Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập vận dụng vào cuộc đình công của Công ty TNHH Pouchen Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.14 KB, 13 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (hay gọi là quy luật
mâu thuẫn) là hạt nhân của phép biện chứng. Mâu thuẫn với những biểu hiện
của nó không hoàn toàn là xấu mà nhìn nhận từ góc độ triết học, đây lại là
một nhân tố vô cùng cần thiết bởi chúng là nguồn gốc quyết định nên sự vận
động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Cũng giống như vậy, đình công trong góc độ nhìn nhận của mọi người là
một hoạt động gây ra nhiều hậu quả tiêu cực đến mỹ quan, giao thông, ...
xong ở một góc độ nào đó, nó lại là một việc làm quan trọng bởi qua đó, mối
quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động được lột tả một cách
chân thực, rõ nét.
Do vậy, em xin lựa chọn đề tài: “Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương
pháp luận của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập để lý
giải mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động trong một
cơ sở sản xuất ở Việt Nam” để đi sâu tìm hiểu. Do nhận thức chưa đầy đủ,
đúng đắn, bài làm không tránh khỏi thiếu sót, mong các thầy cô góp ý để bài
làm của em được hoàn thiện hơn.
1


NỘI DUNG
Chương I: Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật thống
nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập trong phép biện chứng duy vật
1. Mâu thuẫn và các tính chất chung của mâu thuẫn
Trong phép biện chứng, khái niệm mâu thuẫn dùng để chỉ mối liện hệ
thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật,
hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
Nhân tố tạo thành mâu thuẫn là mặt đối lập. Mặt đối lập là phạm trù tiết
học dùng để chỉ nhừng mặt, những đặc điểm, những thuộc tính, những quy


định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, nó tồn tại một cách khách
quan trong một tổng thể thống nhất. Sự tồn tại các mặt đối lập là khách quan
và phổ biến trong tất cả các sự vật.
Các tính chất của mâu thuẫn: mâu thuẫn có tính khách quan và tính phổ
biến. Theo Ph.Ănghen: “Mâu thuẫn tồn tại trong bản thân các sự vật và các
quá trình, một mâu thuẫn thường xuyên nảy sinh và tự giải quyết, và khi
mâu thuẫn chấm dứt thì sự sống cũng không còn nữa và cái chết xảy đến.
Cũng như chúng ta thấy rằng trong lĩnh vực tư duy, chúng ta không thể thoát
2


khỏi vấn đề mâu thuẫn; chẳng hạn như mâu thuẫn giữa năng lực nhận thức
vô tận ở bên trong con người với sự tồn tại thực tế của năng lực ấy trong
những con người bị hạn chế bởi hoàn cảnh bên ngoài, và bị hạn chế, trong
những năng lực nhận thức, mâu thuẫn này được giải quyết trong sự nối tiếp
của các thế hệ, sự nối tiếp đó ít ra đối với chúng ta trên thực tiễn, cũng là vô
tận, và được giải quyết trong sự vận động đi lên vô tận” (1).
Mâu thuẫn còn có tính đa dạng, phong phú. Tính đa dạng mâu thuẫn biểu
hiện ở chỗ: mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình đều có thể bao hàm nhiều loại
mâu thuẫn khác nhau, biểu hiện khac nhau trong những điều kiện lịch sử cụ
(1) C.Mác và Ănghen: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, t20, tr.173-174

thể khác nhau; chúng giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại, vận
động và phát triển của sự vật. Đó là: mâu thuẫn bên trong và bên ngoài, cơ
bản và không cơ bản, chủ yếu và thứ yếu,... Trong các lĩnh vực khác nhau
cũng tồn tại những mâu thuẫn tạo nên tính phong phú trong sự biểu hiện của
mâu thuẫn.
2. Quá trình hình thành và giải quyết mâu thuẫn
Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động
khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy, mâu thuẫn

birnj chứng cũng bao hàm cả “sự thống nhât” lẫn “đấu tranh” của các mặt
đối lập. Sự thống nhất gắn liền với sự đứng im, với sự ổn định tạm thời của
sự vật. Sự đấu tranh gắn liền với sự đứng im, với sự ổn định tạm thời của sự
vật. Sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vật là phát triển. Như
V.I.Lênin viết: “Sự tthống nhất của các mặt đối lập là có điều kiện: tạm thời,
thoáng qua, tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là
tuyệt đối, cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối” (1).
Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập thì đấu tranh của các mặt
đối lập quy định một cách tất yếu sự thay đổi của các mặt đang tác động và
làm cho mâu thuẫn phát triển. Lúc đầu mới xuất hiện, mâu thuẫn chỉ là sự
3


khác nhau căn bản, nhưng theo khuynh hướng trái ngược nhau. Sự khác
nhau đó ngày càng phát triển và đi đến đối lập. Khi hai mặt đối lập xung đột
gay gắt đã đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải
quyết. Nhờ đó mà thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới,
sự vật cũ mất đi và sự vật mới ra đời thay thế. V.I.Lênin viết: “Sự phát triển
là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập” (2).
Tuy nhiên, không có thống nhất của các mặt đối lập thì cũng không có
đấu tranh giữa chúng. Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là không
(1) V.I.Lênin: Toàn tập, NXB Tiến bộ, Matxcơva, 1981, t29, tr.379-380
(2) V.I.Lênin: Toàn tập, NXB Tiến bộ, Matxcơva, 1981, t29, tr.379

thể tách rời nhau trong mâu thuẫn biện chứng. Sự vận động và phát triển bao
giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổn định và tính thay đổi. Do đó, mâu
thuẫn chính là nguồn gốc của sự vận động và phát triển.
3. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật thống nhất và đấu tranh
giữa các mặt đối lập
Việc nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập có

ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong nhận thức và hoạt động thực
tiễn.
Trong nhận thức cần phải tôn trọng mâu thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt
đối lập, nắm được bản chất, nguồn gốc, khuynh hướng của sự vận động và
phát triển. V.I.Lênin đã cho rằng: “Sự phân đối của cái thống nhất và sự nhận
thức các bộ phận mâu thuẫn của nó... đó là thực chất... của phép biện chứng”
(1)

.
Trong việc nhận thức và giải quyết mâu thuẫn phải có quan điểm lịch sử

cụ thể từng loại mâu thuẫn, phân biệt đúng vai trò, vị trí của các loại mâu
thuẫn trong từng hoàn cảnh, điều kiện nhất định, những đặc điểm của mâu
thuẫn đó để tìm ra phương pháp giải quyết phù hợp, đúng đắn nhất.
4


Chương II: Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt
đối lập để lý giải mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao
động trong một cơ sở sản xuất ở Việt Nam
Trong phạm vi bài tập giới hạn , em xin chọn một cuộc đình công đã xảy
ra trên thực tế tiêu biểu là cuộc đình cồn của công nhân Pouchen VN để làm
rõ hơn về mối quan hệ giữa người lao động (công nhân) và người sử dụng
lao động (người chủ) cũng như sự mâu thuẫn giữa họ, cách giải quyết mâu
thuẫn và đề ra phương hướng giải quyết mâu thuẫn.
(1) V.I.Lênin: Toàn tập, NXB Tiến bộ, Matxcơva, 1981, t29, tr.378

1. Thực trạng về đình công ở Xông ty Pouchen VN
Cuộc ngừng việc tập thể của khoảng 17000 công nhân Công ty TNHH
Pouchen (chuyên gia công giày, hàng may mặc, 100% vốn Đài Loan, đóng

tại xã Hòa An, TP. Biên Hòa, tỉnh Đông Nai) xảy ra từ ngày 25/2/2016 đến
ngyà 27/2/2016. Cụ thể vào khoảng 11h ngày 25/2, công nhân tràn ra quốc
lộ 1K, Hòa An, làm tắc nghẽn giao thông. Ngyà 29/2, công nhân Công ty
Pouchen đã đi làm trở lại.
Đây không phải là lần duy nhất công ty này xảy ra tình trạng đình công
mà sau đó, trong hai ngày 23-24/3/2018, hàng nghìn công nhân đã ngừng
việc tập thể để phản đối kế hoạch xây dựng thang bảng lương mới của công
ty, dự kiến áp dụng vào năm 2019. Trong quá khứ, công ty cũng từng chịu
những sự việc tương tự mà tiêu biểu là việc ngừng việc của 18500 công nhân
tràn ra mặt đường trước cổng công ty, gây ách tắc giao thông ngay trên
đường từ TP. Hồ Chí Minh đi Biên Hòa, xảy ra từ 1/4/2010 đến ngày
7/4/2010.
2. Mối quan hệ giữa người chủ với công nhân Công ty Pouchen và
mâu thuẫn giữa họ
5


Trong mâu thuẫn xảy ra mà biểu hiện là các cuộc đình công, hai mặt đối
lập trong mâu thuẫn ấy chính là Ban lãnh đạo Công ty Pouchen (người sử
dụng lao động) vad công nhân (người lao động) ở trong một sự vật là Công
ty Pouchen. Sở dĩ nới đây là hai mặt đối lập nhau là bởi giữa công nhân và
người chủ có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau. Nếu như công nhân là
một người lao động phổ thông, đóng góp lao động và chuyên môn để nỗ lực
làm ra sản phẩm cho người chủ và thường được thuê với hợp đồng làm việc
để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được đóng gói vào một công việc hay chức
năng; thì người chủ là người dùng tiền của mình để thuê công nhân thực hiện
những việc quy định trong hợp đồng.
Chính bởi tính chất giữa một bên là người trả lương, một bên là người
nhận lương; một bên quản lí và điều hành những công việc lớn với một bên
trực tiếp tham gia vào quá trình lao động nên họ chính là hai mặt đối lập

nhau. Đây là mâu thuẫn đối kháng giữa hai tập đoàn người có lợi ích cơ bản
đối lập nhau. Mâu thuẫn giữa hai mặt đối lập thể hiện ở chỗ giữa công nhân
với người chủ luôn có mối liên hệ thống nhất, đâu tranh và chuyển hóa lẫn
nhau.
3. Quá trình hình thành và giải quyết mâu thuẫn giữa công nhân và
người chủ Công ty Pouchen
Giữa công nhân và người chủ Công ty Pouchen có sự thống nhất với
nhau. Đó chính là sự nương tựa, tồn tại không tách rời nhau giữa hai loại chủ
thể. Nếu công nhân không được người chủ nhận thuê và trả lương để làm
việc thì họ sẽ trở thành những người thất nghiệp, không có nguồn thu nhập
chính để trang trải cuộc sống thì người chủ cũng không thể trở thành chủ và
Công ty Pouchen cũng không thể tồn tại, phát triển nếu như họ chỉ là những
người lập nên công ty mà ở đó chỉ có duy nhất họ thì không đủ sức đề đảm
nhiệm, duy trì hoạt động của các công xưởng với quy mô lớn với hàng trăm,
hàng nghìn đầu máy móc nhue vậy.
6


Do vậy, vì lợi ích trực tiếp của mình mà giữa họ luôn có sự nương tựa,
ràng buộc lẫn nhau. Công nhân lấy người chủ để làm tiền đề trực tiếp tác
động đến nhu cầu của mình và ngược lại. Sự thống nhất ấy chỉ tồn tại một
cách tương đối, tam thời và sẽ chấm dứt nếu giữa họ không còn sự ràng buộc
chủ tớ, đồng nghĩa với việc công nhân chấm dứt hợp đồng lao động ở Công
ty Pouchen này.
Tuy nhiên, giữa hai mặt đối lập không chỉ đơn thuần tồn tại sự thống nhất
mà giữa chúng luôn có xu hướng tác động qua lại để bài trừ, phủ định lẫn
nhau, đó chính là sự đấu tranh giữa công nhân và người chủ mà biểu hiện là
cuộc đình công xảy ra.
Có thể thấy trong cuộc đình công xảy ra vào năm 2010, do công nhân
Công ty Pouchen không được tăng lương theo quy định, đến đầu tháng 4,

công ty mới thông báo nâng lương cho công nhân, mỗi bậc 5% nhưng công
nhân không đồng tình vì mức tăng như vậy quá thấp, dù phải tăng ca nhưng
thu nhập bình quân của họ chưa đến 2 triệu đồng/người/tháng. Thêm vào đó
là tình trạng công ty ép công nhân làm việc quá giờ, không trả tiền thâm niên
và chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn chưa hợp lý với giá trị bữa ăn chỉ
có 4000 đồng. Điều này tất yếu nảy sinh sự mâu thuẫn bởi chính sách và
cách giải quyết của công ty không đáp ứng được nguyện vọng của công
nhân. Công nhân luôn muốn được tăng lương và được đối xử tốt hơn, còn
phía công ty thì luôn muốn đạt lợi nhuận cao nhất, có thể là từ nguồn thu từ
việc sản xuất giày, cũng có thể là từ quá trình rút ra từ việc trả lương, tiền ăn
công nhân,... Chính vì vậy, sự đấu tranh đã xảy ra và người công nhân đã
chọn cách đình công như một sự tác động về phía công ty như một sự tác
động về phía công ty bởi họ hiểu rằng việc đình công tập thể nhiều ngày như
vậy ít nhiều khiến công ty bị thất thu một khoản tiền lớn. Sự đấu tranh ấy là
tuyệt đối, từ phía khác nhau về lợi ích, ngày cáng phát triển, sự khác nhau ấy
đi đến đối lập. Khi công nhân và người chủ xung đột gay gắt và điều kiện là
cuộc đình công xảy ra, họ sẽ “chuyển hóa” lẫn nhau, đáp ứng nhau để hai
7


bên cùng có lợi, qua đó sẽ giải quyết được mâu thuẫn. Đến ngày 5/4/2010,
Công ty Pouchen đã đưa ra thông báo sẽ thực hiện nâng bậc lương mỗi năm
một lần cho công nhân. Như vậy, sau khi ra quyết định đáp ứng yêu sách từ
phía công nhân, quan hệ lao động tại Công ty Pouchen đã ổn định trở lại,
mâu thuẫn được giải quyết, một cơ chế mới ra đời với sự đáp ứng được nhu
cầu từ hai bên. Sự thống nhất tam thời giữa công nhân và người chủ đã tạo
ra sự đấu tranh giữa họ, đó là mối quan hệ biện chứng trong triết học. Qua
đó, chúng là những nhân tố thúc đẩy sự phát triển mà ở đó, người lao động
đã tìm lại được quyền lợi chính đáng của mình.
Tuy nhiên, mâu thuẫn luôn có sự tiếp diễn một khi có điều kiện làm nảy

sinh mâu thuẫn. Đó là một quá trình tất yếu bởi không có mâu thuẫn thì sẽ
không có sự vận động và phát triển, đưa cuộc sống của con người trở nên
tiên tiến và bình đẳng hơn. Do vậy cuộc đình công năm 2016 của công nhân
công ty này lại một lần nữa xảy ra, lí do công nhân đưa ra là chính sách đánh
giá hiệu quae công việc của công ty là bất khả thi. Cụ thể, công ty quy định
mỗi công nhân một năm có 100 điểm thưởng, hàng tháng căn cứ vào đó để
đánh giá, xếp loại ABC, nếu sai phạm sẽ bị trừ điểm, tiền thưởng đó sẽ bị ít
lại. Tuy nhiên cách thức trừ của công ty theo những người đình công là chưa
hợp lí, công nhân nghỉ không phép hay có phép đều bị trừ. Theo chính sách
mới này họ chỉ cần nghỉ một ngày không phép là bị xếp loại C, cuối tháng
hay cuối năm đều bị cắt hết các khoản trợ cấp và tiền thưởng. Sự đấu tranh
một lần nữa là không tránh khỏi, đến ngày 25/2/2016, hàng ngàn công nhân
Công ty Pouchen đã tổ chức đình công vì quyền lợi của mình bị xâm hại
nặng nề, thấy rõ sự bất hợp lí của chính sách mà phía công ty đưa ra. Trước
tình hình mâu thuẫn xảy ra gay gắt; công nhân không chịu thỏa hiệp với
thông báo ngừng thực hiện chính sách quản lí hiệu quả cồn việc, Ban giám
đốc sẽ cùng với công nhân trao đổi cụ thể cho đến khi tất cả mọi người đều
hiểu rõ và không còn thắc mắc mới áp dụng; đến ngyà 27/2, công ty đã phải
quyết định đáp ứng những yêu cầu mà công nhân đưa ra, đó là không thực
8


hiện chính sách quản lí hiệu quả, việc đình công ngày 25, 26, 27 theo quy
định không được trả lương nhưng công ty vẫn tính lương và đề nghị ngày
29/2/2016, công nhân lên ca làm việc bình thường, Một lần nữa, sự chuyển
hóa giữa hai mặt đối lập là công nhân từ phản đối đến chấp thuận, người chủ
từ đặt ra quy định đến thỏa hiệp từ bỏ quy định đã làm cho mâu thuẫn được
giải quyết, cuộc đình công kết thúc. Ở đây, cả công nhân và người chủ đều
chuyển hóa thành đối lập với chính mình. Rõ ràng mâu thuẫn ấy được giải
quyết thông qua hoạt động thực tiễn là cuộc đình công xảy ra và sự tác động

qua lại để chấp thuận những yêu cầu mà hai bên đưa ra chứ không phải hia
mặt đối lập này tự chuyển hóa. Trong trường hợp này ta cần phải tôn trọng
mâu thuẫn mà biểu hiện của nó là cuộc đình công bởi nếu nó không diễn ra,
quyền lợi và nghĩa vụ của công nhân cũng như người chủ sẽ không được xac
lập và làm rõ ràng một lần nữa để đảm bảo chúng được thực thi một cách
nghiêm chỉnh trong thực tế. Trong mâu thuẫn này, công nhân giữ thế chủ
động, nắm bắt được những điểm mấu chốt, qua đó sử dụng đình công như
một công cụ đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình. Mâu thuẫn được giải
quyết, trạng thái cân bằng được thiết lập, giữa hai mặt đối lập lại có sự tác
động ngang nhau, qua lại lẫn nhau, thể thống nhất cũ giữa quyền lợi và nghĩa
vụ được thay thế bằng thể thống nhất mới, là một dấu hiệu của sự vận động
và phát triển. Qua đó ta thấy đây là một hoạt động thực tiễn cần thiết để điều
hòa mối quan hệ của công nhân và người chủ cũng như sự phát triển đi lên
của xã hội.
4. Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập để
nhận thức về mâu thuẫn - nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát
triển, từ đó đề xuất phương hướng góp phần giải quyết mâu thuẫn
Để hạn chế tranh chấp lao động và đình công ở Việt Nam, góp phần thúc
đẩy quan hệ lao động lành mạnh, theo em cần thực hiện đồng bộ nhiều giải
pháp:

9


Một là, cần kiện toàn các tổ chức làm công tác trọng tài, hóa giải và nâng
cao năng lực hoạt động của các tổ chức này. Cần tạo cơ chế khuyến khích
cho việc thành lập các tổ chức giải hòa, trọng tài độc lập, góp phần chấm dứt
tranh chấp lao động ngay từ khi nó mới phát sinh, qua đó giảm thiệt hại tối
đa cho cả người lao động và cho doanh nghiệp.
Hai là, cần tiếp tục hoàn thiện quy định về tổ chức công đoàn cơ sở và

tăng cường hoạt động tổ chức này.
Ba là, cần thúc đẩy hoạt động đối thoại xã hội trong doanh nghiệp giữa
người sử dụng lao động và người lao động, giữa nhà quản lí và nhân viên.
Hoạt động đối thoại này nên được tiên hành hàng tháng hoặc hàng quý để
giải quyết ngay các mâu thuẫn giữa chủ và thợ ngay từ khi các mâu thuẫn
mới phát sinh.
Bốn là, VCCI nên tổ chức các lớp tập huấn phổ biến về văn hóa Việt Nam
và Luật lao động Việt Nam cho người nước ngoài làm quản lí ở các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Năm là, cần tiếp tục nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan quản lí
nhà nước. Nên có quy định về sự tham gia của thanh tra lao động trong quá
trình giải quyết đình công. Đối với các cơ quan quản lí nhà nươc trực tiếp
của các doanh nghiệp FDI cần thiết lập bộ phận theo dõi, nắm bắt tình hình
và diễn biến của các tranh chấp lao động diễn ra tại các doanh nghiệp thuộc
phạm vi quản lí để ngăn chặn kịp thời sự bùng nổ các tranh chấp có thể dẫn
tới đình công.

10


KẾT LUẬN
Quy luật thống nhất và đấu tranh là một hiện tượng không thể tránh khỏi
trong mọi quá trình. Qua sự mâu thuẫn ấy ta phần nào hiểu rõ hơn về các
mặt đối lập, cũng như tìm ra phương pháp tháo gỡ chúng. Trước thực trạng
bùng nổ các cuộc đình công như những năm gần đây, đòi hỏi ta phải lí giải
về nguyên nhân của chúng mà ở đây chính là sự mâu thuẫn giữa người lao
động và người sưe dụng lao động. Có nắm được nguyên nhân, ta mới có thể
tìm ra được cách khắc phục triệt để, hiều quă nhất để làm sao đưa các doanh
nghiệp - những tế bào của nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển.


11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C.Mác và Ănghen: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, t20
2. V.I.Lênin: Toàn tập, NXB Tiến bộ, Matxcơva, 1981, t29
3. “Công nhân Công ty TNHH Pouchen Việt Nam đã trở lại làm việc bình
thường”,

< />
ty-tnhh-pouchen-viet-nam-da-tro-lai-lam-viec-binh-thuong-2886486/?
fbclid=IwAR1KxH9ZIejH66SkA38tkKg3JfGzIojyhPxodVe88W2eHMZOmNVx2U3C1w>, xem 26/10/2018
4. “Công ty TNHH Pouchen Việt Nam: Giữ nguyên chế độ chính sách, tiền
lương của người lao động”,
< xem 26/10/2018
5. “Công nhân Pouchen Việt Nam đình công phản đối thang lương mới”,
< xem 26/10/2018

12


6. “Đồng Nai: 17000 công nhân Công ty Pouchen Việt Nam ngừng việc tập
thể”,

< />
pouchen-viet-nam-ngung-viec-tap-the-20160226085425848.htm>,

xem

15/10/2018

7.

“Hàng

ngàn

công

nhân



Đồng

Nai

đình

công”,

< />16/10/2018

13

xem



×