Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Kết quả điều trị tổn thương nhổ, đứt các rễ trên của đám rối thần kinh cánh tay bằng phương pháp chuyển thần kinh tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

VŨ HỒNG ÁI

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG NHỔ, ĐỨT CÁC RỄ
TRÊN CỦA ĐÁM RỐI THẦN KINH CÁNH TAY BẰNG
PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN THẦN KINH TẠI BỆNH VIỆN
TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ

THÁI NGUYÊN – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

VŨ HỒNG ÁI

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG NHỔ, ĐỨT CÁC RỄ
TRÊN CỦA ĐÁM RỐI THẦN KINH CÁNH TAY BẰNG
PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN THẦN KINH


TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108
Chuyên ngành: Ngoại khoa
Mã số: NT 62.72.07.50

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ

Hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. LÊ VĂN ĐOÀN
2. TS. TRẦN CHIẾN

THÁI NGUYÊN – 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin trân trọng cảm ơn: Đảng ủy, Ban
Giám hiệu, phòng Đào tạo, Bộ môn Ngoại, Trường Đại học Y Dược Thái
Nguyên; Ban Giám đốc, Ban lãnh đạo Viện Chấn thương – Chỉnh hình, Ban
lãnh đạo khoa Phẫu thuật chi trên và Vi phẫu thuật, Bệnh viện Trung ương
Quân đội 108 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học
tập và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Đại tá PGS.TS Lê Văn
Đoàn, Viện trưởng Viện Chấn thương – Chỉnh hình, Bệnh viện Trung ương
Quân đội 108; TS Trần Chiến – Phó Trưởng khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện
Trung ương Thái Nguyên, giảng viên chính Bộ môn Ngoại – Trường Đại học
Y Dược Thái Nguyên là những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo
tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tới toàn thể cán bộ nhân viên khoa Phẫu thuật
chi trên và Vi phẫu thuật, Viện Chấn thương – Chỉnh hình, Bệnh viện Trung
ương Quân đội 108 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và thu thập số liệu. Trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, các bác sỹ và
điều dưỡng trong khối Ngoại, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã luôn

tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Để đạt được kết quả như ngày hôm nay, tôi xin dành những tình cảm yêu
quý, biết ơn và trân trọng nhất đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp là những
người đã luôn sát cánh, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2018
Tác giả

Vũ Hồng Ái


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do tôi thực
hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Lê Văn Đoàn và TS Trần Chiến.
Các số liệu, kết quả được nêu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực
và chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu có gì
sai trái, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2018
Tác giả

Vũ Hồng Ái


CHỮ VIẾT TẮT
BN

Bệnh nhân

CS


Cộng sự

ĐRCT

Đám rối cánh tay

MRI

Cộng hưởng từ

MRC

Thang điểm sức cơ hội đồng Y học Anh

n

Số lượng mẫu

SBA

Số bệnh án

SLT

Số lưu trữ

TNGT

Tai nạn giao thông


TG, DG

Trên gai, dưới gai

TK

Thần kinh

TƯQĐ

Trung ương Quân Đội


MỤC LỤC
Đặt vấn đề.......................................................................................................... 1
Chương 1: Tổng quan........................................................................................ 3
1.1. Sơ lược giải phẫu thần kinh và chức năng các cơ vùng vai ............................ 3
1.1.1. Đám rối cánh tay ..................................................................................... 3
1.1.2. Thần kinh xi ............................................................................................ 5
1.1.3. Vi cấu trúc và ứng dụng .......................................................................... 6
1.1.4. Giải phẫu và chức năng các cơ vùng vai................................................. 8
1.2. Cơ chế gây nhổ đứt đám rối cánh tay ........................................................ 9
1.3. Chẩn đoán đứt các rễ trên của đrct ........................................................... 11
1.3.1. Lâm sàng ............................................................................................... 11
1.3.2. Cận lâm sàng ......................................................................................... 12
1.4. Các phương pháp điều trị ............................................................................ 14
1.4.1. Các phương pháp kinh điển .................................................................. 14
1.4.2. Các phương pháp chuyển thần kinh ...................................................... 16
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ........................................ 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 23

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ................................................................................ 23
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ................................................................................ 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 23
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 23
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ...................................................... 23
2.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 24
2.3. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu ................................................ 30
2.4. Phương pháp thu thập số liệu, thống kê số liệu ....................................... 30
2.5. Đạo đức nghiên cứu ................................................................................. 30
Chương 3: Kết quả nghiên cứu ....................................................................... 31
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................. 31
3.2. Kết quả phục hồi giạng và xoay ngoài khớp vai ...................................... 36
3.2.1. Kết quả giạng vai .................................................................................. 36
3.2.2. Kết quả xoay ngoài khớp vai ................................................................ 37
3.2.3. Kết quả điều trị chung ........................................................................... 38
3.3. Mức độ ảnh hưởng sau lấy thần kinh chuyển .......................................... 38


3.3.1. Sức cơ tam đầu cánh tay ....................................................................... 38
3.3.2. Sức cơ thang .......................................................................................... 39
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả phẫu thuật ........................................... 39
3.4.1. Độ tuổi ................................................................................................... 39
3.4.2. Thời điểm phẫu thuật ............................................................................ 40
3.4.3. Vị trí tổn thương .................................................................................... 40
3.4.4. Sử dụng thuốc sau mổ ........................................................................... 41
3.4.5. Tập phục hồi chức năng ........................................................................ 41
3.4.6. Thời dểm đánh giá sau phẫu thuật ........................................................ 42
Chương 4: Bàn luận ........................................................................................ 43
4.1. Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu ....................................... 43
4.1.1. Độ tuổi và giới tính ............................................................................... 43

4.1.2. Nguyên nhân chấn thương .................................................................... 44
4.1.3. Phân bố tay bên tổn thương................................................................... 46
4.1.4. Thời điểm được phẫu thuật kể từ lúc bị chấn thương ........................... 46
4.1.5.vị trí tổn thương ...................................................................................... 48
4.1.6. Thời điểm đánh giá cuối cùng ............................................................... 49
4.2. Kết quả điều trị ......................................................................................... 50
4.2.1. Kết quả phục hồi sức cơ trên gai, dưới gai và cơ delta ......................... 50
4.2.2. Kết quả phục hồi biên độ giạng và xoay ngoài khớp vai ...................... 53
4.3. Tổn thương sau phẫu thuật của nơi cho thần kinh ................................... 56
4.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả phẫu thuật ........................................... 57
4.4.1. Độ tuổi ................................................................................................... 57
4.4.2. Thời điểm phẫu thuật ............................................................................ 58
4.4.3. Vị trí tổn thương .................................................................................... 59
4.4.4. Uống thuốc bổ thần kinh sau phẫu thuật ............................................... 60
4.4.5. Tập lý liệu và phục hồi chức năng ........................................................ 61
4.4.6. Ảnh hưởng của thời điểm đánh giá sau phẫu thuật đến kết quả phẫu
thuật ................................................................................................................. 62
Kết luận ........................................................................................................... 64
Khuyến nghị .................................................................................................... 65
Tài liệu tham khảo


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Thời điểm phẫu thuật ....................................................................... 33
Bảng 3.2 Thời điểm đánh giá kết quả ............................................................. 34
Bảng 3.3 Đặc điểm thời gian điều trị sau phẫu thuật ...................................... 34
Bảng 3.4 Đặc điểm tập lý liệu, PHCN ............................................................ 35
Bảng 3.5 Đánh giá sức cơ Delta sau phẫu thuật ............................................. 36
Bảng 3.6 Đánh giá biên độ giạng vai sau phẫu thuật ...................................... 36
Bảng 3.7 Biên độ xoay ngoài khớp vai sau phẫu thuật ................................... 37

Bảng 3.8 Kết quả điều trị chung sau phẫu thuật ............................................. 38
Bảng 3.9 Liên quan của yếu tố tuổi lúc phẫu thuật và kết quả phẫu thuật .............39
Bảng 3.10. Liên quan của thời điểm phẫu thuật và kết quả phẫu thuật .......... 40
Bảng 3.11 Liên quan của yếu tố vị trí tổn thương đám rối thần kinh cánh tay
và kết quả phẫu thuật....................................................................................... 40
Bảng 3.12. Liên quan của yếu tố uống thuốc tăng dẫn truyền TK sau phẫu
thuật và kết quả phẫu thuật.............................................................................. 41
Bảng 3.13. Liên quan của yếu tố uống thuốc tăng dẫn truyền TK sau phẫu
thuật và kết quả phẫu thuật.............................................................................. 41
Bảng 3.14. Liên quan giữa yếu tố thời điểm đánh giá sau phẫu thuật và kết quả
phẫu thuật .....................................................................................................................42


DANH MỤC BIỂU
Biểu đồ 3.1: Đặc điểm độ tuổi của nhóm nghiên cứu ..................................... 31
Biểu đồ 3.2: Đặc điểm phân bố giới tính ........................................................ 31
Biểu đồ 3.3: Các nhóm nguyên nhân chấn thương ......................................... 32
Biểu đồ 3.4: Phân bố tay bên tổn thương ........................................................ 32
Biểu đồ 3.5: Đặc điểm vị trí tổn thương ĐRCT .............................................. 33
Biểu đồ 3.6: Đặc điểm uống thuốc tăng dẫn truyền thần kinh ........................ 35
Biểu đồ 3.7: Sức cơ xoay ngoài khớp vai ....................................................... 37
Biều đồ3.8: Sức cơ tam đầu cánh tay sau phẫu thuật ..................................... 38
Biểu đồ 3.9: Sức cơ thang sau phẫu thuật ....................................................... 39


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Cấu tạo ĐRCT ................................................................................ 4
Hình 1.2. Giải phẫu TK đầu dài cơ tam đầu và TK mũ phía sau vai .............. 7
Hình 1.3. Chuyển TK đầu dài cơ tam đầu cho nhánh trước TK mũ ............... 7
Hình 1.4. Các dạng tổn thương ...................................................................... 9

Hình 1.5. Nhổ rễ theo cơ chế ngoại vi ............................................................ 9
Hình 1.6. Nhổ rễ theo cơ chế trung tâm .......................................................... 9
Hình 1.7. Đứt, nhổ các rễ trên của ĐRCT....................................................... 10
Hình 1.8. Đứt, nhổ các rễ dưới của ĐRCT ..................................................... 10
Hình 1.9. Đứt rễ C5, C6, nhổ rễ C7 (pseudomeningocele) ............................ 13
Hình 1.10. Nhổ rễ C6, C7 bên T có hình ảnh pseudomeningocele ................ 13
Hình 1.11. Trước mổ: teo, liệt cơ trên gai cơ dưới gai, cơ denta .................... 20
Hình 1.12. Sau mổ 28 tháng đạt kết quả rất tốt............................................... 20
Hình 1.13. Sau mổ 26 tháng cơ denta nổi thành bó khi co cơ ........................ 20
Hình 1.14. sau mổ 40 tháng giạng vai rất tốt .................................................. 21
Hình 1.15. sau mổ 36 tháng xoay ngoài rất tốt ............................................... 21
Hình 1.16. Trước mổ mất gấp khuỷu, mất giạng vai trái ................................ 21
Hình 1.17. Sau mổ 40 tháng: đạt kết quả rất tốt gấp khuỷu và giạng vai trái
gần bình thường. ............................................................................................. 21
Hình 2.1 Đo biên độ xoay ngoài khớp vai ở tư thế giạng vai 900 .................. 25
Hình 2.2 Đo biên độ xoay ngoài khớp vai ở tư thế giạng vai 00 .................... 26
Hình 2.3 Đo biên độ giạng vai theo tiêu chuẩn của Mallet ............................ 27
Hình 2.4 Thước đo góc chuyên dụng dùng để đo biên độ khớp vai ............... 28


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tổn thương liệt không hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay chiếm
khoảng 30% tổn thương đám rối thần kinh cánh tay. Trong nhóm này, chủ
yếu là liệt cao đám rối, tổn thương rễ C5, C6 ± C7. Biểu hiện lâm sàng của
liệt cao đám rối cánh tay là mất giạng vai, mất xoay ngoài khớp vai và mất
gấp khuỷu do tổn thương thần kinh cơ bì, thần kinh mũ, thần kinh trên vai.
Khi đó, chi trên mất chức năng nặng nề, mặc dù vẫn còn vận động, cảm giác
ở cẳng tay, cổ tay, bàn tay [5]. Ở Việt Nam các tổn thương này chủ yếu là tai
nạn giao thông gây ra, khi bị ngã có thể làm đầu và vai bệnh nhân ra xa nhau

làm liệt đám rối cánh tay.
Về điều trị, có nhiều phương pháp điều trị đã được áp dụng. Trước kia, khi
kỹ thuật vi phẫu chưa phát triển thì điều trị phục hồi các động tác này chủ yếu
điều trị các di chứng bằng phẫu thuật chuyển gân: để phục hồi gấp khuỷu
(phương pháp Steindler), hoặc chuyển gân cơ tam đầu ra trước cẳng tay để làm
gấp khuỷu …; để phục hồi giạng vai và xoay ngoài bằng chuyển một hoặc một
nhóm các gân sau: gân cơ thang, cơ ức đòn chũm, gân cơ lưng to, cơ nâng vai
hoặc phải đóng cứng khớp vai…). Tuy nhiên, kết quả phẫu thuật chuyển gân còn
bộc lộ nhiều hạn chế đó là: tư thế bất động gây khó chịu do thời gian bất động
kéo dài, sức gấp khuỷu, giạng vai yếu, biên độ hạn chế, kém tính linh hoạt [2],
[48]…. Do vậy, lý tưởng nhất vẫn là phục hồi lại thần kinh của chính cơ bị liệt.
Để phục hồi gấp khuỷu năm 1994, Oberlin. C lần đầu tiên chuyển thần kinh
để phục hồi gấp khuỷu, kết quả là khả năng gấp khuỷu khá tốt, nhưng không
được khỏe. Do vậy, năm 2003, tác giả tiếp tục phát triển kỹ thuật này bằng
chuyển một bó sợi thần kinh giữa cho nhánh vận động cơ cánh tay trước, nhiều
tác giả gọi đó là chuyển thần kinh kép [5]. Kỹ thuật này đã được nhiều tác giả
nghiên cứu ứng dụng cho kết quả rất khả quan, tỷ lệ thành công đạt 90 – 95%.


2
Để phục hồi giạng vai năm 2003, Leechavengvongs. S thông báo kỹ
thuật chuyển nhánh thần kinh đầu dài cơ tam đầu thuộc thần kinh quay cho
nhánh trước của thần kinh mũ, kết quả khá tốt, không để lại di chứng nơi cho
thần kinh. Để tăng cường cho giạng và xoay ngoài khớp vai, tác giả còn thực
hiện đồng thời chuyển thần kinh XI cho thần kinh trên vai nhằm phục hồi
động tác xoay vai ra ngoài và hỗ trợ thêm động tác giạng vai [60].
Từ năm 2012, Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108 đã bắt đầu triển khai
kỹ thuật chuyển thần kinh đầu dài cơ tam đầu cho nhánh trước thần kinh mũ,
thần kinh XI cho thần kinh trên vai, kết hợp với chuyển thần kinh kép cho các
bệnh nhân liệt cao đám rối cánh tay. Đã có một số báo cáo kết quả giạng vai

và gấp khuỷu sau phẫu thuật chuyển thần kinh. Tuy nhiên, chưa có báo cáo nào
đánh giá kết quả phục hồi động tác giạng và xoay ngoài khớp vai, đây là những
động tác rất quan trọng trong chức năng của khớp vai. Trên cơ sở đó, nhằm tổng
kết những trường hợp đã được phẫu thuật bằng phương pháp chuyển thần kinh,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kết quả điều trị tổn thương nhổ, đứt
các rễ trên của đám rối thần kinh cánh tay bằng phương pháp chuyển thần
kinh tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108”. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ đi
sâu vào đánh giá hiệu quả phục hồi động tác giạng và xoay ngoài khớp vai
của những trường hợp được phẫu thuật trên.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Đánh giá kết quả phục hồi giạng và xoay ngoài khớp vai bằng phẫu
thuật chuyển thần kinh đầu dài cơ tam đầu cho nhánh trước thần kinh mũ,
thần kinh XI cho thần kinh trên vai trong liệt cao đám rối thần kinh cánh tay
tại Bệnh viện TƯQĐ 108 từ 01/2012- 06/2017.
2. Xác định mức độ ảnh hưởng khi cắt thần kinh XI, thần kinh đầu dài cơ
tam đầu để làm dây thần kinh chuyển và các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả
phẫu thuật.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Sơ lược giải phẫu thần kinh và chức năng các cơ vùng vai
1.1.1. Đám rối cánh tay
Đám rối cánh tay (ĐRCT) chạy trong tam giác các cơ bậc thang (được
tạo bởi cơ bậc thang trước, cơ bậc thang sau, và bờ trên của xương sườn 1).
Đồng thời nó nằm ở tam giác cổ sau (được giới hạn bởi cơ ức đòn chũm ở
trong, cơ thang ở ngoài và xương đòn ở dưới).
ĐRCT gồm một mạng lưới các sợi thần kinh (TK) cảm giác, vận động

phân bố cho chi trên. Được tạo bởi các ngành trước của 4 rễ cổ (từ C5 đến
C8) và ngành trước của rễ T1. Tuy nhiên, có một tỉ lệ nhỏ có sự tham gia của
C4 và T2 nhưng những tham gia này ít có ý nghĩa trên lâm sàng [1].
Dạng cấu tạo điển hình của ĐRCT được mô tả bởi Trịnh Văn Minh: rễ
và thân thường nằm ở vùng trên đòn, các nhánh nằm ở phía sau xương đòn,
các bó và nhánh tận nằm ở phía dưới đòn. Rễ C5 và C6 hợp thành thân trên,
C8 và T1 hợp thành thân dưới, C7 tạo thành thân giữa [3]. Biến thể thường
được mô tả nhất như là một phần thêm vào phía trên của đám rối, với một
phần đóng góp từ C4 hoặc như một phần thêm vào từ phía dưới của đám rối ,
với sự góp phần từ T2. Phổ biến là từ khoảng 28% - 62% cho phần phía trên
và khoảng từ 16% - 73% từ phía dưới của đám rối. Một phần nhỏ của biến thể
này nằm ở phần lưng của đám rối, nó không phải là một phần của đám rối, nó
có chi phối cho cơ cạnh sống và phần da cổ phía sau [37], [38].


4

Hình 1.1. Cấu tạo ĐRCT [7], [37].
- Thân trên tách ra 2 nhánh bên: 1 nhánh bên ở trước dưới là TK dưới
đòn và 1 nhánh bên ở sau ngoài là TK trên vai: TK này đi đến khuyết xương
vai rồi chia nhánh đi vào cơ để chi phối vận động cho cơ trên gai và cơ dưới
gai. Ngay dưới TK trên vai, thân trên chia làm 2 nhánh tận: nhánh trước và
sau [1], [3].
- Thân giữa và thân dưới, mỗi thân chia thành 2 nhánh tận: nhánh trước
và sau. Ba nhánh sau của thân trên, thân giữa, thân dưới hợp với nhau thành
bó sau. Nhánh trước của thân trên và thân giữa hợp lại thành bó trước-ngoài.
Nhánh trước của thân dưới tạo thành bó trước-trong [1], [3].
- Bó trước-ngoài tách ra 1 nhánh bên là TK ngực ngoài và 2 nhánh tận
là: rễ ngoài TK giữa (chủ yếu là TK cảm giác) và TK cơ bì[1], [3].
- Bó trước-trong tách ra nhánh bên là: TK ngực trong, TK bì cánh tay trong,

TK bì cẳng tay trong và 2 nhánh tận là: rễ trong TK giữa (chủ yếu là TK vận
động) và TK trụ [1], [3].
- Bó sau tách ra 3 nhánh bên lần lượt là: TK dưới vai trên, TK ngực lưng
và TK dưới vai dưới. Tiếp theo bó sau tách ra 2 nhánh tận là dây TK nách hay
còn gọi là TK mũ và dây TK quay [1], [3].


5
+ Dây TK mũ đi đến tứ giác Velpau thì tách ra nhánh trước và nhánh
sau, theo Witoonchat K, nhánh trước chia thành từ 1 đến 3 nhánh nhỏ đi vào
bó trước và bó giữa cơ denta để chi phối vận động cho 2 bó cơ này (57%
trường hợp có chi phối vận động cho bó sau); Nhánh sau tách ra 1 nhánh chi
phối vận động cho cơ tròn bé, tiếp theo nó chia thành 2 nhánh tận: 1 nhánh
cảm giác, tùy hành với bó mạch denta chi phối cảm giác vùng denta; 1 nhánh
vận động đi vào bó sau cơ denta và chi phối vận động cho bó này [60].
+ TK quay đi đến tam giác “cánh tay- tam đầu”, nó tách ra 1 nhánh vận
động đi vào đầu dài cơ tam đầu. Đi tiếp xuống dưới từ 2 đến 4 cm, nó tách ra
1 nhánh vận động cho đầu ngoài cơ tam đầu, đi tiếp xuống rãnh quay, tách ra
2 nhánh nhỏ vào đầu trong cơ tam đầu. Nhánh tận đi tiếp xuống cẳng tay qua
rãnh nhị đầu ngoài [3].
1.1.2. Thần kinh XI
Theo Trịnh Văn Minh [4], TK XI là TK vận động và là 1 trong 12 đôi dây
TK sọ, nó thoát ra khỏi hành não tại rãnh sau “trám hành” và đi ra khỏi sọ qua
lỗ tĩnh mạch cảnh. TK này được tạo nên từ 2 rễ: rễ sọ và rễ tủy sống. Rễ sọ bắt
nguồn từ nhân “hoài nghi” ở hành não, sau khi ra khỏi sọ rễ này tách ra khỏi
TK XI để đi theo TK X, tới vận động cho các cơ nội tại của thanh quản. Rễ tủy
sống bắt nguồn từ sừng trước của 5 đốt tủy cổ trên cùng, đi lên qua lỗ chẩm vào
trong sọ, sát nhập với rễ sọ tạo nên TK XI. Khi ra khỏi lỗ tĩnh mạch cảnh, rễ sọ
tách ra, rễ sống tiếp tục đi xuống cổ ở bên trong mỏm trâm, cơ trâm móng và
bụng sau cơ hai bụng. Nó đi tới phần trên cơ ức đòn chũm, tách ra các nhánh

chi phối vận động cho cơ này. Nhánh tận đi tiếp xuống dưới và hiện ra ở ngay
điểm giữa của bờ sau cơ ức đòn chũm, thường ở trên chỗ thoát ra của TK tai
lớn và ở cách đỉnh mỏm chũm từ 4- 6 cm. Tuy nhiên, điểm hiện ra của TK XI
rất biến đổi. Tiếp đó, TK XI bắt chéo tam giác cổ sau ở trên mặt cơ nâng vai.
Tại đây, nó nằm tương đối nông và liên quan với các hạch bạch huyết cổ nông.
Ở khoảng 3- 5 cm trên xương đòn, nó chạy dưới bờ trước cơ thang và phân
nhánh đi vào chi phối vận động cho phần trên và phần giữa cơ thang .
Thông thường rễ tủy sống được coi là nguồn duy nhất cung cấp các sợi


6
vận động đến cơ ức đòn chũm, các thần kinh sống cổ hai và ba (C2 và C3).
Tuy nhiên, ở 75% trường hợp, hai phần ba dưới cơ thang do đám rối cổ chi
phối. Ngoài ra phần dưới của cơ thang còn nhận được sự chi phối từ các thần
kinh sống ngực. Các thần kinh C3 và C4 vận chuyển các sợi cảm giác bản thể
từ cơ thang.
1.1.3. Vi cấu trúc và ứng dụng
Ngoài đặc điểm về giải phẫu mô tả thì giải phẫu chức năng nghiên cứu
vùng chi phối vận động, cảm giác từ mức rễ, thân, nhánh, bó cũng được
nghiên cứu để phục vụ cho chẩn đoán định khu tổn thương trên lâm sàng và
xác định tính ưu tiên trong chuyển ghép TK. Theo Songcharoen P [53] :
- Rễ C5 có 7000 – 33000 axon, là thành phần chính của TK mũ, TK trên
vai chi phối vận động cho cơ denta, cơ trên gai, cơ dưới gai để thực hiện các
động tác giạng và xoay ngoài khớp vai.
- Rễ C6 có 12000 – 39000 axon, rễ C7 có 16000 - 40000 axon, rễ C8 có
14000 - 41000 axon, rễ T1có 10000 - 35000 axon.
 Rễ C7: chứa 16000 - 40000 sợi trục có myelin, các sợi trục từ rễ C7
không chiếm ưu thế ở một dây thần kinh nào, do vậy tổn thương C7 đơn
thuần thường chỉ gây yếu duỗi khuỷu, duỗi cổ tay và các ngón tay. Hiện
tượng này được bù trừ từ các rễ khác sau một thời gian. Chính điều này là cơ

sở để sử dụng C7 bên đối diện làm nguồn chuyển ghép thần kinh [15].
- TK XI có 1500- 1700 axon, trung bình khoảng 1603 axon và được tách
ra từ rễ C3 hoặc C4 hoặc là tách ra từ cả hai rễ này, chức năng quan trọng nhất
của nó là vận động cho cơ thang [44], [61], TK XII có 5000- 6000 axon, TK
hoành có 1756 axon, TK ngực dài có 1600- 1800 axon, một TK liên sườn có
800- 1300 axon, nhánh vận động của đám rối cổ có 893 axon [15], [50], [51].
Năm 2003, Witoonchart K., nghiên cứu về giải phẫu của TK mũ và TK
vận động cho cơ tam đầu, trên 36 xác ngâm và 6 xác tươi. Kết quả là:
- Về nhánh trước TK mũ: số lượng axon, trung bình là 2704 (16843778); số lượng bó sợi 5,4 (4-7); đường kính 2,2mm (1,8-2,5); chiều dài 44,5


7
mm (26-62); khoảng cách từ mỏm cùng vai đến nơi nhánh trước thần kinh mũ
chia nhánh vào cơ denta là 67 mm (47-89).
- Về TK đầu dài cơ tam đầu: sồ lượng axon, trung bình là 1233 (6721824); số lượng bó sợi 3,6 (2-5); đường kính 1,2 mm (1,0-1,2); chiều dài 68,5
mm (30-110); khoảng cách từ mỏm cùng vai đến nguyên ủy, nơi tách ra từ
TK quay là 91 mm (65-98).
- Về TK đầu ngoài cơ tam đầu: đường kính trung bình là 1,2 mm (1,11,6); chiều dài 43,5 mm (28-70); khoảng cách từ mỏm cùng vai đến nguyên
ủy, nơi tách ra từ TK quay là 132 mm (121-150).
Chiều dài của nhánh trước TK mũ cộng với chiều dài của TK đầu dài cơ
tam đầu luôn lớn hơn khoảng cách giữa chúng, đường kính và số lượng sợi
trục axon của 2 thần kinh này là tương ứng với nhau. Giữa đầu dài cơ tam đầu
và đầu ngoài cơ tam đầu có một khoảng trống mà ở đó các nhánh trước của
thần kinh mũ đã được tách ra rõ ràng. Cũng trong khoảng trống này thì nhánh
thần kinh đi vào đầu dài cơ tam đầu được tách ra từ thần kinh quay. Vì vậy,
phù hợp cho việc chuyển trực tiếp thần kinh đầu dài cơ tam đầu cho nhánh
trước thần kinh mũ mà không cần đoạn ghép trung gian [36].

Hình 1.2. Giải phẫu TK đầu dài cơ


Hình 1.3. Chuyển TK đầu dài cơ

tam đầu và TK mũ phía sau vai. Trích dẫn

tam đầu cho nhánh trước TK mũ. Trích

từ [36], [47]

dẫn từ [47]


8
1.1.4. Giải phẫu và chức năng các cơ vùng vai
1.1.4.1. Cơ thang
Cơ thang là một cơ dẹt, rộng phủ lên lưng và gáy. Nguyên ủy: Ụ nhô
chẩm ngoài và mỏm gai các đốt sống cổ, các đốt sống ngực. Bám tận: 1/3
ngoài bờ sau xương đòn, bờ trong mặt trên mỏm cùng vai và cạnh trên, bờ sau
gai vai. Chức năng: thực hiện động tác nâng và kéo xương vai vào gần cột
sống. TK chi phối: tách ra từ TK XI và đám rối cổ. Ngoài ra, phần dưới cơ
thang còn nhận được sự chi phối từ các TK sống ngực [3].
1.1.4.2. Cơ trên gai, cơ dưới gai
Cơ trên gai có nguyên ủy ở hố trên gai, cơ dưới gai có nguyên ủy ở hố
dưới gai. Gân của 2 cơ này chập vào nhau và bám tận ở mấu động lớn xương
cánh tay. Chức năng: thực hiện động tác giạng và xoay khớp vai ra ngoài . TK
chi phối là TK trên vai, nhánh bên của thân trên thuộc ĐRCT[3].
1.1.4.3. Cơ denta
Cơ denta là cơ lớn hình chữ denta, chùm lên khớp vai tạo thành ụ vai. Cơ
này có 3 bó. Nguyên ủy: mép dưới gai vai (bó sau), bờ ngoài mỏm cùng vai
(bó ngoài), 1/3 ngoài bờ trước xương đòn (bó trước). Ba bó này tụ lại thành 1
gân chung và bám tận vào lồi củ denta hình chữ V ở mặt ngoài 1/3 trên xương

cánh tay. Chức năng: thực hiện động tác chính là giạng cánh tay, ngoài ra còn
có tác dụng gấp và duỗi cánh tay tại khớp vai. TK chi phối là TK nách, còn
được gọi là TK mũ [1], [3].
1.1.4.4. Cơ tam đầu cánh tay
Cơ tam đầu nằm ở vùng sau cánh tay. Nguyên ủy có 3 đầu: đầu dài bám
vào củ dưới ổ chảo, đầu ngoài bám vào mặt sau xương cánh tay (ở trên rãnh
quay) và vách gian cơ ngoài, đầu trong bám vào mặt sau xương cánh tay (ở
dưới rãnh quay) và vách gian cơ trong. Ba đầu này chạy xuống dưới tụm lại
thành 1 gân chung và bám tận vào mỏm khuỷu. Chức năng: thực hiện động
tác duỗi khuỷu. TK chi phối: tách ra từ TK quay. Mỗi đầu cơ có 1 nhánh TK
vận động riêng rẽ [1], [3].


9
1.2. Cơ chế gây nhổ đứt đám rối cánh tay
Khi bị tai nạn, lực chấn thương làm đầu và vai giãn cách đột ngột nên
hầu hết các tổn thương đám rối cánh tay là do cơ chế giằng giật, các rễ thần
kinh có thể bị đứt, bị nhổ khỏi tủy sống hoặc chỉ bị kéo dãn nhưng vẫn còn
bao ngoài
Hình 1.4. Các dạng tổn
thương ĐRCT [43]:
- A: Cấu tạo của rễ thần kinh
- B: tổn thương nhổ rễ
- C: tổn thương kéo dãn
- D: Tổn thương đứt.
Tổn thương nhổ rễ chiếm khoảng 75% trường hợp tổn thương trên đòn,
do 2 cơ chế: cơ chế trung tâm và cơ chế ngoại vi. Cơ chế ngoại vi (Hình 1.5)
xảy ra khi lực kéo dãn lên các rễ TK của ĐRCT thắng được sức chịu đựng của
các dây chằng và tổ chức liên kết xung quanh các rễ. Màng cứng tủy có thể bị
xé rách, dịch não tủy dò qua lỗ ghép ra ngoài hình thành các giả nang màng

tủy (pseudomeningocele). Cơ chế trung tâm (hình 1.6) xảy ra khi tủy sống ở
vùng cổ di chuyển nhanh, đột ngột trong ống tủy gây nhổ các rễ nhỏ ở bên đối
diện. Trong trường hợp này màng cứng tủy không bị xé rách [43].

Hình 1.5. Nhổ rễ ĐRCT theo cơ chế
ngoại vi [43]

Hình 1.6. Nhổ rễ ĐRCT theo cơ chế
trung tâm [43]


10
Trên một trường hợp tổn thương ĐRCT có thể phối hợp nhiều dạng tổn
thương đồng thời như nhổ ở rễ này, đứt ở rễ kia hoặc bị kéo dãn ở rễ khác, song
thường có một dạng nào đó sẽ chiếm ưu thế. Tổn thương ĐRCT chủ yếu gặp ở
vùng trên đòn, tổn thương ở sau xương đòn và dưới đòn ít gặp hơn. Do đó, tổn
thương ở mức rễ và thân thường gặp hơn so với mức bó và các nhánh tận.
Với lực chấn thương đủ mạnh, làm tổn thương tất cả các rễ TK từ C5
đến T1 sẽ gây liệt hoàn toàn ĐRCT, biểu hiện lâm sàng là liệt hoàn toàn tay
cùng bên. Với lực chấn thương yếu hơn, chỉ làm tổn thương vài rễ TK, sẽ gây
liệt không hoàn toàn ĐRCT. Khi đầu, cổ bị lực chấn thương đẩy mạnh ra xa
vai sẽ gây tổn thương các rễ trên của ĐRCT (Hình 1.7), tổn thương này hay
gặp, chiếm 30% trong tổn thương ĐRCT, biểu hiện lâm sàng là mất gấp
khuỷu, mất giạng và xoay ngoài khớp vai, có thể mất duỗi khuỷu [31]. Khi
tay giạng quá đầu với một lực kéo đột ngột, có thể gây tổn thương các rễ dưới
của đám rối cánh tay (Hình 1.8), tổn thương này hiếm gặp, biểu hiện lâm sàng
là mất vận động ở cổ tay, bàn ngón tay [43].

Hình 1.7. Đứt, nhổ các rễ trên của
ĐRCT [43]


Hình 1.8. Đứt, nhổ các rễ dưới của
ĐRCT [43]

Mất dẫn truyền thần kinh (Neuropraxia) xảy ra khi có hiện tượng dẫn
truyền thần kinh bị nghẽn tại tổn thương, về đại thể không thấy có tổn thương
trên dây thần kinh, về vi thể có thể có hiện tượng mất bao myelin của sợi trục
nhưng không có thoái hóa Waller xảy ra ở dưới tổn thương. Ngay sau khi hiện


11
tượng nghẽn dẫn truyền được giải phóng chức năng thần kinh tới cơ quan
đích trở lại bình thường. Thời gian phục hồi có thể xảy ra từ vài giờ tới vài
tháng phụ thuộc vào phạm vi và độ nặng của tổn thương bao myelin. Trên
lâm sàng dấu hiệu Tinel âm tính, trên thăm dò chẩn đoán điện học không thấy
có dẫn truyền qua vùng tổn thương nhưng dẫn truyền ở phía dưới tổn thương
lại bình thường. Đây là một đặc điểm đặc trưng duy nhất của tổn thương mất
dẫn truyền [43].
Đứt sợi trục (axonotmesis), ở loại tổn thương này sợi trục bị đứt nhưng
bao bó và bao ngoài thần kinh vẫn còn lành. Thoái hóa Waller sẽ xảy ra ở
dưới tổn thương, nhưng sự tái phục hồi (regeneration) ở mỏm cụt trung tâm là
có thể và tốc độ mọc dài sợi trục khoảng 1 - 4mm/ngày [43].
Đứt thần kinh (Neurotmesis) là tổn thương đứt hoàn toàn dây thần kinh.
Dạng tổn thương này nếu không được phẫu thuật tổn thương này sẽ hình
thành khối u thần kinh không chức năng (nonfunctional neuroma) [43].
Sunderland mở rộng phân loại của Seddon thành 5 loại khi ông quan sát
thấy có một số trường hợp đứt sợi trục phục hồi được còn một số thì không.
Để lý giải điều này ông đưa ra khái niệm tổn thương nội thần kinh. Những
trường hợp yếu tố nội thần kinh không tổn thương thì khả năng tái phục hồi
sợi trục tốt hơn.

Mackinnon là người đã đưa ra loại tổn thương thứ 6 bổ sung cho phân loại
của Sunderland. Loại tổn thương này có mức độ tổn thương các bó trong một
dây thần kinh khác nhau, có thể từ mất dẫn truyền tới đứt dây thần kinh [43].
1.3. Chẩn đoán đứt các rễ trên của ĐRCT
1.3.1. Lâm sàng
Đối với tổn thương các rễ trên của ĐRCT, bệnh nhân (BN) bị liệt một
phần tay bên tổn thương, biểu hiện về cơ năng: mất gấp khuỷu, mất giạng và
xoay ngoài khớp vai, có thể mất duỗi khuỷu mặc dù vẫn gấp duỗi được cổ tay
và các ngón tay ở nhiều mức độ khác nhau [8]. Tổn thương này không tự hồi
phục, nhưng vận động bàn ngón tay ngày càng cải thiện. Về toàn thân không


12
có nhiều dấu hiệu thay đổi bất thường. Về thực thể, thông thường sau 1 tháng,
các cơ bị liệt có dấu hiệu teo cơ, càng về sau dấu hiệu teo cơ càng rõ đó là cơ
trên gai, cơ dưới gai, cơ delta, cơ nhị đầu cánh tay, cơ cánh tay. Khớp vai sệ
xuống, gai vai hiện rõ, không có hình ảnh bắp cơ của cơ delta và cơ nhị đầu
cánh tay. Sờ thấy các cơ này nhẽo, nhỏ, không có trương lực. Có thể thấy
khối xơ chắc ở nền cổ bên chấn thương, gõ có dấu hiệu lan truyền xuống bàn
tay. Trong một số trường hợp ở trẻ sơ sinh có liệt cao đám rối thần kinh cánh
tay thường có biểu hiện của thiếu hụt động tác gấp khuỷu tới tháng thứ 4 sau
sinh. Đây cũng là một dấu hiệu để nhận biết liệt cao ĐRCT mà không cần
chụp MRI [21]. Ngoài ra, BN còn bị liệt cơ lưng to, liệt bó ức cơ ngực lớn,
đôi khi bị liệt không hoàn toàn TK kinh quay. Hầu hết các BN không bị liệt
cơ thang, vận động gấp cổ tay, gấp các ngón tay và các cơ nội tại bàn tay gần
như bình thường, tuy nhiên lại thường gặp liệt cơ gấp cổ tay quay và cơ cánh
tay quay. Cảm giác bàn tay thường ít thay đổi, đôi khi có giảm cảm giác ở
mức độ nhẹ [10], [35], [36], [52], [54], [57].
1.3.2. Cận lâm sàng
1.3.2.1. Cộng hưởng từ tủy cổ (MRI)

Khi tổn thương đứt rễ TK, MRI sẽ cho hình ảnh gián đoạn các rễ TK ở
bên ngoài lỗ ghép. Khi tổn thương nhổ rễ TK, MRI sẽ cho hình ảnh giả nang
màng tủy (pseudomeningocele) nếu có rách màng tủy. Ở BN bị tổn thương
các rễ trên của ĐRCT, MRI sẽ cho hình ảnh gián đoạn rễ TK ở bên ngoài lỗ
ghép hoặc hình ảnh giả nang màng tủy ở các rễ C5, C6, ±C7. Tóm lại, MRI có
giá trị chẩn đoán đối với tổn thương đứt rễ TK ngoài lỗ ghép và tổn thương
nhổ rễ TK có rách màng tủy. Tuy nhiên, tổn thương nhổ rễ thần kinh mà
không có rách màng tủy thì MRI không nhận biết được vì không có hình ảnh
giả nang màng tủy. Vì vậy, độ nhạy và độ đặc hiệu của MRI không cao.
Ngoài ra, hạn chế nữa là không thể chụp MRI đối với BN có phương tiện kết
xương [59].


13
1.3.2.2. CT-myelography tủy cổ
Chụp CT tủy cổ có bơm thuốc cản quang vào ống tủy và cho hình ảnh
gián tiếp bên trong ống tủy. Khi tổn thương nhổ các rễ TK, CT-myelography
sẽ cho những hình ảnh mất liên tục của các rễ ở mức tương đương trong ống
sống. Với những tổn thương ngoài ống sống thì CT-myelography thấy được
những tổn thương này. Vì vậy, CT-myelography chỉ có giá trị chẩn đoán tổn
thương các rễ TK ở bên trong lỗ ghép, không cho hình ảnh ở bên ngoài cột
sống nên không biết các rễ TK ở phía ngoài lỗ ghép có bị tổn thương hay
không. Đồng thời cũng cho hình ảnh giả nang màng tủy (pseudomeningocele)
nếu tổn thương có rách màng tủy. Tóm lại, CT-myelography chỉ trả lời được
tổn thương có nhổ rễ TK hay không?, nhưng không trả lời được có tổn thương
đứt rễ TK hay không?, do vậy, xét nghiệm này có độ đặc hiệu cao nhưng độ
nhạy lại thấp. Tuy nhiên, lợi thế của nó là thực hiện được trên BN có phương
tiện kết xương [54].

Hình 1.9. (MRI): Đứt rễ C5, C6, nhổ rễ


Hình 1.10. (CT-myelography): Nhổ rễ

C7 (pseudomeningocele) bên T.

C6, C7 bên T có hình ảnh

Trích dẫn từ [6]

pseudomeningocele. Trích dẫn từ [4]


14
1.3.2.3. Điện thần kinh-cơ
Ở BN tổn thương các rễ trên của ĐRCT đều có dấu hiệu mất dẫn truyền
TK trên vai, TK mũ, TK cơ bì. Dẫn truyền TK trụ, TK giữa bình thường, TK
quay có thể có tổn thương. Xét nghiệm này là trả lời được có hay không có
dẫn truyền TK của các dây cần khảo sát, nhưng không trả lời được nguyên
nhân của sự mất dẫn truyền TK là do nhổ, đứt rễ TK hay chỉ là chèn ép hoặc
căng dãn các rễ TK. Như vậy, xét nghiệm này có độ nhạy rất cao nhưng độ
đặc hiệu lại rất thấp [54].
1.4. Các phương pháp điều trị phục hồi giạng và xoay ngoài khớp vai do
nhổ, đứt sát lỗ ghép các rễ trên của ĐRCT
Đối với tổn thương nhổ hoặc đứt rễ TK sát lỗ ghép, việc nối hoặc ghép TK
là không thể thực hiện. Việc điều trị nhổ, đứt các rễ trên của ĐRCT bao gồm:
phục hồi giạng, xoay ngoài khớp vai và gấp khuỷu. Trong khuôn khổ đề tài này,
chúng tôi chỉ tổng quan về phục hồi giạng và xoay ngoài khớp vai. Việc phục
hồi gấp khuỷu, chúng tôi đề cập tới trong một đề tài khác [5], [8], [10], [47].
1.4.1. Các phương pháp kinh điển
1.4.1.1. Phẫu thuật chuyển gân

Theo một số tác giả, khi BN đến muộn, trên 12 tháng sau chấn thương,
lúc này các cơ bị liệt đã teo đét, thoái hóa đồng thời các synap TK-cơ cũng bị
thoái hóa, mất dẫn truyền vì vậy phẫu thuật chuyển TK không còn hiệu quả.
Để phục hồi giạng vai, chỉ định đặt ra lúc này là phẫu thuật chuyển gân [2],
[9], [12], [25] .Đó là phẫu thuật chuyển các gân cơ vùng lân cận để thay thế
chức năng giạng vai của cơ denta: chuyển gân cơ thang, chuyển gân cơ nâng
vai, gân cơ tròn lớn, cơ quạ cánh tay…. Có thể chuyển một hoặc một nhóm
các cơ trên, nhưng phương pháp được ứng dụng nhiều nhất là chuyển điểm
bám tận của gân cơ thang xuống đầu trên xương cánh tay để phục hồi giạng
vai [2]. Theo Lê Văn Đoàn [2], năm 1927, Mayer lần đầu thực hiện chuyển
gân cơ thang bằng cách ghép đoạn gân cơ căng cân đùi từ cơ thang đến đầu


15
trên xương cánh tay. Năm 1955, Bateman cải tiến: chuyển điểm bám tận gân
cơ thang xuống đầu trên xương cánh tay mà không cần đến đoạn ghép. Năm
1967, Saha tiến xa thêm bằng cách sử dụng phối hợp chuyển gân cơ thang với
các cơ khác: cơ nâng vai, cơ lưng to, cơ ngực lớn, cơ tròn lớn., đây là một kỹ
thuật không phức tạp, có hiệu quả nhất định, vẫn còn được áp dụng cho đến
ngày nay. Nhược điểm của kỹ thuật này là sức giạng vai yếu, trung bình đạt:
45,5˚, khả năng sử dụng linh hoạt khớp vai hạn chế, chủ yếu chỉ thực hiện
được động tác giạng vai, còn động tác xoay khớp vai ra ngoài hầu như không
thực hiện được. Hơn nữa, tư thế bất động gây khó chịu và rất bất tiện trong sinh
hoạt cho BN, thời gian bất động kéo dài, BN phải đeo nẹp giạng vai liên tục
trong 3 tháng [2], [12]. Hiện nay có một phương pháp mới là chuyển gân cơ tự
do có cuống mạch và thần kinh (FFMT) từ nơi cho tới nơi nhận đơn thuần hoặc
có thể kết hợp với chuyển thần kinh song song để phục hồi cơ đích. Kết quả
mang lại cũng cho thấy nhiều dấu hiệu khả quan. Ưu điểm của phương pháp
này có thể áp dụng cho những bệnh nhân của liệt ĐRCT đến viện muộn > 12
tháng và việc vừa chuyển gân và chuyển thần kinh kết hợp sẽ làm tăng sức

mạnh cho cơ đích. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhiều nhược điểm như
là thời gian theo dõi để đánh giá kết quả thường phải > 24 tháng, khi lấy cơ và
thần kinh thường sẽ làm tổn thương các nhánh thần kinh chi phối cho da của ở
nơi cho. Tổn thương này là không có khả năng hồi phục [40].
1.4.1.2. Phẫu thuật đóng cứng khớp vai
Được chỉ định khi liệt ĐRCT có tổn thương tại khớp vai không có khả năng
phục hồi được biên độ hoặc những trường hợp liệt ĐRCT đến quá muộn kèm
theo tổn thương các nhóm cơ dùng để chuyển gân. Những trường hợp không thể
thực hiện các phương pháp chuyển thần kinh để phục hồi giạng vai thì đây là lựa
chọn cuối cùng. Tuy nhiên, nó cũng mang lại hiệu quả nhất định, giúp cải thiện
một phần nhỏ chức năng khớp vai. Biên độ và chức năng của khớp vai không
được linh hoạt như kết quả chuyển gân hoặc chuyển thần kinh khác.


×