Tải bản đầy đủ (.ppt) (70 trang)

Bài 1 nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng và nhiệm vụ của chi ủy, bí thư chi bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.45 KB, 70 trang )

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG
BÍ THƯ CHI BỘ VÀ CẤP ỦY VIÊN Ở CƠ SỞ
Mèo Vạc, tháng 4 năm 2019


BÀI 1: TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG
VÀ NHIỆM VỤ CỦA CHI ỦY, BÍ THƯ CHI BỘ


A- TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG
I- HỆ THỐNG, CƠ CẤU VÀ CHỨC NĂNG CỦA TỔ
CHỨC ĐẢNG
1- Hệ thống tổ chức cơ bản của Đảng
a) Tổ chức đảng theo tổ chức hành chính nhà nước
- Tại mỗi cấp hành chính nhà nước có các tổ chức đảng
tương ứng:
+ Ở cấp Trung ương có BCH Trung ương Đảng;
+ Ở cấp tỉnh có các đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương;
+ Ở cấp huyện có các đảng bộ huyện, quận, thị xã, thành
phố trực thuộc tỉnh;
+ Ở cấp cơ sở có các tổ chức cơ sở đảng của xã, phường, thị
trấn.


1- Hệ thống tổ chức cơ bản của Đảng
b) Hệ thống tổ chức đảng theo khối
- Ở Trung ương, hiện nay có 02 đảng bộ khối trực thuộc
Trung ương là: Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương và Đảng bộ
Khối doanh nghiệp Trung ương.
- Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có đảng bộ


khối cơ quan tỉnh, thành phố; ở các tỉnh, thành phố có nhiều doanh
nghiệp thì có đảng bộ khối doanh nghiệp.
- Trực thuộc các đảng bộ cấp trên cơ sở là các tổ chức cơ sở
đảng. Đó là các đảng bộ, chi bộ cơ sở được thành lập tại các tổ
chức kinh tế, xã hội như cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị
sự nghiệp...


1- Hệ thống tổ chức cơ bản của Đảng
c) Hệ thống tổ chức đảng trong quân đội
- Hệ thống tổ chức đảng trong quân đội và công an được tổ
chức tương ứng với cơ cấu tổ chức của quân đội và công an, bảo
đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với
quân đội và công an.
- Theo Điều lệ có Quân ủy Trung ương và Đảng ủy Công an
Trung ương (Hiện nay ở Trung ương còn có Đảng ủy Ngoài nước
dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Bí thư Trung ương).


2- Tổ chức cơ sở đảng
a) Tổ chức cơ sở đảng trong hệ thống tổ chức cơ bản của
Đảng - Tổ chức cơ sở đảng có hai loại hình là đảng bộ cơ sở và chi
bộ cơ sở.
- Việc thành lập tổ chức cơ sở đảng căn cứ vào số lượng
đảng viên chính thức và đặc điểm của cơ sở.
- Trong đảng bộ cơ sở có các chi bộ trực thuộc. Chi bộ trực
thuộc đảng bộ cơ sở được tổ chức theo nơi làm việc hoặc nơi ở của
đảng viên; mỗi chi bộ có ít nhất 03 đảng viên chính thức.
- Trực thuộc chi bộ có thể có các tổ đảng.



2- Tổ chức cơ sở đảng
b) Các tổ chức cơ sở đảng khác
- Tại các tổ chức kinh tế, xã hội như cơ quan, doanh nghiệp,
hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, đơn vị quân đội, công an và các đơn
vị khác, có từ ba đảng viên chính thức trở lên thì thành lập tổ chức
đảng nhưng không nhất thiết phải là tổ chức cơ sở đảng. Có thể
thực hiện theo 03 phương án sau:
+ Lập tổ chức cơ sở đảng như đối với xã, phường, thị trấn.
+ Lập chi bộ hoặc tổ đảng trực thuộc tổ chức cơ sở đảng.
+ Tại các cơ sở không đủ ba đảng viên chính thức thì giới
thiệu đảng viên sinh hoạt ở tổ chức cơ sở đảng thích hợp.


2- Tổ chức cơ sở đảng
b) Các tổ chức cơ sở đảng khác
- Thông thường đảng bộ cơ sở phải có 30 đảng viên trở lên,
tuy nhiên vẫn có một số trường hợp đặc biệt như:
+ Lập đảng bộ cơ sở chưa đủ 30 đảng viên.
+ Lập chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở có hơn 30 đảng viên.
+ Lập đảng bộ bộ phận trực thuộc đảng bộ cơ sở.
* Những trường hợp này do cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ
chức cơ sở đảng xem xét quyết định.


3- Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng
a) Chức năng của tổ chức cơ sở đảng
- Tổ chức cơ sở đảng có 2 chức năng cơ bản: Nền tảng của
Đảng và là hạt nhân chính trị ở cơ sở.
Chức năng nền tảng của Đảng xuất phát từ nhưng vị trí, vai

trò sau đây:
+ Tổ chức cơ sở đảng lãnh đạo, quản lý đảng viên và các tổ
chức của đảng viên một cách trực tiếp, trực tiếp ban hành, ra các
quyết định về đảng viên và các chi bộ, tổ đảng; quản lý những mặt
hoạt động cơ bản của đảng viên.
+ Các chủ trương, đường lối của Đảng chủ yếu được thực
hiện thông qua tổ chức cơ sở đảng.


3- Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng
+ Các tổ chức cơ sở đảng là nơi lựa chọn, bồi dưỡng những
quần chúng ưu tú để kết nạp vào Đảng, bổ sung đội ngũ của Đảng.
Về chức năng hạt nhân chính trị ở cơ sở:
+ Tổ chức cơ sở đảng là thành viên hoạt động chính trị tích
cực nhất trong hệ thống chính trị ở cơ sở vị lợi ích của giai cấp, của
toàn xã hội.
+ Tổ chức cơ sở đảng là thành viên trung tâm trong hệ thống
chính trị ở cơ sở. Đảng lãnh đạo toàn diện các tổ chức chính trị - xã
hội ở cơ sở. Đảng giác ngộ, tổ chức, vận động quần chúng thực
hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước.


3- Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng
+ Đảng đoàn kết và tập hợp mọi lực lượng ở cơ sở thành
một khối thống nhất ý chí và hành động, tạo ra sức mạnh tổng hợp
thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của cơ sở.
* Để đảm đương được chức năng là nền tảng của Đảng, hạt
nhân chính trị ở cơ sở, tổ chức cơ sở đảng phải không ngừng phấn
đấu, thực sự là một tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh.

b) Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng (Có 5 nhiệm vụ)
- Chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước; đề ra chủ trương, nhiệm vụ chính trị của đảng bộ, chi bộ
và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả.


3- Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng
b) Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng (Có 5 nhiệm vụ)
- Xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh về chính
trị, tư tưởng và tổ chức; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân
chủ; nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, thực hiện tự phê bình và
phê bình, giữ gìn kỷ luật và tăng cường đoàn kết thống nhất trong
Đảng; thường xuyên giáo dục, rèn luyện và quản lý cán bộ, đảng
viên, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, tính chiến đấu, trình
độ kiến thức, năng lực công tác; làm công tác phát triển đảng viên.
- Lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức kinh tế, hành
chính, sự nghiệp, quốc phòng, an ninh và các đoàn thể chính trị - xã
hội trong sạch, vững mạnh; chấp hành đúng pháp luật và phát huy
quyền làm chủ của nhân dân.


3- Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng
b) Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng (Có 5 nhiệm vụ)
- Liên hệ mật thiết với nhân dân, chăm lo đời sống vật chất,
tinh thần và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; lãnh đạo nhân
dân tham gia xây dựng và thực hiện đường lối, chính sách của
Đảng và pháp luật của Nhà nước.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện, bảo đảm các nghị quyết,
chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước được chấp hành
nghiêm chỉnh; kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên chấp

hành Điều lệ Đảng.


3- Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng
* Từ 5 nhiệm vụ trên có thể khái quát thành các mặt
công tác cơ bản của tổ chức cơ sở đảng như sau:
- Một là, công tác xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch,
vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức.
- Hai là, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị.
- Ba là, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng.


3- Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng
c) Nhiệm vụ của chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở
Theo điểm 2 Điều 24 Điều lệ Đảng quy định: "Chi bộ lãnh
đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị; giáo dục, quản lý và
phân công công tác cho đảng viên; làm công tác vận động quần
chúng và công tác phát triển đảng viên; kiểm tra, giám sát thi hành
kỷ luật đảng viên; thu, nộp đảng phí".
Nội dung thực hiện những nhiệm vụ nêu trên là:
+ Căn cứ và đặc điểm, chức năng và nhiệm vụ chính trị cụ
thể của từng loại hình đơn vị, chi bộ lãnh đạo thực hiện có hiệu quả
nghị quyết của đảng bộ cơ sở.


3- Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng
Nội dung thực hiện những nhiệm vụ nêu trên là:
+ Thường xuyên chăm lo xây dựng chi bộ trong sạch, vững
mạnh; chủ động đề phòng và kịp thời khắc phục những biểu hiện
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tinh thần trách

nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật.
Trong công tác xây dựng chi bộ, cần tập trung vào các vấn
đề sau đây:
+ Giáo dục, quản lý và phân công công tác cho đảng viên để
đảng viên thực hiện hiện tốt vai trò tiên phonh gương mẫu trong
sản xuất, công tác, chiến đấu, học tập và rèn luyện tu dưỡng đạo
đức, lối sống.


3- Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng
Trong công tác xây dựng chi bộ, cần tập trung vào các vấn
đề sau đây:
+ Làm tốt công tác quần chúng và công tác phát triển đảng
viên; thông qua công tác vận động nhân dân để phát triển để ảnh
hưởng phát trển của Đảng trong quần chúng.
+ Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, khen thưởng và kỷ
luật; kịp thời phát hiện va có biện pháp giáo dục đối với đảng viên
mắc sai lầm, khuyết điểm; kiên quyết đưa ra khỏi Đảng những
người không đủ tư cách đảng viên.


3- Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng
Trong công tác xây dựng chi bộ, cần tập trung vào các vấn
đề sau đây:
+ Giữ vững nền nếp, không ngừng nâng cao chất lượng sinh
hoạt chi ủy, chi bộ; góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của chi bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên; trong
sinh hoạt chi ủy, chi bộ cần thật sự coi trọng tự phê bình và phê
bình, nêu cao tình thương yêu đồng chí, giúp nhau không ngừng
tiến bộ.



II- THƯC HIỆN NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ
CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG
1- Thực hiện nhiệm vụ chính trị của đảng bộ, chi bộ cơ
sở xã - Lãnh đạo chính quyền thực hiện các chủ trương,

nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo nghị quyết của đảng
bộ, chi bộ xã và của tổ chức đảng cấp trên, đặc biệt là nhiệm
vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; quản lý và sử dụng
đất đai, vốn và các nguồn lực để phát triển kinh tế có hiệu quả,
bền vững; phát triển sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế, bảo vệ
môi trường; thực hiện tốt các chính sách xã hội, xóa đói, giảm
nghèo; chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới...


1- Thực hiện nhiệm vụ chính trị của đảng bộ, chi bộ cơ
sở xã

- Lãnh đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở, thực hiện tốt
phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra"; giám
sát mọi hoạt động ở cơ sở theo đúng chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Phát huy dân chủ
đi đôi với tăng cường kỷ luật, kỷ cương; kịp thời giải quyết
những vướng mắc phát sinh trong cộng đồng dân cư theo đúng
pháp luật, không để xảy ra tình trạng khiếu kiện tập thể, vượt
cấp hoặc lợi dụng dân chủ để làm mất ổn định chính trị ở cơ
sở.
- Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng toàn dân, an

ninh nhân dân và chính sách hậu phương quân đội, giữ vững
an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.


2- Thực hiện nhiệm vụ chính trị của đảng bộ, chi bộ cơ
sở phường, thị trấn
- Lãnh đạo chính quyền thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện đúng chức năng quản lý hành
chính nhà nước và công tác quản lý đô thị; chăm lo phát triển sự
nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường; thực hiện tốt các
chính sách xã hội, xóa đói, giảm nghèo.
- Lãnh đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng toàn dân, an ninh
nhân dân và chính sách hậu phương quân đội, giữ vững an ninh
chính trị và trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội.


3- Thực hiện nhiệm vụ chính trị của đảng bộ, chi bộ cơ
sở cơ quan
- Lãnh đạo cán bộ, công chức và người lao động đề cao tinh
thần trách nhiệm, tham gia xây dựng và thực hiện có hiệu quả
nhiệm vụ chính trị của cơ quan theo đúng chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Lãnh đạo cán bộ, công chức và người lao động phát huy
tính chủ động, sáng tạo, làm tốt chức năng tham mưu, nghiên cứu
đề xuất, quản lý hành chính nhà nước...; kiến nghị với lãnh đạo cơ
quan về những vấn đề cần thiết; không ngừng cải tiến lề lối,
phương pháp làm việc, nâng cao hiệu qu công tác...



3- Thực hiện nhiệm vụ chính trị của đảng bộ, chi bộ cơ
sở cơ quan
- Lãnh đạo thực hiện dân chủ ở cơ quan, phát huy quyền làm
chủ của cán bộ, công chức, người lao động, đấu tranh chống quan
liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; chăm lo đời sống vật chất, tinh
thần, cải thiện điều kiện làm việc cho cá bộ, công chức, người lao
động.
- Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, đoàn
kết nội bộ, bảo vệ bí mật quốc gia, bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ
tài sản của cơ quan, Nhà nước, chống âm mưu "diễn biến hòa bình"
của các thế lực thù địch...


4- Thực hiện nhiệm vụ chính trị của đảng bộ, chi bộ cơ
sở trong các doanh nghiệp nhà nước
- Tham gia xây dựng và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đúng chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; bảo đảm
quyền lợi hợp pháp của người lao động, hoàn thành nghĩa vụ đối
với Nhà nước, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
của người lao động.
- Lãnh đạo thực hiện dân chủ trong doanh nghiệp; thực hiện
công khai về phân phối; đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng,
lãng phí, tiêu cực...


4- Thực hiện nhiệm vụ chính trị của đảng bộ, chi bộ cơ
sở trong các doanh nghiệp nhà nước
- Lãnh đạo đảng viên và quần chúng giám sát mọi hoạt động
của doanh nghiệp theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính

sách, pháp luật của Nhà nước.
- Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng toàn dân, xây
dựng lực lượng tự vệ mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an
toàn xã hội, bảo vệ nội bộ, bảo vệ tài sản của Nhà nước và của
doanh nghiệp.


×