Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

THỰC TRẠNG VIỆC GIÁO DỤC DINH DƯỠNG CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 117 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ
KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON
----------

LÊ THÙY GIANG

THỰC TRẠNG VIỆC GIÁO DỤC DINH DƯỠNG
CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: GIÁO DỤC MẦM NON

Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: 2013 – 2017


NINH BÌNH, 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ
KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON
----------

LÊ THÙY GIANG

THỰC TRẠNG VIỆC GIÁO DỤC DINH DƯỠNG
CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


NGÀNH: GIÁO DỤC MẦM NON

Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: 2013 – 2017

Người hướng dẫn: Th.S Đinh Thị Hồng Loan

NINH BÌNH, 2017


LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn
Th.s Đinh Thị Hồng Loan người đã tận tình dìu dắt và chỉ bảo cho em không
chỉ về kiến thức mà còn về phương pháp nghiên cứu khoa học trong suốt quá
trình nghiên cứu và triển khai đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trường Đại Học Hoa Lư, đặc
biệt là các thầy cô giáo trong khoa Tiểu học - Mầm non đã nhiệt tình giảng dạy
cho chúng em nhiều kiến thức bổ ích, tạo điều kiện cho chúng em hoàn thành đề
tài nghiên cứu.
Đồng thời chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu và các cô
giáo cùng các cháu Trường mầm non Hoa Hồng và trường mầm non Khánh
Hồng, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ em tiến hành
nghiên cứu để hoàn thành đề tài này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong hội đồng đã
chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của khóa luận. Do lần đầu nghiên cứu và thời
gian hạn hẹp nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, chúng em rất mong
nhận được sự góp ý, chỉ bảo tận tình của thầy cô và các bạn để khóa luận được
hoàn chỉnh hơn.
Ninh Bình, ngày 26 tháng 5 năm 2017
Người thực hiện

Lê Thùy Giang


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
GDDD: Giáo dục dinh dưõng
DD: Dinh dưỡng
TV: Thực vật
TPVH: Tác phẩm văn học
LQVTPVH: Làm quen với tác phẩm văn học
GV: Giáo viên
GVMN: Giáo viên mầm non
MG: Mẫu giáo
MN: Mầm non
CÁC KÍ TỰ TRONG ĐỀ TÀI
Σ:
X:
n:
δ:
%:

Điểm tổng
Điểm trung bình
Số trẻ
Độ lệch chuẩn
Tỉ lệ %


MỤC LỤC



DANH MỤC BẢNG BIỂU

Biểu đồ 2.4 : Mức độ nhận thức về dinh dưỡng của trẻ 2 trường MN................72


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dinh dưỡng (DD) là nhu cầu sống hằng ngày - một nhu cầu cấp bách, bức
thiết của mỗi con người. Trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển thể lực và trí lực.
Người lớn cần dinh dưỡng để duy trì sự sống và làm việc. Nói cách khác DD
quyết định sự tồn tại và phát triển của cơ thể. Việc thiếu hoặc thừa các chất DD
đều có thể gây bệnh hoặc ảnh ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe. Chúng ta đều biết
rằng tình trạng dinh dưỡng của mỗi người phụ thuộc vào khẩu phần dinh dưỡng,
việc chăm sóc sức khỏe đầy đủ, môi trường sống, những hiểu biết, kiến thức về
dinh dưỡng… Trong đó, nguyên nhân thiếu kiến thức về dinh dưỡng có ảnh
hưởng rất lớn. Ở trẻ em, cơ thể đang phát triển mạnh, nhu cầu dinh dưỡng là rất
lớn. Nếu thiếu ăn trẻ sẽ là đối tượng đầu tiên chịu ảnh hưởng của các bệnh suy
dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng (quáng gà, đần độn…) hay béo phì khi quá
thừa chất dinh dưỡng với những hậu quả của nó như các bệnh về tim mạch hay
xơ vữa dộng mạch... Bởi lẽ đó, giáo dục dinh dưỡng là một việc làm rất cần thiết
cho mọi đối tượng trong đó có trẻ em mầm non (MN). Để làm tốt công tác giáo
dục dinh dưỡng cần phải lựa chọn các hình thức giáo dục phù hợp đối tượng.
Với trẻ mầm non, tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng vào các chủ đề, các
hoạt động giáo dục, giáo dục dưới các hình thức khác nhau sẽ tạo điều kiện
thuận lợi trong quá trình giáo dục và đạt hiệu quả cao.
Làm quen với tác phẩm văn học (LQVTPVH) là một hoạt động học trong
chương trình giáo dục mầm non. Giáo viên có thể lồng ghép, tích hợp các nội
dung khác nhau qua tác phẩm văn học (TPVH) để giáo dục trẻ một cách nhe
nhàng, sâu sắc. Nhà giáo dục người Nga Belinsky đã nói rằng: Một cuốn sách
viết cho thiếu nhi là để giáo dục mà “Giáo dục là một sự nghiệp vĩ đại” vì nó

quyết định số phận con người. Giá trị của tác phẩm văn học là ở chỗ chúng ảnh
hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ mầm non, giáo dục trẻ mầm non về các
mặt đạo đức, tình cảm xã hội, khơi dậy, mặt năng khiếu, thẩm mỹ, phát triển
nhận thức trong đó có nhận thức về DD cho trẻ.


Thế giới thực vật (TGTV) là một phần không thể thiếu của thiên nhiên kỳ thú,
chúng vừa gần gũi thân quen như những người bạn ngộ nghĩnh lại vừa đa dạng,
phong phú, mới lạ, luôn là đối tượng khám phá thú vị đối với trẻ mầm non. Thế giới
đó luôn hiện hữu, bao quanh trẻ, thôi thúc trẻ tìm tòi khám phá giúp trẻ tích luỹ, làm
giàu thêm vốn kiến thức của bản thân trong đó có kiến thức về DD.
Việc tích hợp GDDD cho trẻ thông qua hoạt động LQVTPVH là một
trong những phương thức giáo dục hiệu quả ở trường MN. Thông qua những
hình tượng nghệ thuật sinh động, tinh tế, các TPVH góp phần giúp trẻ phát triển
ngôn ngữ, mở rộng hiểu biết về kiến thức DD từ đó hình thành nhận thức và thái
độ đúng đắn về DD cho trẻ.
Trong thực tiễn, giáo viên mầm non chưa biết khai thác hết thế mạnh của
tác phẩm văn học trong việc giúp trẻ tìm hiểu về DD như chưa quan tâm tích
hợp GDDD hoặc hệ thống câu hỏi đàm thoại chưa phù hợp với nhận thức của
trẻ, nội dung giáo dục dinh dưỡng còn nghèo nàn, đơn giản... Do vậy hiệu quả
việc GDDD cho trẻ thông qua hoạt động LQVTPVH còn nhiều hạn chế.
Từ lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu:
“Thực trạng giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt
động làm quen với tác phẩm văn học”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ
5 - 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học và mức độ nhận thức
của trẻ về dinh dưỡng qua đó bước đầu đề xuất một số biện pháp giáo dục dinh
dưỡng cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động làm
quen với tác phẩm văn học.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động
làm quen với tác phẩm văn học.


4. Giả thuyết khoa học
Nếu đánh giá đúng thực trạng việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 5 - 6 tuổi
thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học sẽ giúp nhà giáo dục tìm ra
các biện pháp giáo dục dinh dưỡng thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm
văn học phù hợp nhu cầu và khả năng nhận thức của trẻ, tạo điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển thể chất của trẻ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 5 - 6
tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học.
5.2. Nghiên cứu thực trạng giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 5 - 6 tuổi thông
qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học.
5.3. Bước đầu đề xuất một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 5 - 6
tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học.
6. Phạm vi nghiên cứu
- 40 trẻ 5 - 6 tuổi: 20 trẻ trường Mầm non (MN) Khánh Hồng, huyện Yên
Khánh, tỉnh Ninh Bình và 20 trẻ trường MN Hoa Hồng, huyện Yên Khánh, tỉnh
Ninh Bình.
- 20 giáo viên mầm non (GVMN) đã và đang giảng dạy lớp 5 - 6 tuổi ở
trường Mầm non Khánh Hồng và trường Mầm non Hoa Hồng, huyện Yên
Khánh, tỉnh Ninh Bình.
- Hoạt động giáo dục: Làm quen với tác phẩm văn học, loại tiết 1 (Kể
chuyện cho trẻ nghe, Đọc thơ cho trẻ nghe)

- Nghiên cứu ở chủ đề giáo dục: Thế giới thực vật
- Thời gian nghiên cứu: Tháng 10/2016 đến tháng 3/2017.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
- Thu thập các tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Phân tích, so sánh, hệ thống hoá, khái quát hoá các vấn đề nghiên cứu có
liên quan đến đề tài nhằm xây dựng cơ sở cho đề tài.


7.2 . Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
7.2.1. Phương pháp điều tra Anket
Dùng phiếu điều tra nhằm đánh giá nhận thức, thái độ và việc GDDD cho
trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động LQVTPVH ở trường MN.
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Nghiên cứu kế hoạch hoạt động LQVTPVH nhằm giáo dục DD cho trẻ 5 - 6 tuổi.
7.2.3. Phương pháp quan sát
- Quan sát quá trình giáo viên mầm non tổ chức hoạt động LQVTPVH
nhằm GDDD cho trẻ 5 - 6 tuổi.
- Quan sát biểu hiện, mức độ nhận thức, kỹ năng, thái độ về dinh dưỡng
của trẻ 5 - 6 tuổi.
7.2.4. Phương pháp đàm thoại
Trao đổi, trò chuyện, đàm thoại với giáo viên mầm non và trẻ nhằm thu thập
những vấn đề có liên quan đến đề tài phát hiện thực trạng, giải thích nguyên nhân.
7.2.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tổng kết những kinh nghiệm của giáo viên mầm non trong việc GDDD
cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động LQVTPVH.
7.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học:
Sử dụng toán thống kê để sử lý số liệu đã điều tra được.
Các phương pháp trên được sử dụng trong mối quan hệ hỗ trợ, bổ sung cho nhau.
8. Cấu trúc của đề tài.

Phần mở đầu
Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc GDDD cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt
động LQVTPVH.
Chương 2: Thực trạng GDDD cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động
LQVTPVH.
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
CỦA VIỆC GIÁO DỤC DINH DƯỠNG CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC.
1.1. Cơ sở lý luận của việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 5 - 6 tuổi.
1.1.1. Khái niệm.
1.1.1.1. Khái niệm dinh dưỡng.
DD là một nhu cầu sống thiết yếu của mỗi con người. Đó là nhu cầu hàng
ngày – một nhu cầu cấp bách, bức thiết không thể không có. Con người là một
thực thể sống, sự sống không thể có nếu con người không được ăn uống hàng
ngày. Dinh dưỡng chiếm một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành, phát
triển cơ thể và giữ gìn sức khỏe của mỗi con người.
Hiện nay, có nhiều định nghĩa của các tác giả khác khác nhau về dinh dưỡng.
Theo Hán Việt từ điển: Dinh dưỡng là lấy những chất bổ trong đồ ăn để
nuôi dưỡng thân thể.
Theo Wikipedia (Bách khoa toàn thư mở) dinh dưỡng là việc cung cấp các
chất cần thiết (theo dạng thức ăn) cho các tế bào và các sinh vật để hỗ trợ sự
sống. Nó bao gồm các hoạt động ăn uống; hấp thu, vận chuyển và sử dụng các
chất dinh dưỡng, bài tiết các chất thải.

Theo từ điển Tiếng Việt, dinh dưỡng (động từ) là quá trình các tế bào, cơ
quan trong cơ thể hấp thu và sử dụng các chất cần thiết cho việc cấu tạo và hoạt
động của cơ thể; dinh dưỡng (tính từ) là những chất cần thiết cho việc cấu tạo và
hoạt động của cơ thể.
Với tác giả Trần Thị Kim Tuyến : “Dinh dưỡng là các chức năng mà các cá
thể sử dụng thức ăn để duy trì sự sống, nghĩa là thực hiện các hoạt động sống:
sinh trưởng, phát triển, vận động” [19,17].
Theo Lê Thị Mai Hoa – Trần Văn Dần: “Dinh dưỡng là nghành khoa học
nghiên cứu ảnh hưởng của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể con người và xác
định nhu cầu của cơ thể về các chất dinh dưỡng nhằm giúp cho con người phát
triển tốt về thể chất và trí tuệ nhằm đạt được mục tiêu sống của mình” [5,16].


Các tác giả Bùi Thuý Ái – Trần Thục Thuần đã nghiên cứu và đưa ra kết
luận: “Dinh dưỡng học là một nghành khoa học nghiên cứu về mối liên hệ tất
yếu giữa thức ăn và cơ thể sống” [5,20].
DD còn có nghĩa rộng hơn được hiểu là nghành khoa học không những
nghiên cứu sự chuyển hoá thực phẩm mà còn khảo sát khẩu phần, tập quán ăn
uống để phát triển và phòng ngừa những bệnh thiếu hoặc thừa dinh dưỡng, đề
xuất chế độ ăn hợp lí cho từng trường hợp để bảo vệ tăng cường sức khoẻ và
góp phần điều trị bệnh.
Vậy dinh dưỡng là một quá trình phức hợp bao gồm việc đưa vào cơ thể
những thức ăn cần thiết qua quá trình tiêu hoá và hấp thụ để bù đắp sự tiêu hao
năng lượng trong quá trình hoạt động sống của cơ thể và để tạo ra sự đổi mới
các tế bào và mô cũng như điều tiết các chức năng sống của cơ thể [16,18].
1.1.1.2. Khái niệm giáo dục dinh dưỡng.
Hiện nay, xã hội tiến bộ, chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được
cải thiện nhưng còn rất nhiều những vấn đề sức khoẻ có liên quan đến dinh dưỡng
như béo phì, suy dinh dưỡng… Một trong các nguyên nhân gây nên tình trạng này
là do thiếu kiến thức về dinh dưỡng, chăm sóc sức khoẻ của mọi người. Giáo dục

DD là một hoạt động giáo dục nhằm cung cấp cho con người những kiến thức về
DD – sức khoẻ để đảm bảo cho cơ thể phát triển một cách tốt nhất.
Như vậy, giáo dục dinh dưỡng (GDDD) là một quá trình tác động có mục
đích, có kế hoạch đến tình cảm, lí trí của con người nhằm làm thay đổi nhận
thức, thái dộ và hành động để đi đến tự giác chăm lo vấn đề ăn uống của cá
nhân, tập thể và cộng đồng [18,16].
GDDD thực chất là tác động của y học nói chung và khoa học ăn uống nói
riêng đến sự nhận thức của con người để đi đến tự giác chăm lo ăn uống và sức
khoẻ của bản thân mình. Đây là công việc truyền đạt các hiểu biết về khoa học
ăn uống, các kinh nghiệm quý rút ra từ cuộc sống để con người biết tự chăm lo
cuộc sống của mình, của gia đình, của con cái, của tập thể … ngày càng hợp lí.


1.1.1.3. Khái niệm giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 5 - 6 tuổi
Ở Việt Nam, theo số liệu Viện Dinh dưỡng quốc gia thuộc bộ Y tế mới
công bố trong cuộc khảo sát 8 năm từ năm 2006 đến năm 2014, có 24,6% trẻ em
dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi; 9,1% trẻ em bị thiếu máu; 12,9% có
tình trạng thiếu sắt và 59,1% thiếu kẽm.
Sức khoẻ và tình trạng DD của trẻ phụ thuộc vào đặc điểm cơ thể trẻ, sự chăm
sóc, nuôi dưỡng của người me và người đóng vai trò thay thế như GVMN và một phần
rất quan trọng đó là hiểu biết của trẻ về DD. Vì vậy, việc tiến hành GDDD cho mọi
người, kể cả là trẻ em MN là một việc làm rất cần thiết, đặc biệt là trẻ 5 – 6 tuổi.
Trẻ 5 – 6 tuổi là thời kì trẻ rất nhạy cảm, dễ dàng tiếp thu những điều đã
học và để lại dấu ấn lâu dài. GDDD sẽ giúp trẻ có những hiểu biết, thái độ và
hành động đúng đắn về vấn đề DD, giúp trẻ có một sức khoẻ tốt, giúp cơ thể
phát triển toàn diện.
GDDD cho trẻ 5 – 6 tuổi là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của giáo
viên mầm non và những người nuôi dưỡng, chăm sóc đến tình cảm, lý trí của trẻ ở độ
tuổi 5 – 6 tuổi nhằm hình thành ở trẻ nhận thức, thái độ và hành động để có thể tự giác
thực hiện vấn đề ăn uống và chăm lo sức khoẻ của bản thân mình [8,148].

1.1.2. Đặc điểm nhận thức của trẻ 5 - 6 tuổi về dinh dưỡng
Trẻ MN là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ và không ngừng hoàn thiện về thể
chất, nhận thức, ngôn ngữ, tâm lý và hình thành nhân cách.
Trẻ MN tò mò, ham hiểu biết thích khám phá thế giới xung quanh. Trẻ luôn
muốn được tìm tòi, khám phá và trải nghiệm những kiến thức mới quanh mình.
Trong quá trình này trẻ luôn vận dụng tối đa khả năng, giác quan của mình để
làm giàu vốn kinh nghiệm về thế giới xung quanh mình, trong đó có những hiểu
biết về DD. Vì vậy giáo viên cần nắm rõ đặc điểm nhận thức của trẻ để giúp trẻ
có những kiến thức về DD một cách dễ dàng hơn bằng cách tạo ra nhiều cơ hội
để trẻ học hỏi tích cực, giáo dục để trẻ nhận thức một cách tự nhiên nhất chứ
không máy móc, dập khuôn và ép buộc.
Trẻ 5 - 6 tuổi kinh nghiệm tích luỹ của trẻ ngày càng nhiều, vốn hiểu biết
của trẻ ngày càng được mở rộng. Ở độ tuổi này kiểu tư duy trực quan hình tượng


đang phát triển mạnh mẽ, bước đầu xuất hiện kiểu tư duy sơ đồ. Ví dụ như khi
chơi trò chơi “Người mua hàng thông thái” trẻ đã biết sử dụng giấy hay lá cây
làm vật thay thế cho tiền khi mua hàng. Khả năng ghi nhớ và tập trung chú ý của
trẻ đã lâu hơn và bền vững hơn nên khả năng tiếp thu và liên hệ và khái quát
những kiến thức về DD cũng nhạy bén hơn. Đây là cơ sở để hình thành cho trẻ
khả năng quan sát, so sánh, phân nhóm phân loại đối tượng một cách khái quát
rõ ràng. Ví dụ: khi dạy trẻ bài thơ “Họ nhà cam quýt” trẻ biết được quả cam có
màu sắc, mùi vị khác quả quýt. Chúng đều thuộc nhóm thực phẩm cung cấp
vitamin (cung cấp vitamin C cho cơ thể).
Trẻ học qua việc sử dụng các giác quan: Khi mới sinh ra trẻ chưa có hiểu
biết về thế giới quan, về DD trẻ nhận thức về thế giới chủ yếu thông qua những
tiếp xúc trực tiếp với các sự vật hiện tượng xung quanh bằng cảm giác và tri
giác. Sử dụng thị giác, trẻ có hiểu biết về hình dáng, màu sắc, đặc điểm bên
ngoài của các loại thực phẩm. Sử dụng xúc giác, trẻ có hiểu biết về độ mềm,
cứng, … của thực phẩm. Thính giác giúp trẻ hiểu biết các âm thanh như tiếng

hạt lúa, hạt ngô khô … Khứu giác, vị giác giúp trẻ nhận biết mùi vị, hương thơm
của các loại thực phẩm. Theo sự phát triển của cơ thể theo lứa tuổi các giác quan
của trẻ ngày càng trở nên tinh nhạy hơn, vì vậy hệ thống biểu tượng về DD mà
trẻ có được nhờ các giác quan cũng ngày càng chính xác hơn.
Trẻ học bằng thử nghiệm, thí nghiệm và thực hành. Học bằng cách này trẻ vừa
sử dụng các giác quan, vừa thực hiện các hành động tác động vào đối tượng, những
kiến thức mà trẻ thu được nhờ đó trở nên toàn diện, sâu sắc hơn. Ví dụ: cô hướng dẫn
trẻ cách pha nước cam và cho trẻ thực hành, thử nghiệm sản phẩm của mình.
Trẻ học qua trò chơi: “Chơi mà học, học mà chơi” là phương châm học tập
chủ yếu của trẻ lứa tuổi mầm non. Thông qua các trò chơi học tập, xây dựng và
vận động trẻ rèn luyện sức khoẻ và tích luỹ kiến thức DD, đặc điểm, mùi vị,
công dụng của chúng đối với sức khoẻ... Trong các trò chơi đóng vai theo chủ
đề, trẻ khám phá các mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan, giữa
con người với con người. Trẻ học cách giao tiếp với mọi người xung quanh, học
cách thể hiện tình cảm, thái độ với các vấn đề liên quan đến DD, đến sức khoẻ


của con người. Học qua vui chơi là phương thức học tập hiệu quả và phù hợp
với trẻ mầm non vì vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ lứa tuổi này.
Trẻ học qua tương tác, chia sẻ kinh nghiệm với cô giáo, bạn bè và mọi
người xung quanh. Phương thức học này có liên quan nhiều đến hoạt động ngôn
ngữ. Bằng tư duy và giao tiếp ngôn ngữ, trẻ thu được kinh nghiệm và kết hợp
các kiến thức mới vào kiến thức có sẵn để làm phong phú vốn hiểu biết, vốn
kinh nghiệm của mình. Trong quá trình học, trẻ nói ra, chia sẻ những hiểu biết
của mình với cô giáo, bạn bè và những người xung quanh, đồng thời trẻ có thể
nêu thắc mắc, đặt câu hỏi để nghe thông tin từ những người khác. Ví dụ như khi
cô giáo hỏi “Ngoài việc cung cấp vitamin cho cơ thể, cam còn có tác dụng gì với
sức khoẻ nữa? – trẻ trả lời: “Cam có thể dùng làm vị thuốc chữa bệnh”, đây
cũng là cách trẻ chia sẻ sự hiểu biết của mình với cô và các bạn. Việc cùng nhau
chơi, cùng nhau thực hiện các nhiệm vụ nhận thức cũng là cách chia sẻ kinh

nghiệm và giúp trẻ học hỏi lẫn nhau.
Trẻ em xuất phát từ những gia đình và cơ sở văn hoá, xã hội khác nhau thể
tạng của từng trẻ cũng không giống nhau vì vậy chúng có những khả năng khác
nhau trong học tập việc tiếp thu các kiến thức. Giáo vên cần nắm được đặc điểm,
khả năng của từng trẻ để có các biện pháp giáo dục phù hợp nhằm thúc đẩy sự
phát triển của mỗi cá nhân, giúp trẻ bộc lộ và phát triển khả năng của mình.
Tóm lại, việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 5 - 6 tuổi là một hoạt động rất
quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ. Trẻ 5 – 6 tuổi đã có khả năng nhận biết
về các nhóm thực phẩm, một số cách chế biến món ăn đơn giản, và có một số
thói quen, hành vi tốt cho sức khoẻ. Vì vậy, nếu giáo viên có các biện pháp giáo
dục tích cực, phù hợp sẽ giúp trẻ củng cố nhận thức, kỹ năng và có thái độ tích
cực với các vấn đề DD.
1.1.3. Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 5 - 6 tuổi
1.1.3.1. Mục tiêu của giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 5 - 6 tuổi.
- Trẻ có khả năng nhận biết, phân biệt được các nhóm thực phẩm và một số
cách chế biến đơn giản.


- Giúp trẻ có ý thức ăn uống đầy đủ và hợp lý. Biết lợi ích của ăn uống và
tác dụng của tập luyện đối với sức khoẻ.
- Tạo cho trẻ một số nề nếp, thói quen, hành vi tốt trong chăm sóc và bảo
vệ sức khoẻ: ăn, ngủ, vui chơi, tự phục vụ, giữ gìn vệ sinh.
- Dạy trẻ làm quen một số quy định an toàn.[
1.1.3.2. Ý nghĩa của giáo dục dinh dưỡng đối với trẻ 5 - 6 tuổi.
Trẻ em luôn được coi là mầm non - những chủ nhân tương lai của tổ quốc. Ở
lứa tuổi MN, ngoài việc được giáo dục trí tuệ thì trẻ cũng cần được giáo dục DD.
Thực tế cho thấy, hầu hết các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về dinh
dưỡng giai đoạn 2001 - 2010 đã đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Kiến thức và thực
hành dinh dưỡng của người dân đã được cải thiện đáng kể; tỷ lệ suy dinh dưỡng
(thể nhe cân) ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm tương đối nhanh và liên tục. Mặc dù

đạt được các thành tựu đáng ghi nhận trong thời gian qua nhưng Việt Nam vẫn
phải đương đầu với những thách thức lớn về dinh dưỡng. Trong khi tỷ lệ suy
dinh dưỡng thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi vẫn còn ở mức cao thì tình trạng thừa
cân - béo phì và một số bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng đang
có xu hướng gia tăng, đó là gánh nặng kép về dinh dưỡng.
Ở trẻ em, cơ thể đang phát triển mạnh mẽ và có những thay đổi lớn, những
chuyển biến về tố chất quan trọng. Đây là giai đoạn hoàn thiện cả về cấu tạo và
chức năng của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể nên cần cung cấp đầy đủ
dưỡng chất để trẻ phát triển toàn diện. Tình trạng DD của trẻ không chỉ phụ
thuộc vào khẩu phần DD hợp lý, việc được chăm sóc sức khoẻ đầy đủ, có môi
trường sống hợp vệ sinh. Ngoài ra, tình trạng DD còn phụ thuộc vào các kiến
thức khoa học, các thói quen và tập quán ăn uống của gia đình, địa phương.
Giáo dục dinh dưỡng chính là một trong những nội dung giáo dục rất quan trọng
của trẻ vì cơ thể khoẻ mạnh chính là tiền đề để trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất,
hài hoà và toàn diện mọi mặt. Giáo dục cho trẻ nhận biết tên gọi, phân loại các nhóm
thực phẩm và một số thao tác chế biến đơn giản, giúp trẻ có ý thức ăn uống đầy đủ và
hợp lý, biết lợi ích của ăn uống và tác dụng của tập luyện đối với sức khoẻ. Đồng thời
tạo cho trẻ một số nề nếp, thói quen, hành vi tốt trong chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ:


ăn, ngủ, vui chơi, tự phục vụ, giữ gìn vệ sinh. Trẻ cũng có khả năng nhận biết và tránh
nguy hiểm, bảo vệ an toàn cho bản thân. Đây là một trong những nhiệm vụ quan
trọng được tiến hành trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ.
Trẻ 5 – 6 tuổi tò mò, hiếu động, luôn muốn được khám phá thế giới xung
quanh nên việc GDDD một phần nào đó cũng đã thoả mãn nhu cầu học hỏi của trẻ.
Việc GDDD cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non là trách nhiệm cơ bản của mỗi
giáo viên nó có ý nghĩa quan trọng và vô cùng cần thiết giúp trẻ có những hiểu biết
về DD, biết tự giác chăm lo cho sức khoẻ và vấn đề ăn uống của chính bản thân.
Nếu trẻ không được chăm sóc nuôi dưỡng và GDDD theo đúng phương pháp, khoa
học thì trẻ sẽ có những hiểu biết sai lệch, những thói quen xấu trong ăn uống, vệ

sinh và đặc biệt trẻ sẽ dễ mắc bệnh, từ đó ảnh hưởng đến nhận thức và sự phát triển
của trẻ. Do vậy, cần phải chú trọng nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, đặc
biệt là nâng cao hiểu biết về DD, giáo dục DD cho trẻ 5 – 6 tuổi.
Việc GDDD tạo dựng nền tảng vững chắc để hình thành và phát triển
những kiến thức, kỹ năng DD phức tạp hơn lứa tuổi tiếp theo, nó cũng tạo điều
kiện thuận lợi cho trẻ tham gia vào các hoạt động khác nhằm phát triển toàn diện
các mặt thể chất, ngôn ngữ, tình cảm, thẩm mỹ.
Việc GDDD cho trẻ 5 - 6 tuổi là phù hợp và cần thiết đối với sự phát triển
của trẻ. Mặt khác, tư duy của trẻ ngày càng phát triển vì vậy vốn biểu tượng của
trẻ về DD ngày càng phong phú. Kinh nghiệm cảm tính mà trẻ tích luỹ được về
DD không phải lúc nào cũng đầy đủ và chính xác nên trẻ có thể không nhận thức
đúng về nó. Do đó cần có sự hướng dẫn và giáo dục của người lớn. GDDD
không những giúp cho trẻ có kiến thức đúng về DD mà còn giúp trẻ ý thức tự
giác giữ gìn sức khoẻ của bản thân.
1.1.3.3. Nội dung giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 5 - 6 tuổi.
Nội dung giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 5 – 6 tuổi bao gồm:
* Nhận biết, làm quen, phân loại các nhóm thực phẩm và một số thao tác
chế biến món ăn đơn giản:
- Nhận biết tên gọi thực phẩm theo các nhóm sau: nhóm giàu chất đạm,
chất béo, chất bột đường, nhóm giàu vitamin và muối khoáng.


- Thực phẩm có nguồn gốc khác nhau:
+ Thực phẩm có nguồn gốc động vật: thịt các loại (thịt lợn, thịt gà, thịt bò,
…), cá các loại (cá rô, cá quả, cá trôi, cá biển,…), tôm, cua, trai, hến, mỡ ăn,
trứng gia cầm, sữa và các chế phẩm của sữa.
+ Thực phẩm có nguồn gốc thực vật: đậu các loại (đậu đen, đậu xanh, đậu
tương, đậu đỏ…), lạc, vừng, dầu ăn, rau củ, quả các loại.
- Nhận biết các loại thực phẩm khác nhau về màu sắc, kích thước, hình
dạng, mùi, vị, trạng thái…

- Trẻ biết thực phẩm được chế biến, ăn theo nhiều cách khác nhau: rau
muống có thể chẻ (ăn sống), luộc hoặc xào (ăn chín), nộm… Một loại thực phẩm
có nhiều cách chế biến và có thể phối hợp với các loại thực phẩm khác nhau: thịt
lợn có thể luộc, xào với rau, làm món phở,…
+ Dạy trẻ biết một số món ăn và tham gia chế biến một số món ăn đơn giản.
+ Tạo thói quen ăn nhiều loại thức ăn, không kiêng khem vô lý hay kén
chọn thức ăn.
* Lợi ích của thực phẩm đối với sức khoẻ và sự cần thiết của việc ăn uống
đầy đủ, hợp lý và sạch sẽ:
- Giúp trẻ hiểu được lợi ích của thực phẩm đối với sức khoẻ của con người:
+ Con người cần ăn uống đầy đủ, hợp lý, sạch sẽ. Ăn uống tốt sẽ giúp cơ
thể mau lớn, ít ốm đau, da dẻ hồng hào, mắt sáng, nhanh nhen, thông minh.
+ Dạy trẻ biết ăn các loại thực phẩm có lợi cho sức khoẻ: thực phẩm cho
nhiều năng lượng giúp bé hoạt động, vui chơi, chạy nhảy… (ăn cơm, khoai, sắn,
thịt, cá, trứng, sữa…); thực phẩm giúp mắt sáng, da mịn màng (các loại rau, củ,
quả nhất là rau màu xanh thẫm, củ quả màu vàng, màu cam, màu đỏ…); thực
phẩm giúp bé thông minh, nhanh lớn (sữa, cá, thịt…). Từ đó, trẻ sẵn sàng và chủ
động trong việc ăn uống những thức ăn mà cô giáo và cha me chế biến.
+ Giúp trẻ hiểu nếu ăn ít, ăn thiếu một số loại thức ăn, ăn không đầy đủ,
hợp lý, ăn không sạch sẽ sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng, ốm đau, bệnh tật. Ví dụ
như trẻ không ăn rau quả dễ bị chảy máu chân răng; ăn vặt, ăn quá nhiều, không
ăn hoa quả, lười vận động dễ bị béo phì…


- Dạy trẻ biết ăn thức ăn sạch sẽ, biết cách lựa chọn và bảo quản thực phẩm
và bảo quản thực phẩm một cách đơn giản.
+ Biết lựa chọn thực phẩm sạch, ngon: không bị dập, nát, ôi thiu…
+ Dạy trẻ biết ăn uống sạch sẽ, thức ăn đã nấu chín, uống nước được đun
sôi, ăn chậm, nhai kỹ, không làm rơi vãi thức ăn. Thức ăn được đựng trong đồ
dùng sạch sẽ, cất, đậy cẩn thận, không để ruồi đậu, kiến bâu vào thức ăn.

- Dạy trẻ biết các bữa ăn trong ngày:
+ Nhận biết sự khác nhau giữa các bữa ăn trong ngày. Ví dụ: hàng ngày trẻ
được ăn 3 – 4 bữa, trong đó có 2 bữa ở trường MN gồm 1 bữa chính và một bữa
phụ. Bữa chính có cơm, thịt, rau còn bữa phụ trẻ ăn phở, bún cháo, bánh hay có
thể là sữa, hoa quả.
+ Các kiến thức tối thiểu, đặc trưng về các bữa trong ngày lễ tết. Ví dụ như
ngày Tết Nguyên Đán có đặc trưng đó là bánh chưng ở miền Bắc, bánh tét ở
miền Nam, có mứt tết, dưa hành, giò…
+ Mỗi bữa ăn cần ăn đầy đủ các loại thức ăn, cần ăn hết suất trong các bữa
ăn hàng ngày.
+ Có hứng thú trong ăn uống, vui lòng chấp nhận và thử các thức ăn mới,
không kén chọn các loại thức ăn.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến bữa ăn:
+ Sự hấp dẫn của thức ăn (màu sắc, mùi vị, cách trang trí và trưng bày món
ăn,…)
+ Môi trường sạch sẽ, bầu không khí trong bữa ăn, sự hào hứng với thức ăn
mới,…
* Dạy trẻ một số công việc tự phục vụ:
- Cách sử dụng một số đồ dùng trong ăn uống:
+ Cách sử dụng ca, bát, cốc, đũa, thìa, đĩa, chén, bình rót nước,…đúng cách.
+ Cách chia thức ăn, rót, đong, đếm thức ăn. Ví dụ: khi uống nước rót vừa
đủ lượng nước mà mình cần uống, không lãng phí.
+ Tập pha nước cam, nước chanh, pha sữa, pha bột đậu, sinh tố, làm bánh
đơn giản,…


+ Rèn luyện thói quen tự phục vụ, tính cộng tác, chia sẻ với bạn bè thông
qua việc giúp cô chuẩn bị phòng ăn, bữa ăn, trang trí bàn tiệc trong các dịp kỉ
niệm, lễ tết… như trang trí tiệc sinh nhật, mâm cỗ trung thu…
+ Luyện tập cho trẻ một số nề nếp, thói quen vệ sinh, hành vi văn minh

trong ăn uống như ăn hết suất, không kén chọn thức ăn, rửa tay trước khi ăn…
1.1.3.4. Phương pháp tổ chức giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 5 - 6 tuổi.
Phương pháp GDDD cho trẻ 5 - 6 tuổi là phương thức hoạt động gắn bó
giữa giáo viên và trẻ nhằm tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thế giới quan để
chúng thích ứng với môi trường, nhận thức về những vấn đề liên quan đến DD,
có thái độ tích cực với DD, từ đó trẻ lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo,
hình thành thói quen, hành vi tốt với DD.
Có một số phương pháp cơ bản sau:
* Phương pháp dùng tình cảm.
Dùng cử chỉ âu yếm, vỗ về, vuốt ve gần gũi trẻ cùng với những điệu bộ, nét
mặt, lời nói để tạo cho trẻ những cảm xúc an toàn, tin cậy, thoả mãn nhu cầu
giao tiếp, gắn bó, tiếp xúc với người thân và môi trường xung quanh.
Ví dụ: khi trẻ không chịu ăn cô dùng lời lẽ nhe nhàng, ánh mắt khuyến
khích trẻ ăn cơm, ăn hết suất.
* Phương pháp dùng lời nói (trò chuyện, kể chuyện, giải thích):
Dùng lời nói, lời kể diễn cảm, câu hỏi gợi mở được sử dụng phù hợp với
các cử chỉ, điệu bộ nhằm khuyến khích trẻ tập nói và giao tiếp với đồ vật, với
người xung quanh. Tạo điều kiện thích hợp để trẻ bộc lộ ý muốn, chia sẻ những
cảm xúc với người khác bằng lời nói và hành động cụ thể.
- Trò chuyện: là sự giao tiếp bằng lời có mục đích, có kế hoạch của giáo
viên với trẻ nhằm cung cấp và củng cố những kiến thức, kĩ năng, thái độ của trẻ
về DD. Phương pháp trò chuyện đơn giản, dễ thực hiện nên có thể tiến hành mọi
lúc mọi nơi.
- Kể chuyện: Là phương pháp cung cấp và củng cố kiến thức cho trẻ thông
qua các câu chuyện có nội dung phù hợp với việc GDDD cho trẻ 5 - 6 tuổi: họ
nhà cam quýt, niềm vui từ bát canh cải, chanh … Các tác phẩm này không chỉ


giúp trẻ nhận biết về các thực phẩm mà còn giáo dục hành vi vệ sinh, có văn hóa
trong ăn uống. TPVH dành cho trẻ rất gần gũi với cuộc sống của trẻ, các nhân

vật trong truyện ngộ nghĩnh, đáng yêu nên trẻ dễ dàng tiếp nhận được những
kiến thức về DD. Vì thế phương pháp kể chuyện tạo cho trẻ hứng thú đối với
việc tìm hiểu về DD, đồng thời có thái độ tích cực với DD, giúp cơ thể phát triển
một cách tốt nhất. Phương pháp này thường được sử dụng với các phương pháp
khác trong quá trình tổ chức các hoạt động (Học tập, vui chơi, dạo chơi ngoài
trời…) nhằm GDDD cho trẻ 5 - 6 tuổi.
- Giảng giải: Là phương pháp dùng lời giải thích cho trẻ hiểu những nội
dung và nhiệm vụ nhận thức cụ thể. Việc GDDD cho trẻ 5 - 6 tuổi, phương pháp
này hỗ trợ cho các phương pháp khác như: quan sát, luyện tập, trò chơi,…nhằm
giải thích cho trẻ hiểu về DD như đặc điểm, mùi, vị, ích lợi… của một số loài
TV nói riêng với sức khoẻ con người.
Lời nói và câu hỏi của người lớn cần phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, gần
với kinh nghiệm của trẻ.
* Phương pháp trực quan – minh hoạ.
- Dùng phương tiện trực quan (vật thật, đồ chơi, tranh ảnh, phim ảnh), hành
động mẫu (lời nói và cử chỉ) cho trẻ quan sát, nói và làm theo, rèn luyện sự nhạy
cảm của các giác quan (nhìn, nghe, sờ, ngửi, nếm…). Ví dụ: cho trẻ quan sát quả
xoài, nếm thử, ngửi thử… Hay cô có thể pha nước chanh mẫu cho trẻ xem.
- Phương tiện trực quan và hành động mẫu cần sử dụng đúng lúc và kết hợp
với lời nói minh hoạ phù hợp.
* Phương pháp thực hành
- Hành động thao tác với đồ vật, đồ chơi.
+ Sử dụng các đồ vật, dụng cụ đơn giản với nội dung và mục đích giáo dục.
+ Trẻ cùng làm theo và thao tác với đồ vật: sờ, mó, cầm, nắm, lắc mở,
đóng, chồng lên và phối hợp vận động với các giác quan.
Ví dụ: sử dụng cốc, thìa, chanh, đường để trẻ thao tác pha nước chanh như
khuấy đường, vắt chanh…


- Trò chơi: Sử dụng các yếu tố, các trò chơi thích hợp để kích thích trẻ hoạt

động, mở rộng hiểu biết về DD, sức khoẻ, môi trường xung quanh và phát triển
lời nói. Ví dụ như trò chơi : Đi siêu thị, Tháp dinh dưỡng…
- Luyện tập:
+ Cho trẻ lặp đi lặp lại nhiều lần các câu nói, động tác, hành vi, cử chỉ, điệu
bộ phù hợp với nội dung giáo dục và hứng thú của trẻ.
+ Không cho trẻ lặp đi lặp lại một động tác hay việc làm đơn điệu nào đó
quá lâu gây cho trẻ mệt mỏi và chán nản.
* Phương pháp đánh giá, nêu gương.
- Người lớn tỏ thái độ đồng tình, khích lệ những việc làm, hành vi, lời nói
tốt của trẻ. Chẳng hạn như khi trẻ ăn hết suất cô có thể khen ngợi trẻ “Hôm nay
con rất giỏi”.
- Ở lứa tuổi MN, khen, nêu gương và khích lệ trẻ làm được những việc tốt
là chủ yếu. Có thể chê khi cần thiết nhưng nhe nhàng và không quá lạm dụng.
Các phương pháp có thể sử dụng trong GDDD cho trẻ 5 - 6 tuổi đều có
những ưu điểm riêng. Vì vậy khi phối hợp các phương pháp cần phối hợp linh
hoạt để đạt được hiệu quả cao. Mỗi phương pháp có đặc trưng riêng và tác động
đến trẻ theo một phương hướng nhất định, do đó cần phối hợp các phương pháp
tạo ra sức mạnh tổng hợp, tác động đến các mặt phát triển của trẻ, khuyến khích
trẻ sử dụng các giác quan (kết hợp cho nghe, nhìn, sờ mó,…) và có thái độ tích
cực với các vấn đề DD.
1.1.3.5. Hình thức tổ chức giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 5 - 6 tuổi.
* Lồng ghép tích hợp vào các chủ đề trong chương trình GDMN:
- Có 9 chủ đề: Bản thân, gia đình, trường mầm non, nghề nghiệp, thế giới
động vật, thế giới thực vật, tết và mùa xuân, nước và các hiện tượng tự nhiên,
quê hương đất nước – Bác Hồ.
Căn cứ vào nội dung giáo dục đã xây dựng từ đầu năm học để phân phối và
xây dựng các nội dung chính ở các chủ đề cho phù hợp, lựa chọn các hoạt động
có thể triển khai tích hợp DD cho trẻ. Tuy nhiên một số nội dung vẫn được triển



khai ngay từ đầu năm học để tạo thói quen, nề nếp tốt, đồng thời rèn luyện một
số kỹ năng cho trẻ trong sinh hoạt hàng ngày.
Ví dụ: Trong chủ đề TGTV, tích hợp các nội dung GDDD:
- Gọi đúng tên và phân biệt các loại rau quả theo nhóm, biết lợi ích của rau
quả đối với cơ thể.
- Nhận biết các loại rau quả khác nhau về màu sắc, kích thước, hình dạng,
mùi vị.
- Trẻ biết rau quả được chế biến và ăn theo nhiều cách khác nhau.
- Dạy trẻ cách sơ chế một số loại rau, củ, quả quen thuộc. Cách ăn một số
loại quả.
- Nhận biết và cách bảo quản một số loại rau, củ, quả tươi, ngon.
- Các món ăn từ rau, củ, quả và cách chế biến từ rau, củ, quả.
- Nhận biết một số nguy cơ không an toàn khi ăn uống: ăn rau quả chưa
được rửa sạch, uống nước lã, ăn rau sống…
- Ích lợi của việc tiếp xúc với môi trường xanh, sạch, đep đối với sức khoẻ.
* Tích hợp nội dung GDDD vào hoạt động học tập khác một cách trực
quan cụ thể, dễ nhớ, dễ hiểu… làm phong phú cho nội dung, phương pháp học
tập. Ví dụ tích hợp trong tiết âm nhạc: Dạy hát “Mời bạn ăn”, trẻ biết được lợi
ích của việc ăn uống đối với sức khoẻ con người “ăn cho chóng lớn” và một số
loại thực phẩm như thịt và rau, trứng, đậu, cá, tôm. Hoặc trong tiết học cho trẻ
làm quen với tác phẩm văn học “Ăn quả” giúp trẻ biết thêm ăn nhiều quả giúp
“Người khoẻ mạnh ra”, và rất nhiều các loại quả như quả na, quả mận, quả đào,
quả lê và tác dụng của chúng với sức khoẻ…
* Tích hợp nội dung GDDD vào hoạt động vui chơi: trò chơi với lô tô, trò
chơi học tập, trò chơi đóng vai theo chủ đề…Ví dụ khi tổ chức hoạt động góc, ở
góc phân vai trẻ có thể đóng vai các cô bán hàng ăn qua đó trẻ nhận biết, phân
biệt được các nhóm thực phẩm, các món ăn, và một số cách chế biến đơn giản.
Trẻ đóng vai người mua hàng sẽ biết cách chọn thực phẩm tươi, ngon…
* Tích hợp nội dung GDDD vào các hoạt động theo thời điểm trong ngày ở
mọi lúc, mọi nơi: tuỳ theo hoàn cảnh có thể lồng ghép cho trẻ GDDD. Ví dụ



trong giờ đón trẻ, cô trò chuyện với trẻ về một số loài rau; hỏi trẻ: “Ở nhà con có
trồng cây rau gì không? Me nấu cho con những món gì từ loại rau ấy?”. Hoặc
trước giờ ngủ, cô kể cho trẻ nghe câu chuyện: “Sự tích quả dưa hấu” giúp trẻ
biết đặc điểm, mùi vị,… của quả dưa hấu.
* Cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh qua hoạt động ngoài trời:
cô cho trẻ đi tham quan và cho trẻ làm quen với các loài thực vật trong khu vực
trường: các loại rau, các loại quả... đồng thời cho trẻ tham gia các hoạt động lao
động đơn giản, các trò chơi học tập, vận động và trò chơi trên sân trường, ngoài
vườn trường để rèn luyện sức khoẻ, tích luỹ, củng cố nhận thức về DD.
* Phối hợp với gia đình để trẻ được GDDD một cách dễ dàng, có hiệu quả.
Ví dụ: có thể cho trẻ đi thăm quan các xưởng sản xuất bánh mỳ, trang trại, vườn
cây ăn quả… của gia đình trẻ nào đó giới thiệu, trò chuyện, về các sản phẩm,
cách chế biến và công dụng của các sản phẩm đó.
* Tổ chức hội thi, triển lãm các món ăn để góp phần làm phong phú thêm
các hoạt động GDDD cho trẻ.
Trẻ được tham gia vào hội thi và triển lãm các món ăn sẽ giúp trẻ thêm
hứng thú và có thêm một số hiểu biết về DD.
* Một số hình thức khác: bảng tin, ngày hội, ngày lễ làm vườn…
Như vậy, cách hình thức GDDD cho trẻ 5 - 6 tuổi rất đa dạng, phong phú.
Nếu GV biết khai thác hợp lí các hình thức khác nhau thì việc GDDD cho trẻ đạt
hiệu quả cao hơn.
1.1.3.6. Phương tiện giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 5 - 6 tuổi.
* Môi trường tự nhiên xung quanh trẻ :
Môi trường tự nhiên không chỉ là đối tượng hướng dẫn trẻ làm quen,
khám phá nói chung mà còn là phương tiện quan trọng để GDDD trẻ 5 - 6 tuổi
nói riêng. Môi trường tự nhiên chứa đựng các yếu tố cần thiết để hình thành ở
trẻ biểu tượng về tự nhiên hữu sinh và tự nhiên vô sinh để trẻ tích luỹ và hình
thành những tri thức, hiểu biết mới. Có thể sử dụng những yếu tố sau của môi

trường tự nhiên như:


×