Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

tiểu luận môn tiếng việt thực hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (945.86 KB, 30 trang )

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA TIẾNG TRUNG QUỐC

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
ĐỀ TÀI: Nhận thức về văn hóa và văn hóa ẩm thực Việt Nam

Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2017

1


MỤC LỤC
CHỦ ĐỀ
1. Nhận thức về văn hóa và văn hóa Việt Nam:
- Sơ đồ khái quát câu 1
- Nhận thức về văn hóa nói chung
- Nhận thức về văn hóa Việt Nam
- Chia sẻ cảm nhận về văn hóa Việt Nam
2. Văn hóa ẩm thực Việt Nam:
- Sơ đồ khái quất câu 2
- Thói quen ăn uống củ người Việt
- Đặc trưng văn hóa ẩm thực Việt
Chia sẻ cảm nhận về Phở Hà Nội

TRANG
3
4
11
21
23


24
26
27

NGUỒN THAM KHẢO
1.
/>%C6%B0%C6%A1ng-%C3%B4n-thi-c%C6%A1-s%E1%BB%9F-v
%C4%83n-h%C3%B3a-vi%E1%BB%87t-nam-6-c%C6%A1-c%E1%BA
%A5u
2.
/>3.
/>%87t_Nam
4.
/>5.
/>m/ThongTinTongHop/vanhoa

2


Sơ đồ khái quát câu 1
3


CÂU 1: Hãy chia sẻ nhận thức của anh (chị) về văn hóa nói
chung và văn hóa Việt Nam nói riêng?

NHẬN THỨC VỀ VĂN HÓA NÓI CHUNG
Định nghĩa Văn hóa
Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm
cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các

khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v... Cả hai khía cạnh cần thiết
để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận
và đánh giá khác nhau. Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại học Mỹ là Alfred
Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn
hóa trong các công trình nổi tiếng thế giới [4]. Văn hóa được đề cập đến trong nhiều lĩnh
vực nghiên cứu như dân tộc học, nhân loại học (theo cách gọi của Mỹ hoặc dân tộc học
hiện đại theo cách gọi của châu Âu) [5], dân gian học, địa văn hóa học, văn hóa học, xã
hội học,...và trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó định nghĩa về văn hóa cũng khác nhau.
Các định nghĩa về văn hóa nhiều và cách tiếp cận khác nhau đến nỗi ngay cả cách phân
loại các định nghĩa về văn hóa cũng có nhiều. Một trong những cách đó phân loại các
định nghĩa về văn hóa thành những dạng chủ yếu sau đây [6]:










Về mặt thuật ngữ khoa học: Văn hóa được bắt nguồn từ chữ Latinh "Cultus" mà
nghĩa gốc là gieo trồng, được dùng theo nghĩa Cultus Agri là "gieo trồng ruộng đất"
và Cultus Animi là "gieo trồng tinh thần" tức là "sự giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con
người". Theo nhà triết học Anh Thomas Hobbes (1588-1679): "Lao độngdành cho
đất gọi là sự gieo trồng và sự dạy dỗ trẻ em gọi là gieo trồng tinh thần".
Các định nghĩa miêu tả: định nghĩa văn hóa theo những gì mà văn hóa bao hàm,
chẳng hạn nhà nhân loại học người Anh Edward Burnett Tylor (1832 - 1917) đã định
nghĩa văn hóa như sau: văn hóa hay văn minh hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc

học là một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật
pháp, phong tục, và bất cứ những khả năng, tập quán nào mà con người thu nhận
được với tư cách là một thành viên của xã hội [7].
Các định nghĩa lịch sử: nhấn mạnh các quá trình kế thừa xã hội, truyền thống dựa
trên quan điểm về tính ổn định của văn hóa. Một trong những định nghĩa đó là
của Edward Sapir (1884 - 1939), nhà nhân loại học, ngôn ngữ học người Mỹ: văn
hóa chính là bản thân con người, cho dù là những người hoang dã nhất sống trong
một xã hội tiêu biểu cho một hệ thống phức hợp của tập quán, cách ứng xử và quan
điểm được bảo tồn theo truyền thống .
Các định nghĩa chuẩn mực: nhấn mạnh đến các quan niệm về giá trị, chẳng
hạn William Isaac Thomas (1863 - 1947), nhà xã hội học người Mỹ coi văn hóa là
các giá trị vật chất và xã hội của bất kỳ nhóm người nào (các thiết chế, tập tục, phản
ứng cư xử,...) [9].
Các định nghĩa tâm lý học: nhấn mạnh vào quá trình thích nghi với môi trường,
quá trình học hỏi, hình thành thói quen, lối ứng xử của con người. Một trong những
4








cách định nghĩa như vậy của William Graham Sumner (1840 - 1910), viện sĩ Mỹ,
giáo sư Đại học Yale và Albert Galloway Keller, học trò và cộng sự của ông là: Tổng
thể những thích nghi của con người với các điều kiện sinh sống của họ chính là văn
hóa, hay văn minh...Những sự thích nghi này được bảo đảm bằng con đường kết hợp
những thủ thuật như biến đổi, chọn lọc và truyền đạt bằng kế thừa. [10]
Các định nghĩa cấu trúc: chú trọng khía cạnh tổ chức cấu trúc của văn hóa, ví

dụ Ralph Linton (1893 - 1953), nhà nhân loại học người Mỹ định nghĩa: a.Văn hóa
suy cho cùng là các phản ứng lặp lại ít nhiều có tổ chức của các thành viên xã hội; b.
Văn hóa là sự kết hợp giữa lối ứng xử mà các thành tố của nó được các thành viên
của xã hội đó tán thành và truyền lại nhờ kế thừa. [11]
Các định nghĩa nguồn gốc: định nghĩa văn hóa từ góc độ nguồn gốc của nó, ví dụ
định nghĩa của Pitirim Alexandrovich Sorokin (1889 - 1968), nhà xã hội học người
Mỹ gốc Nga, người sáng lập khoa Xã hội học của Đại học Harvard: Với nghĩa rộng
nhất, văn hóa chỉ tổng thể những gì được tạo ra, hay được cải biến bởi hoạt động có
ý thức hay vô thức của hai hay nhiều cá nhân tương tác với nhau và tác động đến lối
ứng xử của nhau. [11]
Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa nên
được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri
thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng,
ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá
trị, truyền thống và đức tin. [12]

Tóm lại, Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong
quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo
nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển
trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát
triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời
sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con
người tạo ra

Cơ cấu của văn hóa
Biểu tượng

5



Đám cưới chuột - Tranh dân gian Đông Hồ, Việt nam

Biểu tượng là bất cứ cái gì mang một ý nghĩa cụ thể được các thành viên của một
cộng đồng người nhận biết [13]. Âm thanh, đồ vật, hình ảnh, hành động của con người
và cả những ký tự của trang viết này...đều là biểu tượng văn hóa. Biểu tượng văn
hóa thay đổi theo thời gian và cũng khác nhau, thậm chí trái ngược nhau trong những
nền văn hóa khác nhau. Gật đầu ở Việt nam đều được hiểu là đồng ý nhưng
ở Bulgaria nó lại có nghĩa là không. Ý nghĩa tượng trưng là nền tảng của mọi nền văn
hóa, nó tạo cơ sở thực tế cho những cá nhân trải nghiệm trong các tình huống xã hội
và làm cuộc sống trở nên có ý nghĩa. Tuy vậy trong cuộc sống hàng ngày, các thành
viên thường không nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của biểu tượng do chúng
đã trở nên quá quen thuộc. Khi thâm nhập vào một nền văn hóa khác, với những biểu
tượng văn hóa khác người ta có thể thấy sức mạnh của biểu tượng văn hóa. Nếu sự
khác biệt đủ lớn, người thâm nhập có thể bị một cú sốc văn hóa. Trong mọi nền văn
hóa, con người đều sắp xếp biểu tượng thành ngôn ngữ, đó là hệ thống các ký hiệu có
ý nghĩa chuẩn giúp cho các thành viên trong xã hội có thể truyền đạt được với
nhau [14]. Ngôn ngữ có ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, mọi nền văn hóa đều có ngôn
ngữ nói nhưng không phải tất cả đều có ngôn ngữ viết. Ở những nền văn hóa có cả
hai loại ngôn ngữ thì ngôn ngữ nói cũng khác với ngôn ngữ viết. Ngôn ngữ là phương
tiện quan trọng nhất để chuyển giao văn hóa, làm cho văn hóa có thể được truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác. Ngôn ngữ cũng là nền tảng cho trí tưởng tượng của con
người do nó được liên kết bởi các ký hiệu một cách gần như vô hạn. Điều đó giúp
cho con người có khả năng thay thế được những nhận thức thông thường về thế giới
tạo tiền đề cho sự sáng tạo. Ngôn ngữ quan trọng đến mức Edward Sapir và học trò
của ông là Benjamin Whorf đã đưa ra giả thuyết (gọi là Giả thuyết Sapir-Whorf) rằng
con người có thể khái niệm hóa thế giới chỉ thông qua ngôn ngữ nên ngôn ngữ đi
trước suy nghĩ [15]. Ngôn ngữ ảnh hưởng đến những cảm nhận, suy nghĩ của con
người về thế giới đồng thời truyền đạt cho cá nhân những chuẩn tắc, giá trị, sự chấp
nhận quan trọng nhất của một nền văn hóa. Chính vì thế, việc du nhập một ngôn ngữ

mới vào một xã hội trở thành vấn đề nhạy cảm tại nhiều nơi trên thế giới và là tiêu
điểm của các cuộc tranh luận về vấn đề xã hội. Trong quá trình phát triển của xã
hội, ngôn ngữ cũng biến đổi: nhiều từ ngữ mất đi, nhiều từ ngữ mới xuất hiện (ví dụ
máy tính điện tử ra đời làm xuất hiện những từ ngữ như bộ nhớ truy cập ngẫu
nhiên, byte...).

Chân lý
Chân lý đó chính là tính chính xác, rõ ràng của tư duy. Có người thì cho rằng, chân
lý đó là những nguyên lý được nhiều người tán thành thừa nhận. Hay theo quan điểm
thực dụng gắn ý nghĩa của chân lý với tính lợi ích thực tế của nó. Hiểu đúng và sâu hơn,
6


thì chân lý là sự phản ánh đúng đắn thế giới khách quan trong ý thức con người. Chân lý
là tri thức phù hợp với hiện thực khách quan và được thực tế kiểm nghiệm. Ở khía cạnh
xã hội học, chân lý là những quan niệm về cái thật và cái đúng. Chính vì lẽ đó mà xã hội,
mỗi nền văn hóa có những cái thật, cái đúng khác nhau. Điều này có nghĩa có những cái
mà nền văn hóa này coi là chân lý, thì có thể ở nền văn hóa khác lại bị phủ nhận.
Một cá nhân không thể xây dựng được chân lý. Chân lý chỉ có thể được hình thành
thông qua nhóm người. Cá nhân qua tiếp xúc, tương tác với nhóm nhỏ, nhóm lớn hình
thành nên những ý kiến cho là đúng, là thật ngày càng có tính khách quan hơn, càng gần
hiện thực hơn. Như vậy văn hóa là toàn bộ các chân lý. Chân lý luôn là cụ thể vì cái
khách quan hiện thực là nguồn gốc của nó. Những sự vật, những quá trình cụ thể của xã
hội, con người luôn tồn tại không tách rời những điều kiện khách quan lịch sử cụ thể.
Những điều kiện khách quan thay đổi thì chân lý khách quan thay đổi.
Mỗi một dân tộc đều có những hoàn cảnh lịch sử khác nhau và vì vậy trong nền văn
hóa của họ có các bộ phận chân lý khác nhau. Ngay với một dân tộc ở các thời điểm
lịch sử khác nhau thì cũng có các chân lý khác nhau.

Giá trị

Giá trị (Value) với tư cách là sản phẩm của văn hóa và thuật ngữ giá trị có thể quy
vào những mối quan tâm, thích thú, những ưa thích, những sở thích, những bổn phận,
những trách nhiệm, những ước muốn, những nhu cầu, những ác cảm, những lôi cuốn
và nhiều hình thái khác nữa của định hướng lựa chọn. Khó có một xác định nào mô tả
đầy đủ phạm vi và tính đa dạng của những hiện tượng giá trị được thừa nhận. Khoa
học xã hội coi giá trị như những quan niệm về cái đáng mong muốn ảnh hưởng tới
hành vi lựa chọn. Trong cách nhìn rộng rãi hơn thì bất cứ cái gì tốt, xấu đều là giá trị
hay giá trị là điều quan tâm của chủ thể. Giá trị là cái mà ta cho là đáng có, mà ta
thích, ta cho là quan trọng để hướng dẫn cho hành động của ta.
Giá trị là những gì mà qua đó thành viên của một nền văn hóa xác định điều gì là
đáng mong muốn và không đáng mong muốn, tốt hay không tốt, đẹp hay xấu...
[16]
Trong một xã hội, các thành viên đều xây dựng quan điểm riêng về bản thân mình
và về thế giới dựa trên những giá trị văn hóa. Trong quá trình trưởng thành, con
người học hỏi từ gia đình, nhà trường, tôn giáo, giao tiếp xã hội...và thông qua đó xác
định nên suy nghĩ và hành động như thế nào theo những giá trị của nền văn hóa. Giá
trị là sự đánh giá trên quan điểm văn hóa nên khác nhau ở từng cá nhân nhưng trong
một nền văn hóa, thậm chí có những giá trị mà đại đa số các thành viên trong nhiều
nền văn hóa đều thừa nhận và có xu hướng trường tồn như tự do, bình đẳng, bác
ái, hạnh phúc... Giá trị cũng luôn luôn thay đổi và ngoài xung đột về giá trị giữa các
cá nhân hoặc các nhóm trong xã hội, trong chính bản thân từng cá nhân cũng có xung
đột về giá trị chẳng hạn như giữa thành công của cá nhân mình với tinh thần cộng
đồng.

Mục tiêu
Mục tiêu là một trong những yếu tố cơ bản của hành vi và sự hành động có ý thức
của con người. Mục tiêu được coi như sự dự đoán trước kết quả của hành động. Đó là
cái đích thực tế cần phải hoàn thành. Con người tổ chức mọi hành động của mình
xoay quanh những cái đích thực tế đó. Mục tiêu có khả năng hợp tác những hành
7



động khác nhau của con người vào trong một hệ thống, kích thích đến sự xây dựng
phương án cho các hành động. Thực tế, tồn tại mục tiêu cá nhân và mục tiêu chung
(cộng đồng, xã hội). Mục tiêu chung sinh ra bằng hai con đường: qua sự đồng ý lẫn
nhau của các mục tiêu cá nhân trong nhóm, qua sự trùng nhau của một vài mục tiêu
cá nhân của các thành viên trong nhóm. Mục tiêu là một bộ phận của văn hóa và phản
ánh văn hóa của một dân tộc.
Mục tiêu chịu ảnh hưởng mạnh của giá trị. Giá trị thế nào thì dễ sinh ra mục tiêu như
thế, không có giá trị thì cũng không có mục tiêu, giá trị gắn bó với mục tiêu. Tuy
nhiên mục tiêu là khác với giá trị.

Chuẩn mực
Chuẩn mực là tổng số những mong đợi, những yêu cầu, những quy tắc của xã hội
được ghi nhận bằng lời, bằng ký hiệu hay bằng các biểu trưng, mà qua đó xã hội định
hướng hành vi của các thành viên [17]. Trên góc độ xã hội học, những chuẩn mực văn
hóa quan trọng được gọi là chuẩn mực đạo đức và những chuẩn mực văn hóa ít quan
trọng hơn được gọi là tập tục truyền thống. Do tầm quan trọng của nó nên các chuẩn
mực đạo đức thường được luật pháp hỗ trợ để định hướng hành vi của các cá nhân (ví
dụ: hành vi ăn cắp là vi phạm chuẩn mực đạo đức, ngoài việc bị xã hội phản ứng một
cách mạnh mẽ, luật pháp còn quy định những hình phạt có tính chất cưỡng chế).
Những tập tục truyền thống như quy tắc giao tiếp, ứng xử trong đám đông...thường
thay đổi trong từng tình huống (ví dụ: người ta có thể huýt gió trong buổi biểu
diễn nhạc rock nhưng không làm thế khi nghe nhạc thính phòng) và thành viên vi
phạm tiêu chuẩn bị xã hội phản ứng ít mạnh mẽ hơn (ví dụ: nếu một người mặc quần
áo ngủ vào siêu thị mua hàng thì những người xung quanh sẽ dị nghị nhưng gần như
chắc chắn không có ai phản đối trực tiếp). Chuẩn mực văn hóa khiến cho các cá nhân
có tính tuân thủ và phản ứng tích cực (phần thưởng) hay tiêu cực (hình phạt) của xã
hội thúc đẩy tính tuân thủ ấy. Phản ứng tiêu cực của xã hội trước những vi phạm
chuẩn mực văn hóa chính là cơ sở của hệ thống kiểm soát văn hóa hay kiểm soát xã

hội mà qua đó bằng những biện pháp khác nhau, các thành viên của xã hội tán đồng
sự tuân thủ những chuẩn mực văn hóa. Ngoài phản ứng của xã hội, phản ứng của
chính bản thân cũng góp phần làm cho những chuẩn mực văn hóa được tuân thủ. Quá
trình này chính là tiếp thu các chuẩn mực văn hóa, hay nói một cách khác, hòa nhập
chuẩn mực văn hóa vào nhân cách của bản thân.

Các loại hình văn hóa
Văn hóa tinh thần
Văn hóa tinh thần hay còn gọi là văn hóa phi vật chất là những ý niệm, tín ngưỡng,
phong tục, tập quán, giá trị, chuẩn mực,... tạo nên một hệ thống. Hệ thống đó bị chi
phối bởi trình độ của các giá trị, đôi khi có thể phân biệt một giá trị bản chất. Chính
giá trị này mang lại cho văn hóa sự thống nhất và khả năng tiến hóa nội tại của nó.

Văn hóa vật chất
Ngoài các yếu tố phi vật chất như giá trị, tiêu chuẩn,... nền văn hóa còn bao gồm tất
cả những sáng tạo hữu hình của con người mà trong xã hội học gọi chung là đồ tạo
tác [18]. Những con đường, tòa cao ốc, đền đài, phương tiện giao thông, máy móc thiết
8


bị...đều là đồ tạo tác. Văn hóa vật chất và phi vật chất liên quan chặt chẽ với nhau.
Khảo sát một nền văn hóa có thể thấy văn hóa vật chất phản ánh những giá trị văn
hóa mà nền văn hóa đó coi là quan trọng. Ở các nước Hồi giáo, công trình kiến trúc
đẹp nhất và hoành tráng nhất thường là thánh đường trong khi ở Mỹ, nó lại là trung
tâm thương mại. Văn hóa vật chất còn phản ánh công nghệ hiểu theo khái niệm xã
hội học là sự áp dụng kiến thức văn hóa vào sinh hoạt trong môi trường tự
nhiên. Tháp Eiffel phản ánh công nghệ cao hơn tháp truyền hình Hà Nội. Ngược lại,
văn hóa vật chất cũng làm thay đổi những thành phần văn hóa phi vật chất.

Văn hóa lý tưởng và văn hóa thực tế

Giá trị và tiêu chuẩn là những gì nên làm, trên thực tế ở những mẫu xã hội, hành vi
của các thành viên không hoàn toàn nhất quán với những giá trị, tiêu chuẩn ấy.
Những mẫu xã hội nhất quán với giá trị, tiêu chuẩn được gọi là văn hóa lý tưởng còn
những mẫu xã hội trên thực tế gọi là văn hóa thực tế. Sự khác biệt giữa văn hóa lý
tưởng và văn hóa thực tế tồn tại ở mọi nền văn hóa. Đại đa số người Việt Nam ở đô
thị thừa nhận tầm quan trọng của bảo vệ môi trường nhưng một tỷ lệ đáng kể vẫn sẵn
sàng vứt rác ra đường phố. Mặt khác, tiêu chuẩn, giá trị thay đổi theo thời gian và có
sự khác nhau giữa các nhóm khác nhau trong xã hội nên những mẫu văn hóa trên
thực tế cũng khác với văn hóa lý tưởng.

Tính đa dạng văn hóa và văn hóa chung

Một cảnh sinh hoạt của những người hippie ở Austin, Texas, Mỹ
Trong một nền văn hóa, sự khác biệt về độ tuổi, điều kiện sống, giai cấp xã hội,...đã
làm hình thành nên những mẫu văn hóa khác với văn hóa thống trị, hay còn gọi
là tiểu văn hóa. Người nông thôn có thể cho người thành phố là "giả dối" trong khi họ
lại bị người thành phố coi là "người nhà quê". Những thanh niên mê nhạc Hip
Hop cũng có lối sống và quan niệm khác hẳn những giáo sư đứng tuổi. Trong hầu hết
những xã hội hiện đại, đều tồn tại những tiểu văn hóa cấu thành dựa trên sắc tộc. Xã
hội Việt nam được cấu thành bởi các tiểu văn hóa của trên 50 sắc tộc. Tính đa dạng
về văn hóa đôi khi gây ra sự mâu thuẫn. Canada là một xã hội có hai nhóm văn hóa
chính, nhóm văn hóa tổ tiên người Anh và nhóm văn hóa tổ tiên người Pháp trong đó
đa số nói tiếng Anh, thiểu số còn lại nói tiếng Pháp hoặc nói cả hai thứ tiếng. Thiểu
số nói tiếng Pháp có một số bất lợi trong một xã hội mà văn hóa của những người
nói tiếng Anhthống trị. Mặc dù chính phủ Canada chính thức công nhận hai ngôn ngữ
9


quốc gia, nhưng mâu thuẫn giữa những người nói tiếng Anh và nói tiếng Pháp vẫn
tiếp tục mà biểu hiện rõ nét là các cuộc trưng cầu dân ý về việc

tách Quebec (nói tiếng Pháp) ra khỏi Canada.
Trong trường hợp một mẫu văn hóa có sự khác biệt với văn hóa thống trị ở một mức
độ đáng kể thì trong xã hội học người ta gọi là văn hóa nghịch dòng hay phản văn
hóa [19]. Khi văn hóa nghịch dòng xuất hiện thì sẽ xuất hiện vấn đề xem xét lại tiêu
chuẩn, đạo đức của văn hóa thống trị và do vậy xã hội có các biện pháp kiểm soát
văn hóa từ đưa tin một cách tiêu cực trên các phương tiện truyền thông đến can thiệp
bằng luật pháp. Nhiều trào trào lưu văn hóa nghịch dòng được xuất phát từ giới trẻ
như phong trào hippie ở Mỹ những năm 1960 hoặc làn sóng đầu trọc hiện nay.
Mặc dù đa dạng nhưng những nền văn hóa có những cung cách thực hành và niềm tin
phổ biến nào đó được gọi là những văn hóa chung[20] hay tính phổ biến văn hóa. Nhà
nhân loại học nổi tiếng người Mỹ George Murdock (1897 - 1985) đã liệt kê một danh
sách những cái thuộc văn hóa chung như các bộ môn thể thao; nấu ăn; y khoa; lễ
tang, những hạn chế và ràng buộc về tình dục,...

Văn hóa và ý thức hệ chủ đạo
Văn hóa và xã hội hòa hợp với nhau và muốn duy trì sự ổn định phải có những giá trị
trung tâm và những tiêu chuẩn chung đủ mạnh. Trên một góc độ khác, có thể những
giá trị và tiêu chuẩn trung tâm ấy được dùng để duy trì đặc quyền, đặc lợi của một
nhóm người trong xã hội. Ý thức hệ chủ đạo là một tập hợp các niềm tin và thực tiễn
văn hóa giúp duy trì các lợi ích hùng mạnh về kinh tế, xã hội và chính trị.[21]. Khái
niệm này được những nhà Marxist George Lukacs (người Hungary) và Antonio
Gramsci (người Ý) đưa ra lần đầu tiên vào thập niên 1920. Quan điểm này trở nên
phổ biến trong xã hội học vào thập niên 1950, tuy nhiên đến đầu thập niên 1970 mới
giành được chỗ đứng ở Mỹ. Theo quan điểm của Karl Marx xã hội tư bản có một ý
thức hệ thống trị nhằm phục vụ cho lợi ích của các tầng lớp thống trị [22]. Các nhóm
và các định chế có quyền lực nhất trong xã hội không chỉ nắm được của cải và tài sản
mà còn kiểm soát được ý nghĩa của việc tạo ra các niềm tin về thực tại thông qua tôn
giáo, giáo dục và các phương tiện truyền thông đại chúng.

Sự thay đổi văn hóa

Văn hóa liên tục thay đổi và quá trình này diễn ra rất nhanh chóng do các nguyên
nhân chủ yếu sau:
Phát minh: là quá trình tạo ra các yếu tố văn hóa mới, việc phát minh ra bóng đèn
điện, máy nghe nhạc, điện thoại, máy bay, máy tính điện tử.v.v...có tác động rất
lớn đến văn hóa và làm thay đổi cuộc sống của con người. Quá trình phát minh
diễn ra liên tục ở các nền văn hóa và làm thay đổi văn hóa.
• Khám phá: là quá trình nhận ra và hiểu biết về một cái gì đó đang tồn tại như
một hành tinh hay một loài thực vật...Khám phá có thể rất tình cờ như việc tìm
ra lửanhưng nó thường là kết quả của việc nghiên cứu khoa học.
• Phổ biến: cả văn hóa vật chất và phi vật chất đều được phổ biến (hay cách gọi
khác là khuếch tán) từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác. Một phát minh


10


nhanh chóng được cả thế giới ứng dụng, nhạc jazz của người da đen cũng lan tỏa
sang những nền văn hóa khác, phong trào hippie từ Mỹ nhanh chóng lan truyền
sang châu Âu, Canada, Úc, những cửa hàng McDonald có ở khắp nơi trên thế
giới, hay những nhà truyền giáo đã đi đến tận hang cùng ngõ hẻm ở khắp nơi đưa
đức tin của họ đến đó...Sự phổ biến văn hóa được hỗ trợ bởi kỹ thuật đã dẫn đến
xu hướng toàn cầu hóa của văn hóa. Nhiều xã hội đang tìm cách bảo vệ mình
tránh khỏi sự "xâm lăng" của quá nhiều văn hóa từ những xã hội khác và đề
cao bản sắc văn hóa

NHẬN THỨC VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Việt Nam có một nền văn hoá đặc sắc, lâu đời gắn liền với lịch sử hình
thành và phát triển của dân tộc.
Các nhà sử học thống nhất ý kiến ở một điểm: Việt Nam có một cộng đồng
văn hoá khá rộng lớn được hình thành vào khoảng nửa đầu thiên niên kỉ thứ

nhất trước Công nguyên và phát triển rực rỡ vào giữa thiên niên kỉ này. Đó
là cộng đồng văn hoá Đông Sơn. Cộng đồng văn hoá ấy phát triển cao so với
các nền văn hoá khác đương thời trong khu vực, có những nét độc đáo riêng
nhưng vẫn mang nhiều điểm đặc trưng của văn hoá vùng Đông Nam Á, vì có
chung chủng gốc Nam Á (Mongoloid phương Nam) và nền văn minh lúa
nước. Những con đường phát triển khác nhau của văn hoá bản địa tại các
khu vực khác nhau (lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả v.v...) đã hội tụ
với nhau, hợp thành văn hoá Đông Sơn. Đây cũng là thời kỳ ra đời nhà nước
"phôi thai" đầu tiên của Việt Nam dưới hình thức cộng đồng liên làng và
siêu làng (để chống giặc và đắp giữ đê trồng lúa), từ đó các bộ lạc nguyên
thuỷ phát triển thành dân tộc.

Múa lân

Giai đoạn văn hoá Văn Lang - Âu Lạc: (gần năm 3000 đến cuối thiên niên
kỷ 1 trước CN) vào thời đại đồ đồng sơ khai, trải 18 đời vua Hùng, được coi
11


là đỉnh cao thứ nhất của lịch sử văn hoá Việt Nam, với sáng tạo tiêu biểu là
trống đồng Đông Sơn và kỹ thuật trồng lúa nước ổn định.
Sau giai đoạn chống Bắc thuộc có đặc trưng chủ yếu là song song tồn tại hai
xu hướng Hán hoá và chống Hán hoá, giai đoạn Đại Việt (từ thế kỉ 10 đến
15) là đỉnh cao thứ hai của văn hoá Việt Nam. Qua các triều đại nhà nước
phong kiến độc lập, nhất là với hai cột mốc các triều Lý - Trần và Lê, văn
hoá Việt Nam được gây dựng lại toàn diện và thăng hoa nhanh chóng có sự
tiếp thu ảnh hưởng to lớn của Phật giáo và Nho giáo.
Sau thời kì hỗn độn Lê - Mạc và Trịnh - Nguyễn chia cắt đất nước, rồi từ
tiền đề Tây Sơn thống nhất đất nước và lãnh thổ, nhà Nguyễn tìm cách phục
hưng văn hoá dựa vào Nho giáo, nhưng lúc ấy Nho giáo đã suy tàn và văn

hoá phương Tây bắt đầu xâm nhập nước ta. Kéo dài cho tới khi kết thúc chế
độ Pháp thuộc là sự xen cài về văn hoá giữa hai xu hướng Âu hoá và chống
Âu hoá, là sự đấu tranh giữa văn hoá yêu nước với văn hoá thực dân.
Giai đoạn văn hoá Việt Nam hiện đại được hình thành kể từ những năm 20 30 của thế kỷ này, dưới ngọn cờ của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa Mác Lênin. Với sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền văn minh thế giới hiện
đại, đồng thời giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc, văn hoá Việt Nam hứa hẹn
một đỉnh cao lịch sử mới.
Có thể nói xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam, đã có ba lớp văn hoá chồng
lên nhau: lớp văn hoá bản địa, lớp văn hoá giao lưu với Trung Quốc và khu
vực, lớp văn hoá giao lưu với phương Tây. Nhưng đặc điểm chính của Việt
Nam là nhờ gốc văn hoá bản địa vững chắc nên đã không bị ảnh hưởng văn
hoá ngoại lai đồng hoá, trái lại còn biết sử dụng và Việt hoá các ảnh hưởng
đó làm giầu cho nền văn hoá dân tộc.
Văn hoá dân tộc Việt Nam nảy sinh từ một môi trường sống cụ thể: xứ nóng,
nhiều sông nước, nơi gặp gỡ của nhiều nền văn minh lớn. Điều kiện tự nhiên
(nhiệt, ẩm, gió mùa, sông nước, nông nghiệp trồng lúa nước...) đã tác động
không nhỏ đến đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của dân tộc, đến tính
cách, tâm lý con người Việt Nam. Tuy nhiên điều kiện xã hội và lịch sử lại là
những yếu tố chi phối rất lớn đến văn hoá và tâm lý dân tộc. Cho nên cùng
là cư dân vùng trồng lúa nước, vẫn có những điểm khác biệt về văn hoá giữa
Việt Nam với Thái Lan, Lào, Indonesia, Ấn Độ v.v... Cùng cội nguồn văn
hoá Đông Nam Á, nhưng do sự thống trị lâu dài của nhà Hán, cùng với việc

12


áp đặt văn hoá Hán, nền văn hoá Việt Nam đã biến đổi theo hướng mang
thêm các đặc điểm văn hoá Đông Á.
Dân tộc Việt Nam hình thành sớm và luôn luôn phải làm các cuộc chiến
tranh giữ nước, từ đó tạo nên một đặc trưng văn hoá nổi bật: tư tưởng yêu
nước thấm sâu và bao trùm mọi lĩnh vực. Các yếu tố cộng đồng có nguồn

gốc nguyên thuỷ đã sớm được cố kết lại, trở thành cơ sở phát triển chủ nghĩa
yêu nước và ý thức dân tộc. Chiến tranh liên miên, đó cũng là lý do chủ yếu
khiến cho lịch sử phát triển xã hội Việt Nam có tính bất thường, tất cả các
kết cấu kinh tế - xã hội thường bị chiến tranh làm gián đoạn, khó đạt đến
điểm đỉnh của sự phát triển chín muồi. Cũng vì chiến tranh phá hoại, Việt
Nam ít có được những công trình văn hoá-nghệ thuật đồ sộ, hoặc nếu có
cũng không bảo tồn được nguyên vẹn.
Việt Nam gồm 54 dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ, mỗi dân tộc một
sắc thái riêng, cho nên văn hoá Việt Nam là một sự thống nhất trong đa
dạng. Ngoài văn hoá Việt - Mường mang tính tiêu biểu, còn có các nhóm
văn hoá đặc sắc khác như Tày - Nùng, Thái, Chàm, Hoa - Ngái, Môn Khơme, H’Mông - Dao, nhất là văn hoá các dân tộc Tây Nguyên giữ được
những truyền thống khá phong phú và toàn diện cuả một xã hội thuần nông
nghiệp gắn bó với rừng núi tự nhiên. Dưới đây là cái nhìn khái quát về các
lĩnh vực văn hoá chủ yếu:
1. Triết học và tư tưởng
Lúc đầu chỉ là những yếu tố tự nhiên nguyên thuỷ thô sơ về duy vật và biện
chứng, tư tưởng người Việt trộn lẫn với tín ngưỡng. Tuy nhiên, xuất phát từ
gốc văn hóa nông nghiệp, khác với gốc văn hoá du mục ở chỗ trọng tĩnh hơn
động, lại có liên quan nhiều với các hiện tượng tự nhiên, tư tưởng triết học
Việt Nam đặc biệt chú tâm đến các mối quan hệ mà sản phẩm điển hình là
thuyết âm dương ngũ hành (không hoàn toàn giống Trung Quốc) và biểu
hiện cụ thể rõ nhất là lối sống quân bình hướng tới sự hài hoà.
Sau đó, chịu nhiều ảnh hưởng tư tưởng của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo
được dung hợp và Việt hoá đã góp phần vào sự phát triển của xã hội và văn
hoá Việt Nam. Đặc biệt các nhà Thiền học đời Trần đã suy nghĩ và kiến giải
hầu hết các vấn đề triết học mà Phật giáo đặt ra (Tâm-Phật, Không-Có,
Sống-Chết...) một cách độc đáo, riêng biệt. Tuy Nho học về sau thịnh vượng,
nhiều danh nho Việt Nam cũng không nghiên cứu Khổng-Mạnh một cách
câu nệ, mù quáng, mà họ tiếp nhận cả tinh thần Phật giáo, Lão-Trang nên tư


13


tưởng họ có phần thanh thoát, phóng khoáng, gần gũi nhân dân và hoà với
thiên nhiên hơn.
Ở các triều đại chuyên chế quan liêu, tư tưởng phong kiến nặng nề đè nén
nông dân và trói buộc phụ nữ, nhưng nếp dân chủ làng mạc, tính cộng đồng
nguyên thuỷ vẫn tồn tại trên cơ sở kinh tế nông nghiệp tự cấp tự túc. Cắm rễ
sâu trong xã hội nông nghiệp Việt Nam là tư tưởng nông dân có nhiều nét
tích cực và tiêu biểu cho con người Việt Nam truyền thống. Họ là nòng cốt
chống ngoại xâm qua các cuộc kháng chiến và nổi dậy. Họ sản sinh ra nhiều
tướng lĩnh có tài, lãnh tụ nghĩa quân, mà đỉnh cao là người anh hùng áo vải
Quang Trung-Nguyễn Huệ cuối thế kỷ 18.
Chính sách trọng nông ức thương, chủ yếu dưới triều Nguyễn, khiến cho ý
thức thị dân chậm phát triển. Việt Nam xưa kia coi trọng nhất nông nhì sĩ,
hoặc nhất sĩ nhì nông, thương nhân bị khinh rẻ, các nghề khác thường bị coi
là nghề phụ, kể cả hoạt động văn hoá.

Lễ hội
Thế kỷ 19, phong kiến trong nước suy tàn, văn minh Trung Hoa suy thoái,
thì văn hoá phương Tây bắt đầu xâm nhập Việt Nam theo nòng súng thực
dân. Giai cấp công nhân hình thành vào đầu thế kỉ 20 theo chương trình khai
thác thuộc địa. Tư tưởng Mác-Lênin được du nhập vào Việt Nam những năm
20-30 kết hợp với chủ nghĩa yêu nước trở thành động lực biến đổi lịch sử
đưa đất nước tiến lên độc lập, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Tiêu biểu cho
thời đại này là Hồ Chí Minh, anh hùng dân tộc, nhà tư tưởng và danh nhân
văn hoá được quốc tế thừa nhận. Giai cấp tư sản dân tộc yếu ớt chỉ tiến hành
được một số cuộc cải cách bộ phận ở nửa đầu thế kỉ 20.

14



Như vậy, Việt Nam không có một hệ thống lý luận triết học và tư tưởng
riêng, thiếu triết gia tầm cỡ quốc tế. Nhưng không có nghĩa là không có
những triết lý sống và những tư tưởng phù hợp với dân tộc mình.
Xã hội nông nghiệp có đặc trưng là tính cộng đồng làng xã với nhiều tàn dư
nguyên thuỷ kéo dài đã tạo ra tính cách đặc thù của con người Việt Nam. Đó
là một lối tư duy lưỡng hợp (dualisme), một cách tư duy cụ thể, thiên về
kinh nghiệm cảm tính hơn là duy lý, ưa hình tượng hơn khái niệm, nhưng
uyển chuyển linh hoạt, dễ dung hợp, dễ thích nghi. Đó là một lối sống nặng
tình nghĩa, đoàn kết gắn bó với họ hàng, làng nước (vì nước mất nhà tan, lụt
thì lút cả làng). Đó là một cách hành động theo xu hướng giải quyết dung
hoà, quân bình, dựa dẫm các mối quan hệ, đồng thời cũng khôn khéo giỏi
ứng biến đã từng nhiều lần biết lấy nhu thắng cương, lấy yếu chống mạnh
trong lịch sử.
Trong các bậc thang giá trị tinh thần, Việt Nam đề cao chữ Nhân, kết hợp
chặt chẽ Nhân với Nghĩa, Nhân với Đức, bất nhân bất nghĩa đồng nghĩa với
thất đức. Nguyễn Trãi từng diễn tả quan niệm Nhân Nghĩa của người Việt đối lập với cường bạo, nâng lên thành cơ sở của đường lối trị nước và cứu
nước. Việt Nam hiểu chữ Trung là Trung với nước, cao hơn Trung với vua,
trọng chữ Hiếu nhưng không quá bó hẹp trong khuôn khổ gia đình. Chữ
Phúc cũng đứng hàng đầu bảng giá trị đời sống, người ta khen nhà có phúc
hơn là khen giầu, khen sang.
Trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập thế giới, sẽ phải
phấn đấu khắc phục một số nhược điểm trong văn hoá truyền thống; kém tư
duy lôgích và khoa học kỹ thuật; đầu óc gia trưởng, bảo thủ, địa phương, hẹp
hòi; tư tưởng bình quân; xu hướng phủ định cá nhân, san bằng cá tính; tệ ưa
sùng bái và thần thánh hoá; thói chuộng từ chương hư danh, yếu về tổ chức
thực tiễn...
2. Phong tục tập quán
Người Việt vốn thiết thực, chuộng ăn chắc mặc bền. Đầu tiên là ăn, có

thực mới vực được đạo, trời đánh còn tránh bữa ăn. Cơ cấu ăn thiên về thực
vật, cơm rau là chính cộng thêm thuỷ sản. Luộc là cách nấu ăn đặc sắc của
Việt Nam. Nhưng cách thức chế biến món ăn lại giầu tính tổng hợp, kết hợp
nhiều chất liệu và gia vị. Ngày nay có nhiều thịt cá, vẫn không quên vị dưa
cà.
Lễ hội đâm trâu
15


Người Việt hay dùng các chất liệu vải có nguồn gốc thực vật, mỏng, nhẹ,
thoáng, phù hợp xứ nóng, với các sắc màu nâu, chàm, đen. Trang phục nam
giới phát triển từ đóng khố ở trần đến áo cánh, quần ta (quần Tàu cải biến).
Nữ giới xưa phổ biến mặc yếm, váy, áo tứ thân sau này đổi thành chiếc áo
dài hiện đại. Nói chung, phụ nữ Việt Nam làm đẹp một cách tế nhị, kín đáo
trong một xã hội "cái nết đánh chết cái đẹp". Trang phục cũ cũng chú ý đến
khăn, nón, thắt lưng.
Ngôi nhà Việt Nam xưa gắn liền với môi trường sông nước (nhà sàn, mái
cong). Sau đó là nhà tranh vách đất, lợp rạ, vật liệu chủ yếu là tre gỗ, không
cao quá để chống gió bão, quan trọng nhất là hướng nhà thường quay về
phía Nam chống nóng, tránh rét. Nhà cũng không rộng quá để nhường diện
tích cho sân, ao, vườn cây. Vả lại, người Việt Nam quan niệm "rộng nhà
không bằng rộng bụng". Các kiến trúc cổ bề thế thường ẩn mình và hoà với
thiên nhiên.
Phương tiện đi lại cổ truyền chủ yếu là đường thuỷ. Con thuyền các loại là
hình ảnh thân quen của cảnh quan địa lý - nhân văn Việt Nam, cùng với
dòng sông, bến nước.
Các phong tục hôn nhân, tang ma, lễ tết, lễ hội của Việt Nam đều gắn với
tính cộng đồng làng xã. Hôn nhân xưa không chỉ là nhu cầu đôi lứa mà còn
phải đáp ứng quyền lợi của gia tộc, gia đình, làng xã, nên kén người rất kỹ,
chọn ngày lành tháng tốt, trải qua nhiều lễ từ giạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu đến

tơ hồng, hợp cẩn, lại mặt, và phải nộp cheo để chính thức được thừa nhận là
thành viên của làng xóm. Tục lễ tang cũng rất tỉ mỉ, thể hiện thương xót và
tiễn đưa người thân qua bên kia thế giới, không chỉ do gia đình lo mà hàng
xóm láng giềng tận tình giúp đỡ.
Việt Nam là đất nước của lễ hội quanh năm, nhất là vào mùa xuân, nông
nhàn. Các tết chính là tết Nguyên đán, tết Rằm tháng Giêng, tết Hàn thực, tết
Đoan ngọ, tết Rằm tháng Bảy, tết Trung thu, tết Ông táo... Mỗi vùng thường
có lễ hội riêng, quan trọng nhất là các lễ hội nông nghiệp (cầu mưa, xuống
đồng, cơm mới...), các lễ hội nghề nghiệp (đúc đồng, rèn, pháo, đua ghe...).
Ngoài ra là các lễ hội kỉ niệm các bậc anh hùng có công với nước, các lễ hội
tôn giáo và văn hoá (hội chùa). Lễ hội có 2 phần: phần lễ mang ý nghĩa cầu
xin và tạ ơn, phần hội là sinh hoạt văn hoá cộng đồng gồm nhiều trò chơi,
cuộc thi dân gian.
3. Tín ngưỡng và tôn giáo

16


Tín ngưỡng dân gian Việt Nam từ cổ xưa đã bao hàm:
Lễ đền Đô Tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và tín
ngưỡng sùng bái con người. Con người cần sinh sôi, mùa màng cần tươi tốt
để duy trì và phát triển sự sống, nên đã nảy sinh tín ngưỡng phồn thực. Ở
Việt Nam, tín ngưỡng đó tồn tại lâu dài, dưới hai dạng biểu hiện: thờ sinh
thực khí nam và nữ (khác với ấn Độ chỉ thờ sinh thực khí nam) và thờ cả
hành vi giao phối (người và thú, ngay ở Đông Nam Á cũng ít có dân tộc thờ
việc này). Dấu tích trên còn để lại ở nhiều di vật tượng và chân cột đá, trong
trang trí các nhà mồ Tây Nguyên, trong một số phong tục và điệu múa, rõ
nhất là ở hình dáng và hoa văn các trống đồng cổ.
Nông nghiệp trồng lúa nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên đã đưa đến
tín ngưỡng sùng bái tự nhiên. Ở Việt Nam, đó là tín ngưỡng đa thần và coi

trọng nữ thần, lại thờ cả động vật và thực vật. Một cuốn sách nghiên cứu
(xuất bản năm 1984) đã liệt kê được 75 nữ thần, chủ yếu là các bà mẹ, các
Mẫu (không những có Ông Trời, mà còn có Bà Trời tức Mẫu Cửu Trùng,
ngoài ra là Mẫu Thượng Ngàn, Bà chúa Sông v.v...). Về thực vật được tôn
sùng nhất là Cây lúa, sau đó tới Cây đa, Cây cau, Cây dâu, quả Bầu. Về
động vật, thiên về thờ thú hiền như hươu, nai, cóc, không thờ thú dữ như văn
hoá du mục, đặc biệt là thờ các loài vật phổ biến ở vùng sông nước như chim
nước, rắn, cá sấu. Người Việt tự nhận là thuộc về họ Hồng Bàng, giống Tiên
Rồng (Hồng Bàng là tên một loài chim nước lớn, Tiên là sự trừu tượng hoá
một giống chim đẻ trứng, Rồng sự trừu tượng hoá từ rắn, cá sấu). Rồng sinh
ra từ nước bay lên trời là biểu trưng độc đáo đầy ý nghĩa của dân tộc Việt
Nam.
Trong tín ngưỡng sùng bái con người, phổ biến nhất là tục thờ cúng tổ tiên,
gần như trở thành một thứ tôn giáo của người Việt Nam (trong Nam bộ gọi
là Đạo Ông Bà). Việt Nam trọng ngày mất là dịp cúng giỗ hơn ngày sinh.
Nhà nào cũng thờ Thổ công là vị thần trông coi gia cư, giữ gìn hoạ phúc cho
cả nhà. Làng nào cũng thờ Thành hoàng là vị thần cai quản che chở cho cả
làng (thường tôn vinh những ngươì có công khai phá lập nghiệp cho dân
làng, hoặc các anh hùng dân tộc đã sinh hay mất ở làng). Cả nước thờ vua tổ,
có ngày giỗ tổ chung (Hội đền Hùng). Đặc biệt việc thờ Tứ Bất Tử là thờ
những giá trị rất đẹp của dân tộc: Thánh Tản Viên (chống lụt), Thánh Gióng
(chống ngoại xâm), Chử Đồng Tử (nhà nghèo cùng vợ ngoan cường xây
dựng cơ nghiệp giầu có), bà Chúa Liễu Hạnh (công chúa con Trời từ bỏ
Thiên đình xuống trần làm người phụ nữ khát khao hạnh phúc bình thường).

17


Mặc dù có trường hợp dẫn tới mê tín dị đoan, tín ngưỡng dân gian sống dẻo
dai và hoà trộn cả vào các tôn giáo chính thống.

Phật giáo (Tiểu thừa) có thể đã được du nhập trực tiếp từ ấn Độ qua đường
biển vào Việt Nam khoảng thế kỉ 2 sau CN. Phật giáo Việt Nam không xuất
thế mà nhập thế, gắn với phù chú, cầu xin tài lộc, phúc thọ hơn là tu hành
thoát tục. Khi Phật giáo (Đại thừa) từ Trung Quốc vào nước ta, tăng lữ Việt
Nam mới đi sâu hơn vào Phật học, nhưng dần hình thành những tôn phái
riêng như Thiền Tông Trúc Lâm đề cao Phật tại tâm. Thời Lý - Trần, Phật
giáo cực thịnh nhưng vẫn đón nhận cả Nho giáo, Lão giáo, tạo nên bộ mặt
văn hoá mang tính chất "Tam giáo đồng nguyên" (cả ba tôn giáo cùng tồn
tại). Qua nhiều bước thăng trầm, đạo Phật trở nên thân thiết với người Việt
Nam, thống kê năm 1993 cho biết vẫn có tới 3 triệu tín đồ xuất gia và
khoảng 10 triệu người thường xuyên vãn chùa lễ Phật. Thời Bắc thuộc, Nho
giáo chưa có chỗ đứng trong xã hội Việt Nam, đến năm 1070 Lý Thái Tổ lập
Văn Miếu thờ Chu Công-Khổng Tử mới có thể xem là được tiếp nhận chính
thức. Thế kỉ 15, do nhu cầu xây dựng đất nước thống nhất, chính quyền tập
trung, xã hội trật tự, Nho giáo thay chân Phật giáo trở thành quốc giáo dưới
triều Lê. Nho giáo, chủ yếu là Tống Nho, bám chắc vào cơ chế chính trị - xã
hội, vào chế độ học hành khoa cử, vào tầng lớp nho sĩ, dần chiếm lĩnh đời
sống tinh thần xã hội. Nhưng Nho giáo cũng chỉ được tiếp thụ ở Việt Nam
từng yếu tố riêng lẻ - nhất là về chính trị - đạo đức, chứ không bê nguyên xi
cả hệ thống.
Đạo giáo thâm nhập vào Việt Nam khoảng cuối thế kỉ 2. Do thuyết vô vi
mang tư tưởng phản kháng bọn thống trị, nó được người dân dùng làm vũ
khí chống phong kiến phương Bắc. Nó lại có nhiều yếu tố thần tiên, huyền
bí, nên hợp với tiềm thức con người và tín ngưỡng nguyên thuỷ. Nhiều nhà
nho cũ mộ khuynh hướng ưa thanh tĩnh, nhàn lạc của Lão - Trang. Nhưng từ
lâu Đạo giáo như một tôn giáo không tồn tại nữa, chỉ còn để lại di sản trong
tin ngưỡng dân gian.
Ki-tô giáo đến Việt Nam vào thế kỉ 17 như một khâu môi giới trung gian của
văn hoá phương Tây và của chủ nghĩa thực dân. Nó tranh thủ được cơ hội
thuận lợi: chế độ phong kiến khủng hoảng, Phật giáo suy đồi, Nho giáo bế

tắc, để trở thành chỗ an ủi tinh thần cho một bộ phận dân chúng nhưng trong
một thời gian dài không hoà đồng được với văn hoá Việt Nam. Trái lại, nó
buộc phải để giáo dân lập bàn thờ trong nhà. Chỉ khi hoà Phúc âm trong dân
tộc, nó mới đứng được ở Việt Nam. Năm 1993 có khoảng 5 triệu tín đồ công
giáo và gần nửa triệu tín đố Tin Lành.
18


Các tôn giáo bên ngoài du nhập vào Việt Nam không làm mất đi tín ngưỡng
dân gian bản địa mà hoà quyện vào nhau làm cho cả hai phía đều có những
biến thái nhất định. Ví dụ Nho giáo không hạ thấp được vai trò người phụ
nữ, việc thờ Mẫu ở Việt Nam rất thịnh hành. Tính đa thần, dân chủ, cộng
đồng được thể hiện ở việc thờ tập thể gia tiên, thờ nhiều cặp thần thánh, vào
một ngôi chùa thấy không chỉ thờ Phật mà thờ cả nhiều vị khác, thấn linh có
mà người thật cũng có. Và có lẽ chỉ ở Việt Nam mới có chuyện con cóc kiện
cả ông Trời, cũng như môtíp người lấy tiên trong các chuyện cổ tích. Đây
chính là những nét riêng của tín ngưỡng Việt Nam.
4. Ngôn ngữ
Về nguồn gốc tiếng Việt, có nhiều giả thuyết. Giả thuyết giầu sức thuyết
phục hơn cả: tiếng Việt thuộc dòng Môn-Khơme của ngữ hệ Đông Nam Á,
sau chuyển biến thành tiếng Việt - Mường (hay tiếng Việt cổ) rồi tách ra.
Trong tiếng Việt hiện đại, có nhiều từ được chứng minh có gốc Môn-Khơme
và tương ứng về ngữ âm, ngữ nghĩa khi so sánh với tiếng Mường.
Trải qua nghìn năm Bắc thuộc, và dưới các triều đại phong kiến, ngôn ngữ
chính thống là chữ Hán, nhưng cũng là thời gian tiếng Việt tỏ rõ sức sống
đấu tranh tự bảo tồn và phát triển. Chữ Hán được đọc theo cách của người
Việt, gọi là cách đọc Hán - Việt. Và được Việt hoá bằng nhiều cách tạo ra
nhiều từ Việt thông dụng. Tiếng Việt phát triển phong phú đi đến ra đời hệ
thống chữ viết ghi lại tiếng Việt trên cơ sở văn tự Hán vào thế kỉ 13 là chữ
Nôm.

Thời kỳ thuộc Pháp, chữ Hán dần bị loại bỏ, thay thế bằng tiếng Pháp dùng
trong ngôn ngữ hành chính, giáo dục, ngoại giao. Nhưng nhờ chữ Quốc ngữ,
có lợi thế đơn giản về hình thể kết cấu, cách viết, cách đọc, văn xuôi tiếng
Việt hiện đại thực sự hình thành, tiếp nhận thuận lợi các ảnh hưởng tích cực
của ngôn ngữ văn hoá phương Tây. Chữ quốc ngữ là sản phẩm của một số
giáo sĩ phương Tây trong đó có Alexandre de Rhodes hợp tác với một số
người Việt Nam dựa vào bộ chữ cái Latinh để ghi âm tiếng Việt dùng trong
việc truyền giáo vào thế kỉ 17. Chữ quốc ngữ dần được hoàn thiện, phổ cập,
trở thành công cụ văn hoá quan trọng. Cuối thế kỉ 19, đã có sách báo xuất
bản bằng chữ quốc ngữ.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, tiếng Việt và chữ quốc ngữ giành được địa
vị độc tôn, phát triển dồi dào, là ngôn ngữ đa năng dùng trong mọi lĩnh vực,

19


ở mọi cấp học, phản ánh mọi hiện thực cuộc sống. Ngày nay, nhờ cách
mạng, một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng có chữ viết riêng.
Đặc điểm của tiếng Việt: đơn âm nhưng vốn từ cụ thể, phong phú, giầu âm
sắc hình ảnh, lối diễn đạt cân xứng, nhịp nhàng, sống động, dễ chuyển đổi,
thiên về biểu trưng, biểu cảm, rất thuận lợi cho sáng tạo văn học nghệ thuật.
Từ điển tiếng Việt xuất bản năm 1997 gồm 38410 mục từ.
5. Văn học
Phát triển song song, tác động qua lại sâu sắc: Văn học Việt Nam xuất hiện
khá sớm, có hai thành phần là văn học dân gian và văn học viết. Văn học dân
gian chiếm vị trí quan trọng ở Việt Nam, có công lớn gìn giữ phát triển ngôn
ngữ dân tộc, nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân. Sáng tác dân gian gồm thần
thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, câu đố, tục ngữ, ca dao...
với nhiều màu sắc các dân tộc ở Việt Nam.
Văn học viết ra đời từ khoảng thế kỉ 10. Cho đến đầu thế kỉ 20 cũng có hai

bộ phận song song tồn tại: chữ Hán (có thơ, văn xuôi, thể hiện tâm hồn, hiện
thực Việt Nam nên vẫn là văn chương Việt Nam) và chữ Nôm (hầu như chỉ
có thơ, lưu truyền lại nhiều tác phẩm lớn). Từ những năm 20 của thế kỉ 20,
văn học viết chủ yếu sáng tác bằng tiếng Việt qua chữ quốc ngữ, có sự cách
tân sâu sắc về các hình thức thể loại như tiểu thuyết, thơ mới, truyện ngắn,
kịch... và sự đa dạng về xu hướng nghệ thuật, đồng thời phát triển với tốc độ
nhanh, nhất là sau Cách mạng tháng Tám đi theo đường lối lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam, hướng về cuộc sống chiến đấu và lao động của
nhân dân.
Có thể nói ở Việt Nam, hầu như cả dân tộc sính thơ, yêu thơ, làm thơ - từ
vua quan, tướng lĩnh, sư sãi, sĩ phu đến sau này nhiều cán bộ cách mạng - và
một cô thợ cấy, một cụ lái đò, một anh lính chiến đều thuộc dăm câu lục bát,
thử một bài vè.
Về nội dung, chủ lưu là dòng văn chương yêu nước bất khuất chống ngoại
xâm ở mọi thời kỳ và dòng văn chương phản phong kiến thường thông qua
thân phận người phụ nữ. Phê phán các thói hư tật xấu của xã hội cũng là
mảng đề tài quan trọng. Các thi hào dân tộc lớn đều là những nhà nhân đạo
chủ nghĩa lớn. Văn học Việt Nam hiện đại phát triển từ lãng mạn đến hiện
thực, từ âm hưởng chủ nghĩa anh hùng trong chiến tranh đang chuyển sang
mở rộng ra toàn diện cuộc sống, đi vào đời thường, tìm kiếm các giá trị đích
thực của con người.
20


Văn học cổ điển đã tạo nên những kiệt tác như Truyện Kiều (Nguyễn Du),
Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần
Côn), Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi)... Việt Nam từ mấy thế kỉ trước đã có
những cây bút nữ độc đáo: Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà huyện
Thanh Quan.
Văn xuôi hiện đại có những tác giả không thể nói là thua kém thế giới:

Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nguyễn
Tuân, Nam Cao... Bên cạnh đó là những nhà thơ đặc sắc như Xuân Diệu,
Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Chế Lan Viên, Tố Hữu... Tiếc rằng
hiện nay chưa có những tác phẩm lớn phản ánh đầy đủ, trung thực và xứng
đáng đất nước và thời đại.

CHIA SẺ CẢM NHẬN VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Sức mạnh văn hóa Việt Nam đã đem lại cho dân tộc sức sống mãnh liệt. Trải
qua một nghìn năm bị đô hộ không những không bị đồng hóa mà còn tích
lũy và phát triển trở thành lực lượng vô tận vùng lên giành lại độc lập cho
đất nước. Đó là nhờ dân ta đã giữ vững được nền văn hóa của dân tộc.
Chúng ta đánh thắng những kẻ địch xâm lược mạnh hơn ta gấp nhiều lần. Đó
là nhờ sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, của nền văn hóa Việt
Nam, của chủ nghĩa anh hùng kết hợp với trí thông minh, sáng tạo. Sự
nghiệp đổi mới giành thắng lợi to lớn có ý nghĩa lịch sử càng chứng tỏ sự
bền vững, sức sống, sáng tạo của nền văn hóa Việt Nam-Hồ Chí Minh.
Trong tình hình hiện nay đặt ra cho chúng ta phải xây dựng đời sống xã hội
“nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Trong điều kiện sống đầy đủ, người Việt Nam vẫn tiết kiệm, khiêm tốn
trong chi tiêu, hưởng thụ. Trong quan hệ xã hội người Việt Nam “Tôn sư
trọng đạo”, tôn trọng người có công với dân tộc làm đầu. Giao lưu, đối thoại
với các nền văn hóa thế giới, người Việt Nam luôn thể hiện bản lĩnh văn hiến
dân tộc, giữ danh dự tâm hồn trong sáng. Tinh thần khiêm tốn học hỏi, cầu
thị vì sự tiến bộ và phát triển đất nước, con người trước quan hệ quốc tế luôn
được đề cao. Trong quan hệ giữa các dân tộc, giữa các tầng lớp dân cư, các
nhóm cộng đồng và cá nhân, thái độ “đói cho sạch, rách cho thơm”, tinh
thần “Thương người như thể thương thân” luôn là bản sắc văn hóa trong
cuộc sống, ứng xử của người Việt Nam.
Hiện nay đồng tiền đang chi phối mạnh mẽ đến suy nghĩ và hành vi đối xử
của con người, nó đang góp phần làm băng hoại các giá trị đạo đức truyền

thống nhân văn của nhân dân ta. Điều đáng nói là, nhiều nếp sống thể hiện
thuần phong mỹ tục truyền thống của dân tộc ta bị thương mại hóa. Đời sống
21


tinh thần, tâm linh của lễ giáo, nơi tôn nghiêm của các lễ hội cũng trở thành
nơi kinh doanh trục lợi của không ít cá nhân và tập thể. Cưới xin là lễ tục
truyền thống vô cùng thiêng liêng của mỗi đời người giờ đây cũng trở thành
dịp tính toán lời lãi. Người ta đến đám cưới không phải là đến với tình cảm,
bạn bè mà là để biếu xén, trả công, trả nợ nhau. Lễ sinh nhật, lễ mừng thọ
không còn là ngày kỷ niệm những mốc trưởng thành và hạnh phúc lâu bền,
lại là dịp tâng bốc nhau, thực hiện những mục đích đã định.
Kinh tế phát triển, cuộc sống sung túc đem lại một không khí giao tiếp, ứng
xử văn minh, lịch sự. Đó là nền tảng và điều kiện cho sự phát triển từng
bước vững chắc ở các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của đất
nước. Xã hội ta ngày càng trở nên văn minh, con người ngày càng có được
dân chủ với tư cách cá nhân, cũng như với tư cách tập thể. Tất cả những điều
đó làm cho mọi hoạt động, mọi quan hệ xã hội ta ngày càng trở nên lành
mạnh, song nơi này nơi kia chúng ta thấy nền kinh tế thị trường đang làm
nảy sinh quan hệ chủ tớ và ngày càng nặng nề. Không thiếu hiện tượng thủ
trưởng dùng quyền hành để áp đặt công việc và cả hành vi cho cán bộ, nhân
viên, bắt nhân viên tuân theo mệnh lệnh tuyệt đối của mình. Tình trạng mất
dân chủ không chỉ xuất hiện trong công tác mà cả trong quan hệ cá nhân còn
rất trầm trọng. Dân chủ nhiều nơi, nhiều lúc chỉ là hình thức.
Ở nhiều địa phương tiếp dân không chu đáo. Những ý kiến, kiến nghị của
dân không được giải quyết, còn vòng vo đùn đẩy lên cấp trên. Có nơi còn trù
dập cán bộ dưới quyền, hách dịch nhân dân, trù dập những người dũng cảm
dám phát hiện, tố cáo, đấu tranh với những hiện tượng và hành vi sai trái của
cán bộ lãnh đạo.
Mỗi cấp, mỗi ngành trong tỉnh cùng toàn Đảng, toàn dân “Học tập và làm

theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” hình thành đạo đức tốt đẹp trong
giao tiếp, ứng xử. Đẩy mạnh công tác tư tưởng, văn hóa xây dựng nhân
cách, nhân văn cao đẹp trong mỗi người, trong tập thể và toàn xã hội, góp
phần thực hiện thắng lợi mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh.

22


Sơ đồ khái quát câu 2

23


Câu 2: Hãy chia sẻ với người bạn Trung Quốc về văn hóa
ăn uống Việt Nam
MỘT VÀI THÓI QUEN ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT
Để duy trì sự sống, ăn uống luôn là việc quan trọng số một. Tuy nhiên, quan
niệm và thói quen ăn uống của con người về vấn đề này hoàn toàn khác nhau,
không ai giống ai. Đối với người Việt Nam, xuất phát từ nếp sống nông nghiệp
thì ăn quan trọng lắm. Vì “có thực mới vực được đạo”, nó quan trọng tới mức
“trời đánh còn tránh bữa ăn”, mọi hành động của người Việt đều lấy ăn làm
đầu: ăn uống, ăn ở, ăn mặc, ăn nói, ăn chơi, ăn học, ăn tiêu, ăn ngủ, ăn nằm,
ăn cắp, ăn trộm…
Trong rất nhiều thói quen ăn uống của người Việt, dưới đây xin được giới thiệu và
phân tích một số thói quen ăn uống phổ biến của người Việt vẫn tồn tại, dù ít nhiều
đã thay đổi “hòa nhập nhưng không hòa tan”từ sự lai tạp văn hóa ở các nước khác.

`Thích trò chuyện trong bữa ăn: Người Việt có thói quen tổ chức ăn uống tổng
hợp, ăn chung. Cho nên các thành viên của bữa ăn liên quan và phụ thuộc chặt chẽ

vào nhau. Điều này khác hẳn với phương Tây, vì mỗi người đều có suất ăn riêng,
mọi người hoàn toàn độc lập với nhau. Còn người Việt thì ngược lại, cho nên họ rất
thích chuyện trò trong bữa ăn, trái hẳn với người Tây phương tránh nói chuyện khi
ăn. Trò chuyện trong khi ăn là một nhu cầu thiết yếu của cư dân Việt, vì bữa ăn
ngoài tác dụng “ăn để no” mà còn là dịp để anh em, họ hàng, bạn bè tụ tập lại để hỏi
thăm sức khỏe, cuộc sống, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm làm ăn và có thể thoải
mái bàn luận về vấn đề họ yêu thích. Vì có thức ăn ngon mà không hợp thời tiết thì
không ngon, hợp thời tiết mà không có chỗ ăn ngon thì không ngon, có chỗ ăn ngon
mà không có bạn bè tâm giao thì ăn cũng không ngon, có bạn bè tâm giao mà
không khí bữa ăn không vui vẻ thì cũng ăn không ngon.

24


Ăn trông nồi, ngồi trông hướng: vì mọi người đều phụ thuộc lẫn nhau nên phải ý
tứ khi ngồi và mực thước khi ăn. Đây là biểu hiện cao trong đời sống cộng đồng của
người Việt. Nó đòi hỏi người ăn đừng ăn quá nhanh, quá chậm; đừng ăn quá nhiều
song cũng đừng quá ít; đừng ăn hết mà cũng không nên ăn còn. Do vậy, hiện tượng
sau khi ăn, trong đĩa bày thức ăn lúc nào cũng còn dư thức ăn, còn thức ăn trong
chén của mọi người đều đã được ăn hết. Thói quen ăn này phản ánh khi ăn cơm
khách, một mặt khách phải ăn cho ngon miệng để tỏ lòng biết ơn và tôn trọng chủ
nhà, nhưng mặt khác lại phải để chừa một ít trong các đĩa đồ ăn để chứng tỏ rằng
mình không chết đói, không tham ăn. Mặt khác, ăn nhanh biểu thị là người vội vàng,
thô lỗ, ăn chậm khiến người ta phải chờ, ăn nhiều, ăn hết là tham lam, ăn ít, ăn còn
là chê không ngon… Truyện dân gian thường phê phán những người vô ý khi ăn và
có nhiều cảnh dùng bữa ăn để kén rể. Do vây, mà ông bà ta rất chú trọng và nghiệm
khắc khi dạy con cái: “học ăn, học nói, học gói, học mở”. Trong đó giáo dục cách ăn
được ưu tiên hàng đầu vì thông qua cách ăn người ta có thể nhận xét và kết luận ít
nhiều về nhân cách cá nhân đó và cả gia đình của họ.
Phải có chén nước mắm (hay nước tương) khi ăn. Trong cơ cấu bữa ăn của

người Việt, trong khi các món ăn khác thì có người ăn, người không, còn cơm và
nước mắm thì ai cũng dùng, cũng chấm. Do vậy, chén nước măm trở thành thước
đo sự ý tứ, đo trình độ văn hóa của con người. Chấm nước mắm phải cho gọn,
sạch, không nhiễu, chấm vương vãi là thể hiện con người vụng về, ẩu tả, chấm
nước mắm mà để rơi thức ăn vào chén nước mắm là mất vệ sinh, ở dơ, ở bẩn,
chấm hụt (hai, ba lần chấm mới được) là người không làm được việc, hay sai sót,
không nên tin tưởng..
Không bới cơm nhiều hoặc quá ít vào mỗi chén. Chủ nhà ngồi đầu nồi phải rất tế
nhị và mực thước khi bới cơm cho khách. Nhiều quá thì đầy dễ rơi, vãi, (khiến
khách mang tiếng vụng về) và không có chỗ để thức ăn; ít quá thì ăn mau hết, phải
đưa bới nhiều lần (khiến khách mang tiếng tham ăn). Thấy cơm trong nồi sắp hết,
phải giảm tốc độ ăn của mình và người nhà (bới ít), tránh không để đũa cái va vào
nồi, phải làm cho khách thấy đầy đủ, thoải mái nhất.
Sử dụng đũa khi ăn: đây là cách ăn phổ biến của người Châu Á. Nó là cách ăn đặc
thù mô phỏng động tác của con chim nhặt hạt, xuất phát từ những thói quen ăn
những thứ không thể nào dùng tay bốc hoặc mó tay vào được (như cơm, cá, nước
mắm…) của cư dân Đông Nam Á. Trong khi đó, người phương Tây phải dùng một
bộ đồ ăn gồm dao, muỗng, đĩa (mô phỏng động tác của con thú xé mồi), mỗi thứ
thực hiện một chức năng riêng lẻ (sản phẩm của tư duy phân tích). Đôi đũa của
người Việt thực hiện một cách tổng hợp và rất linh hoạt hàng loạt chức năng khác
nhau: gắp và xé, dầm, khoắng, trộn, vét và nối cho cánh tay dài ra để gắp thức ăn
xa!

25


×