Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Cách đặt hệ thống câu hỏi trong dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.8 KB, 5 trang )

A/ Đặt câu hỏi phù hợp HS
Nếu hỏi thầy giáo xem họ có dùng các câu hỏi để giúp trong việc giảng dạy hay
không, câu trả lời không hề thay đổi với vẻ tự tin luôn là “có”.

Giáo viên, mặc dù mức độ kết quả có thể khác nhau, đều cảm nhận đặt câu hỏi là
cách dễ nhất để khuyến khích HS tương tác hơn trong các bài học. Mọi người
dường như đương nhiên chấp nhận khuynh hướng này cho tới khi lại đặt ra câu hỏi
tiếp: Nên đặt câu hỏi bằng cách nào để những câu trả lời biểu lộ thông minh tối đa,
chứng tỏ HS thật sự chăm chú theo dõi bài giảng.
Đa phần giáo viên cho rằng câu hỏi mang lại hiệu quả mang tính ngẫu nhiên, tổng
quát hoặc những câu hỏi biểu hiện cảm nhận trực giác qua bài học. Họ thường nghĩ
HS nêu nhiều câu hỏi có nghĩa các em chăm chú theo dõi bài học hơn.

Một quan niệm sai lầm khác là chỉ những câu hỏi để mở vấn đề, mới biểu lộ suy tư
ở mức cao hơn. Có thể điều này đúng. Tuy nhiên, một giáo viên phải coi cách đặt
câu hỏi là nhằm nâng cao hơn nhận thức và về mặt kỹ thuật đòi hỏi chiến lược giáo
dục gắn liền với những lợi ích do câu hỏi mang lại. Kiểu hỏi không phù hợp được
phản ánh trong những câu hỏi không có khả năng nhận biết của HS. Nếu giáo viên
sử dụng và lạm dụng câu hỏi, HS sẽ ra sao nếu vẫn không biết trả lời những câu
hỏi tương tự khi được yêu cầu?
Để khuyến khích HS đặt câu hỏi mang lại hiệu quả, giáo viên cần theo một số
nguyên tắc về hỏi trong lớp học. Quan trọng nhất trong số nguyên tắc này là giáo
viên nên cố đặt câu hỏi với từng HS trong lớp.

1/Nguyên tắc thứ nhất

Hầu hết các giáo viên mắc sai lầm là chỉ đặt câu hỏi với những HS sáng dạ. Làm
vậy không có căn cứ giáo dục vững chắc. Những HS yếu hơn có thể bị cố ý gạt
sang một bên bởi giáo viên chỉ thích trả lời các câu hỏi một cách thông minh.



Phương pháp hỏi tốt là cho cơ hội ngang bằng với mỗi HS để các em dự phần vào
quá trình học. Thậm chí khi một HS trả lời: “Con không hiểu”, giáo viên cũng
không nên chịu thua. Nên hỏi tiếp một câu hỏi hoặc diễn giải dài dòng câu hỏi cho
phép HS thêm một cơ hội nữa.
Đặt câu hỏi đơn giản, giáo viên nên thành tâm cung cấp cho mỗi em một cơ hội để
tham gia học hỏi qua câu hỏi. Điều này bao gồm cả những HS cố tránh gặp ánh
mắt giáo viên bằng cách nhìn lảng, và những em không bao giờ chịu giơ tay.

2/Nguyên tắc hai

Một cách khác nữa là đòi hỏi HS chứng minh tất cả mọi câu trả lời là đúng. Điều
này nhằm bảo đảm suy nghĩ phức tạp cùng với tiến trình suy tư ở trình độ cao hơn.
Một cách khác nữa là yêu cầu các HS chứng minh tất cả các câu trả lời. Điều này
bảo đảm các em phải suy nghĩ, với cả những em trình độ yếu.
Thí dụ, rất dễ trả lời câu hỏi: “Hôm nay em cảm thấy thế nào?”. Tuy nhiên, khi
giáo viên tiến xa hơn và hỏi tiếp: “Tại sao em đáp như vậy?”, các em hẳn sẽ phản
ứng khác. HS phải nghĩ sâu hơn về lý do khiến em đưa ra câu trả lời mà các em
vừa đáp. Các em suy nghĩ cùng nhau và diễn đạt sao cho dễ hiểu.
Điều này cũng có thể thực hiện theo kiểu “hỏi – đáp – hỏi”, trong đó giáo viên đưa
ra một câu hỏi, làm rõ câu trả lời, và hỏi tiếp câu hỏi cần chứng minh cho câu trả
lời.

3/Nguyên tắc ba

Hỏi không nên khuyến khích trả lời kiểu võ đoán. Thí dụ, có giáo viên đặt câu hỏi:
“Ai có thể đoán được nào?” hoặc “Các em đoán thử…”. Nếu HS đưa ra câu trả lời
thiếu đắn đo, tại sao chúng ta lại dạy các em rằng giả thuyết là một câu đoán thông
minh? Có sự khác biết rất lớn giữa một câu đoán thông minh và một câu đoán mò.



Trong khi cách trước hết phải dựa vào tìm hiểu và suy nghĩ, cách sau là trả lời lung
tung. Trả lời thiếu suy nghĩ trong tiến trình học hỏi sẽ phá hỏng lòng tin vào sự
hiểu biết. Do vậy, hiệu quả đặt câu hỏi yêu cầu giáo viên hỏi những câu sao cho
khuyến khích HS lý luận và trả lời theo cách có suy nghĩ.

B/Hiệu quả

Giáo viên đặt một câu hỏi có hiệu quả mang lại không khí thoải mái tự nhiên trong
lớp học. Các HS thụ động trở nên hoạt động. Những em nào dựa nhiều vào giáo
viên nay trở thành những em biết tự suy nghĩ.
Trước giờ lên lớp.
Yêu cầu đầu tiên của mỗi giáo viên trước khi lên lớp không thể không nói
đến đó là soạn bài. Bài soạn phải được chuẩn bị chu đáo, từ hình thức đến nội
dung. Trong đó quan trọng nhất là nội dung, phương pháp truyền thụ kiến thức tới
học sinh như thế nào? Người thầy phải hình dung và chủ động trong suốt giờ học:
Với mỗi lớp, mỗi loại đối tượng học sinh thì có những câu hỏi, phương pháp phù
hợp, có như vậy mới không bị động, lúng túng. Trong bài soạn, nếu chỉ có hệ thống
câu hỏi đầy đủ, nội dung, phương pháp hợp lý, chính xác, theo tôi chưa chắc giờ
dạy đã thành công. Bên cạnh việc chuẩn bị nội dung kiến thức, người thầy cần biết
cân đối, phân bổ thời gian cho từng đơn vị kiến thức. Phần này tuy nhỏ nhưng rất
quan trọng vì vậy, trong giáo án cũng cần sắp xếp thời gian hợp lý.
Vì dạy học ngày nay người thầy là người hướng dẫn, tổ chức cho học sinh
làm việc, hay nói cách khác học sinh làm việc dưới sự điều khiển của thầy nên việc
chuẩn bị kỹ đồ dùng và các phương tiện khác phục vụ giảng dạy là rất trọng. Trên
lớp, với các môn KH tự nhiên người thầy làm không thành công một thí nghiệm
hoặc với các môn KH xã hội người thầy không tìm thấy một địa danh nào đó trên
bản đồ, chỉ nhầm ký hiệu… là những hạn chế vô cùng lớn cho bài giảng, vì vậy
song song với chuẩn bị tốt giáo án chúng ta cũng cần chú ý chuẩn bị, tìm hiểu, tiến
hành thử trước với các thiết bị, đồ dùng dạy học.
Trong giờ lên lớp.



Mỗi giờ học là cả một công trình, vì thế trước hết theo tôi người thầy cần
tạo một tâm thế tốt khi bước chân lên bục giảng. Cũng có những lo toan, phiền
muộn, bực dọc đời thường nhưng khi đã vào lớp chúng ta phải biết quên, biết bỏ
chúng lại ngoài cửa lớp, thậm chí bỏ chúng lại ngoài cổng trường. Tạo được tâm
thế tốt chúng ta đã giúp cho học sinh có định hướng ngay vào bài học với ham
muốn học tập, hứng thú với những kiến thức sẽ được học tập.
Trong giờ dạy, việc thực hiện trung thành nội dung, phương pháp trong giáo
án đã chuẩn bị nhiều khi cũng cần được thực hiện linh hoạt trước các tình huống
khác nhau ở các lớp, các nhóm đối tượng khác nhau. Trước mỗi tình huống trả lời
của học sinh không có trong “kịch bản” người thầy phải hết sức bình tĩnh, chủ
động, lắng nghe để có thể là “trọng tài” phân giải đúng sai, chính xác để các em
“tâm phục, khẩu phục”.
Việc giao lưu tình cảm giữa thầy và trò trong một giờ học cũng rất quan
trọng, không nên thao thao bất tuyệt giảng bài, cũng không nên hỏi dồn dập hoặc
miệt mài ghi chép mà quên các em ở dưới lớp. Ta nên chú ý quan sát các đối tượng
học sinh trong khắp lớp học, ngôn ngữ phải rõ ràng, có ngữ điệu, phải biết mỉm
cười với học sinh đúng lúc, pha trò đúng lúc… Những giao lưu này giúp chúng ta
kiểm soát được tất cả học sinh nhưng các em vẫn thấy dễ chịu, vẫn bị cuốn hút vào
bài dạy, các em không bị thụ động, buồn tẻ và chủ động tìm hiểu, vận dụng kiến
thức một các linh hoạt.
Bồi dưỡng thường xuyên.
Để thực sự tạo được lòng tin trong học sinh, trong phụ huynh, không có
cách gì khác là chúng ta phải học hỏi, tự bồi dưỡng hoàn thiện mình cả về nhân
cách, kiến thức và phương pháp. Chúng tôi thường xuyên dự giờ của các đồng
nghiệp, tự giác để học hỏi, rút kinh nghiệm, dù đồng nghiệp ấy là một giáo viên có
tay nghề vững vàng hay là một cô giáo trẻ bởi ở mỗi người chúng ta đều có thể học
hỏi được rất nhiều điều, dù là nhỏ bé.
Ngoài việc học hỏi từ đồng nghiệp, chúng tôi cũng chú ý đến việc tự bồi

dưỡng qua sách báo, cập nhật tin tức hàng ngày. Ngày nay khoa học kỹ thuật rất
phát triển, việc dạy học theo phương pháp tiên tiến, hiện đại cũng được người thầy
phải làm quen, phải thuần thục. Vì vậy chúng ta cũng cần trang bị cho mình thói
quen tự học, tự nghiên cứu, có chọn lọc, có ghi chép. Phải tích luỹ được bề dày


kiến thức, có đủ bản lĩnh dạy học thì trong các tình huống dạy học người thầy mới
không bị động, không né tránh, không phiến diện trước học sinh.
Ngoài ra cũng cần phải chú ý học hỏi từ rất nhiều nguồn, nhiều đối tượng.
Ta học hỏi ngay từ học sinh, từ thực tế cuộc sống. Tất cả sẽ giúp chúng ta có kinh
nghiệm dạy học phong phú.
Khi làm nghề dạy học phải xác định học tập là việc làm cần được tiến hành
thường xuyên, liên tục, mọi nơi, mọi lúc, tuyệt đối tránh tư tưởng cho là đã biết, đã
hiểu.
Trên đây là một số suy nghĩ, việc làm của tôi trong những năm qua, rất
mong các bạn lắng nghe và có thể áp dụng linh hoạt, có chọn lọc để công tác giảng
dạy trong đợt thực tập này và mãi mãi về sau đạt kết quả tốt nhất.



×