Tải bản đầy đủ (.pptx) (21 trang)

giáo dục môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.75 KB, 21 trang )

LÝ LUẬN GIÁO DỤC


Giáo dục môi trường


I. MỤC TIÊU GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
• Nhằm củng cố, khắc sâu, mở rộng nhưng hiểu biết các thành phần của
môi trường và mối quan hệ giữa chúng: Mối quan hệ giữa mỗi con
người và các yếu tố con người; sự ô nhiễm môi trường và các biện
pháp bảo vệ môi trường.
• Xác định trách nhiệm cá nhân trong việc góp phần bảo vệ môi trường
ở địa phương.


• Hình thành và phát triển tình cảm yêu quý, gần gũi, thân thiện với
thiên nhiên và môi trường xung quanh, quan tâm tới việc bảo vệ môi
trường.
• Biết thực hiện nếp sống ngăn nắp, vệ sịnh trên cơ sở phát huy vai trò
tự quản.
• Có khả năng tham gia một số hoạt động bao vệ môi trường phù hợp
với lứa tuổi.


II. NỘI DUNG
• Thành phần của môi trường xung quanh như đất, nước, không khí, ánh
sáng, mặt trời, sinh vật. Nhà cửa, danh lam thắng cảnh, công trình
công cộng…
• Vai trò của môi trường đối với sức khỏe, cuộc sống con người và các
sinh vật; tác động của cion người đối với sự phát triển bền vững của
môi trường; vấn đề dân số và môi trường.


• Một số biểu hiện của ô nhiễm môi trường, các nguồn gây ô nhiễm môi
trường.
• Những biện pháp bảo vệ môi trường.


III. Hoạt động
• Hoạt động 1: Bồi dưỡng kiến thức về môi trường và bảo vệ môi
trường (15p)
• Hoạt động 2: Tìm hiểu môi trường (20p)
• Hoạt động 3: Vẽ tranh: “Em yêu môi trường” (10p)


Hoạt động 1: Bồi dưỡng kiến thức về môi
trường và bảo vệ môi trường


I.

KHÁI NIỆM

1. Môi trường.
a) Định nghĩa

• Môi trường là tất cả những gì bao quanh sinh vật có tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.
• Môi trường bao gồm yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới dời
sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.



b) Ô nhiễm môi trường

• Ô nhiễm môi trường là việc đưa các chất gây ô nhễm vào môi trường
tự nhiên gây ra sự thay đổi bất lợi, gây hại đến sức khỏe con người,
đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường.
Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí, lỏng, rắn chứa
hóa chất hoặc các tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng
như ánh sang, nhiệt độ, bức xạ, tiếng ồn,…


Các loại ô nhiễm môi trường


II. Nguyên nhân:
1. Do con người:
⁻ Trong quá trình sinh hoạt hằng ngày, dưới tốc độ phat triển như hiện nay con
người vô tình làm ô nhiễm nguồn nước bằng các hoá chất, chất thải từ các nhà
máy, xí nghiệp.
⁻ Các nhà máy, xí nghiệp xả khói bụi công nghiệp vào không khí làm ô nhiễm
không khí, khi trời mưa, các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trong nước mưa gây ô
nhiễm môi trường nước.
⁻ Các loại chất thải công nghiệp: dùng than để chạy nhà máy nhiệt điện, khia thác
mỏ, sản xuất hoá chất, nhựa dẻo, nylon,… các loại chất thải sinh hoạt, các loại
chất thải nông nghiệp,… là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường đất
ở nước ta.


2. Do tự nhiên:
⁻ Do sự bào mòn hay sụt lở của núi đồi, đất ven bờ sông làm dòng nước
cuốn theo các chất cơ học như: bùn, đất, cát, chất mùn,… hoạc do sự

phun trào của núi lửa làm bụi khói bóc lên caotheo nước mưa rới
xuống đất, hoặc do triều cường nước biển dâng cao vào sâu gây ô
nhiễm các dòng sông hoặc sự hoà tan của nhiều chất muối khoáng có
nồng độ rất cao.
⁻ Nhiễm phèn: do nước phèn từ 1 nơi khác di chuyển đến chủ yếu là
Fe2+, Al3+, SO42⁻ Nhiễm mặn: do muối trong nước biển, nước triều hay từ các mỏ muối,
nồng độ Na+, K+, Cl- cao làm áp suất thẩm thấu cao gây hạn sinh lý
cho thực vật.


c. Hậu quả
• Môi trường đất:
Xuất hiện những trận mưa axit làm cho đất mất đi các chất dinh dưỡng cho cây
xanh.
Các hóa chất độc hại gây ra một thay đổi sự trao đổi chất của cây trồng. thay đổi
này có tác hại trên cây phát triển và do đó trên sản lượng các loại cây trồng.

• Môi trường khí:
Thủng tần ozon gây ảnh hưởng đến đời sống của động thực vật trên Trái đất.

• Môi trường nước:
Có hại cho quá trình quang hợp ở thực vật thủy sinh.


Gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ
• Không khí:
⁻ Ô nhiễm không khí gây tổn thương hệ miễn dịch, nội tiết và khả năng
sinh sản của chúng ta.
⁻ Các hạt nhỏ trong không khí có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến người
bị bệnh tim.

⁻ Các chất độc hại được thải ra trong không khí sẽ xâm nhập vào nước
và cây cối, động thực vật từ đó mà ảnh hưởng tới những sinh vật cao
hơn trong chuỗi thức ăn trong đó có chúng ta.


Gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ
• Không khí:
⁻ Hít thở không khí ô nhiễm khiến chúng ta dễ mắc bệnh hen xuyễn và
các bệnh về đường hô hấp khác.
⁻ Không khí ô nhiễm tạo ra các phân tử khi ozôn nằm sát bề mặt mặt
đất. Vì thế chức năng của phổi giảm và gây viêm đường hô hấp khi
chúng ta liên tục làm việc sát mặt đất tại các khu vực ô nhiễm.
⁻ Các chất gây ô nhiễm không khí hầu hết đều có thể gây ung thư.


• Môi trường nước:
⁻ Uống nước ô nhiễm là nguyên nhân gây các bệnh thương hàn, giun sán và các
bệnh do amip.
⁻ Nước ô nhiễm bởi các loại hoá chất như kim loại nặng, chì, thuoccs sâu, các
loại hydrocacbon có thể gây kích thích, ảnh hưởng đến sinh sản, nguy hại đến
hệ thần kinh, gan, thận, gây ung thư cùng nhiều loại bệnh khác. Nếu tiếp xúc
với thuỷ ngân có thể gây Parkinson, Alzheimer, bệnh tim và dẫn đến cái chết.
⁻ Khi bơi ở các bãi biển bị ô nhiễm chúng ta có thể bị phát ban, tiêu chảy, đau
bụng, nôn mửa, viêm não, viêm gan, viêm dạ dày…
⁻ Tất nhiên, nước ô nhiễm sẽ gây ảnh hưởng đến các loại động thực vật dưới
biển, là một phần quan trọng trong chuỗi thức ăn và có thể gaay ảnh hưởng
đến chính chúng ta.


• Môi trường đất:

⁻ Các chất kim loại nặng có trong đất như crom, chì, asen, cadimi là các
chất gây ung thư, có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, dẫn đến cái chết.
⁻ Các chất hữu cơ điển hình là dioxin có thể ảnh hưởng đến sự phát triển
của cơ thể, ảnh hưởng đến thần kinh, khả năng hành vi, hệ miễn dịch, nội
tiết và khả năng sinh sản của người tiếp xúc cũng như ảnh hưởng tới các
thế hệ tiếp theo.
⁻ Các loại thuốc trừ sâu có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ nội tiết là
nguyên nhân gây kích thích da, mắt hoặc có thể gay ung thư.
⁻ Các triệu chứng như nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi, kích ứng da, kích ứng
mắt là những triệu chứng khi thường xuyên tiếp xúc với đát bị ô nhiễm.


Những vấn đề của môi trường Việt Nam hiện nay:
• Nguy cơ mất rừng và tài nguyên rừng đang đe doạ, trong thực tế tai hoạ mất
rừng và cạn kiệt tài nguyên rừng đã xảy ra ở nhiều vùng, mất rừng là một
thảm hoạ quốc gia.
• Suy thoái nhanh của chất lượng đất và diện tích đất canh tác theo đầu người,
việc sử dụng lãng phí tài nguyên đất đang tiếp diễn.
• Tài nguyên biển, đặc biệt là tài nguyên sinh vật biển ở ven bờ đã bị suy giảm
đáng kể, môi trường biển bắt đầu bị ô nhiễm, trước hết do dầu mỏ.
• Tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật, các hệ sinh thái
v.v... đang được sử dụng không hợp lý, dẫn đến sự cạn kiệt và làm nghèo tài
nguyên thiên nhiên.
• Ô nhiễm môi trường, trước hết là môi trường nước, không khí và đất đã xuất
hiện ở nhiều nơi, đến mức trầm trọng, nhiều vấn đề vệ sinh môi trường phức
tạp đã phát sinh ở các khu vực thành thị, nông thôn.


Những vấn đề của môi trường Việt Nam hiện nay:
• Tác hại của chiến tranh, đặc biệt là các hoá chất độc hại đã và đang gây ra

những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng đối với môi trường thiên nhiên và con
người Việt Nam.
• Sự phân bố không đồng đều và không hợp lý lực lượng lao động giữa các
vùng và các ngành khai thác tài nguyên là những vấn đề phức tạp nhất trong
quan hệ dân số và môi trường.
• Thiếu nhiều cơ sở vật chất - kỹ thuật, cán bộ, luật pháp để giải quyết các vấn
đề môi trường, trong khi nhu cầu sử dụng hợp lý tài nguyên không ngừng
tăng lên, yêu cầu về cải thiện môi trường và chống ô nhiễm môi trường ngày
một lớn và phức tạp.


Hoạt động 2: Tìm hiểu về thực trạng
môi trường hiện nay.
- Chia lớp làm 4 nhóm. (phương pháp thảo luận + giao việc)
- Cả lớp cùng xem video: “ô nhiễm môi trường”
- Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi
 Thực trạng môi trường hiện nay.
 Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
 Ý nghĩa, thông điệp video muốn nhắn gửi đến chúng ta


Hoạt động 3: Vẽ tranh (phương pháp
thi đua)
- Vẽ tranh: “Em yêu môi trường”
- Từng nhóm, cử đại diện lên nói với lớp về nội dung của bức tranh.
- Cả lớp thảo luận và chọn ra bức tranh có nội dung và hình thưc đẹp
nhất.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×