Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Ngữ văn 6 bài 32: Tổng kết phần Tập làm văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.39 KB, 4 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6
BÀI 32 - TIẾT 134: TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS :
- Hệ thống các phương thức biểu đạt đã học.
- Đặc điểm và cách thức tạo lập các kiểu văn bản.
- Bố cục của các loại văn bản đã học.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết các phương thức biểu đạt đã học trong các văn bản cụ thể.
- Phân biệt được ba loại văn bản: Tự sự, miêu tả, hành chính công vụ( đơn từ).
- Phát hiện lỗi sai và sửa về đơn từ.
3. Thái độ:
- Học sinh có ý thức vận dụng các kiến thức vào làm bài tập.
II. Chuẩn bị:
1. GV: Bảng phụ ghi các văn bản và phương thức biểu đạt.
2. HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: - Kết hợp trong giờ.
2. Các hoạt động dạy - học:
* Giới thiệu bài (1'):

I. CÁC LOẠI VĂN BẢN VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT ĐÃ HỌC:
HS đọc yêu cầu 1- GV gọi HS trình bày theo sự chuẩn bị ở nhà- Nhận xét.
T
T

PT biểu đạt

Các bài văn đã học



- Truyền thuyết : Con rồng cháu tiên, bánh chưng
bánh giày
- Cổ tích : Sọ Dừa, Thạch Sanh ...
1

Tự sự

- Ngụ ngôn : ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi...
- Truyện cười : Treo biển, Lợn cưới, áo mới ...
- Truyện trung đại : Con hổ có nghĩa, Mẹ hiền dạy
con...

2

Miêu tả

- Tiểu thuyết : Bài học đường đời..., Vượt thác .
- Truyện ngắn : Bức tranh của em gái tôi.
- Thơ có nhiều yếu tố tự sự : Đêm nay Bác không ngủ.
- Lượm

3

Biểu cảm

- Mưa

4

Nghị luận


- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Lũng yờu nước

5

Thuyết minh

- Động Phong Nha , Cầu Long Biên...,

* Phương thức biểu đạt :
- GV gọi HS trình bày theo sự chuẩn bị ở nhà->Lớp nhận xét -> GV nhận xét, kết luận.

TT

Tên văn bản

Phương thức biểu đạt chính

1

Thạch Sanh

Tự sự

2

Lượm

Biểu cảm


3

Mưa

Biểu cảm

4

Bài học đường đời...

Miêu tả

5

Cây tre Việt Nam

Thuyết minh

II. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁCH LÀM:


1. Mục đích, nội dung, hình thức trình bày:

Văn
bản

Mục đích

Nội dung


Hình thức

Tự sự

Thông báo, giải thích, - Nhân vật, sự việc, thời gian,
nhận thức
địa điểm, diễn biến, kết quả.

Văn xuôi, tự do

Miêu
tả

Hình dung, cảm nhận

- T/ chất, thuộc tính của con
người, sự vật

Văn xuôi, tự do

Đơn
từ

Đề đạt yêu cầu

Lí do và yêu cầu

Theo mẫu,
không theo mẫu


2. Nội dung từng phần trong văn bản tự sự và miêu tả:
Các
phần

Tự sự

Miêu tả

Mở bài

Giới thiệu nhân vật, tình huống sự việc - Giới thiệu đối tượng

Thân bài

Diễn biến tình tiết sự việc

-Tả đối tượng từ xa đến
gần , từ ngoài vào trong, từ
bao quát đến cụ thể.

Kết bài

- Kết quả sự việc, suy nghĩ

- Cảm xúc, suy nghĩ

III. LUYỆN TẬP:
1. Bài tập 1:
Kể lại bằng văn xuôi bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ"
GV gọi 2 HS kể- HS khác nhận xét, bổ sung.

2. Bài tập 2:
Từ bài thơ "Mưa" của Trần Đăng Khoa, Hãy viết lại bài văn miêu tả trận mưa theo tưởng tượng
cảu em.
HS viết bài- GV gọi 1 số HS đọc bài viết- HS khác nhận xét, GV nhận xét.
3. Bài tập 3:
Thiếu : + Đơn gửi ai?
+ Gửi làm gì?


3. Củng cố:
- GV hệ thống kiến thức
- Điểm khác nhau giữa văn tự sự và văn miêu tả.
4. Hướng dẫn học ở nhà:
- Ôn tập toàn bộ kiến thức văn tự sự, miêu tả đã học
- Chuẩn bị bài: Tổng kết Tiếng Việt.



×