Tải bản đầy đủ (.pptx) (45 trang)

Chương 4: Hành động xã hội tương tác xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.19 MB, 45 trang )

XÃ HỘI HỌC


Chương 4:
Hành động xã hội & tương tác xã hội
1. Khái niệm hành động xã hội
2. Cấu trúc của hành động xã hội
3. Những yếu tố quy định hành động xã hội
4. Phân loại hành động xã hội
5. Tương tác xã hội
6. Các loại hình tương tác xã hội
7. Quan hệ xã hội


1. Khái niệm hành động xã hội
1.1. Đặt vấn đề
- Xét trên phương diện triết học, hành động xã hội chính là một
hình thức hặc cách thức giải quyết các mâu thuẫn, vấn đề xã hội.
Hành động xã hội được tạo ra bởi các phong trào xã hội, các tổ
chức, các đảng phái chính trị,…
- Trong xã hội học, hành động xã hội được hiểu cụ thể hơn và
thường được gắn với các chủ thể hành động là các cá nhân.
- Một điểm chúng ta dễ nhầm lẫn khi xem xét dấu hiệu xã hội của
hành động là xác định hành động xã hội thông qua hệ quả khách
quan của hành động đó.


=> Hành động xã hội là một bộ phận cấu thành trong
hoạt động sống của cá nhân. Nói cách khác, các cá nhân
hành động chính là để thực hiện hoạt động sống của
mình.




1.2. Hành vi và hành động xã hội
- Theo cách hiểu lý thuyết hành vi chính thống, hành vi của con
người chỉ là những phản ứng (máy móc) quan sát được sau các
tác nhân. Cần chú ý rằng, theo lý thuyết này nếu không quan sát
được phản ứng thì có thể nói là không có hành vi.


- Theo các nhà hành vi mới ( mà còn được gọi là nhà hành vi xã
hội học) cho rằng giữa chúng phải có những yếu tố trung gian
được chia thành hai loại: các nhu cầu sinh lý và các yếu tố nhận
thức.
- Điều đó có nghĩa là, hành vi xã hội là một chỉnh thể thống nhất
gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau.
=> Như vậy, theo các nhà hành vi xã hội, các cá nhân phải suy
nghĩ, đối chiếu, cân nhắc,..trước mỗi tác nhân trước khi oharn
ứng, chứ không phảu phản ứng một cách máy móc.


1.3. Hành động vật lý – bản năng và hành động xã hội
- Hành động vật lý – bản năng là những hành động hầu như không
có sự chi phối của ý thức và chỉ là những hành động hết sức máy
móc.


 Parsons chỉ ra rằng, hành động xã hội khác với hành động vật
lý, hành động bản năng sinh học trước hết ở chỗ:
- Nó có một cơ chế biểu tượng điều chỉnh như hệ thống ngôn

ngữ, giá trị,.. Điều này có nghĩa là các hành động xã hội bị điều
chỉnh bởi hệ thống biểu tượng mà các cá nhân dùng trong các
tương tác hàng ngày. Các biểu tượng này có thể là cử chỉ, lời nói
của chúng ta hay những giá trị xã hội đã thừa nhận.


- Thứ hai là tính chuẩn mực của hành động xã hội, tức là các
hành động xã hội của cá nhân phụ thuộc và hệ thống các giá trị,
chuẩn mực chính thống của xã hội, còn các hành động vật lý hay
bản năng thì không.
- Thứ ba là tính duy lý của hành động xã hội. Tính duy lý này thể
hiện ở chỗ chúng ta có những độc lập nhất định thì hành động
một cách chủ quan. Thể hiện rõ nhất ở chỗ chúng ta căn cứ vào
các hệ giá trị, chuẩn mực chính thống của xã hội và các cơ chế
điều chỉnh khác mà chúng ta tiếp nhận được một cách chủ quan.


2. Cấu trúc của hành động xã hội
2.1 Các thành phần của hành động xã hội
Gồm 6 thành phần:
- Nhu cầu
- Động cơ
- Mục đích
- Chủ thể hành động
- Công cụ, phương tiện
- Hoàn cảnh


Nhu cầu
Khởi điểm của hành động xã hội là nhu cầu, là lợi ích của cá

nhân. Những yếu tố này tạo ra động cơ thúc đẩy hành động.
Ví dụ : nhu cầu được ăn, như cầu được mặc, nhu cầu được
sưởi ấm,…


Động cơ
- Mọi hành động xã hội đều được các động cơ thúc đẩy, dẫn dắt,
tạo ra các định hướng nhất định để đạt được mục đích - tức là kết
quả đạt được đã được hình dung trước.

Ví dụ: Một sinh viên đi thi,
mục đích của anh ta là có
một bài thi điểm cao bằng
cách quay cóp


Mục đích
- Mục đích là cái đích mà hành động cần đạt tới. Mục đích được
xác định rõ ràng có vai trò định hướng cho hành động và giúp
cho chủ thể dễ dàng đạt được hiệu quả cao. Hành động không đạt
được mục đích là hành động chưa hoàn thành.

Ví dụ: Học sinh chăm chú
nghe giảng và chép bài để đạt
được điểm cao trong bài kiểm
tra


Chủ thể hành động
- Chủ thể hành động có thể là các cá nhân, là

nhóm, là cộng đồng hay toàn thể xã hội.


Công cụ, phương tiện hành
động
- Công cụ, phương tiện hành động: Tùy theo hoàn cảnh
của hành động, các chủ thể hành động sẽ lựa chọn
phương án sử dụng công cụ, phương tiện tối ưu nhất
đối với họ Các thành phần của hành động xã hội không
tồn tại một cách độc lập mà có mối liên quan hữu cơ
với nhau và có ý nghĩa quan trọng quyết định kết quả
của hành động xã hội.


Hoàn cảnh
- Là những điều kiện về thời gian, không gian vật chất

và tinh thần của hành động. Hành động đó diễn ra lúc
nào? ở địa điểm nào? trong bối cảnh xã hội như thế
nào?
Ví dụ: một cô con
dâu mới về nhà
chồng dù rất đói
và muốn ăn,
những vẫn phải
ăn vừa phải, chậm
chạp nếu như
ngồi chung mân
cơm với bố, mẹ
chồng.



- Giữa các thành tố trong cấu trúc của hành động xã hội
có mối liên quan hữu cơ với nhau. Mối quan hệ này
được biểu diễn trên mô hình sau:

Hoàn cảnh

Nhu cầu

Động cơ

Chủ thể

Công cụ
phương tiện

Mục đích


2.2 Hành động xã hội và những hậu quả
không chủ định


3. Những yếu tố quy định hành động xã
hội
- Yếu tố tự nhiên
- Quá trình xã hội hóa và cơ cấu xã hội
- Hành động xã hội là sự trao đổi xã hội
- Hành động xã hội là sự tuân theo

- Hành động xã hội là phản ứng với xung quanh


3.1 Yếu tố tự nhiên
- Các đặc điểm cơ thể con người sẽ quy định những dạng
hành vi nhất định.


3.2 Quá trình xã hội hóa và cơ cấu xã hội
- Con người đang được xã hội hóa


Cơ cấu xã hội quy định hành động xã hội


3.3 Hành động là sự trao đổi xã hội


3.4 Hành động xã hội là sự tuân theo


3.5 Hành động xã hội là phản ứng với xung
quanh
- Hành động theo cách mà ta muốn người khác nhìn
thấy ở chúng ta


×