Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Những dáng tùng trong thơ việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.23 KB, 6 trang )

Những dáng Tùng trong Thơ Việt...
Yến Nhi

Trong các nền văn học, nghệ thuật Phương Đông hình tượng Tùngđứng chon von
trên đỉnh núi chống chọi tuyết sương tiêu biêủ cho những bậc hào kiệt, nhân vật
chính diện có khí phách cứng cỏi. Tùng từ một hình tượng nghệ thuật dần trở
thành một biêủ tượng đời sống văn hoá chỉ vẻ đẹp , phẩm cách của con người
lý tưởng. Bốn loại cây trúc, mai, tùng, cúc tiêu biêủ cho bốn tính cách của ngườì
quân tử, đấng trượng phu: ngay thẳng, trong sạch, cứng cỏi , khiêm tốn.

Ngoài tính chất phổ quát là một biểu tượng văn hoá chỉ sự cứng cỏi ,dũng
cảm , Tùng trong văn học còn là một ẩn dụ về nhân cách có nhiều biến tấu theo
thời gian ,mỗi thời đại hình tượng Tùng có một hàm nghĩa không giống nhau về
tính cách,về phẩm chất của nhân vật cũng như của chủ thể trữ tình. Tùng thời Lý
không giống thời Trần, thời Nguyễn… Khảo sát hình tượng Tùng qua các biến
thiên xã hội, ta sẽ nghiệm thấy nhiều tương tác , nhiều mô thức có tính đột
biến giữa văn học và đời sống, giữa chủ thể và khách thể!

Thời Trần ( Tk13) có một nhà văn hoá lớn : Tuệ Trung thượng sĩ. Ông tên thật là
Trần Tung, sinh năm 1230, mất năm 1291 , một người phẩm chất thanh cao, sùng
đạo Phật. Ông là con Trần Liễu, anh Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và hoàng
hậu Nguyên Thành, vợ vua Trần Thánh Tông, mẹ của Trần Nhân Tông. Năm 21
tuổi được phong tước vương ( Hưng Ninh Vương), trấn giữ đất Hồng Lộ tức Vĩnh
Lại, Hải Dương ngày nay. Ông cùng vua quan nhà Trần hai lần ngăn giữ giặc
Nguyên, có công lớn với triều đình.Theo Nguyên sử, trong cuộc xâm lược lần thứ
hai, vào ngày 10-06-1285 khi Thoát Hoan rút chạy khỏi bờ Bắc sông Hồng ,chính
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Hưng Ninh Vương Trần Tung đem hơn hai
vạn quân chặn đánh tướng giặc và đuổi Thoát Hoan chạy đến sông Như Nguyệt.
Trong cuộc kháng chiến lần thứ ba , sách An nam chí lược ( Lê Tắc) cho biết Trần
Tung không chỉ là vị tướng tài mà còn là một nhà ngoại giao lỗi lạc ,nhiều lần
thương thuyết với giặc khôn khéo ,làm lợi cho quân ta rất nhiều.Không hiểu sao




cuối đời ông đi tu, nổi danh một người uyên thâm về đạo Phật, được Trần Thánh
Tông rất khâm phục. Chính vua Thánh Tông là người gọi ông là Tuệ Trung thượng
sĩ. Thượng sĩ có nghĩa tương đương là Bồ Tát, được tôn như người tu Phật đã đắc
đạo. Ngoài việc viết sách Nho giáo, Đạo giáo, ông còn là nhà thơ,nhiều tác phẩm
của ông ý tứ sâu sắc cho đến bây giờ vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau .

Trong bài Giản để tùng ( Cây tùng dưới đáy khe), Tuệ Trung có những câu:

Tối ái thanh tùng chủng kỷ niên,
Hưu ta địa thế sở cư thiên./
Đống lương vị dụng nhân hưu quái/
Dã thảo nhàn hoa, mãn mục tiền!

Có người xem bài thơ là một sự tỏ bày chua chát về nhân tình, thời thế đổi thay
những lương tài của đất nước hết thời xử dụng về ẩn dật hoa thơm cũng như cỏ dại
, “phượng công sánh vai cùng gà đàn chim cuốc” , tuy nhiên đối chiếu với phẩm
hạnh và cuộc đời Tuệ Trung thì cách hiểu bài thơ như bản dịch và lời bình
của Ngô Văn Phú dễ được chấp nhận hơn :

Mấy năm trồng tỉa một chòm thông,
Chẳng thở than vì đất vắng không!
Rường cột chưa dùng, đời chẳng lạ...
Mảng vui cỏ nội với hoa đồng!

“…Thơ viết về thông mà nói về người, về bản chất của một lối sống. Sự thanh cao
nhuần thấm đến từng chữ, từng lời!” “Sự thanh cao” mà Ngô Văn Phú nói ở



đây ám chỉ việc người không than thở cho những mất mát chênh lệch về vị trí,
chức tước, luôn vui vẻ hoà đồng “mảng vui với cỏ nội hoa đồng”.Hình
tượng Tùng ở đây có thể thay bằng một chữ Hoà ( hoà đồng). Không phải
là chữ Dũng mà là chữ Hoà , một phẩm chất quan trọng của bậc hào kiệt thời kỳ
đầu xây dựng nhà nước phong kiến tập quyền.

Hai trăm năm sau,vào thời kỳ Lê sơ, Nguyễn Trải một khai quốc công thần mà
thân thế sự nghiệp đầy những bất trắc đã thể hiện trong thơ mình một hình
tượng Tùng hoàn toàn khác.Tuy có lần ông tự ví mình như “cây tùng bách sương
tuyết đã quen” nhưng căn bản bao trùm lên toàn bộ tâm hồn và thơ ca của ông
“tùng” không gắn với chữ Dũng như trong truyền thống cũng không là
chữ Hòa như của Trần Tung mà là biêủ trưng của chữ Nhân - lòng thương
yêu nhân dân,yêu thương con ngườì. Khi nhà Trần khẳng định thiên hạ, buổỉ đâù
chữ Hoà của vua tôi ,của quý tộc, tôn thất,trong cộng đồng là rất cần thiết. Sang
đời Lê cái cần là lòng nhân đối với con người.Xã hội phong kiến dẫu đang trong
thời kỳ đi lên cũng đã bộc lộ nhiều nghịch lí phương hại đến đời sống dân sinh.
Thấy được điều đó ta mới thật hiểu ý nghiã hình tuợng Tùng, trong nhưng câu
thơ sau :

Hổ phách phục linh nhìn mấy biết
Dành còn để trợ dân này.

Trước cuộc sống đầy “tuyết sương” của nhân dân , Nguyễn Trải nhận thức được
rằng người quân tử không chỉ là nhà cả đòi phen chống khoẻ thay mà còn
phải làm hổ phách phục linh để trợ dân! Cây Tùngsống trăm năm chịu đựng
sương giá chắt lọc trong cốt tuỷ của mình những vị thuốc trường sinh để giúp dân
, trợ dân. Đưa phẩm chất này vào hình tượng cây Tùng truyền thống, Nguyễn
Trải đã sáng tạo một hình tượng Tùng mới – một lí tuởng mới về bậc trượng
phu, quân tử. Với Nguyễn Trải Tùng không chỉ là Dũng mà còn là Nhân, chủ yếu
là Nhân ! Đó không chỉ là một sáng tạo thuần tuý nghệ thuật mà là một nét mới



mẻ của tư tưởng nhân văn Nguyễn Trải , nâng ông lên tầm một danh nhân văn hoá.

Nhà Lê theo quỹ đạo chung của các triều đại, qua thời phát triển đến kỳ suy vi,
nhường chỗ cho Nhà Nguyễn ( Tk19).Văn học Việt Nam thời kỳ này cực kỳ phát
triển với nhiều tên tuổi là những đỉnh cao của văn hoá dân tộc. Nguyễn Công Trứ
là một trong số đó. Ông mang trong mình nhiều biến thiên, nhiều mâu thuẫn và cả
những ước muốn vượt qua rào cản thời thế, nhưng bất lực nên chọn một lối rẽ
không giống ai so với các nhà nho thời bấy giờ. Nguyễn Công Trứ (1778 1858) quê làng Uy Viễn, nay là xã Xuân Giang huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh .
Đời ông có nhiều sự lạ! Học giỏi nhưng mãi đến năm 42 tuổi(1820), ông mới
đỗ Giải nguyên ra làm quan dưới các triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, đến
chức phủ doãn. Trong 28 năm làm quan, thăng , giáng chức đến 8 lần. Là quan văn
nhưng mệnh vua đem quân đánh dẹp một số cuộc khởi nghĩa của nông dân lần nào
cũng thắng . Có công lớn trong việc khai hoang lấn biển ở Quảng Yên, Hải Dương,
Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình lập nên hai huyện Tiền Hải, Kim Sơn tạo dựng
công ăn việc làm cho hàng vạn người được nhân dân quanh vùng lập đền thờ khi
còn sống.

Nguyễn Công Trứ là người đa tài, nhưng ở ông tài và phận nhiều khi không song
hành. Đời ông trải nhiều thăng trầm, vinh nhục ,nên hiểu sâu sắc nhân tình thế thái
đương thời. Đó là một xã hội đầy nghịch lý, ông vừa khinh bỉ và ngán ngẩm vừa
phải chấp nhận nó Ra trường danh lợi vinh liền nhục/Vào cuộc trần ai khóc trước
cười. Chán chường với chốn quan trường, thấy những nghịch lý trong xã
hội nhưng ông vốn là con người hành động nên hai phần đời đã nhập cuộc - một
cuộc chơi : Trời đất cho ta một cái tài/ Dắt lưng dành để tháng ngày chơi - trộn lẫn
khóc cười! Cho đến cuối đời, cuộc chơi đã gần mãn,nhiều lúc chua chát nhìn lại
đời mình, ông muốn phủi tay muốn thoát ly ra ngoài .Tự bộc lộ, gói tròn tâm sự
vào một hình tượng nghệ thuật độc đáo, điều đó ta có thể tìm thấy khả rõ ở bài thơ
nổi tiếng của ông,bài “Cây thông”.


Ngồi buồn mà trách ông xanh,


Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười.
Kiếp sau xin chớ làm người,
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo

Bài thơ là tâm trạng của một bậc hiền tài chua xót trước thời cuộc, ông trách cái xã
hội oái oăm nhiều ngang trái, nhưng không đủ nhận thức để phủ định nó. Bởi vậy
mà sinh ra bi kịch. Xã hộị nhiêù nghịch lý, đưa đến nhiều tâm trạng bất như ý và
đốí nghịch Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười.Phép xuất xử , luôn gợi ý cho
các nhà nho khi nào nhập thế khi nào xuất thế, khi nào ra làm quan khi nào về
vườn. Có vị “về” khi đường hoạn lộ đương thênh thang để giữ lòng trong sạch,có
vị không ra làm quan “chỉ tìm nơi vắng vẻ” dưỡng thân nhàn . Nuyễn Công Trứ
nhàn khi về hưu, muốn làm cây Thông. Với bài thơ phải chăng ông tỏ ý thoát
ly, ở ẩn? Không! Đây chỉ là một cách nói “ bóng gió” có tính phản
kháng! Thông ở đây xuất hiện như một chữ Phóng – Phóng lãng bất cần đời ,
phản kháng cuộc sống nhiều nghịch lý.

Hai thế kỷ sau,trong đời sống đương đại, một tác giả đồng hương với Nguyễn
,trong bài thơ Cây thông bị đổ ở đền thờ Nguyễn Công Trứ (*), vẫn khai thác cái
cái vẻ đẹp kiên cường và cuộc sống éo le của tính cách người xưa trong ẩn dụ mới
về “Cây thông” - con người tích cực phải được thử thách trong hoàn cảnh gian
lao! Cây thông và đời sống thực tại ,cũng lại là một tương quan đầy kịch tính về
thân phận những con người trí dũng cao cả với miền gió lào cát trắng .Cái mạch
chìm bài thơ làm người đọc phải suy ngẫm nhiều, một câu hỏi cứ day dứt tưởng
như Nguyễn Công Trứ sống lại cũng tê tái . Lúc làm người thì phải chịu cảnh “khi
vui muốn khóc , buồn tênh lại cười” nên mơ ước thành thông để “giữa trời mà
reo”. Nhưng làm thông cũng nào tránh được đời xô đẩy nên“ đổ kềnh rễ trơ cùng

trời
đất…”!Nguyễn ngày xưa và nhiều bậc trí dũng thời nay sau một đời ngang
dọc, mong trở về yên phận ở đất quê mà quê hương như không bao dung nổi , bởi
đất quê chỉ thích hợp với bạch đàn và phi lao (Và phi lao bạch đàn quen quây quần
với cát) . Cái khí phách cứng cõi, tấm lòng Nhân mênh mông cuả Thông dễ trở


thành lạc lõng đâu dễ sống chung với cát, với phi lao bạch đàn…

Hình như thời nào cũng có một nghịch lý giữa cái mơ ước cao cả và thực tại tầm
thường Nhưng dẫu thế thì người trí dũng vẫn phải đứng vững , phải “ tuỳ ngộ nhi
an” như người xưa từng dạy .

Đã là thông
Phải cứ can trường hát reo
nơi cheo leo vách đá ./.

Ghi chú :
(*) Võ Hồng Hải-Cây thông bị đổ ở đền thờ Nguyễn Công Trứ - Nhân Dân 20-0220



×