Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

001a quy trinh QD TBKT truc anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.45 KB, 12 trang )

TBKT 03-01:2017/BNNPTNT
QUY TRÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG SIÊU THÂM CANH 02
GIAI ĐOẠN ÍT THAY NƯỚC THEO CÔNG NGHỆ TRÚC ANH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 502/QĐ-TCTS-KHCN&HTQT ngày
03/5/2017 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản)

I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tác giả: ThS. Lê Anh Xuân
2. Cơ quan tác giả: Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Trúc Anh
- Địa chỉ: số 1/415, ấp Công Điền, Vĩnh Trạch, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
- Điện thoại: 07813.980879; Fax:07813.980878.
- E-mail:
3. Nguồn gốc xuất xứ:
Kết quả của nhiệm vụ khoa học công nghệ không sử dụng ngân sách nhà
nước "Nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus
vannamei) siêu thâm canh 02 giai đoạn ứng dụng công nghệ biofloc" do Công
ty TNHH Sản xuất và Thương mại Trúc Anh thực hiện trong thời gian từ 20152016.
4. Đối tượng áp dụng: Tổ chức, cá nhân nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng
02 giai đoạn ít thay nước.
5. Phạm vi áp dụng: Các vùng nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng.
6. Quy mô áp dụng:
1) Giai đoạn ương nuôi tôm giống (giai đoạn 1):
- Mật độ ương: 1.000 - 3.000 con/m2;
- Cỡ tôm ương: PL10 - 12;
- Thời gian ương: từ 20 - 25 ngày khi tôm giống đạt cỡ 1.000 - 2.000 con/kg;
- Tỷ lệ sống: 90-95%.
2) Giai đoạn nuôi tôm thương phẩm (giai đoạn 2):
- Mật độ nuôi: 100 - 300 con/m2;
- Cỡ tôm giống: 1.000 - 2.000 con/kg;
- Thời gian nuôi: 65 – 80 ngày;
- Cỡ tôm thu hoạch: 40 – 60 con/kg;


- Năng suất: 34 – 40 tấn /ha;
- Tỷ lệ sống: 90 – 95 %.
1


II. NỘI DUNG QUY TRÌNH
1. Thiết kế hệ thống khu nuôi
Khu nuôi được thiết kế như hình 1, gồm: 01 ao lắng thô, 01 ao lắng tinh,
01 ao ương, 02 ao nuôi, 01 mương cấp nước, 01 mương xả nước, khu chứa
nước thải và các công trình phụ trợ.

Hình 1. Sơ đồ thiết kế hệ thống ao cho khu nuôi tôm có diện tích trên 1ha

Chú thích:
1) Ao lắng thô: lấy nước từ mương cấp qua ống lọc có gắn túi lọc 02 lớp,
dùng để trữ nước và tự làm sạch tự nhiên,... bảo đảm hạn chế tối đa các mầm
bệnh từ nguồn nước cấp. Ao lắng thô được bố trí cạnh mương cấp nước; có độ
sâu từ 2-3m (tùy điều kiện thổ nhưỡng) và diện tích chiếm khoảng 20% tổng
diện tích khu nuôi.
2) Ao lắng tinh: lấy nước từ ao lắng thô qua ống lọc có gắn túi lọc 02 lớp,
dùng để trữ nước và tự làm sạch tự nhiên,... bảo đảm hạn chế tối đa các mầm
bệnh từ nguồn nước cấp. Ao lắng tinh được bố trí cạnh ao lắng thô, được lót bạt
(nếu có điều kiện), có diện tích và độ sâu như ao lắng thô.
3) Ao ương: lấy nước từ ao lắng tinh qua ống lọc có gắn túi lọc 02 lớp,
dùng để ương tôm từ giai đoạn post 10-12 đến khi tôm đạt kích cỡ 1.000-2.000
con/kg. Ao ương được bố trí cạnh ao lắng tinh; có độ sâu từ 1,5-1,8m (tùy điều
kiện thổ nhưỡng); đáy ao được thiết kế bằng mặt bờ của ao nuôi; có hệ thống
ống sang tôm, hệ thống oxy đáy, hệ thống quạt nước, hệ thống lưới che; được
lót bạt đáy và bạt bờ; diện tích chiếm khoảng 5% tổng diện tích ao nuôi hoặc
10% của 01 ao nuôi.

4) Ao nuôi: lấy nước từ ao lắng tinh qua ống lọc có gắn túi lọc 02 lớp,
dùng để nuôi tôm thương phẩm. Vị trí ao nuôi được bố trí cạnh ao ương và
không quá xa ao lắng tinh. Ao có độ sâu từ 1,5-2,0m (tùy điều kiện thổ
2


nhưỡng); được lót bạt đáy và bờ; có hệ thống oxy đáy, hệ thống quạt nước, máy
cho ăn tự động (nếu có); hệ thống siphon. Diện tích ao chiếm khoảng 30% tổng
diện tích khu nuôi (diện tích mỗi ao nuôi có thể từ 1.000-6.000m2).
5) Hệ thống quạt nước: được đặt cách bờ ao từ 1,5-2,0m; khoảng cách
giữa 02 bộ cánh quạt từ 50-60cm, lá quạt giữa các bộ cánh quạt được lắp so le.
Số lượng quạt phụ thuộc vào mật độ nuôi, chủng loại quạt (xem hướng dẫn tại
Bảng 1).
Bảng 1. Bảng hướng dẫn sử dụng số lượng quạt cho ao nuôi (áp dụng
cho ao nuôi có diện tích từ 2.000-3.000m2)
Mật độ
Oxy vỉ
Số lượng dàn quạt
Ghi chú
2
(con/m )
hoặc Oxy đĩa
100-150
4 dàn (10 cánh/dàn)
50-70
- Tốc độ quạt từ 100 –
120 vòng/phút.
150-200
4 dàn (15 cánh/dàn)
80-120

- Chiều dài ống vỉ 2m
200-250
4-6 dàn (15 cánh/dàn)
120-200
250-300
4-6 dàn (15 cánh/dàn)
200-250
6) Hệ thống mương cấp và xả nước:
- Mương cấp nước: được bố trí gần nguồn nước và ao lắng thô; có vị trí lắp
đặt máy bơm thuận lợi cho việc cấp nước vào ao lắng thô.
- Mương xả nước: được bố trí gần ao nuôi và ao ương; có vị trí đặt máy
bơm thuận lợi cho việc xả nước; dùng xả nước ao nuôi, ao ương trong trường
hợp xử lý ao, ao tràn bờ do mưa,...; nước trong mương xả được bơm về ao lắng
thô. Bùn thải qua các ống siphon được đưa về ao chứa chất thải và được xử lý
theo quy định trước khi thải ra môi trường.
7) Hệ thống ống sang tôm: ống nhựa, đường kính từ 200-314mm; ống
sang tôm được lắp đặt cố định, nghiêng theo chiều từ đáy ao ương sang ao nuôi
nhằm đảm bảo tôm được sang hết sau khi ương.
8) Hệ thống oxy đáy, hệ thống siphon: Hệ thống oxy đáy được lắp sát với
đáy ao ương và ao nuôi với số lượng được nêu tại Bảng 1. Hệ thống shiphon
bao gồm nhiều đoạn ống nhựa PVC được nối lại với nhau thành dụng cụ có
hính chữ T, được bịt kín hai đầu, khoan lỗ nhỏ (đảm bảo tôm không lọt qua lỗ)
và nối với hệ thống bơm để hút các chất bùn thải ra ngoài thông qua đầu đẩy
của bơm.
9) Ống lọc nước: ống bằng nhựa, dùng túi lọc 2 lớp có bán sẵn trên thị
trường (gas thái hoặc vải kate). Ống lọc có chiều dài từ 10-15m, đường kính từ
25-30 cm đường kính 25-30cm; được lắp cố định vào đầu ra của hệ thống ống
bơm; dùng để lọc nước từ mương cấp nước và ao lắng thô, từ ao lắng thô vào ao
lắng tinh, từ ao lắng tinh vào ao ương và ao nuôi.
10) Khu chứa chất thải: Nhằm đảm bảo chất thải trong quá trình nuôi được

xử lý phù hợp trước khi thải ra môi trường. Chất thải sau khi được gom về Ao
chứa nước thải, sẽ được xử lý bằng vi sinh và được kiểm tra các chỉ tiêu phù
hợp với quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia số 02 – 19:2014/BNNPTNT
về cơ sở nuôi tôm nước lợ - Điều kiện đảm bảo vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường
và an toàn thực phẩm.
3


11) Công trình phụ trợ: như khu chứa nguyên vật liệu (có mái che, khô
ráo, thông thoáng; ngăn được côn trùng và động vật gây hại); khu vực chứa
xăng dầu (đảm bảo tách biệt, không rò rỉ ra khu vực xung quanh); khu sinh hoạt
và vệ sinh cho người lao động.
2. Sơ đồ vận hành hệ thống ao nuôi:
Vận hành ao nuôi qua các bước gồm: 1) Lấy nước và xử lý nước; 2) Chọn
giống, chăm sóc và quản lý ao ương (giai đoạn 1); 3) Sang tôm, chăm sóc và
quản lý áo nuôi (giai đoạn 2); 4) Thu hoạch và bảo quản. Sơ đồ vận hành hệ
thống ao nuôi có thể được mô tả tóm tắt như Hình 2.
Hình 2. Sơ đồ vận hành hệ thống ao nuôi

2.1. Lấy nước và xử lý nước
1) Đối với ao lắng thô: nước được bơm từ mương cấp vào ao lắng thô qua
ống lọc có gắn túi lọc 02 lớp (gas thái hoặc vải kate) đến khi đạt mức tối đa sức
chứa của ao lắng thô thì dừng. Sau khi cấp đủ nước ao lắng thô thì tiến hành xử
lý nước: thả cá rô phi giống với mật độ từ 2-4 con/m2 và cấy vi sinh TAPondpro 1 kg/1.000m2/tuần/lần (Sản phẩm vi sinh TA-Pondpro có thành phần
và hàm lượng: Lactobacillus plantarum 3 x 1010 cfu/kg; Bacillus subtilis 3 x
1010 cfu/kg; Saccharomyces cerevisiae 6 x 1010 cfu/kg và tá dược Lactose vừa
đủ 1000g).
2) Đối với ao lắng tinh: nước được bơm từ ao lắng thô sau 15 ngày xử lý
vào ao lắng tinh qua ống lọc có gắn túi lọc 02 lớp (gas thái hoặc vải kate) đến
khi đạt mức tối đa sức chứa của ao lắng tinh thì dừng. Sau khi cấp đủ nước ao

lắng tinh thì tiến hành xử lý nước (cách xử lý như ao lắng thô).
3) Đối với ao ương: nước được bơm từ ao lắng tinh sau 15 ngày xử lý vào
ao ương qua ống lọc có gắn túi lọc 02 lớp (gas thái hoặc vải kate)đến khi đạt
mức từ 1,3-1,5m thì dừng. Sau khi cấp đủ nước ao ương thì tiến hànhxử lý nước
(gây tạo biofloc ban đầu) như sau:
- Cho vào ao ương 3kg TĂ số 0 + 0,5kg Ta-Pondpro + 6kg mật đường vào
lúc 08h sáng; bổ sung vào ao ương 5kg khoáng No79 vào lúc 22h đêm;
4


- Lặp lại các hoạt động trên trong thời gian từ 5-7 ngày thì tiến hành kiểm
tra biofloc và các yếu tố môi trường:
+ Kiểm tra biofloc: dùng cốc đong imhoff để xác định chỉ số biofloc ban
đầu đạt yêu cầu (chỉ số đạt yêu cầu có giá trị từ 3-5 ml);
+ Kiểm tra chỉ tiêu môi trường nước: chỉ tiêu đạt yêu cầu theo Bảng 2:
Bảng 2. Chỉ tiêu môi trường thích hợp tiến hành thả giống trong ao
ương
Chỉ tiêu
Ngưỡng thích hợp
pH
7,5-8,5
Oxy hòa tan (DO, mg/l)
≥5
Độ mặn (%0)
7 ÷ 25
Độ kiềm (mg/l)
100 ÷ 160
Độ trong (cm)
25 ÷ 30
Màu vàng rơm hoặc xanh vỏ đậu hoặc

Màu nước
nâu nhạt là đạt yêu cầu
4) Đối với ao nuôi:
- Cấp nước và gây biofloc ban đầu: nước được bơm từ ao lắng tinh sau 15
ngày xử lý vào ao nuôi qua ống lọc có gắn túi lọc 02 lớp (gas thái hoặc vải kate)
đến khi đạt mức từ 30-40cm đủ chạy oxy đáy thì tiến hành gây biofloc ban đầu
(cách gây biofloc ban đầu ở ao nuôi tương tự ao ương). Sau 3-5 ngày gây
biofloc ban đầu thì tiến hành cấp đủ nước cho áo nuôi và tiến hành xử lý nước
định kỳ;
- Xử lý định kỳ ao nuôi: định kỳ hàng ngày cho vào ao nuôi các thành phần
sau đây:
+ Vi sinh TA-Pondpro: 0,5 kg vào lúc 08 giờ sáng (Thành phần và hàm
lượng TA-Pondpro: đã nêu ở phần ao lắng thô);
+ Khoáng N79: 20 kg vào lúc 22 giờ đêm (Thành phần và hàm lượng được
quy định tại Thông tư số 65/2011/TT-BNNPTNT ngày 05/10/2011 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành Danh mục bổ sung sản phẩm
xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam);
+ Mật đường: trộn với thức ăn theo tỷ lệ 1:1 (08 giờ sáng);
+ Tỏi: được xay nhuyễn trộn với thứ ăn theo tỷ lệ 5g tỏi/ 01 kg thức ăn,
trộn với dầu áo TA-Binder, cho ăn vào buổi sáng (08 giờ sáng);
+ Cho ăn bộ dinh dưỡng: trộn với thức ăn theo tỷ lệ 5-10 g bộ dinh dưỡng/
01 kg thức ăn (cho tôm ăn bằng máy hoặc theo các cữ cho ăn vào lúc 7h, lúc
11h , lúc 14h và lúc 17h).
- Kiểm tra biofloc: tương tự như cách kiểm tra biofloc ở phần ao ương (tần
suất kiểm tra: 01 lần/ngày).

2.2. Chọn giống, chăm sóc và quản lý ao ương
5



2.1.1 Chọn giống và tiến hành ương:
a) Chọn giống:
- Chọn mua tôm giống kích cỡ PL10-12 ở những cơ sở sản xuất có uy tín,
tôm bố mẹ có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; tôm giống đảm bảo chất lượng theo
tiêu chuẩn quy định của ngành và được kiểm soát tốt về an toàn sinh học trại
giống;
- Trước khi bắt giống 03 ngày, thông báo với cơ sở sản xuất giống các chỉ
số môi trường nước ao ương (pH, độ mặn) để cơ sở sản xuất giống thuần hóa
giống phù hợp với các điều kiện ao ương;
- Kiểm tra chất lượng tôm giống trước khi mua theo yêu cầu, đảm bảo
tôm giống phải đạt các tiêu chuẩn sau (Bảng 3):
Bảng 3. Tiêu chuẩn chất lượng tôm giống
T
T
1
2

Chỉ tiêu

4

Kích cỡ
Màu sắc
Đường tiêu
hóa (Đường
chỉ lưng)
Hình dạng

5


Phản xạ

6

Soi bệnh phát
sáng

7

Sốc tôm

8

Kiểm tra bệnh

3

Yêu cầu
Từ PL10 – PL12 . Tỷ lệ đồng đều trên 95%
Màu đặc trưng của loài (sáng bóng)
Rõ ràng, liền mạch, không đứt đoạn, đầy thức ăn
Đầy đủ phụ bộ, không dị tật, không dị hình
Bơi tán đều, không vón cục, không chìm xuống đáy
dụng cụ kiểm tra, có xu thể bơi ngược dòng nước, phản
xạ nhanh nhạy khi có tiếng động hoặc ánh sáng chiếu
đột ngột.
Lấy mẫu ngẫu nhiên khoảng 100 tôm giống, đưa tôm
giống vào phòng tối, nếu tôm không phát sáng là đạt
yêu cầu
Cách 1. Lấy ngẫu nhiên khoảng 100 tôm giống cùng 2

lít nước trong bể ương, cho thêm 2 lít nước ngọt, để
trong 1 giờ, nếu lượng tôm chết dưới 10% là đạt yêu
cầu
Cách 2. Lấy khoảng 100 tôm giống cùng 10 lít nước từ
bể ương, cho 2 ml formol (nồng độ 200 ppm) và sục
khí sau 1 giờ, lượng tôm chết dưới 10% là đạt yêu cầu.
Đưa mẫu tôm tới phòng chuyên môn kiểm tra, đảm bảo
100% tôm không nhiễm các loại bệnh.

- Kiểm tra chất lượng tôm giống khi về vận chuyển về cơ sở nuôi:
+ Các bao tôm giống về ao ương còn nguyên vẹn, đủ lượng oxy; tôm khỏe
mạnh; bơi phân tán đều trong bao.
+ Kiểm tra lại pH và độ mặn của 03 túi tôm giống bất kỳ so với pH và độ
mặn của ao ương để có biện pháp xử lý (thuần) trước khi thả tôm giống.
- Cỡ giống ương: post 10 – 12.
6


- Mật độ ương: 1.000-3.000 con/m2
b) Thả giống:
- Mật độ thả 1.000-3.000 con/m2;
- Vị trí và thời điểm thả giống: thả giống ở những vị trí đầu gió vào lúc
sáng sớm hoặc chiều muộn;
- Cách thả giống: trước tiên ngâm các bao tôm giống xuống ao ương trong
thời gian từ 15-20 phút cho cân bằng nhiệt độ; sau đó mở bao cho tôm giống
bơi từ từ ra ngoài.
Lưu ý: Trước khi thả tôm giống vào ao ương cần tiến hành sục khí, chạy
quạt ao ương (gièo) trong thời gian ít nhất 30 phút và kiểm tra các chỉ tiêu môi
trường ao ương (đạt chỉ tiêu môi trường tại Bảng 2).
2.1.2. Chăm sóc và quản lý ao ương (giai đoạn 1)

- Thời gian ương: Trung bình từ 20-25 ngày (tùy theo sự phát triển của
tôm)
- Kích cỡ tôm ương đạt yêu cầu nuôi thương phẩm: từ 1.000-2.000
con/kg
a) Hướng dẫn cho tôm ăn
- Thức ăn: thức ăn công nghiệp dạng viên, có độ đạm tối thiểu là 40%;
- Cho ăn: ngày đầu cho tôm giống ăn theo tỷ lệ 0,5 kg thức ăn cho
100.000 con; từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 10: mỗi ngày tăng thêm 150 g thức
ăn; từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 25: mỗi ngày tăng thêm 200 g thức ăn. Mỗi
ngày cho ăn 04 lần theo Bảng hướng dẫn sau (Bảng 4):
Bảng 4: Bảng hướng dẫn cho tôm giống ăn trong giai đoạn ương
(đơn vị: kg/100.000 Postlarvae)
Ngày
thứ

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15


Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 4

(Khoảng 7
giờ)

(Khoảng 11
giờ)

(Khoảng 14
giờ)

(Khoảng 17
giờ)

Tổng thức
ăn
/ngày

0,125
0,163
0,200
0,238
0,275

0,313
0,350
0,388
0,425
0,463
0,513
0,563
0,613
0,663
0,713

0,125
0,163
0,200
0,238
0,275
0,313
0,350
0,388
0,425
0,463
0,513
0,563
0,613
0,663
0,713

0,125
0,163
0,200

0,238
0,275
0,313
0,350
0,388
0,425
0,463
0,513
0,563
0,613
0,663
0,713

0,125
0,163
0,200
0,238
0,275
0,313
0,350
0,388
0,425
0,463
0,513
0,563
0,613
0,663
0,713

0,50

0,65
0,80
0,95
1,10
1,25
1,40
1,55
1,70
1,85
2,05
2,25
2,45
2,65
2,85

7


Ngày
thứ

16
17
18
19
20
21
22
23
24

25

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 4

(Khoảng 7
giờ)

(Khoảng 11
giờ)

(Khoảng 14
giờ)

(Khoảng 17
giờ)

0,763
0,813
0,863
0,913
0,963
1,013
1,063
1,113

1,163
1,213

0,763
0,813
0,863
0,913
0,963
1,013
1,063
1,113
1,163
1,213

0,763
0,813
0,863
0,913
0,963
1,013
1,063
1,113
1,163
1,213

0,763
0,813
0,863
0,913
0,963

1,013
1,063
1,113
1,163
1,213
Tổng

Tổng thức
ăn
/ngày

3,05
3,25
3,45
3,65
3,85
4,05
4,25
4,45
4,65
4,85
65,00

b) Hướng dẫn bổ sung bộ dinh dưỡng
Trộn bổ sung vào thức ăn cho tôm giống trong giai đoạn ương (theo lịch
tại Bảng 4) các thành phần dinh dưỡng sau:
- TA-Feedmin (bổ sung vitamin tổng hợp): trộn TA-Feedmin với thức ăn
theo tỷ lệ 5-10g TA-Feedmin/01 kg thức ăn;
- T-Food (cung cấp vi sinh đường ruột): trộn T-Food với thức ăn theo tỷ lệ
5-10g T-Food/ 01kg thức ăn;

- TA-Beta.Glucan (tăng hệ thống bổ thể, tăng sức đề kháng): trộn TABeta.Glucan với thức ăn theo tỷ lệ 5-10g TA-Beta.Glucan/ 01kg thức ăn.
- TA-Forever (giúp vỏ tôm dày, thịt chắc, màu đẹp): trộn TA-Forever với
thức ăn theo tỷ lệ 5-10g TA-Forever/ 01kg thức ăn;
- TA-Binder (chất kết dính giảm thất thoát thức ăn, kích thích tôm bắt
mồi): trộn TA-Binder với thức ăn theo tỷ lệ 20ml TA-Binder/ 01kg thức ăn.
c) Hướng dẫn xử lý môi trường
- Vi sinh TA-Pondpro: tạt TA-Pondpro vào ao ương theo tỷ lệ 500g TAPondpro/ 500 m2 ao ương, thời gian: từ 8-9 giờ sáng hàng ngày;
- Khoáng N79: tạt khoáng N79 vào ao ương theo tỷ 7-10 kg N79/500m2
ao ương, thời gian: từ 9-10 giờ đêm hàng ngày.
- TA-Pondpro nước: tạt TA-Pondpro nước vào ao ương theo tỷ 5 lít TAPondpro nước/2 lần/tuần, thời gian: từ 8 - 9 giờ sáng.
- Rỉ đường: trộn với thức ăn theo tỷ lệ 1:1, thời gian: 08 giờ sáng.
2.3. Chăm sóc và quản lý ao nuôi (giai đoạn 2)
2.3.1. Sang tôm:
Tôm giống sau khi ương 20-25 ngày đạt kích cỡ từ 1.000-2.000 con/kg thì
tiến hành đưa sang ao nuôi (sang tôm), chăm sóc đến khi thu hoạch.
- Trước khi sang tôm cần tiến hành các công việc sau:
+ Lấy nước từ ao nuôi sang ao ương để thuần tôm để tránh hiện tượng
tôm bị sốc khi sang qua ao nuôi (chú ý: nước ao nuôi đã được xử lý như mổ
tả ở phần cấp nước và gây biofloc ban đầu đối với ao nuôi);
8


+ Đo và điều chỉnh các chỉ tiêu môi trường nước giữa ao ương và nước ao
nuôi: giá trị pH không chênh nhau quá 0,2, độ mặn không quá 2‰.
- Sang tôm: thực hiện theo các bước sau:
+ Tháo ống sang tôm để tôm di chuyển từ ao ương sang ao nuôi;
+ Mật độ nuôi: từ 100-300 con/m2;
+ Sau khi sang tôm tiếp tục cấp nước từ ao lắng tinh vào ao nuôi đạt mực
nước 60 – 70 cm để chạy quạt, các ngày tiếp theo, mỗi ngày cấp bù 10 cm
cho đến khi ao nuôi đạt mực nước 1,0-1,2 m.

Lưu ý: sang tôm vào ngày thời tiết ổn định, thời gian từ 9-10h sáng (sau khi
cho tôm ăn khoảng 3 giờ); không sang tôm vào thời kỳ lột xác.
2.3.2 Chăm sóc tôm trong ao nuôi thương phẩm
a) Hướng dẫn cho ăn:
- Khi chuyển tôm qua giai đoạn hai, cho tôm ăn hoàn toàn bằng máy tự
động và điều chỉnh lượng thức ăn qua sàn ăn (01 ao 2.000 m2, bố trí 3 – 4 sàn
ăn);
- Thức ăn: thức ăn công nghiệp dạng viên đã có tên trong Danh mục được
phép lưu hành tại Việt Nam;
- Thường xuyên kiểm tra sàn ăn (1 giờ/lần) để cài đặt thời gian cho ăn thích
hợp tại máy cho ăn tự động.
- Mỗi ngày cho tôm ăn 04 lần vào các thời điểm: 06-07 giờ; 10-11 giờ; 1415 giờ; 17-18 giờ với khối lượng thức ăn bằng 3% khối lượng tôm.
b) Hướng dẫn cho ăn bộ dinh dưỡng
Tương tự giai đoạn 1 (giai đoạn ương)
c) Hướng dẫn xử lý môi trường:
- Vi sinh TA-Pondpro: tạt TA-Pondpro vào ao nuôi theo tỷ lệ 500g TAPondpro/ 2.000 m2 ao nuôi, thời gian: từ 8-9 giờ sáng hàng ngày;
- Khoáng N79: tạt khoáng N79 vào ao ương theo tỷ 20 kg N79/2.000m2
ao nuôi, thời gian: từ 9-10 giờ đêm hàng ngày.
- TA-Pondpro nước: tạt TA-Pondpro nước vào ao ương theo tỷ 5 lít TAPondpro nước/2 lần/tuần, thời gian: từ 8 - 9 giờ sáng.
- Rỉ đường: trộn với thức ăn theo tỷ lệ 2:1, thời gian: 08 giờ sáng;
- Kiểm tra lượng Biofloc hàng ngày nằm trong khoảng 2-3ml (theo chuẩn
cốc đong imhoff) là tốt, khi Biofloc lên cao lớn hơn 3ml (theo chuẩn cốc đong
imhoff) thì giảm xuống với tỷ lệ 1: 0,3 với thức ăn.
Lưu ý: Tuỳ theo mật độ nuôi để sử dụng vi sinh TA-Pondpro, khoáng
No.79 cho phù hợp.
d) Phòng và trị bệnh
* Phòng bệnh: Phòng bệnh cho tôm nuôi là tiêu chí được đặt lên hàng đầu,
luôn tạo cơ hội cho tôm phát triển tốt, có sức đề kháng ngay từ đầu chu kỳ nuôi.
Ngoài việc trộn bộ dinh dưỡng cho ăn hàng ngày (như đã nói ở trên), để phòng
bệnh cho tôm nuôi, cần bổ sung vào quá trình nuôi như sau:

- Riêng bữa sáng cho ăn tỏi (5 gam/ kg thức ăn) trộn với Ta-Binder.
- Sử dụng Ta-Pondpro 0,5kg/2000m2/ngày/lần, sử dụng lúc 8 giờ sáng.
9


- Ta-Khoáng Tạt N79 20kg/2000m2/ngày/lần, sử dụng lúc 12 giờ đêm.
* Trị bệnh:
- Khi phát hiện gan tôm bị yếu (vàng, sưng, teo hoặc có dấu hiệu mờ,..),
đường ruột yếu (phân lỏng, đứt đoạn, phân trắng,..). Cần xử lý theo cách sau
cho đến khi hết bệnh:
+ Gan tôm yếu: trộn cho ăn TA-Beta Glucan, liều lượng 30 - 40 gam/1kg
thức ăn.
+ Đường ruột yếu: Trộn cho ăn T-Food, liều lượng 30 - 40g/1kg thức ăn.
+ Ngâm hỗn hợp 0,5kg TA-Pondpro + 1kg Ta-Beta Glucan + 1kg T-Food
với 6 lít nước, trộn cho tôm ăn hết hỗn hợp từ 0 - 72 giờ vào các bữa trưa,
chiều, tối. Bữa sáng trộm tỏi cho ăn, liều lượng 10 gam/ 1 kg thức ăn.
Lưu ý: Tất cả các sản phẩm khi phối trộn đều phải dùng chất kết dính TABinder bao bọc (20 ml/ 1 kg thức ăn) để hạn chế thuốc bị thất thoát ra môi
trường nước..
* Xử lý môi trường nước:
Song song với quá trình phòng và trị bệnh việc xử lý môi trường ao nuôi là
vô cùng quan trọng, các bước thực hiện như sau:
Ngâm hỗn hợp: 0,5 kg TA-Pondpro + 1 kg TA-Beta Glucan + 1kg T-Food.
Ngâm từ 2 - 4 giờ sử dụng cho 1.000 - 1.500 m2, hòa tan đều và tạt lúc 8 giờ
sáng, sử dụng liên tục 3 - 5 ngày.
e) Thu hoạch và bảo quản:
- Chuẩn bị thu hoạch
Trước khi quyết định thu hoạch cần thống nhất giá cả và thời gian giao nhận
sản phẩm với cơ sở thu mua. Các dụng cụ phục vụ thu hoạch (lưới, vợt, rổ
đựng, đòn khênh...) phải đầy đủ và đang trong tình trạng hoạt động tốt.
Chọn thời điểm tôm có giá tốt khi tôm đạt kích cỡ để thu hoạch. Trước khi

thu hoạch theo dõi chu kỳ lột xác của tôm, tránh thu tôm khi đang trong chu kỳ
lột xác.
- Thu hoạch và bảo quản
Thu hoạch và vận chuyển tôm vào thời điểm trời mát (sáng sớm hoặc chiều
mát); tránh làm tôm bị dập nát; bảo quản lạnh và thời gian vân chuyển đến nơi
sơ chế, chế biến đảm bảo yêu cầu.
Người thu hoạch phải thực hiện vệ sinh cá nhân đúng quy định trước khi
tham gia vào hoạt động thu hoạch, vận chuyển tôm thương phẩm.
Các dụng cụ thu hoạch, phương tiện vận chuyển chuyên dùng phải được vệ
sinh khử trùng trước và sau khi sử dụng.

3. Các hạng mục đầu tư sản xuất
(tính cho 1,0 ha diện tích đất (02 ao)/ 01 vụ/ năm)
10


TT

HẠNG MỤC

ĐVT

SỐ LƯỢNG

I

Chi phí trước vụ nuôi
(XB cơ bản, thiết bị chuyên dùng)

1


Ủi ao

ha

1

2

Bạt ao lắng tinh

m2

3.200

4

Bạt ao ương

m2

300

5

Bạt ao nuôi 02 ao (2.000 m2/ ao)

m2

5.000


6

Lưới phủ ao ương

m2

300

7

Dây cáp

m

300

8

Cột cắm ao ương

cây

30

9

Máy sục khí

bộ


7

10

Dàn quạt ao ương

dàn

2

11

Dàn quạt ao nuôi (02 ao)

dàn

8

12

Máu sipon + máy hút nước bạt

cái

4

13

Ống PVC 90


m

400

14

Co chữ T90 giảm 21

cái

320

15

Vĩ oxy

cái

360

16

Máy cho ăn

cái

2

17


Phễu đo Biofloc

cái

6

18

Ống sang tôm 200mm

m

30

19

Thiết bị mau hỏng (kẹt đăng…)

II

Chi phí trước khi thả giống (02 lần)

1

Men vi sinh (TA-Pondpro)

kg

5


2

Khoáng tạt No79 (20 kg/bao)

bao

6

III

đồng

Chi phí ao ương (25 ngày/ 02 ao)

1

Tôm giống

con

900.000

2

Thức ăn

kg

222


3

Vi sinh (TA-Pondpro)

kg

16

4

Khoáng tạt No79 (20 kg/bao)

bao

26

11


TT

HẠNG MỤC

ĐVT

SỐ LƯỢNG

5


Men tiêu hóa (T-Pood)

kg

1,2

6

Khoáng vi lượng (TA-Peedmin)

kg

1,2

7

Ngừa gan (TA-Beta-Glucan)

kg

1,2

8

Siêu khoáng (TA-Forever)

kg

0,6


9

Dầu áo (TA-Binder)

lít

4

10

Mật rỉ đường

kg

222

11

Nhiên liệu (Điện)

Kw/h

3.600

IV

Chi phí ao nuôi (65 ngày/ 02 ao)

1


Thức ăn

kg

17.000

2

Vi sinh (TA-Pondpro)

kg

74

3

Khoáng tạt No79 (20 kg/bao)

bao

130

4

Men tiêu hóa (T-Pood)

kg

86


5

Khoáng vi lượng (TA-Peedmin)

kg

86

6

Ngừa gan (TA-Beta-Glucan)

kg

86

7

Siêu khoáng (TA-Forever)

kg

52

8

Dầu áo (TA-Binder)

lít


170

9

Mật rỉ đường

lít

8.500

10

Nhiên liệu (Điện)

Kw/h

30.000

11

Công lao động (02 người x 4 tháng)

tháng

8

12




×