Tải bản đầy đủ (.docx) (122 trang)

Thực trạng giáo dục môi trường cho trẻ 45 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non Phú SơnNho Quan”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (570.59 KB, 122 trang )

X

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ
KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON
----------

VŨ THỊ AN

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
CHO TRẺ 4-5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC
Ở TRƯỜNG MẦM NON PHÚ SƠN – NHO QUAN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: GIÁO DỤC MẦM NON


Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: 2013 – 2017

NINH BÌNH, 2017

2
2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ
KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON
----------

VŨ THỊ AN



THỰC TRẠNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
CHO TRẺ 4-5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC
Ở TRƯỜNG MẦM NON PHÚ SƠN – NHO QUAN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: GIÁO DỤC MẦM NON
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: 2013 – 2017

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN THỊ NGUYỆT

NINH BÌNH, 2017
3
3


LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến giảng
viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Nguyệt - người thầy đã tận tình dìu dắt và
chỉ bảo em không chỉ về mặt kiến thức mà còn về phương pháp nghiên cứu khoa
học trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trường Đại học Hoa Lư, đặc
biệt là các thầy cô giáo trong khoa Tiểu học – Mầm Non và Bộ môm Giáo dục
thể chất - Tâm lý đã nhiệt tình giảng dạy cho em nhiều kiến thức bổ ích, tạo điều
kiện cho em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Đồng thời chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu và các cô
giáo cùng các cháu trường Mầm non Phú Sơn – Huyện Nho Quan – tỉnh Ninh
Bình, đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng em tiến hành nghiên cứu để hoàn thành

khóa luận này.
Cuối cùng em cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong
hội đồng đã chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của khóa luận. Do lần đầu nghiên
cứu và thời gian hạn hẹp nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn để
khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Ninh Bình, ngày... tháng ... năm 2017
Người thực hiện
Vũ Thị An
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GDMT

: Giáo dục môi trường

ĐK

: Đôi khi

GVMN

: Giáo viên mầm non



: Mức độ

4
4



BVMT

: Bảo vệ môi trường

GV

: Giáo viên

GDBVMT : Giáo dục bảo vệ môi trường

SL

: Số lượng

MG

: Mẫu giáo

TC

: Tiêu chí

MTXQ

: Môi trường xung quanh

ĐK

: Đôi khi


GDMN

: Giáo dục mầm non

KBG : Không bao giờ

GD

: Giáo dục

TX

: Thường xuyên

MN

: Mầm non

TB

: Trung bình

TPVH

: Tác phẩm văn học

BT

: Bình thường


MT

: Môi trường

TD

: Tư duy

CÁC KÍ TỰ TRONG ĐỀ TÀI
: giá trị trung bình

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU

5
5


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài
Quá trình hình thành và phát triển nhân cách cá nhân chịu sự chi phối của

nhiều yếu tố, trong đó môi trường là yếu tố ảnh hưởng to lớn, yếu tố tác động
đến sự phát triển của con người, kinh tế - văn hóa - xã hội. Môi trường có vai trò
quan trọng đối với sự sống và chất lượng cuộc sống của con người, cũng như đối
với sự phát triển bền vững của đất nước. Trong quá trình phát triển, con người

không chỉ khai thác, chế ngự tự nhiên mà còn phải giữ gìn và bảo vệ môi trường tự
nhiên, tạo lập môi trường nhân tạo phù hợp nhằm xây dựng một cuộc sống tốt đẹp.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế, văn hóa, giáo dục…con
người có những tác động làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, môi trường
xã hội. Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, còn ảnh hưởng không tốt tới môi
trường sống, tác động xấu đến sự phát triển của mỗi cá nhân, dẫn đến những
thảm họa khôn lường cho toàn xã hội như: sự ô nhiễm môi trường tự nhiên, sự
biến đổi khí hậu, sự suy thoái của một bộ phận cá nhân về đạo đức, hành vi, lối
sống... Vì vậy, việc ngăn chặn, giảm bớt, đẩy lùi tốc độ suy thoái môi trường tự
nhiên, môi trường xã hội; xây dựng, giữ gìn môi trường sống an toàn, tạo nên sự
phát triển bền vững của mỗi quốc gia đã trở thành vấn đề đang được quan tâm,
thành mục tiêu được toàn nhân loại quan tâm và tìm kiếm những giải pháp khắc
phục. Trong các giải pháp được đề cập đến, có thể nói, giáo dục môi trường
được coi là phương thức mang tính bền vững, hiệu quả, ít tốn kém về kinh tế,
phù hợp với tình hình phát triển, đặc biệt đối với điều kiện nước ta hiện nay. Do
đó, cần giáo dục môi trường cho mọi đối tượng càng sớm, càng tốt nhằm nâng
cao nhận thức của cá nhân về tầm quan trọng của môi trường đối với cuộc sống
và hướng con người tới những hoạt động chăm sóc, bảo vệ, giữ gìn hành tinh
xanh; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phát triển bền vững. Các nội
dung giáo dục môi trường (GDMT) rất đa dạng và có thể thực hiện bằng nhiều
hình thức khác nhau tuỳ thuộc vào mục tiêu, đối tượng, điều kiện, hoàn cảnh…
cụ thể. Việc đưa các nội dung GDMT vào giảng dạy ở các bậc học trong hệ
66


thống giáo dục quốc dân là yêu cầu tất yếu nhằm giáo dục ý thức, thái độ đúng
đắn và hình thành hành vi, thói quen giữ gìn, bảo vệ môi trường cho mỗi cá
nhân. Đối với giáo dục mầm non, bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc
dân, giáo dục môi trường có vai trò rất quan trọng, góp phần thực hiện mục tiêu
giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ hình thành những yếu

tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
Hiện nay, ở các trường mầm non nội dung giáo dục môi trường đã được
triển khai thực hiện trong chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ và bước đầu đã
thu được những thành tựu đáng kể, trang bị cho trẻ những hiểu biết về môi
trường sống, trên cơ sở đó giáo dục thái độ và hình thành một số thói quen hành
vi ứng xử phù hợp với môi trường. Giáo dục môi trường cho trẻ ở trường mầm
non được thực hiện dưới nhiều hình thức, lồng ghép, tích hợp trong các chủ đề
các hoạt động giáo dục khác nhau như: hoạt động vui chơi, hoạt động góc, hoạt
động khám phá môi trường xung quanh, hoạt động âm nhạc,… Trong đó, các
nội dung giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo có thể thực hiện lồng ghép thông
qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học. Các tác phẩm văn học có nội
dung giáo dục môi trường được lựa chọn phù hợp với các chủ đề, độ tuổi để đưa
vào tiết học có thể tạo cho trẻ hứng thú và tiếp nhận nhẹ nhàng. Thông qua các
tác phẩm văn học, trẻ dễ dàng tiếp nhận các nội dung giáo dục môi trường.
Giáo dục môi trường cần thực hiện mọi thời điểm, mọi lúc, mọi nơi, thường
xuyên, liên tục và đồng bộ; hiệu quả quá trình này phụ thuộc yếu tố chủ quan,
khách quan, nội dung, chương trình, cơ sở vật chất, đặc điểm đối tượng.
Vấn đề giáo dục môi trường luôn được những nhà nghiên cứu và toàn xã hội
quan tâm. Ở trường Đại học Hoa Lư đã có một số công trình, khóa luận tốt
nghiệp nghiên cứu vấn đề giáo dục môi trường, giáo dục hành vi bảo vệ môi
trường cho trẻ em. Mỗi công trình nghiên cứu về giáo dục môi trường khai thác
việc giáo dục môi trường cho trẻ em lứa tuổi mầm non ở một khía cạnh khác nhau,
tuy nhiên, tất cả các tác giả tập trung chủ yếu vào giáo dục môi trường cho trẻ ở độ
tuổi 5-6 tuổi.
77


Đối với trường mầm non Phú Sơn - Nho Quan, từ khi thành lập cho đến
nay chưa có đề tài, sáng kiến kinh nghiệm hay một nghiên cứu nào đề cập đến
giáo dục môi trường cho trẻ lứa tuổi mầm non. Mặt khác, trong quá trình giáo

dục môi trường cho trẻ, giáo viên ở trường mầm non Phú Sơn còn gặp khó khăn,
lúng túng trong việc khai thác nội dung giáo dục, chưa mạnh dạn đổi mới
phương pháp, hình thức hoạt động giáo dục và hiệu quả còn hạn chế (lớp học
quá đông, nhận thức của trẻ không đồng đều…). Do đó, việc tìm ra những biện
pháp nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường cho trẻ trở thành mục tiêu, nhiệm
vụ của mỗi giáo viên, những nhà giáo dục.
Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài:
“Thực trạng giáo dục môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động làm
quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non Phú Sơn-Nho Quan”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non Phú Sơn
- Nho Quan, trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
giáo dục môi trường cho trẻ 4-5 tuổi.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng giáo dục môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động làm
quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non Phú Sơn - Nho Quan - Ninh Bình.
3.2. Khách thể nghiên cứu
37 trẻ 4-5 tuổi và 10 giáo viên đã và đang dạy lớp mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ở
trường mầm non Phú Sơn-Nho Quan.
Giáo viên đã và đang dạy trẻ 4-5 tuổi; trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non Phú Sơn Nho Quan - Ninh Bình.
4. Giả thuyết khoa học
Trường mầm non Phú Sơn - Nho Quan - Ninh Bình đã thực hiện giáo dục
môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học
88


nhưng hiệu quả còn hạn chế do các nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nếu
nghiên cứu đề xuất một số biện pháp phù hợp thì sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục

môi trường cho trẻ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lí luận của việc giáo dục môi trường cho trẻ 4-5 tuổi
thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học.
- Tìm hiểu thực trạng giáo dục môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt
động làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non Phú Sơn - Nho Quan Ninh Bình.
- Bước đầu đề xuất một số biện pháp giáo dục môi trường cho trẻ 4-5 tuổi
thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu nội dung giáo dục “môi trường văn hóa
xã hội - môi trường học đường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động làm quen
với tác phẩm văn học ở các chủ đề “bản thân”, “trường mầm non”, “nước và
hiện tượng tự nhiên”
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10/2016 đến tháng 5/2017.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Các phương pháp phân tích, hệ thống hóa, khái quát hóa các vấn đề có
liên quan đến giáo dục môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động làm
quen với tác phẩm văn học nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
*Phương pháp quan sát.
- Quan sát quá trình tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học của
giáo viên tích hợp giáo dục môi trường cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non Phú
Sơn, Nho Quan.

99


- Quan sát biểu hiện, mức độ nhận thức, thái độ, hành vi của trẻ 4-5 tuổi
về những vấn đề có liên quan đến môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt

động làm quen với tác phẩm văn học.
*Phương pháp đàm thoại.
Trao đổi với GVMN và trẻ về những vấn đề có liên quan đến việc giáo dục
môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học
ở trường MN Phú Sơn để tìm hiểu thêm các thông tin về việc giáo dục môi trường
cho trẻ 4-5 tuổi của GVMN, điều kiện để giáo dục môi trường cho trẻ, thuận lợi
khó khăn và kinh nghiệm thu được qua quá trình giáo dục môi trường cho trẻ.
Trò chuyện với trẻ để tìm hiểu về nhận thức, thái độ, hành vi của trẻ về môi
trường sau khi được giáo dục thông qua các tác phẩm văn học.
*Phương pháp điều tra.
Sử dụng phiếu điều tra đối với giáo viên đã và đang dạy lớp mẫu giáo 4-5
tuổi nhằm tìm hiểu nhận thức, thái độ, việc tổ chức giáo dục môi trường cho trẻ
4-5 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non
Phú Sơn; những yếu tố ảnh hưởng, những khó khăn, thuận lợi, hiệu quả giáo dục
môi trường cho trẻ 4-5 tuổi.
* Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Nghiên cứu kế hoạch tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học
nhằm giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi; các sản phẩm trẻ sưu tầm
(tranh ảnh về môi trường) theo yêu cầu của cô giáo.
* Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tổng kết những kinh nghiệm của GVMN về việc giáo dục môi trường cho
trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm
non Phú Sơn.
7.3. Phương pháp thống kê toán học.
Sử dụng toán thống kê để xử lí kết quả, số liệu đã điều tra được.
Các phương pháp trên được tiến hành trong mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung
cho nhau.
10



Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
CHO TRẺ 4-5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC
1

Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề giáo dục môi trường cho trẻ em lứa tuổi mầm non đã được nhiều

nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu về môi trường trên thế giới
Trên thế giới vấn đề giáo dục môi trường đã được nhiều quốc gia quan
tâm. Môi trường như một phương tiện giáo dục trẻ em từ lâu nó đã được nhiều
nhà giáo dục trên thế giới quan tâm như: J.A.Cômenxki; J.J.Ruxô; I.G.
Pextalozi… Các nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh vai trò to lớn của thiên nhiên đối
với sự phát triển năng lực trí tuệ con người. Các tác giả đã đánh giá cao vai trò
của quan sát, tiếp xúc với thiên nhiên, xã hội đối với việc lĩnh hội kiến thức và
phát triển trí tuệ trẻ em. [15,tr 11]
Từ thế kỉ XIX một số nước trên thế giới đã đưa ra các đạo luật về môi
trường như Luật cấm gây ô nhiễm nước sông ở Anh năm 1876; Luật về khói
than ở Mĩ năm 1896; Luật khoáng nghiệp, Luật sông ở Nhật Bản năm 1896.
[17,tr 27]
Bắt đầu từ những năm 1960, những dấu hiệu cho thấy sự phát triển ngày
càng gia tăng của nạn suy thoái môi trường đã ngày càng hơn, con người đã bắt
đầu ý thức được những ảnh hưởng có hại của loài người đối với môi trường
sống. Hội nghị Liên Hợp Quốc về con người và môi trường tổ chức tại
Stockholm (thủ đô Thụy Điển) trong thời gian 5 - 6/6/1972 là kết quả của những
nhận thức này, là hành động đầu tiên đánh giá sự nỗ lực chung của toàn nhân
loại nhằm giải quyết các vấn đề môi trường. Trong cuộc họp này, chương trình
môi trường của Liên Hợp Quốc cũng đã được thành lập ngày 5/6/1972. Kể từ

đó Liên Hợp Quốc chọn ngày 5/6 hàng năm là ngày Môi Trường Thế giới và

11


khuyến khích những người dân, chính phủ và các tổ chức trên Thế giới tổ chức
các hoạt động nhằm cải thiện môi trường ở nước mình.
Hội nghị Liên hợp quốc về “Môi trường và con người” đã nêu rõ “Việc
giáo dục môi trường cho thế hệ trẻ cũng như người lớn làm sao để họ được đạo
đức, trách nhiệm trong việc bảo vệ và cải thiện môi trường”. Ngay sau đó
Chương trình giáo dục môi trường quốc tế (IEEP) đã được thành lập.
Tháng 10/1975, IEEP đã tổ chức Hội thảo quốc tế lần thứ nhất về giáo dục
môi trường ở Nam Tư. Hội thảo đã đưa được Nghị định khung và tuyên bố về
những mục tiêu, nguyên tắc hướng dẫn giáo dục môi trường. Trong đó, chỉ rõ
mục tiêu giáo dục môi trường là nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của môi
trường và hiểu biết về môi trường, giúp cho mỗi người xác định thái độ và lối
sông stichs cực đối với môi trường, có hành động cho một môi trường tốt đẹp…
[17,tr 28]
Năm 1975 tại Belyrade chương trình IEEP được ra đời, bản tuyên bố liên
Chính phủ đầu tiên về GDMT được ra đời “Hiến chương Belyrade – một hệ
thống nguyên tắc toàn cầu cho GDMT” được ra đời.
Tiếp đó là hàng loạn những văn kiện, những chương trình của các hội
nghị do các tổ chức có uy tín trên Thế giới đứng ra tổ chức như:
* Hội nghị liên Chính phủ đầu tiên về GDMT do UNESCO tổ chức năm
1977 có 66 nước thành viên tham dự. Ở hội nghị này đã đưa ra các văn kiện có ý
nghĩa quan trọng nhất quan tâm tới vấn đề bảo vệ và GDMT trên toàn Thế giới,
được công bố vào năm 1980.
* Uỷ ban Thế giới về môi trường và sự phát triển đã có báo cáo “Tương
lai chung của chúng ta” (WCED 1987). Bản báo cáo đã đưa ra công bố “Chương
trình nghị sự toàn cầu” để nhất trí vấn đề môi trường và sự phát triển, vì thế đã

tắng cường và mở rộng thực chất việc bảo tồn Thế giới năm 1980. Giáo dục
được coi là phần trọng tâm của chương trình này “Sự thay đổi trong thái độ của
chúng ta cố gắng làm phụ thuộc vào các chiến dịch giáo dục lớn, các cuộc thảo
luận và sự tham gia của quần chúng” (WCED 1987)
12


* Tiếp theo là Hội nghị Liên Hợp Quốc về môi trường và sự phát triển,
hội nghị thượng đỉnh tại Brazil - 1992. Hội nghị này diễn ra tại Rio De Janero,
có 170 nước tham dự, trong đó có 120 vị đứng đầu nhà nước chính phủ
* Nghị định thư Kyoto của công ước khí hậu là văn bản pháp lí để thực
hiện Công ước khí hậu, đã có hiệu lực để thi hành kể từ ngày 16/2/2005. Nội
dung quan trọng của nghị định này là đưa ra chỉ tiêu giảm thải khí nhà kính có
tính ràng buộc pháp lí đối với các nước phát triển và cơ chế đối với các nước
đang phát triển đạt được sự phát triển kinh tế, xã hội một cách bền vững thông
qua thực hiện “Cơ chế phát triển sạch”.
* Mỗi một giai đoạn cụ thể WED (Word environment day - ngày môi
trường) có những thông điệp cụ thể. Chủ đề cho WED 2009 là “Hành tinh của các
bạn đang cần đến các bạn - Hãy đoàn kết chiến đấu chống lại sự biến đổi khí hậu”
Như vậy, ngày nay môi trường đã trở thành vấn đề chung của nhân loại.
GDMT hướng tới là làm cho mỗi cá nhân và cộng đồng hiểu biết được mức độ
phức tạp của môi trường tự nhiên và nhân tạo. Giúp họ có được nhận thức đúng
đắn, có hệ thống kiến thức, thái độ và kĩ năng thực tế để tham gia có hiệu quả,
có trách nhiệm với các vấn đề môi trường trước mắt cũng như lâu dài.
Ở nhiều nước trên Thế giới, việc GDMT được thực hiện bằng sự kết hợp
giáo dục nhà trường và tổ chức xã hội. Trong nhà trường giáo dục môi trường
được coi là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược bảo vệ môi trường của đất
nước. Nhiều quốc gia, giáo dục môi trường được đưa vào như một môn học
chính khóa hoặc là môn học tự chọn. Quan điểm của các nước, GDMT gắn liền
nhận thức và hành động, đặc biệt rất coi trọng hành động cụ thể của từng cá

nhân, các nhóm cộng đồng trong việc giữ gìn bảo vệ môi trường.
1.1.2. Những nghiên cứu về môi trường ở Việt Nam
Vấn đề môi trường và giáo dục môi trường đã thực sự trở thành chương
trình nghị sự của chính phủ Việt Nam. Nước ta coi giáo dục môi trường là một
bộ phận không tách rời khỏi sự nghiệp giáo dục và là nhiệm vụ của toàn dân.
[17,tr 28]
13


Việt Nam là một nước có hệ sinh thái tương đối đa dạng và phong phú
nhưng do đất nước trải qua hai cuộc chiến tranh tàn khốc, nền kinh tế vẫn còn ở
trình độ thấp, dẫn tới bị giới han về vốn đầu tư và phương tiện khoa học kĩ thuật
hạn chế. Môi trường Việt Nam đang ở trong tình trạng kêu cứu. Suy thoái môi
trường đã trở thành một mối đe dọa, không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt của mỗi
cá nhân, mỗi địa phương mà còn ảnh hưởng cả tới sự sống, sự tồn tại của cả
cộng đồng.
Công tác giáo dục môi trường đã được Đảng và nhà nước quan tâm từ
nhiều năm nay thể hiện trong các chủ trương, đường lối, chính sách, các văn bản
của Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục, là cơ sở pháp lí cho việc triển khai thực
tiễn, cụ thể là:
Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 26/6/1998 Của Bộ chính trị về tăng cường
công tác bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước; quyết định số Quyết định số 1368/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án: “Đưa các nội dung giáo dục môi
trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”; quyết định số 256/203/QĐ-TTG ngày
2/12/2003 của Thủ tướng chính phủ về Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia
năm 2010 và định hướng đến năm 2020; nghị quyết số 41-NQ/TW ngày
15/11/2004 của Bộ chính trị về bảo về môi trường trong thời kì công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước;
Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ

nghĩa Việt Nam khoá XI, kì họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 đã sửa đổi
gồm 15 chương, 136 điều khoản, luật có hiệu lực ngày 29/7/2006… [17,tr 28]
Xuất phát từ những chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước nêu
trong các văn bản nói trên. Bộ Giáo dục và Đào tạo hết sức quan tâm và đã chỉ
đạo các cơ sở giáo dục trong cả nước tổ chức triển khai các nhiệm vụ về giáo
dục BVMT và thực hiện tốt các hoạt động giáo dục BVMT trong nhà trường. Để
quán triệt mạnh mẽ chiến lược BVMT của Đảng và Chính phủ Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị số 02/2005/CT-BGD&DT ngày 31/1/2005 về
14


việc “Tăng cường công tác giáo dục BVMT”. Chỉ thị đã xác định rõ mục tiêu,
nhiệm vụ, nội dung của công tác giáo dục BVMT và đề ra các nhiệm vụ cụ thể
cho từng cấp học tham gia vào công tác giáo dục BVMT; Chỉ thị số
3200/2006/BGDĐT ngày 21/04/2006 hướng dẫn thực hiện việc: "Tăng
cường công tác GD BVMT trong trường mầm non giai đoạn 2005- 2010” của
Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định rõ nhiệm vụ, nội dung và cách thức thực hiện
công tác giáo dục BVMT và đề ra nhiệm vụ cụ thể cho các cơ sở giáo dục mầm
non tham gia vào công tác giáo dục BVMT.
Trước khi thực hiện dự án tổng thể đưa GDMT vào các trường mầm non
và giáo dục mầm non, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu giáo dục BVMT, đã có
một số công trình nghiên cứu về GDMT cho trẻ mầm non. Bên cạnh đó, có một
số đề tài, các luận văn đưa ra một số biện pháp giáo dục môi trường cho trẻ ở
trường mầm non của các tác giả: Nguyễn Thị Thanh Đào, Nguyễn Thị Hải
Điệu…Một số công trình nghiên cứu khác nữa và các tài liệu viết về các thí
nghiệm, trò chơi giúp trẻ tìm hiểu môi trường xung quanh.
1.2. Khái niệm môi trường và giáo dục môi trường
1.2.1. Khái niệm “môi trường”
Môi trường là tập hợp các điều kiện trong một không gian nhất định mà ở
đó, sinh vật có thể tồn tại. Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố bao quanh sinh

vật có tác động trực tiếp, gián tiếp và tác động qua lại với sinh vật thông qua các
hoạt động chao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng - phát triển, cảm ứng, sinh
sản, thông tin.
Môi trường của con người chứa đựng nội dung rộng hơn. Nó bao gồm
toàn bộ hệ thống tự nhiên và hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình
và vô hình, trong đó, con người sống và lao động, khai thác các tài nguyên thiên
nhiên, nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình. Theo Allaby (1994), môi trường của
con người bao gồm cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, công nghệ, kinh tế, chính
trị, đạo đức, văn hóa, lịch sử và mĩ học…

15


Như vậy, theo nghĩa rộng, môi trường của con người là tất cả các nhân tố
tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sống, sản xuất của con người như đất nước,
không khí, ánh sáng, sinh vật, tài nguyên khoáng sản, kinh tế, xã hội…Theo
nghĩa hẹp, môi trường sống của con người bao gồm các nhân tố tự nhiên, xã hội
trực tiếp tác động tới cuộc sống của con người. [17,tr 12-13]
Môi trường có vai trò quan trọng đối với con người và động, thực vật trên
trái đất, là không gian sinh sống cho con người và các sinh vật khác; là nơi chứa
đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và sản xuất của con người; là
nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống, sinh hoạt,
sản xuất; là nơi lưu giữ và cung cấp thông tin cho con người. Đồng thời, con
người cũng tác động trở lại môi trường bao gồm cả tác động tích cực và tác động
tiêu cực.
1.2.2. Khái niệm “giáo dục môi trường”
Có nhiều định nghĩa khác nhau về giáo dục môi trường, tuy nhiên, các
khái niệm đều có điểm chung là coi giáo dục môi trường là quá trình thường
xuyên làm cho người học có hiểu biết, có thái độ quan tâm, có trách nhiệm và
hành động cụ thể để giải quyết các vấn đề môi trường.

Có thể hiểu GDMT là một quá trình nhằm phát triển ở người học sự hiểu
biết và quan tâm đến các vấn đề về môi trường, bao gồm kiến thức, thái độ, hành
vi, trách nhiệm để tự mình và cùng tập thể đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết
các vấn đề môi trường, trước mắt cũng như lâu dài.
Giáo dục môi trường được bắt đầu rất sớm diễn ra trong suốt cuộc đời
mỗi con người. Giáo dục môi trường là sự nghiệp của toàn nhân loại, gắn với
trách nhiệm của mỗi quốc gia, mỗi con người cụ thể.
Mục tiêu giáo dục môi trường đã được xác định trong Hội nghị Quốc tế
về giáo dục môi trường của Liên hợp quốc (1997) là “làm cho các cá nhân và
cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của môi trường tự nhiên và môi trường
nhân tạo là kết quả tương tác của nhiều nhân tố sinh học, lí học, xã hội, kinh tế,
văn hóa; đem lại cho họ kiến thức, nhận thức về giá trị, thái độ và kĩ năng thực
16


hành để họ tham gia một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong phòng ngừa và
giải quyết các vấn đề môi trường và quản lí chất lượng môi trường”. [17,tr 1314]
1.3. Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
Nhận thức của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi biểu hiện ở các quá trình tâm lý:
1.3.1. Tri giác
- Do tiếp xúc với nhiều đồ vật, hiện tượng, con người, con vật,...ở nhiều
dạng, loại lứa tuổi, đại lượng...khác nhau nên độ nhạy cảm phân biệt các dấu
hiệu thuộc tính bên ngoài của chúng ngày càng chính xác và đầy đủ
- Một số quan hệ không gian, thời gian được trẻ tri giác chính xác hơn
trong tầm (trường tri giác) nhìn, nghe của trẻ.
- Khả năng quan sát của trẻ được phát triển, không chỉ về số lượng, đồ vật
mà cả các chi tiết, dấu hiệu thuộc tính.
- Trẻ bắt đầu xuất hiện khả năng kiểm tra độ chính xác của tri giác bằng
các hành động thao tác, tháo lắp, vặn mở...phù hợp với nhiệm vụ và yêu cầu.
- Các loại tri giác nhìn, nghe, sờ, mó...phát triển ở độ tinh nhạy đặc biệt là

phân biệt âm thanh, ngôn ngữ, âm nhạc, bài hát. Việc tổ chức tri giác, hướng dẫn
quan sát, nhận xét của cô giáo, cha mẹ giúp cho trẻ phát triển các tính mục đích,
kế hoạch...chuẩn bị cho trẻ vào trường sau này.
1.3.2. Sự phát triển trí nhớ.
- Trẻ mẫu giáo nhỡ đã biết sử dụng cơ chế liên tưởng trong trí nhớ để
nhận lại và nhớ lại các sự vật và hiện tượng đã gặp có thể chỉ là một lần. Trí nhớ
có ý nghĩa góp phần phát triển tý duy hình tượng ở độ tuổi này.
- Đồng thời với trí nhớ hình ảnh đồ vật, thì âm thanh ngôn ngữ được trẻ tri
giác, hiểu và sử dụng chúng như một phương tiện giao tiếp với những người
xung quanh, tuy ở mức độ đơn giản, cả về mức độ khái quát, tính phán đoán và
suy luận hồn nhiên, ngây thơ (mang tính “hiện thực chủ quan”)
- Theo số liệu nghiên cứu của D.M.ixtomina, trí nhớ không chủ định của trẻ
4-5 tuổi ở các dạng hoạt động phát triển khác nhau và tốc độ phát triển rất nhanh.
17


- Ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ các loại trí nhớ: hình ảnh, vận động, từ ngữ đều
được phát triển tuy mức độ khác nhau nhưng đều được hình thành và tham gia
tích cực trong các hoạt động vui chơi, lao động, tạo hình...ở trẻ.
1.3.3. Tư duy
- Ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ, các loại hình tư duy (trực quan hành động, trực
quan hình tượng, trừu tượng) đều được phát triển nhưng mức độ khác nhau.
- Tư duy trực quan hành động vẫn tiếp tục phát triển, nhưng chất lượng
khác với trẻ 3-4 tuổi ở chỗ: Trẻ bắt đầu biết suy nghĩ, xem xét, nhiệm vụ hoạt
động, phương pháp và lựa chọn phương pháp giải quyết nhiệm vụ tư. Tư duy
trực quan hình tượng phát triển mạnh mẽ và chiếm ưu thế trong hoạt động của
trẻ ở lứa tuổi này.
- Nhờ có sự tích lũy được nhiều biểu tượng về sự vật, hiện tượng, con
người...và các mối quan hệ của chúng dưới dạng hình ảnh mà trẻ tiến hành các
thao tác tư duy, với các nhiệm vụ đơn giản, suy luận dựa vào hình ảnh trực quan.

- Trong tư duy hình ảnh có loại tư duy sơ đồ, loại này là hình thức đặc biệt
của tư duy hình ảnh vì trong hoạt động tạo hình, trẻ làm quen với nét vẽ, đường
nét khái quát. Bên cạnh đó, ở trẻ có “tư duy theo lối phương thuật hay ma
thuật”, đồng thời xuất hiện tư duy trừu tượng với các khái niệm quen thuộc qua
giao tiếp với những người xung quanh - biểu hiện rõ nét là khả năng phán đoán
và suy luận ở trẻ.
* Một số đặc điểm nổi bật trong tư duy của trẻ 4-5 tuổi.
- Mức độ khái quát ngẫu nhiên giảm trong quá trình tư duy của trẻ
- Mức độ tích cực huy động vốn kinh nghiệm của trẻ tăng.
- Sự khái quát các dấu hiệu chung giảm dần, nhường chỗ cho các chi tiết
đặc thù của các sự vật, hiện tượng. [9, tr 135-139]
1.3.4. Tưởng tượng.
Nhờ có sự phát triển các hoạt động tạo hình mà khả năng tưởng tượng của
trẻ được nâng lên. Tranh vẽ của trẻ vừa gần với hiện thực vừa mang tính chủ

18


quan cảm xúc rõ nét. Độ phong phú của các hình ảnh tưởng tượng cao, nhờ có
sự nhận thức được màu sắc trong thiên nhiên và qua các tiết nghệ thuật tạo hình.
Trẻ có thể xé dán các mẫu hình, truyện cổ tích, biết bố cục...những chủ ðề
gần gũi thân quen ðối với trẻ, nếu ðýợc cô giáo cha mẹ hýớng dẫn chu ðáo.
Tóm lại: Cùng với sự hoàn thiện hoạt động và sự phát triển các hoạt động
khác vốn biểu tượng của trẻ mẫu giáo nhỡ được giàu lên, chức năng ký hiệu phát
triển mạnh, lòng ham hiểu biết và hứng thú nhận thức tăng lên rõ rệt- là điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển tư duy trực quan hình tượng và có nét đặc trưng
riêng:
- Trẻ không những sử dụng những kinh nghiệm đã có, mà còn biến đổi
kinh nghiệm ấy để thu nhận những kết quả mới hơn
- Có thể dự kiến được hành động và lập kế hoạch cho mình; trẻ có nhu

cầu khám phá các quan hệ phụ thuộc giữ các sự vật và hiện tượng
- Trẻ đã đề ra cho mình những bài toán nhận thức, tìm tòi cách giải thích
những hiện tượng mà mình nhìn thấy được, trẻ thường “thực nghiệm”, chăm
chú quan sát các hiện tượng và suy nghĩ về những hiện tượng đó để rút ra kết
luận, những suy luận một cách ngây thơ ngộ nghĩnh. Phần lớn trẻ em ở tuổi MG
nhỡ đã có khả năng suy luận.
- Phần lớn trẻ MG nhỡ biết dựa vào những biểu tượng đã thu được, giải
các bài toán bằng các “phép thử ngầm trong óc”, dựa vào các biểu tượng, kiểu tư
duy trực quan - hình tượng đã bắt đầu chiếm ưu thế.
- Trẻ còn dễ lẫn lộn thuộc tính bản chất và không bản chất của sự vật hiện
tượng xung quanh - TD theo lối kinh nghiêm chủ nghĩa. Bên cạnh đó, trẻ có nhu
cầu tìm hiểu các nguyên nhân, cội nguồn các hiện tượng tự nhiên và xã hội, cuộc
sống xung quanh trẻ, tính tò mò, ham hiểu biết là đặc trưng rõ nét nhất ở lứa tuổi
MG nhỡ. [21,tr 128]
1.4. Giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
1.4.1. Mục tiêu giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
Giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi hướng tới các mục tiêu:
19


- Về kiến thức:
+ Trẻ có những kiến thức đơn giản về cơ thể, cách chăm sóc giữ gìn sức
khỏe cho bản thân.
+ Trẻ có một số kiến thức ban đầu về mối quan hệ của động vật, thực vật
và con người với MT sống để trẻ biết giao tiếp, yêu thương những người gần gũi
quanh mình, biết cách chăm sóc bảo vệ cây cối, bảo vệ con vật quanh nơi mình ở.
+ Trẻ biết một số kiến thức đơn giản về ngành nghề, văn hóa, phong tục
tập quán của địa phương
- Kỹ năng, hành vi:
+ Có thói quen sống gọn gàng ngăn nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh MT sạch sẽ.

+ Tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn, BV trường học/lớp học, gia
đình, nơi ở như: tham gia chăm sóc vật nuôi, cây trồng, vệ sinh cá nhân, vệ sinh
nhà cửa ở gia đình, trường/lớp học….với những công việc vừa sức với trẻ.
+ Tiết kiệm, chia sẻ, hợp tác với bạn bè và những người xung quanh.
+ Có phản ứng với các hành vi của con người làm ảnh hưởng xấu tới môi
trường và phá hoại MT.
- Thái độ - tình cảm:
+ Yêu thích và gần gũi với tthiên nhiên.
+ Tự hào và có ý thức giữ gìn, bảo vệ những phong cảnh, địa danh nổi
tiếng của quê hương.
+ Quan tâm đến những vấn đề của MT của trường lớp học, gia đình; tích
cực tham gia vào các hoạt động BVMT như: vệ sinh thân thể, sắp xếp đồ dung,
đồ chơi, giữ gìn lớp học sạch sẽ, chăm sóc vật nuôi, cây trồng, thu gom lá, rác
thải ở sân trường…
Các mục tiêu GDMT có liên quan mật thiết với nhau. Việc hình thành nó
được bắt đầu từ cung cấp những tri thức ban đầu về sự vật và hiện tượng xung
quanh cho trẻ có thể đến mức hình thành xúc cảm, tình cảm tích cực của trẻ với
môi trường. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội trải nghiệm, luyện tập
hành vi thói quen đúng trong quan hệ với môi trường xung quanh. [2]
1.4.2. Nội dung giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
Theo PGS.TS. Hoàng Thị Phương, nội dung giáo dục môi trường cho trẻ
mầm non có thể khai thác ở các lĩnh vực sau:
Lĩnh vực 1: Môi trường sinh vật (động vật và thực vật)
20


* Sự thích nghi của động, thực vật với môi trường sống:
+ Trẻ biết được đặc điểm cấu tạo của động, thực vật; mỗi bộ phận của nó
thực hiện các chức năng khác nhau; nó tồn tại ở vị trí thích hợp để có thể sử
dụng các điều kiện của môi trường như nước, không khí, ánh sáng, độ ẩm, chất

dinh dưỡng….
* Sự đa dạng sinh học và sự thống nhất của nó:
+ Trẻ biết được: tên gọi, sự khác nhau và giống nhau của nhiều loài động,
thực vật dựa vào đặc điểm cấu tạo, chức năng nhu cầu, môi trường sống của mỗi
loài; sự phong phú, đa dạng của các loài động thực vật trong cùng một môi
trường sống.
* Mối quan hệ giữa con người với động, thực vật
Trẻ biết được động thực vật đem lại nhiều lợi ích cho con người
+ Cung cấp nguồn thức ăn đa dạng đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết
+ Tạo không khí trong lành cần cho sự sống
+ Là nguồn nguyên liệu quý giá để sản xuất ra các vật dụng cần thiết
trong đời sống hàng ngày (quần áo, đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ học tập….)
+ Bảo vệ con người khỏi các tác động khói bụi, tiếng ồn, chất độc hại,
nắng mưa, gió bão, hạn hán lũ lụt;
+ Là thành phần của hệ sinh thái cho nên động thực vật bảo đảm sự cân
bằng, phát triển bền vững môi trường tự nhiên.
+ Trẻ biết được trong cuộc sống sử dụng các nguồn lợi từ thực vật, động
vật đồng thời cũng phải tạo các điều kiện để cho động, thực vật duy trì, bảo vệ
và phát triển của chúng.
* Sự ô nhiễm môi trường do tác động của con người đến động, thực vật.
+ Trẻ biết được hậu quả của việc săn bắt động thực vật bừa bãi làm cạn
kiệt về số lượng các thể, chủng loại, làm giảm khả năng ngăn gió bụi, xói mòn,
cạn kiệt nguồn nước, làm đất bạc màu …
+ Trẻ biết được việc không chú ý vệ sinh khi giết mổ động vật, chế biến thực
phẩm từ động thực vật, vệ sinh khi ăn uống, xử lí nước thải, khói bụi trong sản xuất
công nghiệp, thực phẩm sẽ làm ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất.
* Bảo vệ tài nguyên môi trường sinh vật
+ Trẻ biết sử dụng những nguồn lợi do động thực vật đem lại cho con
người một cách có ích, tiết kiệm, tránh lãng phí và giữ gìn vệ sinh cá nhân và
môi trường khi ăn uống, hoạt động.

21


+ Quan tâm chăm sóc, bảo vệ động, thực vật: cần trồng cây, chăn nuôi;
quan tâm chăm sóc động thực vật.
+ Phê phán những hành vi làm hại động, thực vật: Phản đối, can ngăn việc
làm hại cây trồng (bứt lá, bẻ cành, chặt cây) làm hại động vật (phá nơi ở, ném đất).
Lĩnh vực 2: Môi trường nước (nước ngầm, nước sông hồ, nước biển)
* Làm quen với tên gọi, đặc điểm, tính chất của các loại nước trong tự
nhiên (nước mưa, nước sông, hồ ao, biển, nước ngầm); vị trí của nó trong tự
nhiên, mối quan hệ của nó với nhau.
* Mối quan hệ giữa con người và môi trường nước
+ Con người cần nước để uống, chế biến thực phẩm, vệ sinh cá nhân, vệ
sinh môi trường không khí, đất sử dụng nước trong sản xuất.
+ Giữ gìn vệ sinh các nguồn nước và tạo môi trường thuận lợi để duy trì
các nguồn nước trong tự nhiên .
* Ô nhiễm môi trường nước.
+ Các loại nước thải trong sinh hoạt của con người trong gia đình, trường
học, bệnh viện không hợp vệ sinh sẽ làm ô nhiễm nguồn nước.
+ Nước thải trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông
vận tải cũng có thể làm ô nhiễm nguồn nước.
+ Nước chảy tràn mặt đất do mưa, hay nước thoát từ đồng ruộng là
nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước sông, hồ giếng.
+ Nước ngọt ngày càng khan hiếm và giảm về chất lượng do dân số tăng
như phát triển công nghiệp, mở rộng hệ thống tưới nước trong nông nghiệp, sử
dụng nguồn nước không có quy hoạch và ý thức giữ gìn nguồn nước của con
người kém.
* Bảo vệ môi trường nước
- Dọn vệ sinh thường xuyên sau khi sử dụng nước xung quanh nguồn
nước (nơi tắm rửa, vòi nước, bể chứa, hồ nước, nước sông, nước biển…)

- Không vứt rác bừa bãi xuống các nơi chứa nước, các nguồn nước; không
đại tiểu tiện bừa bãi; khi thấy đường nước hỏng, rò rỉ, có rác, côn trùng, chất độc
hại rơi vào cần báo cho người lớn…
- Sử dụng nước tiết kiệm: Chỉ sử dụng đủ lượng nước cần cho ăn uống,
sinh hoạt, vệ sinh các nhân; không nghịch nước, không để nước chảy liên tục khi
đánh răng, rửa mặt, rửa tay, rửa cốc chén.
Lĩnh vực 3: Môi trường không khí
* Hình thành biểu tượng cho trẻ về không khí
22


+ Trẻ biết được tác động của các nguồn sáng (mặt trời, mặt trăng, các vì
sao) lên Trái Đất sẽ ảnh hưởng đến thành phần không khí, gây ra các hiện tượng
thời tiết (nắng, mưa, gió bão, sấ chớp, cầu vồng, thủy chiều…); Biết tên gọi, đặc
điểm, tính chất, sự thay đổi của các hiện tượng thời tiết theo thời gian trong
ngày, trong năm và theo không gian, vị trí địa lí khác nhau.
* Mối quan hệ giữa con người và môi trường không khí
+ Trẻ biết được không khí cần cho sự sống của con người và động thực
vật trên trái đất; nó cần cho sự hô hấp, sinh hoạt và sản xuất.
+ Con người tác động đến môi trường không khí, làm thay đổi môi trường
không khí, làm cho không khí sạch hơn như trồng cây, vệ sinh môi trường, xử lí
khói bụi, nhưng lại có nhiều hoạt động có thể làm ô nhiễm môi trường không khí.
* Ô nhiễm môi trường không khí
+ Ô nhiễm môi trường không khí khi có sự thay đổi thành phần các chất
trong không khí, có tác động xấu tới sức khỏe con người, các hệ sinh thái, gây biến
đổi khí hậu.
+ Ô nhiễm không khí do các hiện tượng thiên nhiên (núi lửa cháy rừng,
gió bão, xác chết động vật phân hủy…) hoạt động, sinh hoạt của con người (sản
xuất công nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt, đốt rác…)
+ Hậu quả của việc không khí bị ô nhiễm là gây ra các hiện tượng có hại

như “hiệu ứng nhà kính”.
Làm nhiệt độ Trái Đất tăng lên, gây ra hạn hán, trời nắng nóng, băng tan,
nước dâng lên gây lũ lụt, khí hậu thay đổi: Mưa a xít làm tăng độ chua của đất
gây chết các sinh vật; thủng tần ô zôn tạo điều kiện cho các tia mặt trời (tử
ngoại) chiếu thẳng vào Trái Đất, gây ung thư da, hỏng mắt, dễ bị bệnh tật, làm
biến đổi khí hậu.
* Bảo vệ môi trường không khí
+ Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi sinh hoạt và hoạt động, tham gia
lao động làm sạch môi trường.
+ Làm giảm các loại khí thải độc trước khi thải vào không khí
+ Làm giảm bụi trong không khí: không hút thuốc, không được đốt rác,
vứt rác bừa bãi
+ Sử dụng các nguồn năng lượng sạch như: năng lượng mặt trời, gió, thủy điện.
Lĩnh vực 4: Môi trường đất (đất cát, sỏi, đá, các khoáng sản...)
* Hình thành biểu tượng về các loại đất
23


+ Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm, tính chất, sự phân bố của nó trong
không gian, sự thay đổi về thành phần, kết cấu do tác động của môi trường sinh
vật, nước và không khí.
* Mối quan hệ giữa con người, các sinh vật và môi trường đất
+ Trẻ biết đất có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng, oxi cho cây trồng;
là môi trường sản xuất lương thực, thực phẩm, là nền móng cho các công trình
xây dựng của con người, là đường giao thông thuận tiện cho việc đi lại; là nơi
cung cấp hầu hết các khoáng sản, vật liệu xây dựng
+ Con người sử dụng các nguồn lợi từ môi trường đất, đôi khi cũng gây ô
nhiễm môi trường đất nhưng đồng thời cũng có các biện pháp giữ gìn bảo vệ
* Ô nhiễm môi trường đất
Trẻ biết được ô nhiễm môi trường đất có nhiều nguyên nhân khác nhau:

+ Ô nhiễm do đất do nước, rác thải sinh hoạt của con người ở gia đình,
trường học, bệnh viện, các khu vui chơi giải trí, do mầm bệnh kí sinh, vi khuẩn
đường ruột trong phân hữu cơ chưa phân hủy; do sản phẩm hóa học trong công
nghiệp, nông nghiệp (thuốc trừ sâu, chất bảo vệ thực vật, thuốc diệt có bao nilon);
do chất thải không phân hủy trong đất như xỉ than, cặn khoáng sản, chất dẻo…
+ Thoái hóa đất do sự biến đổi khí hậu và hoạt động tiêu cực của con
người gây ra: hạn hán, lũ lụt làm xói mòn đất, làm đất bạc màu, thay đổi kết cấu
của đất, gió bão làm ô nhiễm bề mặt đất, làm cho các chất hữu cơ chưa phân
hủy, các chất độc hại phát tán trên bề mặt đất; do sử dụng đất không hợp lý, phá
rừng, chăn thả qua mức, canh tác không hợp lí…
+ Độ che phủ thực vật tự nhiên bị suy giảm ở vùng trung du và miền núi
dẫn đến xói mòn đất
+ Sử dụng nước tưới kém chất lượng, khái thác nước bề mặt quá mức làm
nước song, hồ cạn kiệt
+Tình trạng đói nghèo, tăng áp lực dân số.
* Bảo vệ môi trường đất
- Không vứt rác bừa bãi, đi đại, tiểu tiện đúng nơi quy định
- Giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, tích cực tham gia vào lao
động vệ sinh ở gia đình, trường lớp, nơi công cộng
- Tham gia trồng cây, giữ gìn môi trường không khí, nước trong sạch.

24


* Lĩnh vực 5: Môi trường kinh tế - xã hội (Môi trường đô thị - nông
thôn, môi trường gia đình, môi trường sản xuất, môi trường học đường, môi
trường chính trị - xã hội , MT văn hóa - Giáo dục, môi trường văn hóa - lịch sử)
* Biểu tượng về môi trường kinh tế - xã hội
+ Trẻ biết về bản thân và những người xung quanh: biết tên gọi, đặc điểm
cấu tạo, chức năng cơ thể; nhận biết được các nhu cầu sinh lí, tình cảm nhận

thức … của bản thân và những người xung quanh và biết cách thể hiện nó.
+ Trẻ biết được vai trò, vị trí, trách nhiệm của bản thân và những người
gần gũi trong gia đình, trong lớp; biết được các hoạt động thường ngày diễn ra
ở gia đình trong lớp học; biết được các yêu cầu, quy định ở gia đình, lớp học và
ở trường khu dân cư.
+ Trẻ biết được các ngành nghề khác nhau trong xã hội: tên gọi, trang
phục, dụng cụ, sản phẩm, nơi làm việc, quá trình làm việc và những phẩm chất
cần có của mỗi ngành nghề khác nhau. Biết được sự xuất hiện các nghề là do
nhu cầu càng cao của con người, biết tên gọi, đặc điểm cấu tạo, chức năng, cách
sử dụng, cách bảo quản các đồ vật trong gia đình, trường, lớp học, các phương
tiện giao thông…
+ Biết được các di tích lịch sử, công trình văn hóa, danh lam thắng cảnh
của địa phương
* Mối quan hệ giữa con người và môi trường kinh tế - xã hội
+ Trẻ biết môi trường kinh tế xã hội là nơi trẻ sinh ra, lớn lên và phát triển
thành người nó tạo ra các điều kiện giúp trẻ dễ thích ứng với môi trường xung
quanh; trẻ lĩnh hội các kinh nghiệm lịch sử xã hội để dần dần có thể chủ động,
độc lập giải quyết các vấn đề xảy ra trong cuộc sống, sinh hoạt và hoạt động; là
nơi trẻ được chia sẻ, thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ, khả năng và trách
nhiệm của mình với những người xung quanh
+ Trẻ biết được phải duy trì và phát triển môi trường kinh tế- xã hội ðó
* Những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường kinh tế - xã hội
+ Trẻ biết được những hành vi, thói quen xấu của con người như không
thực hiện yêu cầu vệ sinh các nhân, vệ sinh ăn uống, không giữ ngăn nắp, gọn
gang nơi ở, vui chơi hoạt động, không thực hiện các hành vi văn minh sẽ làm
hủy hoại môi trường kinh tế- xã hội.
25



×