Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Kiểu nhân vật kì ảo trong truyền kì mạn lục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.34 KB, 4 trang )

Môtíp nhân vật kì ảo trong Truyền kì mạn lục- Nguyễn Dữ
Môtíp nhân vật
Những yếu tố kỳ ảo trong Truyền kỳ mạn lục được thể hiện qua hệ thống nhân vật
kỳ ảo. Nó giữ vai trò quan trọng và gắn liền với đặc trưng của thể loại truyền kỳ:
kết hợp cái kỳ ảo và cái hiện thực. Và ở đó hệ thống nhân vật kỳ ảo xuất hiện với
tần suất cao. Ta có thể bắt gặp các môtíp nhân vật kỳ ảo trong tác phẩm. Trước hết
đó là những nhân vật hóa kiếp hay đó là những hồn ma.
1.1. Hóa kiếp người thành vật, vật thành người
Thường xuất hiện trong Truyền kỳ mạn lục là hệ thống những nhân vật hóa
kiếp vật thành người, người thành vật. Trong thế giới của truyện truyền kỳ cây cối,
hoa cỏ cũng có linh hồn và cũng có khả năng biến hóa thành con người. Liễu Nhu
Nương và Đào Hồng Nương trong Truyện kỳ ngộ ở trai Tây là hai tinh hoa của một
dòng tộc đã suy tàn cách đó hai mươi năm biến hóa thành hai cô gái đẹp quyến rủ
chàng thư sinh Hà Nhân. Hà Nhân không chỉ làm bạn, ân ái với hồn hoa Liễu Nhu
Nương và Đào Hồng Nương mà còn được dự buổi tiệc đêm với những mỹ nhân họ
Vi, Lý, Mai, Dương cũng là những tinh hoa biến thành…. Để rồi sau đó, khi trở lại
chỗ dự tiệc cũ chàng chỉ thấy vài ba cây đào, cây liễu xơ xác, tàn lụi tơi bời khiến
chàng tỉnh ngộ “Chị ả họ Kim, thì đây là hoa Kim tiền, cô nàng họ Thạch thì đây
cây Thạch lựu. Đến như họ Vi, Lý, Mai, Dương cũng đều nhân tên hoa mà làm họ
cả”. Về đến nhà, lấy chiếc hài mà hai nàng Đào, Liễu tặng ra xem thì “vừa cầm
trên tay, mấy chiếc hài đã thành những cánh hoa” bay lên không trung.
Trong thế giới truyền kỳ những đồ vật tưởng như vô tri vô giác như bức tượng, đàn
cũng có yêu khí cũng có thể biến thành người. Bức tượng con hầu ôm cây hồ cầm
bằng đất bên cạnh linh cữu người chết trong Truyện cây gạo cũng có khả năng hóa
thân thành người thật và vật thật. Hay những tượng thủy thần, Hộ pháp trong Cái
chùa hoang ở Đông Trào biến thành người để hưng yêu tác quái. Đó cũng có thể là
loài vật tu luyện lâu năm có khả năng biến hóa thành người. Trong Bữa tiệc đêm ở
Hà Giang, cáo và vượn già biến hóa tài tình đến nỗi Hồ Quý Ly nói chuyện cả đêm
cũng không nhận ra, vết tích còn lại chỉ có trong cái tên của tú tài họ Viên và xử sĩ
họ Hồ. Phải đến khi chúng từ biệt mật sai người rón rén theo sau mới biết “cả hai
hóa thành con cáo và con vượn mà đi mất”.




Với Truyền kỳ mạn lục, không chỉ có loài vật biến thành người mà cũng có những
trường hợp nhân vật là con người qua sự chuyển kiếp lại biến thành loài vật.
Trường hợp của Hàn Than và Vô Kỷ trong Truyện nghiệp oan của Đào Thị là một
điển hình. Hai nhân vật này chết nhưng không biến thành hồn ma đơn thuần mà
hóa thành hai con rắn đầu thai thành con của Ngụy Nhược Chân để trả thù việc
trước đó vợ của Ngụy Nhược Chân đánh ghen Đào Thị. Khi bị sư phụ Pháp Vân
trừ yếm, hai cái thây của Long Thúc và Long Quý lại trở thành hai con rắn vàng.
Có thể thấy những nhân vật có sự chuyển hóa từ người thành vật và từ vật thành
người là môtíp thường thấy trong Truyền kỳ mạn lục. Điều đó cho thấy có sự ảnh
hưởng của thuyết vạn vật hữu linh trong tính ngưỡng dân gian phương Đông,
những vật lâu năm điều có linh khí và có khả năng biến hóa thành người. Trong tư
duy của người Việt, mọi cây cối, loài vật trong tự nhiên điều có linh hồn thậm chí
có quyền phép và ma thuật. Bên cạnh đó còn là do trí tưởng tượng và sự sáng tạo
độc đáo của tác giả.
1.2. Hóa kiếp người thành thần tiên, thần tiên thành người
Không giống như mô típ nhân vật người biến thành vật, vật biến thành người,
môtip người hóa kiếp thành tiên và tiên hóa kiếp thành người xuất hiện với tần suất
ít trong Truyền kỳ mạn lục. Nhân vật kỳ ảo trong truyện có thể là tiên nữ hóa thành
người và chung sống cuộc đời vợ chồng thật sự với người trần. Trong Từ Thức gặp
tiên, tiên nữ Giáng Hương hóa thành một người con gái “tuổi độ 15,16 phấn son
điểm phớt, nhan sắc xinh đẹp tuyệt vời” đến hội xem hoa nở. Cô gái vin một cành
hoa, không may cành giòn mà gãy, bị người coi hoa bắt giữ và may nhờ Từ Thức
cứu giúp. Sau đó tiên nữ Giáng Hương và Từ thức nên duyên vợ chồng ở cõi tiên.
Nhân vật cũng có khi là thần thánh hóa thành người như trong Long đình đối tụng
lục Thần Thuồng luồng hóa thành người với hình dạng “một người đàn ông thân
thể vạm vỡ, mũ đỏ, mặt đen” thậm chí còn lợi dụng quyền lực của mình làm điều
dâm ngược, lợi dụng giông gió bắt cóc vợ người, chia quyên rẽ thúy.
Tương tự cũng có những nhân vật là con người nhưng nhờ đức độ mà sau khi chết

được biến thành thần. Tiêu biểu là Ngô Tử Văn trong Truyện chức phán sự đền Tản
Viên, một chàng trai khảng khái đã bất bình trước sự hưng yêu tác quái của hồn ma
tên tướng giặc mà có hành động đốt đền và kiên định với chính nghĩa, đấu tranh


đến cùng để bảo vệ lẽ phải. Và sau khi chết, chàng được phong làm chức Phán sự ở
đền Tản Viên.
1.3. Hồn ma
Với môtip nhân vật là hồn ma chiếm số lượng đông đảo nhất trong Truyền kỳ mạn
lục. Đó là những hồn người chết biến thành ma trở về cõi trần nhằm mục đích cụ
thể nào đó. Hồn ma cô gái họ Hồ trở về tác quái để báo oán trong Truyện yêu quái
ở Xương Giang. Hồn ma Thị Nghi biến thành cô gái xinh đẹp, luôn luôn biến đổi
“hoặc nhập vào chị ả buôn tương, hoặc ốp vào cô hàng bán rượu” hay biến thành
“cô gái mười bảy, mười tám” để dâm xác những kẻ có vai vế, bóc lột những kẻ có
tiền của mà trả thù cho cái chết oan uổng của mình. Hay chỉ vì ham mê luyến ái mà
những hồn ma chết xuống âm phủ vẫn nấn ná cõi trần tìm thú vui như Nhị Khanh
trong Truyện cây gạo. Nhị Khanh chết khi mới hai mươi tuổi, cái tuổi trẻ trung và
tràn đầy sức sống nên mới hóa thành người để quyến rũ nam nhân tìm sự ái ân
hoang lạc. Không chỉ vui thú chốc lát, những hồn ma này còn tìm cách lôi kéo
những nam nhân cùng làm ma với mình như Hàn Than đã nói với Vô Kỷ “sống
còn chưa được thỏa yêu đương, chết sẽ cùng nhau quấn quýt”. Đó là nguyên nhân
cái chết của Trình Trung Ngộ và Vô Kỷ. Trình Trung Ngộ chết trong tư thế ôm
quan tài của Nhị Khanh để rồi từ đó về sau hai hồn ma thỏa sức cười vui đùa giỡn.
Còn trong Truyện Lệ Nương, hồn ma Lệ Nương hiện về để gặp người yêu cũ khóc
kể nỗi khổ tâm của sự ly biệt. Hồn ma của Bách Hộ họ Thôi trong Truyện chức
phán sự đền Tản Viên vốn là hồn ma tên tướng giặc bại trận dám đánh đuổi thổ
thần chiếm đền miếu. Hắn hiện về trong giấc mộng của Ngô Tử Văn để hăm dọa
trước những việc làm của chàng đối với hắn.
Đặc sắc nhất trong Truyền kỳ mạn lục là những nhân vật hồn ma được xây dựng
trong một chuyện tình giữa người và ma. Trong đó, tất cả các nhân vật nữ đều là

hồn ma hiện thành người. Nhị Khanh, Thị Nghi là hồn người chết lang thang đều
không có sự ràng buộc gì với các nam nhân trong truyện. Các chàng trai là những
con người thế tục, là những hạng người cụ thể trong xã hội: chàng thương nhân
Trình Trung Ngộ hay viên quan họ Hoàng…là những đối tượng được quan tâm
phản ánh trong nhiều truyện của Truyền kỳ mạn lục. Các chàng trai đều là kẻ ham
nữ sắc bị yêu ma quyến rũ đắm chìm trong nhục dục. Họ đều là những con người
trẻ tuổi, đang ở trong cơ hội thành đạt. Cuộc đời mỗi người chưa rơi vào sự mâu
thuẫn giữa hiện thực và ước nguyện cũng không gặp những bế tắc cần tìm phương


cách giải tỏa. Trình Trung Ngộ là “một chàng trai đẹp, nhà rất giàu, thuê thuyền
xuống vùng Nam buôn bán”. Viên quan họ Hoàng người Bắc Giang xuống kinh đô
nhận chức. Gặp mỹ nữ, sự đam mê nữ sắc biến thành sức lôi cuốn mạnh mẽ, khó
cưỡng lại. Ở đây mối quan hệ tình yêu, hôn nhân giữa các chàng trai và các hồn ma
diễn ra một cách thoải mái, dễ dàng và đơn giản với sự hiện diện của yếu tố tính
dục. Điều này có thể dẫn đến nhiều cách cảm nhận khác nhau.
Đó có thể là khát vọng giao hòa tuyệt đối giữa cá thể với vũ trụ được thể hiện qua
ngôn ngữ tình yêu và ngôn ngữ tình dục. Bởi tình yêu trong truyện Truyền kỳ là
kiểu tình yêu vô điều kiện giống như những khoảnh khắc hòa nhập ngắn ngủi
nhưng tuyệt đối giữa con người với cái vô cùng vô tận của vũ trụ.

Mặt khác, đó cũng có thể hiểu đó là nỗi thất vọng sâu xa trước những đắng cay của
xã hội, của thế thái nhân tình, dẫn đến những phản ứng chối bỏ thực tại của cõi
người để đi sâu vào khả năng vươn tới thế giới không có điên đảo thị phi. Nhưng
dù là khát vọng hay thất vọng thì việc miêu tả tính dục không phải là mục đích
chính của nó. Vì yếu tố tình dục được miêu tả qua lăng kính của cái ảo, luôn mong
manh và sẵn sàng biến mất không dấu vết.




×