Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Quy Trình Sản Xuất TVC Quảng Cáo - Báo Cáo Thực Tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.6 MB, 68 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đồ án tốt nghiệp “Xây dựng TVC quảng cáo sữa IZZI” là
do tôi thực hiện. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong đồ án đã được nếu rõ
trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu kết quả trình bày trong đồ án là hoàn toàn
trung thực, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi kỷ luật của khoa và
nhà trường đề ra.

Thái Nguyên, ngày … tháng … năm 2018
Sinh viên thực hiện

Ma Văn Thành

1


LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời
gian bắt đầu học tập tại trường cho đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm
của quý thầy cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô khoa Truyền thông
đa phương tiện – Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông Thái
Nguyên đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý
báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn cô Phan Thị Cúc đã tận tâm hướng dẫn em trong đồ
án tốt nghiệp lần này. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của cô thì bài đồ án
của em khó mà có thể hoàn thành được. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô.
Trong thời gian làm bài đồ án, em đã vấp phải một số sai sót, mong thầy cô và
các bạn đưa ra ý kiến đóng góp để có thể giúp em có được kinh nghiệm và làm bài
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


Thái Nguyên, ngày … tháng … năm 2018
Sinh viên thực hiện

Ma Văn Thành

2


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. 2
MỤC LỤC ................................................................................................................... 3
DÁNH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................... 5
LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................. 8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TVC QUẢNG CÁO ................................................. 9
1.1. Lịch sử ra đời............................................................................................................... 9
1.2. Giới thiệu về quảng cáo ........................................................................................... 10
1.2.1. Một số khái niệm................................................................................... 10
1.2.2. Mục đích của quảng cáo. ....................................................................... 10
1.2.3. Một số hình thức quảng cáo .................................................................. 10
1.3. TVC quảng cáo .......................................................................................................... 14
1.3.1. Khái niệm về TVC quảng cáo. .............................................................. 14
1.3.2. Vai trò của TVC quảng cáo. .................................................................. 15
1.3.3. Mục đích và đặc điểm của TVC. ........................................................... 15
1.4.Quy trình sản xuất TVC quảng cáo .......................................................................... 16
1.4.1. Quá trình sáng tạo ý tưởng .................................................................... 17
1.4.2. Quá trình sản xuất ................................................................................. 19
1.4.3. Storyboarding........................................................................................ 20
1.4.4. Layouts ................................................................................................. 21

1.4.5. Model Sheets......................................................................................... 21
1.4.6. Animatics .............................................................................................. 21
1.5. Một số lưu ý khi sản xuất TVC quảng cáo ............................................................. 22
CHƯƠNG 2: CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ TVC QUẢNG CÁO SỮA IZZI ................. 25
2.1. Phần mềm Adobe Illustrator ..................................................................................... 28
2.2. Phần mềm Adobe After Effects .............................................................................. 29
2.3. Adobe Premiere Pro .................................................................................................. 35
2.4. Adobe Audition .......................................................................................................... 37
2.5. Phần mềm Photoshop ................................................................................................ 39

3


CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG TVC QUẢNG CÁO SỮA IZZI ...................................... 41
3.1. Kịch bản TVC quảng cáo sữa IZZI ......................................................................... 41
3.1.1 Xác định yêu cầu ................................................................................... 41
3.1.2. Xây dựng ý tưởng ................................................................................. 41
3.2. Xây dựng kịch bản ..................................................................................................... 42
3.2.1. Kịch bản ............................................................................................... 42
3.2.2. Kịch bản phân cảnh .............................................................................. 43
3.2.3. Storyboarding........................................................................................ 43
3.3 Thiết kế hình ảnh ........................................................................................................ 44
3.4 Tạo Animation............................................................................................................. 52
3.5. Tạo chuyển động cho nhân vật................................................................................. 54
3.6. Tạo camera.................................................................................................................. 55
3.7. Ghép cảnh và xây dựng nội dung cảnh ................................................................... 62
3.8. Thu âm và hoàn thiện ................................................................................................ 63
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 69


4


DÁNH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 : Quảng cáo đồng hồ Bulova. ........................................................................ 9
Hình 1.2 : Quảng cáo trên truyền hình. ...................................................................... 11
Hình 1.3: Quảng cáo trên tạp chí................................................................................ 12
Hình 1.4: Quảng cáo ngoài trời. ................................................................................. 13
Hình 1.5: Tổ chức sự kiện. ......................................................................................... 14
Hình 1.6: Quy trình sản xuất TVC quảng cáo. ........................................................... 17
Hình 1.7: Storyboard ................................................................................................. 20
Hình 1.8: Model 3D ................................................................................................... 21
Hình 1.9: Chỉnh sửa hậu kỳ ....................................................................................... 23
Hình 1.10: Các phương tiện truyền thông .................................................................. 24
Hình 2.1: Phần mềm After Effect. .............................................................................. 29
Hình 2.2: Giao diện làm việc. .................................................................................... 31
Hình 2.3: Video Copilot............................................................................................. 31
Hình 2.4: Primatte keyer. ........................................................................................... 32
Hình 2.5: Optical Flares. ............................................................................................ 34
Hình 2.6: Element 3d. ................................................................................................ 34
Hình 2.7: Phần mềm Adobe Premiere. ....................................................................... 35
Hình 2.8: Adobe Audition.......................................................................................... 38
Hình 2.9: Giao diện phần mềm PhotoShop ................................................................ 39
Hình 3.1: Hình ảnh scan storyboard ........................................................................... 44
Hình 3.2: Phác thảo hình ảnh nhân vật Nam. ............................................................. 45
Hình 3.3: Phác thảo hình ảnh nhân vật Lan. ............................................................... 45
Hình 3.4: Phác thảo hình ảnh nhân vật phi hành gia. .................................................. 46
Hình 3.5: Phác thảo hình ảnh nhân vật phi hành gia. .................................................. 46
Hình 3.6: Phác thảo hình ảnh nhân vật gấu Olivares. ................................................. 47
Hình 3.7 Sử dụng Photoshop xây dựng bối cảnh. ....................................................... 47

Hình 3.8 Một số đối tượng khác được sử dụng trong TVC. ........................................ 48
Hình 3.9: Phác thảo bộ quà tặng mô hình siêu nhân và tàu vũ trụ............................... 51
Hình 3.10: Phác thảo hình ảnh Logo IZZI. ................................................................. 51
Hình 3.11: Tạo xương chú gấu trên adobe after effect. ............................................... 53

5


Hình 3.12: Tạo chuyển động bé Nam trên adobe after effect. ..................................... 54
Hình 3.13: Tạo chuyển động bé Lan trên adobe after effect. ...................................... 55
Hình 3.14: Phác thảo toàn cảnh 1 Nam và Lan nhìn thấy sao băng bay qua. .............. 56
Hình 3.15: Tạo cảnh 2 trên adobe after effect............................................................. 56
Hình 3.16: Tạo cảnh 3 trên adobe after effect............................................................. 57
Hình 3.17: Tạo cảnh siêu nhân bay. ........................................................................... 58
Hình 3.18: Tạo camera cảnh 4 trên adobe after effect. ............................................... 58
Hình 3.19: Tạo tạo các dưỡng chất hoá vào 2 nhân vật trên adobe after effect. .......... 59
Hình 3.20: Tạo bối cảnh hộp sữa IZZI xuất hiện adobe after effect. ........................... 59
Hình 3.21: Tạo bối cảnh Lan đang đi trên phi thuyền adobe after effect..................... 60
Hình 3.22: Tạo hiệu ứng xuất hiện Slogan “Chắp Cánh Ước Mơ” ............................. 61
Hình 3.23: Cảnh sưu tập toàn bộ TVC hoàn chỉnh. .................................................... 63
Hình 3.25: Một đoạn thu âm trên Adobe Audition. .................................................... 64
Hình 3.26: Thu âm trên Adobe Audition. ................................................................... 64
Hình 3.27: Ghép các đoạn thu âm. ............................................................................. 65
Hình 3.28: Ghép các đoạn thu âm. ............................................................................. 66
Hình 3.29: Ghép các đoạn thu âm. ............................................................................. 66
Hình 3.30: Sau khi ghép vào video trên Primier. ........................................................ 67

6



LỜI NÓI ĐẦU
Là một doanh nghiệp bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều biết rằng để có thể phát
triển mạnh và lâu dài bắt buộc chúng ta phải có những định hướng quảng cáo thương
hiệu lâu dài cho doanh nghiệp của mình, bên cạnh đó một điều quan trọng không kém
là đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến với rộng rãi người dùng. Thế nhưng để làm
được điều đó quả thật không dễ dàng gì nhất là trong tình hình kinh tế phát triển phức
tạp như hiện nay. Nếu như không thường xuyên cập nhật những xu hướng mới nhất
cũng như thói quen của người tiêu dùng chúng ta sẽ rất có thể bị đẩy ra ngoài do chậm
thay đổi trong việc tiếp cận với khách hàng. Vậy những xu hướng mới quảng cáo mới
nhất hiện nay là gì? Làm phim quảng cáo có vị trí quan trọng như thế nào trong xã hội
hiện nay?
Chúng ta thường có một sự ngộ nhận rất lớn giữa truyền thông và quảng cáo thế
nhưng truyền thông chỉ là một phần trong những mảng của quảng cáo mà thôi. Truyền
thông khá đa dạng về hình thức và nó thường xuyên thay đổi theo xã hội và phụ thuộc
rất nhiều yếu tố. Do đó để có thể dễ dàng tiếp cận với khách hàng chúng ta cần phải
nắm rõ các ưu điểm của các hình thức truyền thông và kênh truyền thông.
Hiện nay người dùng thường tiếp nhân thông tin qua nhiều hình thức phương
tiện đại chúng như kênh truyền hình, điện thọai, internet,…. Và việc xác định rõ kênh
thông tin mong muốn sẽ giúp chúng ta dễ dàng kiểm soát được hiệu quả quảng cáo của
mình.
Hiện nay ở Việt Nam khá nhiều doanh nghiệp đã chú trọng hơn trong việc
làm TVC quảng cáo. Nhưng để có được hiệu quả thì phải làm một cách bài bản ngay
từ khâu sản xuất. Ngoài ra khâu quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng
cũng là một trong những yếu tố làm nên thành công của TVC.
Từ những nhu cầu thực tế ở trên, em quyết định chọn để tài “Xây dựng TVC
quảng cáo sữa IZZI” để truyền thông, quảng cáo về sản phẩm sữa IZZI của hãng tới
người tiêu dùng đồng thời học tập, rèn luyện, nâng cao kiến thức, kỹ năng của bản
thân về quảng cáo truyền thông và TVC quảng cáo nhằm phục vụ trong quá trình làm
việc thực tế sau khi ra trường.


8


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TVC QUẢNG CÁO
Trong thời đại kinh tế hội nhập, với hàng trăm ngàn doanh nghiệp đang sản
xuất Hàng Hoá - Dịch vụ cùng ngành, cho ra hàng ngàn sản phẩm giống nhau. Để
đánh giá sự khác biệt giữa bạn và đối thủ cạnh tranh, đòi hỏi không chỉ năng lực sản
xuất của bạn tốt mà cần phải có kênh truyền thông nghe nhìn mạnh để truyền tải thông
tin về Sản Phẩm - Dịch Vụ bạn cung cấp một cách tốt nhất, đánh vào phân khúc thị
trường khách hàng bạn đang hướng tới. Một trong những cách truyền thông mà chúng
ta không thể bỏ qua đó là sản xuất TVC quảng cáo hay phóng sự ngắn, đóng vai trò hết
sức quan trọng trong các phương pháp tuyền thông.
1.1. Lịch sử ra đời
TVC quảng cáo được phát sóng lần đầu tiên tại Mỹ vào lúc 14 giờ 29 phút ngày
01 tháng 7 năm 1942. Một đoạn phim ngắn 20 giây của công ty sản xuất đồng hồ
Bulova Watch đã trả 9 đôla cho New York City NBC chi nhánh của WNBT (hiện nay
là WNBC) để lên hình trước một trận bóng rổ giữa hai đội Brooklyn Dodgers và
Philadelphia Phillies. Từ đó đến nay, TVC quảng cáo liên tục phát triển và có mặt ở tất
cả các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam các thương hiệu, doanh nghiệp thường
xuyên làm quảng cáo và có tần suất quảng cáo rất lớn trên truyền hình trong mấy năm
gần đây như: Coca – Cola, Pessi; các sản phẩm của công ty Uniliver như bột giặt, dầu
gội, kem đánh răng và gần đây quảng cáo mạnh nhất là nhãn hàng Trà xanh xanh
không độ, trà Doctor Thanh của tập đoàn Tân Hiệp Phát. Bên cạnh đó còn có các sản phẩm
mì ăn liền của công ty Acecook Việt Nam, sản phẩm của Tập đoàn Massan …v.v.

Hình 1.1 : Quảng cáo đồng hồ Bulova.

9



1.2. Giới thiệu về quảng cáo
1.2.1. Một số khái niệm
-

Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng

sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục
đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới
thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.
-

TVC là viết tắt của từ "Television Commercial", TVC quảng cáo là phim

quảng cáo hay quảng cáo truyền hình thường sẽ có độ dài từ 15 giây đến 60 giây. Tùy
vào loại hình TVC khác nhau mà TVC sẽ có độ dài thời gian khác nhau. TVC quảng
cáo là phim quảng cáo nói về sản phẩm, dịch vụ hoặc là thương hiệu của một doanh
nghiệp.
1.2.2. Mục đích của quảng cáo.
Quảng cáo có tác dụng vô cùng lớn tới việc kinh doanh của một doanh nghiệp.
Có thể nói rằng không một doanh nghiệp phát triển nào có thể thiếu đi bộ phận quảng
cáo, nhờ có quảng cáo mà sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp mới có thể tiếp cận sâu
tới người tiêu dùng và được lan truyền thông qua chính những người đã tiếp cận và sử
dúng sản phẩm dịch vụ của họ.
Quảng cáo chính là những nỗ lực nhằm tác động tới nhận thức và hành vi của
người tiêu dùng từ đó hướng họ tới việc mua và sử dụng sản phẩm dịch vụ của doanh
nghiệp.
Có rất nhiều cách thức truyền thông marketing như khuyến mại, quan hệ công
chúng, tiếp thị trực tiếp, sự kiện…Mỗi loại hình đều có một chức năng riềng hỗ trơ
trực tiếp qua các chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp.
1.2.3. Một số hình thức quảng cáo

Hiện nay cùng với sự phát triển kinh tế, số lượng các doanh nghiệp ra đời ngày
càng nhiều cũng đồng nghĩa mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Do
vậy công nghệ quảng cáo đóng góp vai trò quan trọng trong kế hoạch của từng doanh
nghiệp để tồn tại và phát triển.
Trong khi các đối thủ khác đang “phô trương” sức mạnh của mình thì bắt buộc
ta không thể ngồi yên. Tuy nhiên trong thời kỳ bão giá và lạm phát như hiện nay, việc
lựa chọn nội dung và hình thức quảng cáo sao cho phù hợp với mục tiêu cũng như tài

10


chính của công ty khiến nhiều doanh nghiệp “đau đầu”. Vậy phương tiện Quảng Cáo
nào cho hiệu quả tốt, thu hút đối tượng người xem nhiều nhất hiện nay?
a. Quảng cáo trên truyền hình
Đây là hình thức quảng cáo được các doanh nghiệp “đại gia” ưa chuộng và sử
dụng nhiều nhất. Quảng cáo trên truyền hình được chia thành nhiều loại: TVC, tự giới
thiệu, tài trợ chương trình, bán hàng qua truyền hình… Ưu đểm của loại hình quảng
cáo này là phạm vi truyền tải rộng và thu hút được đối tượng người xem nhờ truyền tải
được âm thanh và hình ảnh chân thực. Tuy nhiên để ghi lại dấu ấn với người xem,
khiến người xem lưu ý, các hình ảnh này phải được lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày,
tháng mới có thể đạt được hiệu quả như mong muốn. Tuy nhiên giá thành của loại
hình quảng cáo này tương đối cao nên các doanh nghiệp mới thành lập còn hạn chế về
tài chính sẽ khó chọn nó làm phương tiện để truyền đạt sản phẩm đến người tiêu dùng.

Hình 1.2 : Quảng cáo trên truyền hình.
b. Quảng cáo trên báo chí, tạp chí, website và tờ rơi.
Quảng cáo trên báo chí là loại hình quảng cáo có tuổi thọ lâu đời hơn bất cứ các
dạng quảng cáo khác ngày nay và hiện tại nó vẫn được các doanh nghiệp “gởi gắm”
sản phẩm của mình. Tiện ích của báo chí hay tạp chí là mức độ lan truyền, nó có thể
truyền tay từ người này sang người khác, khi đọc xong thông tin bạn có thể cất giữ nó

để có thể tìm đọc lại khi bạn cần. Khi công nghệ thông tin phát triển, cũng là lúc quảng
11


cáo tiến xa thêm 1 bước. Những trang báo mạng luôn được giới văn phòng và các bạn
trẻ ưa chuộng, vì vậy quảng cáo trên các website cũng được các doanh nghiệp bắt đầu
chú ý đến. Về mặt hình ảnh của báo chí, tạp chí hay các website sẽ không thể bằng
hình ảnh trên truyền hình, vì vậy để thu hút người xem, các doanh nghiệp nên làm nổi
bật tiêu đề bao gồm tên, công dụng, chức năng, giá cả và nơi sản xuất sản phẩm. Đừng
quên chọn cho sản phẩm của mình một tờ báo hay website uy tín để truyền đạt thông
tin, tránh những tờ báo lá cải vì tỷ lệ người đọc không nhiều và mức độ quan tâm cũng
ít hơn so với những báo uy tín khác. Tờ rơi có lẽ là loại hình quảng cáo cuối cùng
trong nhóm phương tiện quảng cáo in ấn, nó là phương tiện quảng cáo được nhiều
doanh nghiệp nhỏ mới thành lập sử dụng, vì chi phí dành cho tờ rơi tương đối không
cao. Điểm hạn chế của tờ rơi chính là không làm cho người đọc cảm thấy tin tưởng và
quan tâm, thông thường khi cầm trong tay tờ rơi, người đọc sẽ nhìn sơ qua nội dung và
sau đó thẳng tay ném ngay vào sọt rác, người nào quan tâm thì sẽ giữ lại cất vào túi
xách, nhưng không biết sau khi về nhà họ còn “ngó ngàng” gì đến nó hay không.

Hình 1.3: Quảng cáo trên tạp chí.

12


c. Quảng cáo ngoài trời
Nói đến quảng cáo ngoài trời ta thường hay nghe những từ như Pano, Billboard:
tên gọi chung cho loại hình quảng cáo đặt ở tầm cao như bảng quảng cáo trên nóc và
tường các tòa nhà; Street furniture: chỉ những loại hình quảng cáo ở tầm thấp, dọc trên
đường như quảng cáo ở nhà chờ xe buýt, buồng điện thoại…; Transit: loại hình quảng
cáo di động như trên xe buýt, taxi… tất cả là một phần trong quảng cáo ngoài trờiOutdoor. Thông thường những biển quảng cáo outdoor thường đặt tại những tuyến

đường đông người đi lại, hay những khu trung tâm chính mục đích để thu hút được
đông đảo số lượng người xem. Do phải nằm một chỗ bất động nên hầu như đối tượng
người xem rất hạn chế, đa số là những người thường xuyên đi lại trên tuyến đường đó
hoặc đến nơi đó. Các doanh nghiệp khi chọn loại hình quảng cáo này đa phần đều phải
phân bố những bảng quảng cáo của mình đều các khu vực trong thành phố, tỉnh thành
mới có thể đem lại kết quả như mong muốn. So với Pano, Billboard hay Street
furniture thì Transit có phần ưu thế hơn, nếu Pano, Billboard, Street chỉ cố định một
chỗ thì transit sẽ như một bảng quảng cáo di động, nó di chuyển từ tuyến đường này
sang tuyến đường khác, hàng ngày hằng giờ.

Hình 1.4: Quảng cáo ngoài trời.

13


d. Tổ chức sự kiện
Tổ chức một event để giới thiệu sản phẩm có lẽ là phương thức hữu hiệu nhất
đối với doanh nghiệp nào muốn quảng bá sản phẩm của mình đến tận tay người tiêu
dùng. Tuy nhiên để tổ chức thành công và mang về hiệu quả như mong muốn các
doanh nghiệp cần phải chọn lựa thời điểm, địa điểm thích hợp và định vị được đối
tượng hướng đến để thu hút người xem và tham gia. Hình thức event được các doanh
nghiệp ưa chuộng hiện nay để đưa sản phẩm đến gần với người tiêu dùng là tổ chức
những buổi phát sampling miễn phí tại các siêu thị, trung tâm mua sắm, chợ hay các
chuỗi cửa hàng và hiệu quả mang lại tương đối cao.

Hình 1.5: Tổ chức sự kiện.
1.3. TVC quảng cáo
1.3.1. Khái niệm về TVC quảng cáo.
TVC quảng cáo: TVC là viết tắt của Television Commercial, dịch ra là quảng
cáo tivi (truyền hình). Tuy nhiên, cách hiểu này chỉ đúng đối với những năm trước, khi

tivi vẫn còn là phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu. Ngày nay, với sự xuất hiện
của nhiều loại hình truyền thông khác, đặc biệt là Internet, khái niệm về TVC quảng
cáo đã thay đổi. Nếu bạn bắt gặp các video clip quảng cáo trên Youtube, các trang báo
mạng, hay mạng xã hội (Facebook, Twitter, Linkedln…), hoặc trên các màn hình được
đặt tại các trung tâm thương mại, siêu thị, tất cả đều là TVC quảng cáo. Nói

14


chung, TVC quảng cáo là video clip quảng cáo được đăng trên các phương tiện thông
tin đại chúng.
1.3.2. Vai trò của TVC quảng cáo.
Một TVC quảng cáo được sản xuất ra thường có những vai trò sau:
-

Giới thiệu chương trình, doanh nghiệp, sản phẩm

-

Nhắc người xem nhớ tới chương trình, và tạo hành động muốn xem chương trình

-

Củng cố thái độ của người xem, nhắc người xem luôn nhớ đến chương trình.

-

Thúc đẩy trực tiếp hành động mua sản phẩm của người tiêu dùng

-


Khuyến khích khán giả tìm hiểu về thông tin của sản phẩm

-

Tạo mối liên kết giữa sản phẩm và nhu cầu tiêu dùng của khán giả

-

Nhắc người tiêu dùng nhớ lại sản phẩm và thúc đẩy họ mua sản phẩm trở lại

-

Thay đổi thái độ của người tiêu dùng: TVC này thường dùng để củng cố,

thay đổi quan niệm về sản phẩm. Đặc biệt khi sản phẩm đang có mặt trên thị trường
(ví dụ: Comfort 1 lần xả v.v).
-

Tác động tới thái độ của người tiêu dùng đối với sản phẩm: nhắc người tiêu

dùng luôn nhớ đến tên tuổi của nhãn hiệu và gắn bó với sản phẩm.
1.3.3. Mục đích và đặc điểm của TVC.
1.3.1.1. Mục đích của TVC

Mục đích của TVC trong hoạt động truyền thông quảng cáo? Một mẫu quảng
cáo, bất kể ở dạng nào, đều là truyển tải thông tin (cách nói hay ho hơn là thông điệp)
đã được xử lý từ A đến B. Bạn, với tư cách là người tiếp nhận, có quyền từ chối nếu
thông tin không đáng tin, không thuyết phục. Một mẫu quảng cáo thành công luôn gợi
mở và mời gọi. Thông điệp càng bén nhọn khả năng xuyên thủng càng cao. Quảng cáo

nói chung và TVC nói riêng chỉ phát huy sức công phá khi tiếp cận đúng đối tượng,
đúng hoàn cảnh và thoả mãn đúng nhu cầu của khách hàng.
1.3.1.2.Đặc điểm của TVC

Đặc điểm của TVC: là được sử dụng những kỹ xảo, hình ảnh đẹp mắt, nên dễ
dàng tiếp cận mục tiêu, đánh đúng tâm lý khách hàng. Tuy nhiên cái giá phải trả nếu
không nhắm trúng mục tiêu, tâm lý khách hàng là rất lớn lại không chắc phần thắng.
Vậy tại sao người ta vẫn đổ tiền vào làm TVC? Nhưng cũng có câu: không thử sao biết
thành công.

15


1.3.1.3. Ưu điểm của TVC quảng cáo trên truyền hình

Quảng cáo trên truyền hình có nhiều ưu điểm hơn so với những loại hình quảng
cáo khác. Ngay từ khi xuất hiện, quảng cáo trên truyền hình đã cho thấy những ưu
điểm rất phù hợp với mục đích của quảng cáo như có thể đưa ra các thông điệp kết hợp
hài hòa với hình ảnh, âm thanh, màu sắc, tạo nên sự sống động và chân thực, tác động
mạnh đến người nghe, người xem. Hơn nữa, tốc độ truyền tin của quảng cáo trên
truyền hình nhanh, tiếp cận được với đông đảo công chúng, bởi với công chúng Việt
Nam hiện nay thì truyền hình vẫn là phương tiện truyền thông được theo dõi nhiều
nhất. Đó chính là lý do mà dù chi phí sản xuất quảng cáo trên truyền hình không hề rẻ,
giá mua thời lượng phát sóng trên truyền hình khá cao nhưng nhiều doanh nghiệp, đặc
biệt là những doanh nghiệp lớn vẫn mạnh tay đầu tư vào loại hình quảng cáo này. Có
thể nói, phim quảng cáo TVC có thể xem là một tuyệt tác của nghệ thuật quảng cáo.
Bằng chứng là nhờ những mẫu quảng cáo TVC, nhiều thương hiệu, doanh nghiệp trở
nên nổi tiếng. Những thương hiệu chưa được biết đến trên thị trường, nhưng qua một
thời gian quảng cáo TVC trên truyền hình đã tăng doanh số, giá trị thương hiệu lên gấp
bội. Tất nhiên, doanh nghiệp hay thương hiệu đó còn phải có sự kết hợp với các công

cụ truyền thông khác, nhưng hiệu quả của TVC quảng cáo thì không thể phủ nhận.
1.4.Quy trình sản xuất TVC quảng cáo
Nhìn chung, một TVC ra đời cần phải trải qua hai bộ phận: Agency và
Production house. Agency sẽ đưa ra ý tưởng, viết kịch bản còn Production house sẽ
tiến hành sản xuất, biến ý tưởng đó thành TVC hoàn chỉnh.

16


Hình 1.6: Quy trình sản xuất TVC quảng cáo.
1.4.1. Quá trình sáng tạo ý tưởng
Quá trình này gồm 4 bước chính:
 Tiếp nhận yêu cầu khách hàng: Đầu tiên, bộ phận dịch vụ khách hàng
(account) của agency sẽ tiếp nhận yêu cầu từ phía khách hàng. Khách hàng sẽ cung
cấp thông tin, yêu cầu cho bên agency để làm thành bản tóm tắt từ phía khách hàng
(client brief). Bản tóm tắt khách hàng sẽ nghiên cứu việc lập kế hoạch và các chiến
dịch quảng cáo. Khách hàng sẽ giải thích rõ họ muốn kết quả của chiến dịch là gì, thị
trường mục tiêu của họ là ai, hạn chót là khi nào, khi nào thì chiến dịch được phát đi
hoặc được đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Agency sẽ đưa ra các ý kiến hỗ trợ như xem xét các yêu cầu từ phía khách
hàng, giải thích việc sử dụng ngân sách cho quảng cáo, những gì mà khách hàng có thể

17


kỳ vọng từ sản phẩm quảng cáo sau cùng, đưa ra bản giải trình các cá nhân tham gia
vào quá trình sản xuất, họ đóng góp gì trong quá trình đó.
 Bản creative brief: Sau đó, bản creative brief sẽ được soạn ra. Bản creative
brief sẽ cung cấp cho bộ phận sáng tạo những thông tin căn bản, các yêu cầu cụ thể về
mục tiêu phải đạt được sau quá trình sáng tạo. Bản creative sẽ phải chỉ ra được mục

đích của quảng cáo này là gì, ai là người mà mẫu quảng cáo này nhắm tới, những yếu
tố bắt buộc nào cần thể hiện trong quảng cáo (logo, màu sắc, hình ảnh sản phẩm,…), ai
là người đại diện cho khách hàng chịu trách nhiệm duyệt mẫu quảng cáo,…
 Định hướng sáng tạo: Từ bản creative brief, giám đốc chiến lược truyền
thông, giám đốc dịch vụ khách hàng và giám đốc sáng tạo tiến hành các cuộc thảo luận
để định hướng sáng tạo. Sau đó, những người khác trong đội sáng tạo là copywriter,
thiết kế, họa sĩ thể hiện… cùng suy nghĩ về ý tưởng chủ đạo, rồi phát triển ý tưởng chủ
đạo (concept) được chọn thành những ý tưởng cụ thể hơn (idea) qua những buổi huy
động trí tuệ tập thể brainstorm. Yêu cầu tối quan trọng là bám sát những thông tin từ
bản creative brief để sáng tạo đúng hướng.
Ý tưởng chủ đạo (Concept): là ý tưởng nền chung nhất cho quảng cáo, chỉ dài
khoảng một vài từ, không qua vài câu. Một ý tưởng chủ đạo tốt có thể kích hoạt tư duy
hình ảnh để tạo nên những ý tưởng cụ thể hơn. Do đó, một ý tưởng chủ đạo có thể phát
triển ra rất nhiều kịch bản khác nhau.
Ý tưởng (Idea): dựa trên tinh thần chung mà ý tưởng chủ đề đã xác định, các ý
tưởng cụ thể hơn về những câu chuyện, câu nói …
 Xây dựng kịch bản quảng cáo: Copywiter tiếp tục viết kịch bản văn học, tìm
nhạc và các minh họa khác trong khi giám đốc nghệ thuật vẽ phác thảo ý tưởng. Từ
những nguyên liệu: kịch bản văn học (thể hiện chi tiết bằng lời các cảnh sẽ xuất hiện
hiện trong TVC theo diễn tiến câu chuyện), bản vẽ phác bằng tay các hình ảnh của
nhân vật chính, đội sáng tạo cho ra đời storyboard (là kịch bản dưới dạng hình ảnh
miêu tả các cảnh quay cơ bản và các phần âm thanh tương ứng. Kịch bản hình ảnh này
sẽ giúp khách hàng có những hình dung sơ lược về TVC. Nó đóng vai trò là điểm
trung gian giữa ý tưởng ban đầu và phim hoàn thiện). Xây dựng kịch bản hình ảnh rất
cần thiết vì kịch bản hình ảnh thống nhất hình dung của tất cả những ai tham gia thực
hiện TVC về cách mà ý tưởng sẽ được hiện thực hóa. Trước một kịch bản văn học,

18



mỗi người lại có một tưởng tượng của riêng mình. Hơn nữa, nhờ kịch bản hình ảnh,
khách hàng dễ dàng phát hiện những điểm họ chưa ưng ý. Họ có thể đưa ra những yêu
cầu chỉnh sửa trước quá trình quay phim để đảm bảo những minh họa trong quảng cáo
là phù hợp với hình ảnh thương hiệu, sản phẩm…
1.4.2. Quá trình sản xuất
Lúc này, kịch bản, bản thảo, thuyết minh, storyboard sẽ được gửi xuống
Production house để tiến hành sản xuất TVC.
Quá trình sản xuất này có thể chia thành ba giai đoạn nhỏ hơn: Tiền sản xuất
(Pre -production), Sản xuất (Production), Hậu sản xuất (Post-Production).
 Tiền sản xuất (Pre -production): Từ storyboard mà bên agency gửi xuống,
trước khi quay, bên production house phải xây dựng kịch bản quay (shooting board).
Đây cũng là giai đoạn tuyển chọn diễn viên, lựa chọn âm nhạc, chuẩn bị trường
quay, đồ dùng cần thiết cho sân khấu. Nhà sản xuất sẽ phải xem lại từng tuần để chắc
chắn khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng và thoải mái khi biết họ đi đúng hướng.
Bộ phận hậu cần phải có bảng thông tin cần thiết bao gồm địa điểm ghi hình,
hướng đi, thời gian, địa chỉ liên hệ của tất cả những người liên quan đến buổi ghi hình.
Trước khi tiến hành quay cần phải thuyết trình lần cuối để nhận được sự đồng ý của
khách hàng, ôn lại các bước, các chi tiết của sản xuất với khách hàng để chắc chắn
khách hàng hiểu cặn kẽ mọi thứ sẽ diễn ra.
 Sản xuất (Production): Đây là quá trình quay và dựng bản thô.
Trong ngày bấm máy, nhà sản xuất phải chắc chắn đội sản xuất đến đúng giờ và
từng cá nhân liên quan đến việc bấm máy cho quảng cáo, phải đảm bảo một buổi ghi
hình không có trục trặc để đạt đúng tiến độ đã đề ra.
Các thành viên quan trọng của nhóm sản xuất trong buổi ghi hình gồm có:
nhà sản xuất, đạo diễn, quản lý sản xuất, đội diễn viên, trợ lý âm thanh, ánh sáng,
đội quay,… Ngoài ra còn có người giám sát để hỗ trợ cho đạo diễn, đảm bảo ghi
được đoạn bằng hình cần thiết, kiểm tra lại ánh sáng và bất cứ ánh sáng phản xạ
gây chiếu nào.
Nếu như quay một cảnh của phim truyện mất 1 giờ thì sản xuất TVC phải mất 5
giờ trở lên. Khó nhất là ở các khâu chuẩn bị bối cảnh, ánh sáng, diễn xuất, phối hợp

các động tác của máy quay với diễn viên….v.v. Thậm chí, sản xuất một TVC chỉ có 30

19


giây nhưng thực hiện việc quay phim có khi lên đến cả tháng trời, chưa kể phần hậu kỳ
để hoàn thành phim. (Đó là những phim TVC có kinh phí lớn, có sự đầu tư bài bản
công phu của nhà đầu tư, nhà sản xuất).
 Hậu sản xuất (Post-Production): Đây là giai đoạn chỉnh sửa phim, thêm hiệu
ứng hình ảnh, âm thanh, biên tập, sửa chữa,…cũng như kiểm tra lại thật kĩ để sửa lỗi
(nếu có).
1.4.3. 2.2.2 Storyboarding
Giúp hoàn thiện và phát triển cốt truyện và là một giai đoạn quan trọng
trong quá trình làm phim. Nó được các bản vẽ tạo nên dưới dạng một bộ truyện tranh
và được sử dụng để giúp cho việc tưởng tượng hình ảnh động và truyền đạt ý tưởng
thêm rõ ràng. Nó thể hiện chi tiết hiện trường và những thay đổi trong các hình ảnh
động, thường kèm theo ghi chú văn bản mô tả những điều xảy ra trong khung cảnh đó,
chẳng hạn như máy ảnh chuyển động. Không chỉ storyboard có thể đặc biệt sử dụng
khi làm việc trong môi trường nhóm (phổ biến trong ngành công nghiệp phim hoạt
hình) nhưng họ cũng lưu ý rằng: một số thứ đó có thể được sản xuất lại.

Hình 1.7: Storyboard

20

Formatted: 1hinh, Left, Indent: First line: 0",
Line spacing: single


1.4.4. 2.2.3 Layouts

Sau khi cốt truyện đã được phê duyệt, chúng được gửi đến bộ phận bố cục mà
sau đó làm việc chặt chẽ với đạo diễn để thiết kế các vị trí và trang phục nhân vật. Khi
hoàn thành điều này, họ bắt đầu chuyển sang giai đoạn làm chuỗi hoạt động liên tiếp,
trình chiếu các vị trí khác nhau của nhân vật trong suốt tiến trình của từng cảnh quay.
1.4.5. Model Sheets
Những tờ mô hình vẽ chính xác thành từng nhóm hình ảnh cho thấy tất cả các
biểu cảm mà một nhân vật có thể thực hiện và tất cả những cử chỉ khác nhau mà họ có
thể áp dụng. Những tờ mô hình này được tạo nên nhằm duy trì chính xác các chi tiết
của nhân vật và những thiết kế của nhân vật không thay đổi về hình thức khi người
làm phim đang làm việc với những cảnh quay khác nhau. Trong giai đoạn này các thiết
kế nhân vật được hoàn thiện để khi bắt đầu sản xuất, bản thiết kế của họ có thể được
gửi đến các bộ phận mô hình là bộ phận có trách nhiệm tạo ra các mô hình nhân vật
cuối cùng.

Hình 1.8: Model 3D
1.4.6. 2.2.5 Animatics
Để có ý tưởng tốt hơn về chuyển động và sự tính toán thời gian của những cảnh
quay hoạt hình phức tạp và những cảnh quay VFX, các bộ phận hình ảnh hóa trong phòng
thu VFX tạo ra những mô hình đơn giản được gọi là những đoạn phim nháp ngay sau giai
đoạn viết kịch bản. Những điều này sẽ giúp đạo diễn lên kế hoạch làm thế nào để họ sẽ sắp
xếp những cảnh quay trên, cũng như làm thế nào để hiệu ứng hình ảnh sẽ được tích hợp vào
cảnh quay cuối cùng.

21

Formatted: 1hinh, Left, Indent: First line: 0",
Line spacing: single


1.5. Một số lưu ý khi sản xuất TVC quảng cáo

Để có được một TVC quảng cáo tốt, mang lại hiệu quả như mong muốn thì
trong suốt quá trình sản xuất bắt đầu từ lúc lên ý tưởng đến khi hoàn thành ta cần phải
lưu ý một số vấn đề:
Thứ nhất: Phải có một kịch bản phim quảng cáo tốt:
- Phù hợp với chiến dịch quảng cáo và kế hoạch marketing dài hạn.
- Khai thác được điểm yếu trong chiến dịch marketing của đối thủ cạnh tranh.
- Phù hợp với nhu cầu và mong muốn của đối tượng khách hàng ở thời điểm
hiện tại.
- Phù hợp với phân khúc thị trường.
- Làm nổi bật thông điệp marketing.
- Phù hợp với loại phương tiện truyền thông trong chiến dịch quảng cáo.
Thứ hai: Casting diễn viên đóng TVC quảng cáo:
Diễn viên tham gia đóng phim quảng cáo khá đa dạng, một số khách hàng sử
dụng chính nhân viên trong công ty mình, một số khách hàng lại chọn diễn viên từ
nguồn casting chuyên nghiệp, một số lại chọn diễn viên nổi tiếng hoặc sao đang hot.
Việc lựa chọn diễn viên sẽ tùy thuộc vào khả năng tài chính của công ty và quy mô của
chiến dịch quảng cáo & marketing.
Thứ ba: Thiết kế bối cảnh:
Thực tế hiện nay đa phần các TVC được thực hiện trong trường quay, nơi các
đạo diễn âm thanh, ánh sáng, quay phim có thể hoàn toàn tự chủ được các điều kiện để
có một cảnh quay đẹp, ngoài ra việc quay trong studio còn có sự hỗ trợ đầy phép thuật
của các chuyên gia về kỹ xảo và đồ họa, với các phần mềm compositing họ có thể đưa
diễn viên tới bất kỳ địa điểm nào trên trái đất. Mặc dù có thể làm toàn bộ TVC trong
studio nhưng nhiều khách hàng vẫn muốn một cảnh quay thật thực tế với bối cảnh đẹp.
Quay ngoại cảnh ngoài việc chọn được bối cảnh còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện
khác như thời tiết, khoảng cách...
Thứ tư: Chỉnh sửa hậu kỳ:
Lọc bỏ các đoạn clip không cần thiết, chỉnh sửa các lỗi về hình ảnh âm thanh,
thêm các hiệu ứng để clip TVC quảng cáo trở nên sinh động, lung linh, thu hút.


22


Hình 1.9: Chỉnh sửa hậu kỳ
Thứ năm: Cầu xoáy sâu vào những ý tưởng lớn mang lại hiệu quả lâu dài

Để có thể thực hiện được những nguyên tắc này, không ít công ty đã phải nghĩ
ra nhiều ý tưởng khác nhau nhưng vẫn chưa thành công trong việc ” nhấn mạnh ”
thương hiệu, dịch vụ bằng cách nhìn nhận của khách hàng vào công ty của họ.
Thứ sáu: Video phải hướng đến được mục tiêu là khách hang
Một video quảng cáo được xem là thành công khi tạo được ấn tượng và gây
được chú ý đến người xem. Tạo ra được phản ứng tích cực về cách suy nghĩ về sản
phẩm và quyết định có lựa chọn mua sản phẩm và dịch vụ đó.
Ví dụ, trong lĩnh vực bất động sản thì khách hàng tiềm năng của bạn có thể thấy
rõ được chi tiết khi xem quảng cáo TVC 3D, như vậy sẽ tạo được cho họ sự thiện cảm
ngay cái nhìn đầu tiên.
Thứ bảy: Biết tận dụng lợi thế của các phương tiện truyền thông trong việc phát
triển thương hiệu.
Một ý tưởng độc đáo và sáng tạo luôn phải gắn liền được với một thương hiệu
nào đó để làm nền tảng cho sự phát triển. Hay nói một cách khác thì ý tưởng sáng tạo
sẽ phát huy được với mọi hình thức truyền thông. Với việc lên ý tưởng và thiết kế các
video quảng cáo, các bạn nên tận dụng tối đa những thế mạnh mà mỗi kênh truyền
thông mang lại.

23


Hình 1.10: Các phương tiện truyền thông

Thứ 7: Video cần rõ ràng, đơn giản và tạo được ddierm nhấn cho thương hiệu.

Một video rõ ràng và đơn giản nhưng lại có đầy đủ thông điệp cần truyền tải là
video mà khách hàng mong muốn. Và để đánh giá được sự thành công và tính hiệu quả
trong video quảng cáo đó thì bạn cần phải tạo được điểm nhấn và sự ấn tượng cho
khách hàng.
Hãy lắng nghe những ý kiến của khách hàng thông qua những kênh khảo sát
khách hàng mà công ty có. Từ đó sẽ biết được video đó thành công hay thất bại. Đôi
lúc chính bạn cũng có thể tự đặt ra cho mình những câu hỏi như suy nghĩ của khách
hàng để biết được sản phẩm của mình làm ra có thành công không?

24


CHƯƠNG 2: CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ
TVC QUẢNG CÁO SỮA IZZI

2.1. Xây dựng kịch bản phim hoạt hình
Trước khi bất kỳ kịch bản có thể được hình thành, tôi phải có một ý tưởng về một
câu chuyện. Nếu bạn không có một ý tưởng được nêu ra và cần một số cách để
tìm kiếm một số, hãy thử nhìn vào cuốn sách truyện tranh, tiểu thuyết, chương
trình hoạt hình yêu thích của bạn, những câu chuyện cổ tích, phim, anime, và vân
vân. Có lẽ bạn muốn viết về những siêu anh hùng, hoặc chàng cao bồi, hay người
ngoài hành tinh, hay các thám tử.
Xây dựng kịch bản, mà về cơ bản là một loạt các bản vẽ thô mà bao gồm một câu
chuyện. Một số họa sĩ chọn để làm một kịch bản sau khi kịch bản được viết,
nhưng những người khác thấy rằng nó giúp các con số phim hoạt hình ra nhịp và
cách nhìn nó nên trên màn hình. Các kịch bản thậm chí có thể là một loạt các con
số thanh hoặc thậm chí các hình đơn giản chỉ định người hoặc vật. Miễn là nó
làm việc cho bạn, bất cứ điều gì đi. Hãy dành thời gian của bạn phát triển một
câu chuyện, bởi vì nếu các hình ảnh động là thô nhưng câu chuyện cũng được
viết, nó vẫn là một bộ phim hay. Tuy nhiên, nếu đá hoạt hình nhưng câu chuyện

khủng khiếp, hơn là một bộ phim xấu.
Bố cục chung:
Tiêu đề: Tiêu đề của phim
Cảnh (Bất cứ khi nào nhân vật của bạn đang ở trong một miền địa phương mới
hoặc một tập mới của nhân vật được giới thiệu tại một chỗ mới, một cảnh mới bắt
đầu.)
Mô tả: (Thêm các ký tự trong hình ảnh và tương tác của chúng, và phản ứng của
họ với những gì đang xảy ra)
Đối thoại: (Dù nói chuyện đang xảy ra và ai đang nói chuyện)
SFX: (Sound FX bạn có kế hoạch về việc bổ sung sau)
+ Góc camera mong muốn của bạn: Nếu bạn muốn, bạn thậm chí có thể thêm vào
những góc quay trong kịch bản của bạn. Dưới đây là một số lựa chọn:

25


Close-up: Một cú close-up là khi máy ảnh được thực sự đóng cửa vào một ai đó
hoặc một cái gì đó, giống như khuôn mặt của một người hoặc một điện thoại trên
bàn.
Long-shot: Một cú sút xa là một góc camera mà mất trong tất cả các ký tự của
cảnh và quan điểm của các phong cảnh. Nói nhân vật của bạn đang đứng trong
một lĩnh vực hoặc một ngọn núi. Đây là lúc bạn sẽ muốn sử dụng cú đánh này.
Overhead (hoặc xem mắt chim): Đây là từ điểm nhìn của một con chim hay một
người nào đó trong không khí một shot. Những bức ảnh ấn tượng có thể thêm rất
nhiều bộ phim của bạn.
Worm của mắt: Cũng là một bắn rất ấn tượng. Đây là từ điểm nhìn của một con
sâu một shot. Hãy suy nghĩ về nhìn lên một tòa nhà rất lớn khi bạn đang thực sự
lên gần nó. Sử dụng các mũi chích ngừa cho những con quái vật đe dọa hoặc
nhân vật phản diện.
Cực cận cảnh: Sử dụng cú đánh này khi bạn muốn để có được lên phía trước và

cá nhân vào một shot. Có lẽ bạn muốn tập trung vào đôi mắt của một người là rõ
ràng, lâm nạn. Có lẽ bạn muốn tập trung vào nụ cười hoặc cau có của một nhân
vật. Có lẽ bạn muốn tập trung vào sự bạo lực của một cảnh bi thảm.
Pan: Đây là khi di chuyển máy ảnh trên toàn bộ cảnh nhanh chóng, từ trái sang
phải hoặc từ phải sang trái.
Silhouette: Đây là nơi mà nhân vật của bạn đang ở trong bóng tối và có thể xem
hồ sơ của bên hoặc các hình dạng của cơ thể của họ. Nếu bạn đang làm một phim
hoạt hình nói kỳ lạ hoặc một gritty loại noir phim hoạt hình, điều này có thể là
một loại tốt của shot để sử dụng.
Kịch bản phim của bạn có thể dài hay ngắn. Nhiều phim hoạt hình chỉ có 5 hoặc
10 phút, và một số là ngắn như một phút! Nếu bạn muốn, bạn có thể làm một bộ
phim dài ba giờ, nhưng nó sẽ mất một thời gian để làm sinh động, trừ khi bạn có
một phi hành đoàn của người giúp bạn. Khi bạn đang viết kịch bản của bạn,
đừng nghĩ về nếu nó sẽ là quá khó hoặc quá dễ dàng để tạo ảnh động, bởi vì đó
đến sau. Điều quan trọng ở bước này trong quá trình này là để có được câu
chuyện của bạn trên giấy. Bầu trời là giới hạn, vậy có vui vẻ với nó! Bằng cách
này, loại này kịch bản có thể được sử dụng để làm cho kịch bản phim, truyện

26


×