Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

tieu luan con dao Ba Ria Vung Tau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.38 KB, 10 trang )

I. Phần mở đầu
1.1 Mục đích, yêu cầu
Ngày nay, toàn cầu hoá đang là một xu thế tất yếu, khách quan, cuốn hút
tất cả các nước trên thế giới. Toàn cầu hoá chứa đựng nhiều cơ hội, nhưng cũng
không ít những thách thức. Để nắm vững và dân dụng có hiệu quả những cơ hội,
đồng thời vượt qua những thách thức, mỗi quốc gia cần phải phát huy được tối
đa sức mạnh vốn có của mình và lấy đó làm nền tảng đưa đất nước tiến lên.
Việt Nam bước vào hội nhập trong điều kiện đất nước đã hoàn toàn giải
phóng, nhân dân được sống trong hoà bình. Nước ta vẫn còn là quốc gia đang
phát triển, đời sống của đại đa số nhân dân còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất
còn thiếu thốn, khoa học và công nghệ còn lạc hậu. Bên cạnh đó, các thế lực thù
địch trong và ngoài nước vẫn đang từng ngày, từng giờ âm mưu chống phá nhằm
lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng. Chính vì vậy, hơn lúc nào
hết, chúng ta cần phải phát huy tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc, tinh
thần dám xả thân vì nước mà ông cha ta để lại để đưa đất nước vượt qua những
thử thách.
Xu thế toàn cầu hóa đang có những tác động không nhỏ đến tinh thần yêu
nước hiện nay của nhân dân ta theo những chiều hướng khác nhau. Trước tình
hình đó, nhiều người tự thấy trách nhiệm của mình đối với đất nước, tinh thần
yêu nước, lòng tự hào dân tộc được đánh thức bởi “trông người lại nghĩ đến ta”
và mong muốn làm được một điều gì đó có ích cho dân tộc mình, đất nước
mình. Nhưng mặt khác, cũng đã xuất hiện không ít tư tưởng so sánh rồi bi quan
về tình trạng nghèo nàn, lạc hậu của nước ta so với các nước khác. Tinh thần sẵn
sàng xả thân vì nước vốn có trước kia bây giờ đã có dấu hiệu giảm sút. Sự tác
động của cơ chế kinh tế thị trường càng làm cho nhiều người dân chỉ mải mê
kiếm tiền bằng mọi cách mà ít nghĩ đến vận mệnh đất nước. Ngoài ra, một bộ
phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối
sống, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng. Nói cách khác, trong
bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, tinh thần yêu nước truyền thống phải được kế
1



thừa và phát huy một cách cao độ hơn bao giờ hết. Muốn vậy, việc giáo dục
truyền thống yêu nước cho mỗi công dân Việt Nam phải được thực hiện.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài Giáo dục truyền
thống yêu nước của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa qua di tích lịch sử
“Nghĩa trang Hàng Dương” tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Với
mong muốn giáo dục truyền thống yêu nước - một giá trị văn hóa truyền thống
cốt lõi của dân tộc.
1.2 Khái quát về bối cảnh ra đời của khu di tích Nghĩa trang Hàng
Dương
Nghĩa trang Hàng Dương là một trong những nghĩa trang liệt sĩ lâu đời
nhất ở Việt Nam và là nghĩa trang lớn nhất ở Côn Đảo. Kể từ ngày thực dân
Pháp chiếm đóng Côn Đảo năm 1861 và lập nhà tù ở đây từ năm 1862 để giam
cầm, đày ải, tra tấn dã man và giết hại hàng vạn chiến sĩ cách mạng thì nghĩa
trang Hàng Dương cũng ra đời. Đến năm 1992 Nhà nước cho tôn tạo và quy tập
hài cốt các chiến sĩ về Nghĩa trang Hàng Dương.
Thực dân Pháp lập ra Nghĩa trang Hàng Dương bên cạnh lý do “vì tù chết
nhiều” còn một lý do về sự mở rộng nhà tù, sự gia tăng của chính sách khủng bố
giết hại tù nhân.
Cái tên Hàng Dương bắt nguồn từ việc nghĩa trang này nằm dưới rừng phi
lao (ở miền Nam gọi cây phi lao là cây dương) từ đó mà thành tên.
Trong tất cả hồ sơ thiết kế, các tài liệu pháp lý đều ghi tên công trình là
“NGHĨA TRANG LIỆT SĨ HÀNG DƯƠNG”. Tên Nghĩa trang được gắn trên xà
ngang của cổng chính làm bằng đồng. Khoảng 1 tuần sau, khi một số ảnh chụp
của khách du lịch được đăng tải trên báo chí. Dư luận trong cả nước đều nhất
loạt phản ứng gay gắt. Theo ý kiến dư luận: “Nghĩa trang Hàng Dương” có lịch
sử cả trăm năm, tù nhân ở Côn Đảo đủ các thành phần: các đối tượng trộm cướp,
đĩ điếm, tù chính trị khi bị hành quyết hoặc ốm yếu chết đều lấp xác ở Nghĩa
trang này. Nếu gắn tên “Nghĩa trang Liệt sĩ Hàng Dương” thì các đối tượng hình
sự, trộm cướp có mộ ở đây đều trở thành Liệt sĩ ? Mà việc tách bạch mộ nào là

Liệt sĩ, mộ nào không phải liệt sĩ là không thể làm được. Sau các cuộc hội thảo,
2


các nhà chức trách thống nhất là bỏ hai chữ “Liệt sĩ” trong tên nghĩa trang đi, chỉ
còn là “NGHIÃ TRANG HÀNG DƯƠNG”. Đó là một quyết định hợp lý. Dù
không phải nghĩa trang Liệt sĩ, nhưng Nghĩa trang Hàng Dương vẫn trở thành
Nghĩa trang Quốc Gia.
Trãi qua 113 năm ngục tù Côn Đảo, có khoảng hai vạn người đã yên nghỉ,
nhưng thực tế dấu vết còn lại đến ngày hôm nay là 1.921 phần mộ, trong đó chỉ
tìm được 713 phần mộ có danh tánh. Vì trong quá trình bị địch bắt tù đày có
nhiều người tù chính trị giữ vững khí tiết và bí mật cho cơ sở nên đã khai tên
tuổi, quê quán giả.
Di tích Nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo đã được, Bộ Văn Hóa - Thông
Tin đã ra quyết định số 54-VHQĐ Đặc cách công nhận Khu di tích đặc biệt quan
trọng của Quốc gia ngày 29/4/1979. Ngày 10/5/2012 Thủ Tướng chính phủ ra
quyết định 548/ QĐTTg công nhận là Di tích Đặc biệt Quốc gia.
II. Phần nội dung
2.1 Vai trò của khu di tích Nghĩa trang Hàng Dương
Nghĩa trang Hàng Dương là nghĩa trang lớn nhất tại Côn Đảo. Đây là nơi
chôn cất hàng vạn chiến sĩ cách mạng và người yêu nước Việt Nam qua nhiều
thế hệ bị tù đày, kéo dài từ năm 1862 đến năm 1975.
Mỗi ngôi mộ ở nghĩa trang này không chỉ là một số phận bi hùng, một
chứng tích tội ác của thực dân đế quốc mà còn âm vang của trang sử hùng tráng
một thời bom đạn.
Nghĩa trang Hàng Dương ngày nay không chỉ là nơi an nghỉ của các anh
hùng liệt sỹ mà còn là nơi suy tôn, là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh
hùng cách mạng, của tinh thần, ý chí đấu tranh giành độc lập và khát vọng hòa
bình của nhân dân ta. Nghĩa trang Hàng Dương không chỉ là nơi để các gia đình
liệt sỹ, các đoàn đại biểu của Đảng và Nhà nước, chính quyền các địa phương

đến viếng thăm và thực hiện công việc đền ơn đáp nghĩa mà còn là nơi hành
hương của nhân dân khắp mọi miền đất nước và bạn bè quốc tế theo truyền
thống đạo lý cao đẹp của dân tộc Việt Nam: uống nước nhớ nguồn.
3


2.2 Những hiểu biết của cá nhân về khu di tích Nghĩa trang Hàng
Dương
Nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo là một di tích căm thù, có giá trị tố cáo
chế độ thực dân, đế quốc đồng thời giáo dục truyền thống cho các thế hệ. Do đó
Nghĩa Trang Hàng Dương khác hẳn với các nghĩa trang liệt sỹ có trong nước ta,
không phô trương khác với thực tế lịch sử mà hài hòa hợp với cảnh trí thiên
nhiên, gây ấn tượng tưởng niệm sâu lắng.
“Núi Côn Lôn được pha bằng máu
Đất Côn Lôn năm sáu lớp xương người
Mỗi bước chân che lấp một cuộc đời
Mỗi tảng đá là một trời đau khổ”
Hay:
“ Nghĩa địa Hàng Dương vùi thây bao số phận
Hết lớp này lớp khác dập lên trên
Mặt phẳng lì không mô đất nhô lên
Không bia mộ không tên và không tuổi…”
Những vần thơ trên đã nói lên cách chôn tù của thực dân và đế quốc ở
Côn Đảo. Nhất là trong thời thực dân Pháp, mỗi khi có một người tù chết cai
ngục cho an táng bằng cách dùng hai chiếc bao bàng, một chiếc trùm từ trên đầu
xuống, một chiếc trùm từ dưới chân lên rồi buộc lại bằng vài nuộc dây, sau đó
đưa ra nghĩa địa đào một cái hố sơ xài để vùi xuống, bên trên cắm một cọc gỗ có
đính một mảnh nhôm (2 x 3cm), trên mảnh nhôm ấy chỉ ghi vắn tắt số tù và
ngày quá cố của người tù. Mấy hôm sau, những đợt gió mạnh hoặc Trâu - Bò
dẫm bừa lên cọc gỗ ngã mất hết dấu vết. Chưa kể có những trường hợp tù nhân

đi làm khổ sai bị tai nạn hoặc kiệt sức chết, bọn cai ngục cho vùi chôn tại chỗ.
Nhiều chuyến vượt biển của tù nhân bị sóng gió, thuyền - bè chìm đắm giữa
biển khơi. Có thể nói rải rác khắp Côn Đảo đều có xác tù.
Dù cho mộ các đồng chí ở đây có tên hay không tên, được tôn tạo hay còn
bị vùi lấp thì mỗi nắm đất nơi đây đều là một dấu tích của bao sự kiện đấu tranh
4


cách mạng đối với mỗi liệt sỹ, mỗi con người, mỗi thời kỳ đấu tranh của nhà tù
Côn Đảo.
Khi đến Khu di tích Nghĩa trang Hàng Dương chúng ta sẽ nhìn thấy đầu
tiên là Cổng Nghĩa trang Hàng Dương cao rộng, uy nghi với màu đá đen. Khi
bước qua cổng chúng ta sẽ thấy 2 bức tượng đài. Một là, tượng đài cô gái nâng
cánh chim bầu câu tuợng trưng cho mong uớc khát khao tự do, hòa bình, độc lập
của dân tộc. Hai là, tượng đài mang tên “Trao áo”. Tượng đài cao 9m, nặng 25
tấn được khởi dựng ngày 16/7/1980 bằng bê tông. Dưới chân bức tượng có ghi
hàng chữ “Vĩnh biệt các đồng chí”. Tượng đài được tái tạo từ câu chuyện “ Chết
còn cởi áo cho nhau”. Người trao áo là ông Vũ Văn Hiếu, nguyên là bí thư đầu
tiên của đặc khu mỏ Hòn Gai (tháng 10/1930). Người nhận áo nguyên là cố
Tổng Bí thư Lê Duẩn. Tác giả của bức tượng là nhà điêu khắc Lưu Thanh Danh.
Bức tượng gây ấn tượng mạnh cho bao người đến Hàng Dương bởi một câu
chuyện có thật đầy cảm động. Bên cạnh đó còn khu vườn đá với những tảng đá
nằm rất là ngổn ngang thể hiện về sự sụp đổ của chế độ thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ ở lao tù Côn Đảo, phía trước còn có 2 bức phù điêu bất khuất thể hiện:
Côn Đảo trường học đấu tranh và Côn Đảo Địa ngục trần gian.
Trong quá trình tôn tạo Nhà nước đã cho xây dựng Đài tưởng niệm Nghĩa
trang hàng dương với hình ảnh tượng trưng cho hàng ngàn ngôi mộ ở đây. Gồm
có sân hành lễ và đài tưởng niệm các liệt sĩ Côn Đảo. Tượng đài là một khối trụ
biểu tượng cho một nắm mộ tập thể, do Nguyễn Trực Luyện (Chủ tịch Hiệp Hội
Kiến Trúc Sư Việt Nam) thiết kế, chiều cao tượng đài 21.6m (2+1+6 =9), tượng

đài được nghép từ 144 phiến đá (1+4+4=9). Khu đế tượng được xây thành 9x9
m. Nhà Thiết kế chọn con số 9 là con số đẹp theo triết học Phương Đông. Xuống
bên dưới ta sẽ bắt gặp những bức phù điêu miêu tả lại quá trình hình thành và
đấu tranh của người dân côn đảo. Ở đây có hai bức phù điêu đáng chú ý là bức
phù điêu khắc ngày Côn Đảo được giải phóng (mùng 1 tháng 5 năm 1975) và
bức phú điêu khắc họa hình tượng người Mẹ gặp lại con sau bao năm xa cách
được lấy nguyên mẫu từ bức ảnh Ngày Hội Ngộ - với hình ảnh anh Lê Văn Thức
xúc động gặp lại mẹ trong ngày vui chiến thắng.
5


Thông thường, các ngôi mộ trong nghĩa trang khi tôn tạo đều sắp xếp theo
hàng thẳng ngang - dọc. Nhưng ở Hàng Dương khi tôn tạo lại khác. Các ngôi
mộ cũ nằm lộn xộn ở đâu xây lại đúng vị trí và theo hướng cũ. Những bộ hài cốt
mới phát hiện cũng theo nguyên tắc đó. Thực tế số hài cốt phát hiện trong quá
trình tôn tạo còn nhiều hơn cả số mộ có sẵn. Hình dạng các ngôi mộ cũng không
cần xây vuông vức mà chỉ xây thô bằng đá, gần như một đống đá đổ trên mộ.
Trên đầu mỗi ngôi mộ có một “trụ bia” bằng bê tông, đầu trụ bia có gắn một
khối đá Granít màu đỏ, trên đó khắc tên (nếu xác định được tên) và một ngôi
sao. Ban đầu các ngôi sao đúc bằng đồng, nhưng chỉ một thời gian ngắn bị gió
mặn làm cho rỉ xanh, phải gỡ bỏ. Qua nhiều lần thay đổi chất liệu, cuối cùng các
ngôi sao bằng sứ màu vàng được sử dụng như hiện nay. Trên những trụ bia có
ngôi sao chếch lên 2/3 là ngôi mộ có tên tuổi và quê quán và ngôi sao đặt giữa
trụ bia là ngôi mộ khuyết danh, tại Nghĩa trang Hàng Dương chỉ có 713/1913
ngôi mộ có tên tuổi và quê quán.
Trong quá trình tôn tạo Nghĩa trang Hàng Dương thì công trình tôn tạo đã
chia thành 4 khu A, B, C và D.
Khu A: Đa số tù nhân trước năm 1945 gồm 688 ngôi mộ (có 7 mộ tập thể)
trong đó 91 mộ có tên và 597 mộ khuyết danh. Đa số các phần mộ từ
năm 1945 trở về trước. Ở đây có phần mộ của đồng chí Lê Hồng Phong (Cố

Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam ), chí sỹ yêu nước Nguyễn An Ninh.
Khu B: Đa số tù nhân từ năm 1946 - 1960 gồm 695 ngôi mộ (có 17 mộ tập
thể) trong đó 276 mộ có tên và 419 mộ khuyết danh. Đa số các phần mộ từ năm
1945 đến 1960. Nơi đây có các phần mộ của nữ AHLLVTNDVN Võ Thị Sáu,
Anh hùng Cao Văn Ngọc, Anh hùng Lưu Chí Hiếu.
Khu C: Đa số phần mộ yên nghỉ từ năm 1960 đến 1975. Anh hùng
LLVTND Lê Văn Việt, Trần Thị Thanh, Huỳnh Tấn Lợi

đã yên nghỉ tại

đây.Tổng số mộ ở khu C là 373 mộ trong đó có 332 mộ có tên ,41 mộ vô danh
và 1 ngôi mộ tập thể.Riêng khu C tỷ lệ các phần mộ có tên cao hơn khu A
nguyên do là sau năm 1960 phong trào đấu tranh của tù chính trị ở nhà tù Côn
6


Đảo dành được nhiều thắng lợi buộc địch phải nhượng bộ, đáp ứng một số yêu
sách trong có việc chôn cất các tù nhân phải có ván đóng quan tài, phải cho kíp
tù lầm thợ hồ đúc bia bằng xi măng ghi rõ ngày tháng năm sinh, họ tên, quê
quán ngày mất của tử tù.
Khu D: Là khu vực có ít mộ nhất ở nghĩa trang Hàng Dương đây là số mộ
được quy tập từ nghĩa trang Hàng Keo và Hòn Cau vê bao gồm 157 ngôi mộ,
trong đó 14 mộ có tên và 143 mộ vô danh. Trong đó có mộ phần yên nghỉ của
AHLLVTND Trần Văn Thời.
Trong nghĩa trang chỉ có 5 ngôi mộ đặc biệt, được thiết kế và tôn tạo
riêng.
- Mộ Nguyễn An Ninh (1900-1943) là nhà cách mạng ở đầu thế kỷ 20 một Chí sĩ yêu nước bị Pháp bắt tù và bị chết ở đây. Mộ nằm ở Khu A (lớp mộ
trước năm 1945). Trước khi nâng cấp, ngôi mộ đã được xây khá đẹp bằng gạch
vữa. Khi tôn tạo giữ nguyên hình dáng bia mộ cũ với dòng chữ " Liệt sĩ chi
mộ”), tôn tạo tường rào, sân mộ, cảnh quan xung quanh.

- Mộ Ủy viên Quốc tế Cộng sản Lê Hồng Phong nằm xa nhất thuộc khu
A. Trước khi nâng cấp mộ đã được xây bằng gạch có bia bằng xi măng. Khi tôn
tạo, xây dựng mới hoàn toàn từ thân mộ ốp bằng đá Granít, bia mộ, sân, hàng
rào
- Mộ Anh hùng Cao Văn Ngọc (1897-1962; biệt danh “ông già chuồng
cọp”) nằm ở khu B (đa số mộ từ 1945-1960) được tôn tạo xây dựng bổ sung
năm 1999 sau khi đươc truy tặng Anh hùng ngày 16/12/1998.
- Mộ Anh hùng Lê Văn Việt (1937-1966). Lê Văn Việt là một biệt động
Sài gòn bị bắt khi tấn công Đại sứ quán Mỹ 1965, đày ra Côn Đảo và hy sinh tại
đây. Lê Văn Việt được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT ngày 20/12/1994).
- Ngôi Mộ linh thiêng nhất Nghĩa trang, mộ Võ Thị Sáu. Chị Võ Thị Sáu
(1933-1952) tham gia vào các hoạt động bí mật ở địa phương từ năm 12 tuổi.
Năm 1950, Võ Thị Sáu bị địch bắt. Tòa án của Pháp kết án tử hình chị vào tháng
4 năm 1951, dù chị lúc này mới 16 tuổi. Chị bị lén lút xử bắn vào 7 giờ sáng
ngày 13 thắng 01 năm 1952, tại Côn Đảo.
7


Truyền thuyết cũ: Do "cảm phục" Võ Thị Sáu, ngay tối hôm 23/1, kíp tù
làm thợ hồ ở khám 2, banh I đã tìm cách đúc một tấm bia bằng ximăng đề rõ họ
tên, quê quán, ngày chết đặt ở đầu mộ. Sáng hôm sau hay tin, sĩ quan chỉ huy
ngục Côn Đảo là Jarty đích thân dẫn lính đến đập nát tấm bia, san bằng ngôi mộ.
Nhưng những người còn đi làm khổ sai vẫn lén giấu từng nhúm xi măng để
dựng lại bia, đắp lại mộ Võ Thị Sáu. Năm 1960, Tăng Tư ra Côn Đảo nhận
chức Phó tỉnh trưởng Côn Đảo, vợ ông này đang mắc bệnh nan y. Nghe chuyện
về Võ Thị Sáu, ông này âm thầm lập bàn thờ Võ Thị Sáu trong nhà. Năm 1964,
Tăng Tư lên chức Tỉnh trưởng, bà vợ khỏi bệnh. Vợ chồng Tăng Tư liền làm lễ
tạ và gieo quẻ xin phép được trùng tu ngôi mộ của Cô Sáu. Rồi vợ Tăng Tư về
ngay Chợ Lớn đặt tấm bia có khắc rõ là: “Liệt nữ Võ Thị Sáu sinh năm 1933 tại
Bà Rịa, mất ngày 23/1/1952”. Bia cũ do những người thợ hồ đúc vẫn để nguyên.

Truyền thuyết lan truyền rằng: “Cô Sáu rất linh thiêng, không ai có thể đập
phá được mộ của cô”, và những ai trực tiếp chỉ huy phá mộ thì vài hôm sau đã
chết “bất đắc kỳ tử”, hoặc khùng khùng điên điên. Cũng từ đây, người trên đảo
khi nhắc tới điều gì đều không thề: “Có trời đất quỷ thần”, mà thề: “Có cô Sáu
chứng giám”.
Khi tôn tạo mặt mộ được ốp bằng một tấm đá Granit đỏ, phía sau Mộ có
một chiếc gương đá hình tròn trên cho bức phù điêu chân dung chị. Tấm bia
bằng đá Granit được khắc chỉn chu chôn ở đầu mộ. Những viên đá xây tường,
lát nền được thuê đục từ Bà Rịa chở ra. Hai bia cũ không phá đi mà chỉ dựng
cạnh mộ mới. Khách thăm quan thấy mộ Cô hiện có ba tấm bia.
2.3 Ý nghĩa lịch sử, giá trị của khu di tích Nghĩa trang Hàng Dương
Nghĩa trang Hàng Dương không chỉ là nơi an nghỉ của liệt sĩ mà còn là
công trình văn hóa – lịch sử mang đậm giá trị nhân văn ghi nhận công đức của
các chiến sĩ đã hy sinh vì nền độc lập tự do của Tổ quốc, vì cuộc sống bình yên
của nhân dân.
Giáo dục đạo lý 'uống nước nhớ nguồn', góp phần nuôi dưỡng lòng yêu
nước và tự hào về truyền thống dân tộc, đồng thời tạo động lực quyết tâm học
tập, phấn đấu vươn lên của chúng ta
8


Bên cạnh còn giáo dục chủ nghĩa anh hùng cách mạng, nhận thức sâu sắc
về ý nghĩa và công lao to lớn của các liệt sỹ, thương binh, người có công với
cách mạng. Nhằm giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ bảo đảm sự kế
tục và thống nhất giữa các thế hệ.
III. Kết luận
Côn Đảo là nơi ghi dấu bao đau thương của người dân Việt Nam trong
những năm tháng chiến tranh. Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, khi
đến Côn Đảo ai cũng muốn đến viếng nghĩa trang Hàng Dương, nơi chôn cất
hàng nghìn chiến sĩ yêu nước đã ngã xuống trên mảnh đất này để có thể thắp

một nén tâm hương tưởng nhớ công lao của các vị anh hùng, liệt sĩ, kiên cường
trước những đòn tra tấn tàn bạo, dã man của kẻ thù tại nơi được gọi là “địa ngục
trần gian” trong suốt 113 năm tồn tại của nhà tù Côn Đảo (1862-1975).
Khi đến Nghĩa trang Hàng Dương chúng ta sẽ được viếng mộ cô Võ Thị
Sáu sẽ nghe những truyện kể về cô, về một người con gái trẻ như vậy lại thốt lên
những câu nói bất hủ: “Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn
đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng
vào họng súng của các người!". Và ngay cả trong khoảnh khắc sinh tử, chị cũng
không ngần ngại thốt lên tiếng vọng thiêng liêng :"Đả đảo bọn thực dân Pháp.
Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!”.
Nơi đây đã chứng kiến, lưu giữ thể xác và anh linh linh của biết bao chiến
sĩ cách mạng. Họ đã góp sức vào đất liền bản anh hùng ca không dứt về tinh
thần chiến đấu bất khuất và niềm tin sắt đá vào thắng lợi của cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc của nhân dân ta. Và Nghĩa trang Hàng Dương là bằng chứng để
giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ của chúng ta ngày hôm nay trong
xu thế toàn cầu hóa, chúng ta phải hành động ra sức học tập, lao động để giữ
gìn, bảo vệ và phát triển đất nước.
Bản thân tôi là một giáo viên tôi rất xúc động và cảm phục cũng như thấu
hiểu hết câu nói “Đời đời ghi nhớ công lao của các anh”. Để từ đây đó là hành
trang kiến thức cho bản thân tôi trong quá trình giảng dạy sau này, để tiếp tục
9


phấn đấu, học tập và lao động góp một phần nhỏ của mình trong sự phát triển
của đất nước. Bên cạnh đó sẽ kể về câu chuyện Nhà tù Côn Đảo, Nghĩa Trang
Hàng Dương, Cầu tàu 914 cho các thế hệ học trò và giáo dục truyền thống yêu
nước của dân tộc ta cho các em trong các giờ học, những buổi sinh hoạt ngoại
khóa, hay tổ chức những hội thi tìm hiểu về dân ta phải biết sử ta.
Hy vọng lớp trẻ ngày nay trong đó có tôi cần mạnh dạn xông pha nơi trận
tuyến kinh tế và tri thức, cố gắng vượt qua những khó khăn thử thách để chiếm

lĩnh những đỉnh cao mới với tinh thẩn “đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta", mà
nên tự hỏi “ta đã làm gì Cho Tổ quốc thân yêu”. Dân giàu thì nước mới mạnh, vì
vậy mà mỗi người hãy đem hết tài năng và trí tuệ của mình để làm giàu một
cách chính đáng cho bản thân và cho xã hội. Mỗi cá nhân, dù ở cương vị nào,
cũng phải cố gắng hoàn thành một cách xuất sắc nhiệm vụ của mình, biết hưởng
các quyền lợi nhưng đồng thời cũng phải thực hiện tốt mọi nghĩa vụ của công
dân, phấn đấu góp phần xây dựng đất nước Việt Nam ngày một giàu mạnh để
không phụ lòng các chiến sĩ của chúng ta.

10



×