vùng khó khăn nên
hạn chế về trình độ nhận thức và ít có điều kiện học tập cũng như vốn hiểu biết xã
hội. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
Thêm vào đó số học sinh bán trú tại trường gặp nhiều khó khăn về nơi ăn, chốn ở và
quản lý sinh hoạt hàng ngày, ... Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc
học tập của con em mình còn phó thác và giao trách nhiệm hết cho nhà trường.
7


Nhà trường phải đối mặt với một thực tế là tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự ưu
tiên của Nhà nước ở một bộ phận học sinh và phụ huynh, nên ngay từ đầu các năm
học, Chi bộ và Ban giám hiệu nhà trường đã quan tâm chỉ đạo giáo viên và học sinh
thực hiện đồng bộ 5 mặt công tác là: Giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong; hoạt
động dạy và học; lao động và hướng nghiệp, dạy nghề; tổ chức nội trú và công tác
Đảng, đoàn thể trong nhà trường. Nhà trường sớm tổ chức học tập, quán triệt và triển

khai đầy đủ các chỉ thị và văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở Giáo dục – Đào tạo về nhiệm
vụ năm học và cuộc vận động của ngành.
3. Một số biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học và quản lí học sinh bán trú
dân nuôi:
Trước những khó khăn đó, nhà trường đã xác định: Quản lí học sinh bán trú là
quá trình quản lí hoạt động giáo dục trong nhà trường, là nhiệm vụ trọng tâm, có ý
nghĩa quyết định đến vấn đề nâng cao chất lượng dạy học trong trường, hạn chế tình
trạng học sinh bỏ học và duy trì kết quả chuẩn PCGD THCS.
Cho nên Ban Giám hiệu nhà trường đã cùng với cấp uỷ đảng, chính quyền địa
phương xã tuyên truyền tới toàn phụ huynh học sinh những ích lợi của mô hình
trường bán trú. Nhà trường đã ra quyết định thành lập Ban quản lí học sinh bán trú và
phân công tất cả giáo viên trực và giúp đỡ các em. Với trách nhiệm là Trưởng Ban
quản lí học sinh bán trú tôi đã tham mưu cho BGH thực hiện một số biện pháp sau để
quản lí tốt học sinh khu bán trú dân nuôi như sau:
3.1. Xây dựng một chương trình hoạt động phù hợp đặc điểm tình hình của nhà
trường, của địa phương, phù hợp với nhiệm vụ năm học:
Ban giám hiệu đã bám sát nhiệm vụ năm học, tình hình thực tế của học sinh bán
trú để xây dựng kế hoạch nội dung chương trình hoạt động quản lý thật cụ thể từng
năm, từng tháng, từng chủ đề của nhà trường phát động cho phù hợp với tình hình
của nhà trường, của địa phương, phù hợp với nhiệm vụ năm học.
3.2. Tổ chức, điều hành, kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả hoạt động quản lý
học sinh bán trú:
* Đối với việc tổ chức chỉ đạo, kiểm tra thực hiện hoạt động quản lý:
Ban quản lí học sinh bán trú được phân công phụ trách hoạt động quản lý có
trách nhiệm tổ chức chỉ đạo các hoạt động quản lý mô hình bán trú. Kiểm tra, giám
sát mọi hoạt động. Cụ thể là hiệu trưởng chỉ đạo, kiểm tra giám sát ban quản lý học
sinh bán trú, các đồng chí giáo viên, Tổng phụ trách Đội thực thi kế hoạch hoạt động
quản lý, đánh giá kết quả thực hiện từng tháng.
* Đối với việc đánh giá kết quả hoạt động:
- Ban giám hiệu phải đánh giá một cách trung thực, khách quan, công bằng

không mang tính cá nhân.
- Đánh giá ưu, khuyết điểm trong quá trình thực hiện kế hoạch quản lý học sinh
bán trú cũng như các phong trào trong nội trú trường học.
8


- Đánh giá kết quả hoạt động của từng khối lớp ở nội trú, đánh giá kết quả của
từng học sinh ở nội trú.
3.3. Đổi mới và đa dạng hoá các hình thức hoạt động quản lý phù hợp nhu cầu
và hứng thú của học sinh ở lứa tuổi thiếu niên, phù hợp với điều kiện cụ thể nhà
trường:
Để đổi mới được những nội dung, hình thức hoạt động, đa dạng hoá các loại
hình hoạt động quản lý, Ban giám hiệu phải biết phát huy những năng lực, sáng tạo
của Ban quản lý học sinh bán trú, giáo viên chủ nhiệm, ... Biết mở rộng, phát huy tính
dân chủ, khuyến khích học sinh tham gia bàn bạc, trao đổi, sáng tạo để tìm ra những
hình thức hoạt động quản lý mới, bổ sung hoặc điều chỉnh nội dung hoạt động quản
lý cho phù hợp với điều kiện và khả năng thực hiện của từng khối lớp trong khu nội
trú nhà trường.
Phát huy vai trò tự quản và quyền tham gia hoạt động của học sinh bán trú là cơ
sở quan trọng đối với việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học
sinh bán trú trong học tập và rèn luyện.
3.4. Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động quản lý học sinh bán trú cho giáo viên
và học sinh:
- Bồi dưỡng năng lực của ban quản lý học sinh bán trú: Tạo điều kiện cho Ban
quản ý khu bán trú tham quan học tập kinh nghiệm và tổ chức các buổi thảo luận về
cách quản lý có hiệu quả.
- Bồi dưỡng năng lực tổ chức cho giáo viên chủ nhiệm: Hàng năm Ban giám
hiệu tổ chức tập huấn cho giáo viên chủ nhiệm về công tác quản lý học sinh bán trú
cùng với ban quản lý học sinh bán trú đồng thời từng bước tiến hành và xây dựng đưa
ra các nội quy, quy chế thật chặt chẽ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của từng khối

lớp học sinh trong khu vực bán trú nhà trường.
- Bồi dưỡng năng lực cho đội xung kích cờ đỏ bán trú vào đầu năm học:
Hướng dẫn các em phong cách, ngôn ngữ, phương pháp điều khiển. Đội ngũ này sẽ
đóng góp vai trò tích cực cho hoạt dộng tự quản của học sinh trong khu vực bán trú
nhà trường. Tuy nhiên cũng phải dự kiến các tình huống xảy ra trong quá trình tự
quản của các em việc tiến hành hoạt động tự quản, cách ứng xử, giải quyết.
3.5. Tổ chức ngoại khóa tuyên truyền trong học sinh cách phòng chống dịch
bệnh.
Việc phòng chống dịch bệnh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và cấp
bách đặc biệt trong trường học. Nhất là đối với trường học bán trú, để đảm bảo tốt
cho sức khỏe của học sinh đòi hỏi nhà trường cần phải xây dụng chương trình hành
động cụ thể và xuyên suốt năm hoc.
Thực hiện các văn bản chỉ đạo của UBND huyện Yên Minh, Phòng GD & ĐT
Yên Minh “Về việc ‰ang cường công tác phòng chống dịch bệnh ở người và phòng,
chống sốt xuất huyết”. Dựa vào tình hình thực tế của nhà trường, hàng năm tôi đã chỉ
9


đạo đồng chí nhân viên Y tế học đường, nhất là với GV-NV tham gia công tác bán trú
‰ang cường các hoạt động tuyên truyền giáo dục trong học sinh cách phòng chống
dịch bệnh dưới nhiều hình thức như: Tổ chức tuyên truyền trong học sinh ở các giờ
chào cờ, giờ chủ nhiệm lớp, tổ chức sinh hoạt ngoại khóa, thực hiện tích hợp giáo dục
trong các bài học có ‰ang quan.
Qua đó, nhằm hình thành ở các em một số kĩ năng sống và thói quen cần thiết
như: biết cách tự chăm sóc và phục vụ bản thân, biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh
trường lớp,…
Bên cạnh đó, tôi đã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện công tác phòng chống
dịch bệnh ở người và phòng chống sốt xuất huyến xuyên suốt năm học. Trong thời
gian qua, các lớp học và các bộ phận của nhà trường đã thực hiện tốt khâu vệ sinh
đối với bếp ăn tập thể, các lớp học bán trú. Trong giờ ngủ thông thoáng phòng học,

khuyến khích học sinh mặc quần, áo dài để tránh muỗi đốt. Duy trì tốt việc ra quân
đồng loạt tổng vệ sinh môi trường vào buổi sáng thứ bảy ‰ang tuần.
3.6. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường để năng cao
chất lượng tổ chức hoạt động quản lý bán trú dân nuôi. Cụ thể là:
- Đảng uỷ, chính quyền địa phương sử dụng tối đa năng lực của các cấp lãnh
đạo xã, các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là công tác an ninh trật tự...
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức và các thành viên trong ban chỉ
đạo chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
- Kiểm tra, đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm để các kế hoạch quản lý học sinh
bán trú trong các năm học tiếp theo được tốt hơn. Biểu dương những thành tích đạt
được của cá nhân, tập thể. Phát huy sức mạnh đoàn kết tập thể và hiệu quả của các
đoàn thể tham gia.
3.7. Xây dựng tốt cơ sở vật chất trường học nhằm bảo đảm những yêu cầu về
trang thiết bị cho hoạt động quản lý học sinh nội trú bán trú dân nuôi:
- Tham mưu với các cấp chính quyền tiếp tục đầu tư xây dựng khu bán trú
như: Nhà lưu trú cho học sinh, nhà tắm cho học sinh, công trình vệ sinh, ...
- Trang bị đầy đủ sách “hướng dẫn tổ chức hoạt động quản lý học sinh nội trú”
cho giáo viên chủ nhiệm lớp, Ban giám hiệu, tổng phụ trách Đội. Sách tham khảo cho
học sinh nội trú.
- Kịp thời bổ sung những trang thiết bị như: Trống, loa, micro, ‰ang âm, các
dụng cụ thể dục thể thao, các nhạc cụ tối thiểu, … để tổ chức có hiệu quả các hoạt
động VHVN – TDTT, đặc biệt là hoạt động đưa văn hóa truyền thống vào giảng dạy
trong trường học thông qua các trò chơi dân gian, các điệu múa khèn, thổi kèn lá, ….
- Tạo mọi điều kiện về kinh phí cho hoạt động quản lý, tạo điều kiện tốt về thời
gian, chế độ, cơ chế đánh giá để giáo viên quản lý tốt bán trú trường học.
3.8. Phân công bố trí giáo viên tiến hành phụ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ các em
trong học tập:
10



Ở bán trú thầy cô giáo có thể kiểm tra việc học của các em thường xuyên hơn,
nắm được sức học của từng em và có điều kiện giúp đỡ các em, qua đó bù đắp những
lỗ hỏng kiến thức cho các em, giúp các em có ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập.
3.9. Đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực bán trú dân nuôi:
- Thành lập đội xung kích bao gồm cán bộ giáo viên và học sinh nhằm bảo vệ
tài sản cũng như trật tự ở khu bán trú.
- Phối hợp với Công an, Quân sự xã, Đồn biên phòng Bạch Đích lên phương án
chuẩn bị đối phó với sự cố bất thường xảy ra như: hỏa hoạn, thanh niên bên ngoài vào
gây rối để đảm bảo an ninh trật tự cho khu bán trú, gúp các em an tâm học tập.
- Lắp hệ thống camera an ninh trong trường học giúp theo dõi và quản lí các
hoạt động của học sinh tốt hơn.
3.10. Tuyên truyền, vận động, phối kết hợp giữa gia đình với nhà trường và
chính quyền địa phương:
Phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động một cách sâu rộng đến toàn
thể nhân dân, gia đình học sinh, chính quyền địa phương hiểu rõ mục đích, tính thiết
thực, hiệu quả của mô hình học sinh bán trú dân nuôi này.
3.11. Gần gũi, động viên các em ổn định tư tưởng, an tâm học tập ở khu bán trú:
Đối với học sinh bán trú thì giáo viên vừa là người thầy, người cha, người anh,
người bạn của các em. Bởi lẽ các em xa gia đình, bố mẹ, hàng ngày được tiếp xúc
nhiều với thầy cô. Cho nên giáo viên luôn gần gũi, thường xuyên tâm sự với các em
để nắm bắt tâm tư nguyện vọng để chia sẽ cùng các em, cũng như chăm sóc các em
lúc ốm đau, lúc trái gió trở trời... để từ đó các em an tâm hơn.
3.12. Tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh, an toàn, bổ ích cho học sinh
bán trú nhằm phòng tránh tai nạn thương tích (TNTT), rèn kĩ năng sống cho
học sinh:
Với đặc thù của mô hình bán trú, học sinh được học tập, ăn ngủ, sinh hoạt cả
ngày tại trường. Ở lứa tuổi này, các em rất hiếu động, dễ xảy ra TNTT trong các giờ
nghỉ trưa, giờ ra chơi. Vì vậy, tôi thiết nghĩ, cần trang bị cho các em có những hiểu
biết nhất định về mức độ nguy hiểm và biện pháp phòng tránh TNTT. Từ đầu năm
học, tôi đã xây dựng kế hoạch phòng chống TNTT và triển khai thực hiện trong toàn

trường.
Mặt khác, tạo môi trường học tập, sinh hoạt vui chơi an toàn, lành mạnh cho
các em, tổ chức nhiều hoạt động giải trí phong phú nhằm giảm thiểu nguy cơ gây
TNTT trong nhà trường như: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi dân gian như:
Nhảy dây, đánh yến, đẩy gậy, … Ở các lớp bán trú, mỗi phòng học chúng tôi đều
trang bị một ti vi có kết nối Internet, ngoài việc phục vụ cho việc giảng dạy còn nhằm
khuyến khích các em giải trí trong các giờ hoạt động ngoài giờ, giờ nghỉ trưa, chiều
qua các kênh dành cho thiếu nhi, phim thiếu nhi, truyện cổ tích,… Qua đó, hình thành
11


kĩ năng sống cho học sinh, các em biết cách bảo vệ bản thân mình, không tham gia
các trò chơi nguy hiểm, độc hại, biết tự sinh hoạt, vui chơi, giải trí an toàn, bổ ích.
4. Hiệu quả của sáng kiến:
4.1. Số lượng học sinh bán trú tăng dần qua các năm:
Với việc thực hiện tốt các biện pháp quản lí học sinh bán trú, chất lượng hai
mặt giáo dục được nâng dần qua các năm học, giúp các em học sinh có hoàn cảnh
khó khăn, nhà ở xa trường tiếp tục được cắp sách đến lớp.
4.2. Chất lượng hai mặt giáo dục được nâng lên:
Với mô hình các trường PTDTBT nói chung và các trường PTDTBT THCS
nói riêng đã giúp các nhà trường từng bước nâng cao chất lượng hai mặt giáo dục, tạo
được một môi trường học tập cũng như sinh hoạt đảm bảo thực hiện 4 hơn “an toàn
hơn ở nhà, vui hơn ở nhà, ăn ngon hơn ở nhà, học tập tốt hơn ở nhà” và để cho học
sinh bán trú nhận thấy “Ký túc là nhà – Thầy cô là cha mẹ - Bạn bè là an hem –
Chúng ta là một gia đình”. Những điều đó đã được thể hiện qua những con số cụ thể
như sau:
Kết quả xếp loại Hạnh kiểm cuối năm học:
Tốt
Khá
Tổng

Năm học
số HS SL
TL
SL
TL
2012 – 2013
161
90
55,9
71
44,1
2013 – 2014
175
97
55,4
75
42,9
2014 – 2015
188
107 56,9
80
42,6
2015 – 2016
204
138 67,6
50
24,5
2016 – 2017

215


114

53,1

59

27,4

Kết quả xếp loại học lực cuối năm học:
Giỏi
Khá
Tổng
Năm học
số HS SL
TL
SL
TL
2012 – 2013

161

24

14,9

2013 – 2014

175


32

18,3

2014 – 2015

188

50

26,6

2015 – 2016

204

48

23,5

2016 – 2017

215

46

21,4

02


0,9

12

TB
SL TL
3
1
16
42

Yếu
SL
TL

1,7
0,5
7,8
19,
5

TB
SL TL
85,
137
1
79,
139
4
73,

138
4
71,
145
1
77,
167
7

Yếu
SL
TL

4

2,3

11

5,4


4.3. Nâng cao ý nghĩa, vai trò của các trường PTDTBT THCS:
Khẳng định về công tác giáo dục, nuôi dưỡng học sinh bán trú của các nhà
trường là chất lượng, hiệu quả và là việc làm cần thiết không chỉ đối với các trường
PTDTBT THCS mà là cần thiết cho tất cả các cấp học. Nhân dân cần quan tâm, hợp
lực để cùng với nhà trường, tổ chức cho con em học bán trú. Việc giáo dục và quản lí
tốt mô hình các trường PTDTBT THCS tại huyện Yên Minh là một việc hết sức quan
trọng, đặc biệt là cung cấp nguồn lao động có tri thức ở địa phương.
4.4. Rèn kĩ năng sống cho học sinh:

Giúp cho các em được hoà nhập cộng đồng một cách tự nhiên; tạo thói quen tự
lập, hoà đồng, hợp tác; phòng tránh các hiện tượng “tự kỉ”… Một kết quả rất thiết
thực đối với các trường PTDTBT THCS đó là đã giáo dục được các em các kĩ năng
sống. Giáo dục cách vệ sinh, dinh dưỡng và phòng chống bệnh tật, giáo dục hành vi
cách ứng xử, …
III. KẾT LUẬN:
1. Bài học kinh nghiệm:
Trước tiên, đã là người thầy đặc biệt là người thầy ở các trường PTDTBT cần
quan niệm được rằng: “Giáo dục thì cần phải cống hiến, và đừng bao giờ đi tìm giới
hạn của sự cống hiến, bởi bản thân của sự cống hiến thì không có giới hạn”. Bởi vậy,
việc quản lí và chăm sóc tốt học sinh bán trú không chỉ là trách nhiệm mà quan trọng
hơn đó là chữ “TÂM” của người làm thầy một nghề mà được cả xã hội quan tâm. Bởi
vậy, người quản lí cần làm tốt những công việc sau:
Thật sự chú trọng đến công tác phổ biến, tuyên truyền. Khi phổ biến, tuyên
truyền cần phải thật sự sâu, rộng, cụ thể tránh cách nói hình thức. Tích cực hưởng
ứng, tham gia các phong trào do ngành và các cơ quan khác phát động. Có kế hoạch
tổ chức các hoạt động, phong trào thi đua tại nhà trường một cách phù hợp có hiệu
quả.
Chú trọng việc xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về
“lượng” và đảm bảo về “chất” trong các trường PTDTBT THCS. Cần mạnh dạn trong
công tác đổi mới: Đổi mới trong công tác quản lý hoạt động giảng dạy; đổi mới trong
công tác quản lý học tập của học sinh ở trường PTDTBT THCS; đổi mới việc quản lý
cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
Bên cạnh đó, người Hiệu trưởng cần luôn quan tâm, chú trọng đến cơ sở vật
chất phục vụ bán trú, chất lượng trong bữa ăn của học sinh, và đổi mới công tác quản
lí bán trú sao cho phù hợp nhất với mô hình trường PTDTBT THCS.
2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
Sáng kiến kinh nghiệm này đã giúp tôi định hướng được các cách quản lí và
chăm sóc học sinh bán trú sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Giúp các em từng bước tiếp
cận 4 mục tiêu trong “kho báu tiềm ẩn” của giáo dục: “Học để biết, học để làm, học

13


để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống”. Bên cạnh đó sáng kiến kinh
nghiệm này đã từng bước nâng cao chất lượng hai mặt giáo dục, đào tạo một nguồn
nhân lực có tri thức cho địa phương.
3. Khả năng áp dụng và triển khai:
Có khả năng áp dụng thành công trong các trường PTDTBT THCS nói riêng
và các trường PTDTBT nói chung. Đặc biệt đối với các trường PTDTBT có những
điểm tương đồng như về vị trí địa lí, cơ sở vật chất… Và sáng kiến có thể nhân rộng
ra các trường PTDTBT THCS trong toàn tỉnh.
Chuyên đề cơ bản đã được áp dụng đối với việc chăm sóc, nuôi dưỡng và
quản lí học sinh bán trú ở trường PTDTBT THCS Thắng Mố. Với những hoạt động
đã được thực hiện trong sáng kiến bước đầu đã thu được một số kết quả nhất định. Tỉ
lệ chuyên cần của học sinh tăng cao, hạn chế tối đa số lượng học sinh bỏ học, chất
lượng hai mặt giáo dục không ngừng được cải thiện. Có thể áp dụng cho việc chăm
sóc, nuôi dưỡng và quản lí học sinh bán trú ở các trường PTDTBT THCS trong năm
học này và các năm học tiếp theo.
4. Những kiến nghị, đề xuất:
Để phát huy tốt mô hình các trường PTDTBT THCS cũng như từng bước nâng
cao chất lượng hai mặt giáo dục học sinh, tôi xin đề xuất một số vấn đề sau:
4.1. Đối với UBND huyện:
Chủ động cân đối ngân sách địa phương, huy động sự hỗ trợ của các tổ
chức, đoàn thể, sự đóng góp của cha mẹ học sinh để đảm bảo việc chăm sóc, nuôi
dưỡng và giáo dục học sinh bán trú theo quy định.
Tiếp tục quan tâm hơn nữa tới đời sống vật chất và tinh thần, nhất là điều
kiện ăn, ở, và sinh hoạt để đội ngũ nhà giáo đang công tác tại các trường PTDTBT
THCS yên tâm phục vụ, cống hiến hơn nữa đối với sự nghiệp giáo dục ở vùng khó
khăn.
4.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện:

Cần quan tâm hơn đến công tác bồi dưỡng cho cán bộ quản lý những kiến thức
và kỹ năng về quản lý trường PTDTBT THCS. Thường xuyên kiểm tra công tác dạy
học, ăn, ở và hoạt động của các trường.
Có thể tạo điều kiện cho các cán bộ quản lí, một số giáo viên đi tham quan
học hỏi một số mô hình các trường PTDTBT nói chung và trường PTDTBT THCS
nói riêng ở trong và ngoài tỉnh.
4.3. Đối với Hiệu trưởng trường PTDTBT THCS:
Nếu như người Hiệu trưởng ở các trường THCS thì công tác chuyên môn
chiếm hầu hết thời gian, sức lực của nhà trường thì người Hiệu trưởng ở các trường
PTDTBT THCS bên cạnh chuyên môn sẽ vất vả thêm rất nhiều về công tác bán trú,
quản lí học sinh. Bởi giờ đây các em không chỉ đến trường để học rồi ra về mà các
em ở lại trường. Vì vậy cùng với việc quản lý tốt hoạt động dạy học, người Hiệu
14


trưởng cần quan tâm chỉ đạo, tổ chức có hiệu quả các hoạt động ngoại khóa; hoạt
động văn hóa, thể dục thể thao, các trò chơi dân gian… để tạo được môi trường bán
trú thật sự thân thiện, gần gũi đối với học sinh.
Bên cạnh đó, nhà trường cần phối hợp thật tốt đối với các tổ chức trong và
ngoài nhà trường để giáo dục học sinh. Cần trao đổi, học hỏi với những trường có mô
hình PTDTBT THCS có hiệu quả.
4.4. Đối với đội ngũ giáo viên các trường PTDTBT THCS:
Người giáo viên ở các trường PTDTBT THCS đã thật sự là cha là mẹ của học
sinh. Các thầy cô không những chỉ giảng dạy các em ở trên lớp, mà còn chăm sóc, chỉ
bảo, giúp đỡ các em ngay ở trong sinh hoạt hàng ngày. Bởi vậy người giáo viên cần
không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, sáng tạo trong công tác, gần gũi chia sẻ
những khó khăn, nắm bắt tâm tư nguyện vọng, của các em học sinh. Thời gian các em
ở lại bán trú mặc dù vất vả khi quản lí, nhưng đây cũng là một thời cơ thuận lợi để
các thầy cô giáo dục toàn diện học sinh.
5. Lời kết:

Có thể nói tổ chức bán trú là cả một quá trình phức tạp, vất vả và nhiều nỗi lo
không chỉ đối với Ban giám hiệu, giáo viên mà còn cả phụ huynh học sinh. Bởi vậy
để thực hiện tốt mô hình các trường PTDTBT THCS cần sự chung tay của tất cả các
cơ quan đoàn thể nhà trường và xã hội. Và đặc biệt cần sự hi sinh lớn hơn, cống hiến
nhiều hơn của các cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường.
Từ hiệu quả chất lượng đã đạt được của đơn vị mình, tôi mong muốn các
trường đủ điều kiện thành lập các trường PTDTBT nên tổ chức bán trú. Bởi đây là
một “thời cơ vàng” cho các em khó khăn được cắp sách tới trường, để những ước mơ
dang dở có thể sẽ trở thành hiện thực.
Chúng ta hãy cùng chung tay để các trường PTDTBT THCS nói riêng và
các trường PTDTBT nói chung thật sự đảm bảo 4 hơn “an toàn hơn ở nhà, vui hơn ở
nhà, ăn ngon hơn ở nhà, học tập tốt hơn ở nhà ”. Giúp các em “mỗi ngày đến trường
là một ngày vui” bởi nơi đây các em đã có một mái nhà, đó là “Mái nhà em yêu”.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi về công tác: Một số kinh nghiệm
trong công tác quản lí học sinh bán trú ở trường PTDTBT THCS Thắng Mố . Vì
điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn và trình độ năng lực hạn chế, đề tài của tôi
chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Do vậy tôi rất mong được sự góp ý của các đồng
nghiệp.
Thắng Mố, Ngày 10 tháng 05 năm 2018
XÁC NHẬN CỦA HĐGD
NGƯỜI VIÊT
NHÀ TRƯỜNG

15


L¹i Hîp Hßa

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT ngày 02/8/2010 của Bộ

GD&ĐT “Thông tư ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của
trường phổ thông dân tộc bán trú”.
2. Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010 của Thủ
tướng Chính phủ “Quyết định ban hành một số chính sách hỗ trợ
học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú”.

3. Nghị định 116/2016/NĐ-PC, ngày 18/07/2016 của Thủ tướng Chính
phủ “Nghị định quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã,
thôn đặc biệt khó khăn.
4. Nguồn Internet.

16


PHỤ LỤC: NHỮNG HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO
CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN LÍ HỌC SINH BÁN TRÚ
TẠI TRƯỜNG PTDTBT THCS THẮNG MỐ
I. PHẦN MỞ ĐẦU:

Ước mơ cắp sách tới trường
Tưởng chừng đã gặp con đường khó khăn

Học sinh leo dốc về nhà
Con đường đến“chữ”cao bằng dốc không?

Mô hình bán trú dân nuôi
Chắc chắn sẽ nở trên môi nụ cười

17



II. PHẦN NỘI DUNG:
1. Thực trạng của vấn đề:

Đường đi vất vả, khó khăn
Dù xa, dù khó sao “ngăn” được thầy

Thầy cô vững bước, con đường “ngắn” hơn.

Cơ sở dù có khó khăn
Nhưng người sợ nhất băn khoăn trong lòng

18


2. Kết quả đạt được từ các biện pháp giải quyết vấn đề:
* Xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất:

Thầy và trò trường PTDTBT THCS Thắng Mố tham gia lao động khắc phục khó khăn tu sửa
cơ sở vật chất trường lớp, học và nhà ở cho học sinh bán trú.

* Đổi mới phương pháp dạy học:

Tập huấn ứng dụng CNTT trong giảng dạy
và quản lí

Một tiết dạy có ứng dụng CNTT môn Toán
của thầy Tô Tiến Hạnh

19



Một tiết dạy có ứng dụng CNTT môn Toán
của cô giáo Kiều Thu Dung

Một tiết dạy có ứng dụng CNTT môn Tiếng
Anh của cô giáo Bế Vân Anh

Một tiết dạy có ứng dụng CNTT môn Văn
của thầy giáo Bế Mạnh Hồ

Một tiết dạy có ứng dụng CNTT môn Vật lí
của thầy giáo Thèn Văn Bằng

* Rèn kĩ năng sống cho học sinh:

20


Học sinh bán trú tăng gia sản xuất (trồng rau xanh, nuôi lợn đen) nhằm cải thiện
đời sống sinh hoạt hàng ngày.

21


Bữa ăn hàng ngày của các em học sinh bán trú dần dần được cải thiện

* Học sinh tham gia các hoạt động VHVN – TDTT, hoạt động nghiên
cứu KHKT dành cho học sinh THCS:


22


* Học sinh tham gia vào các phong trào thi đua:
+ Cuộc thi “Nguôi trường thân thiện”

23


+ Cuộc thi hưởng ứng ngày “Sách Việt Nam lần thứ 5”:

24



×