Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Truyện cổ tích tấm cám dưới cách nhìn của thi pháp học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.27 KB, 5 trang )

Nhìn từ cách tiếp cận của nguyên lý mĩ học, thi pháp được hiểu như là những
nguyên tắc biện pháp chung làm cho văn bản, phát ngôn, trở thành tác phẩm
VHNT. Theo cách tiếp cận từ phân tích phê bình, thi pháp là những nguyên tắc
biện pháp nghệ thuật cụ thể tạo thành các đặc sắc nghệ thuật của một tác phẩm, tác
giả, thể loại trào lưu…
Điểm chung của 2 cách tiếp cận đều là khám phá các nguyên tắc phổ quát hoặc cụ
thể lịch sử làm thành tác phẩm nghệ thuật. Có rất nhiều thi pháp được đề cập đến,
riêng lĩnh vực truyện, những nội dung cơ bản được đề cập đến là:
– Thi pháp nhân vật

-Thi pháp không gian nghệ thuật

– Thi pháp thời gian nghệ thuật

– Thi pháp chi tiết (tình tiết) nghệ thật

– Thi pháp kết cấu

– Thi pháp cốt truyện

– Thi pháp ngôn ngữ (lời văn) nghệ thuật
tc1Đương nhiên, các nội dung thi pháp trên được biểu hiện trong từng tác phẩm cụ
thể, ở từng thể loại cụ thể… có những vùng tỏ mờ đậm nhạt khác nhau. Bởi vậy
quá trình tìm hiểu một tác phẩm văn học cụ thể không đòi hỏi nhất thiết người
nghiên cứu phải khai thác đủ các thi pháp. Song nếu không nắm vững thi pháp thì
người nghiên cứu sẽ dùng thi pháp của loại hình này trong thời đại này để soi vào
tác phẩm không thuộc loại và cùng thời, cách làm ấy tạo ra những nhận định sai
lầm và đánh giá lệch lạc. Giả sử chúng ta phê phán nhân vật “Vua” trong Tấm Cám
là một thứ “bị thịt” vì vua gì mà hoàng hậu đi không có quân bảo vệ, hoàng hậu
sao phải trèo cau, và tự dưng lại đi chấp nhận lấy Cám… là không đúng với thi
pháp truyện cổ. Hoặc giả chúng ta cho rằng người chết hóa thành chim Vàng anh,


thành Xoan đào… là phi lý và kết luận tác phẩm mang màu sắc duy tâm là những
sai lầm chết người.
Lý luận về thi pháp học đem đến cho người nghiên cứu giảng dạy cái nhìn và công
cụ khám phá từng tác phẩm và đánh giá nó đúng với thời đại đặc điểm loại thể và
khai thác được các đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm nghệ thuật ấy.
Sau đây chúng ta sẽ xem xét tác phẩm “Tấm Cám”, một Truyện cổ tích thần kỳ
dưới cách nhìn nhận của Thi pháp học.


Truyện Tấm Cám là một câu chuyện cổ tích thần kỳ trong nhóm Thần kỳ- loài vậtsinh hoạt, theo một quan điểm phân loại. Bởi trên thực tế còn nhiều cách phân loại
khác ví như Cổ tích lịch sử – Thế sự… Nhìn nhận tác phẩm này với tư cách thần
kỳ và lựa chọn những thi pháp nổi trội nhất của nó, chúng ta dễ dàng tiếp cận trước
hết với 3 yếu tố cơ bản của một tác phẩm truyện: Cốt truyện/ kết cấu – nhân vật –
tình tiết. Ngoài ra chúng ta có thể xem xét thêm về các yếu tố thời gian, không gian
nghệ thuật, ngôn ngữ….
Điểm nổi bật của thi pháp truyện cổ trong Tấm Cám là thi pháp nhân vật. Ở đây
các tác giả dân gian (TGDG) đã xây dựng các nhân vật theo loại nhân vật chức
năng. Những tính cách của các nhân vật này là biểu hiện của các nguyên lý thế
giới. Ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão, thiện thắng ác…
Tính chất chức năng của nhân vật biểu hiện ở chỗ nó xây dựng lên để thực hiện
chức năng của mình, ngoài ra không làm gì khác. Tấm làm điều thiện, mẹ con Cám
làm điều ác, Vua làm phần thưởng của Tấm. Bởi vậy mà các nhân vật rất ít (hay
mờ) tính lý trí. Nhà vua chẳng nghi ngờ gì về nguyên nhân cái chết của Tấm và lấy
Cám như chẳng có chuyện gì xảy ra. Cám sẵn sàng nghe Tấm dội nước sôi để làm
trắng da cũng không cần nghĩ nước sôi làm bỏng da. Mẹ Cám cứ việc ăn mắm làm
từ xác con không cần tìm hiểu nguyên nhân, mùi vị…
Các nhân vật không có nội tâm, sự đau đớn dằn vặt… rất mờ nhạt. Những nhân vật
này thực hiện chức năng “mặt nạ” để tác giả sai khiến. Muốn mẹ con Cám thắng
(Ác thắng), Tấm buộc phải cả tin. Đến khi muốn Tấm thắng (Thiện thắng) mẹ con
Cám lại buộc phải cả tin. Chúng ta thấy rất rõ những âm mưu, thủ đoạn không có

gì “nham hiểm” và mưu sâu, gạt lừa, dối trá cũng quá giản đơn, nhưng các nhân
vật vẫn tự nguyện đi vào chỗ chết để thực hiện vai trò “Nhân vật chức năng”.
Chính vì lẽ này, khi phân tích Truyện Tấm Cám, người đọc, người học tranh luận
gay gắt về tình tiết dẫn đến kết cụ truyện. Tấm giết mẹ con Cám một cách dã man.
Phê bình như vậy là áp thước của thi pháp hiện đại, cách nhìn văn hóa vào tryện
cổ. Theo phân tích trên thì kết cục này là TGDD “điều động” cô Tấm thực hiện
chức năng diệt ác, để cái thiện có môi trường sống yên bình. Điều bàn cãi nếu có
thì nên tập trung vào quan điểm của tác giả về xây dựng tình tiết bạo tàn, chứ
không phải phê phán Nhân vật Tấm độc ác. Ví như truyện Thạch Sanh đã đạt được


ý này : Sanh tha bổng Lý Thông tỏ rõ lòng khoan dung cao thượng, nhưng Thông
vẫn bị trời chu đất diệt (bị sét đánh chết).
Điểm nhấn quan trọng thứ hai là các tình tiết nghệ thuật trong Tấm Cám. Những
tình tiết này gắn với yếu tố kỳ ảo tạo ra những trạng thái biến hóa khôn lường dẫn
dụ người đọc vòa thế giới của những phép màu sảng khoái ly kỳ. Yếu tố kỳ ảo như
một “nhân vật” đồng hành suốt truyện với các sắc thái biểu hiện trực tiếp hoặc ẩn
thân. Phần đầu truyện, các phép màu hiện lên từ Bụt, yếu tố hoang đường kỳ ảo
này tác động trực tiếp vào diễn biến truyện. Phần sau truyện Tấm và vua tham gia
thúc đẩy quá trình phát triển của câu chuyện, nhưng sức mạnh kỳ ảo vẫn gắn với
quá trình ấy như một lực lượng thần bí hỗ trợ. Yếu tố kỳ ảo của câu chuyện này,
về bản chất thi pháp là ước mơ khát vọng công lý ủng hộ cái thiện, ủng hộ con
người bất hạnh. Mỗi lần sóng to gió cả, yếu tố này lại xuất hiện như con thuyền,
như cánh chim kéo Tấm thoát ra khỏi thảm họa tai kiếp. Tuy nhiên trong các tác
phẩm khác, yếu tố kỳ ảo có khi lại phù cái ác, thì chức năng thi pháp ở đó lại là
dụng ý của tác giả câu chuyện đó là làm tăng vẻ đẹp sức mạnh của nhân vật thiện
chẳng hạn vì nhân vật thiện phải vượt qua cái ác ấy.
Bên cạnh đó cũng tính đến những chi tiết nghệ thuật khác làm cho truyện Tấm
Cám là câu chuyện đậm đà bản sắc Việt: Hình ảnh hội làng, cảnh mò cua bắt ốc,
cái yếm đào, miếng trầu cánh phượng, cây thị đầu làng…

Thi pháp cốt truyện là các ý nghĩa và quan niệm chi phối ý nghĩa ấy chứ không
phải là cấu tạo mở đầu – phát triển và kết thúc truyện. Cốt truyện cổ tích chủ yếu
xây dựng trên xung đột thiện và ác và quan niệm về lẽ sống công bằng của con
người trong cuộc sống chung ở cuộc đời.. Truyện Tấm Cám bắt đầu từ phần
thưởng nhỏ “cái yếm đào” và kéo theo là cả một diễn biến ác tấn công thiện. Và để
chống lại cái ác, “cái thiện’ lên tiếng cùng với sự trợ lực của của yếu tố thần kỳ.
Trong Tấm Cám, thì thế lực này Tấm là hiện thân cùng với sự trợ giúp của Bụt.
Cuộc trả thù diễn ra cay độc hơn là tàn nhẫn. Đó là hành động của “ác báo” theo
niềm tin dân gian.
Một đặc điểm nữa của thi pháp truyện cổ là những sự kiện hệ trọng phức tạp của
cuộc sống được thực hiện giải quyết một cách chóng vánh. Chính điều này chi phối
các tác giả dân gian tạo ra phép màu nhiệm (ý thức dùng thi pháp), chứ không phải


phép màu nhiệm giải quyết công việc chóng vánh. Các phép màu trong Tấm Cám
đều logic với thi pháp này.
Về thi pháp kết cấu : Tấm Cám là mo tip tiêu biểu mang tính quốc tế nhưng dấu ấn
hồn Việt rất rõ ràng. Trước hết nó đảm bảo triết lý dân gian mang màu sắc á đông
đó là sự luân hồi qua nhiều kiếp. Đây là nét đặc biệt trong thi pháp truyện cổ á
đông mà phương tây không có. Mặc dù có sự biến ảo nhưng không biểu hiện sự
luân hồi mạnh mẽ. Ở đây. quá trình luân hồi, mỗi vật được biến ảo thành vẫn bộc
lộ một sức sống mạnh mẽ, tiếp tục thực hiện các chức năng của mình. Tấm chết đi
sống lại rồi quằn quại hóa thân qua bao tai kiếp, con chim vẫn biết nghe tiếng
người, khung cửi biết nói… từ cô Tấm thảo hiền thành cô Tấm Hoàng hậu vẹn
nguyên vị trí không sai lệch. Đó cũng là triết lý dân gian lành mạnh khỏe khoắn
của văn hóa Việt.
Diễn biến chuyện có biến thiên nhưng kết cục có hậu là nét thi pháp điển hình của
truyện cổ tích thần kỳ đã được thể hiện đậm đà trong truyện.
Rằng cả khi cay đắng ngậm ngùi
Thì cô Tấm vẫn về làm hoàng hậu.

Đó chính là khát vọng chiến thắng, khát vọng đạo lý công bằng mà tác giả dân gian
nào khi sáng tác cũng phải đề cập đến và có kết cục như vậy.
Nhìn chung kết cấu được xây dựng theo trình tự nhân quả (hay trình tự thời gian)
các sự việc liên tiếp xuất hiện theo trình tự trước sau. Người kể chuyện là người
đứng bên ngoài chuyện trên nguyên tắc biết hết mọi điều về câu chuyện và thực
hiện hành vi kể lại. Tất nhiên kết cấu truyện phụ thuộc vào cốt truyện và đồng nhất
với cốt truyện.
Thời gian nghệ thuật trong Tấm Cám là thời gian khép kín. Không thể xác định
được chuyện xảy ra vào thời kỳ nào. Chuyện có Vua, nhưng không biết vua đời
nào cung vua ở đâu. Đặc điểm này góp phần tạo ra tính chất hoang đường của
truyện. mặt khác, thời gian luôn gắn liễn với chuỗi sự kiện liên tục. Các đoạn thời
gian bắt đầu bằng “Một hôm”, “Ít lâu sau”, “Từ đó””Cứ mỗi lần”…. Thời gian kể
rõ ràng trùng với thời gian 1 sự kiện nào đó diễn ra. Truyện Tấm Cám không có
thời gian quá khứ, thời gian tương lai mà tất cả chỉ là thời gian hiện tại kéo dài. Khi
một sự kiện kết thúc thì thời gian cũng hết. Mỗi một sự kiện được kể đều diễn ra


trong khoảng thời gian “Một hôm”. Điều này dễ dàng nhìn thấy sự khác biệt trong
cách kể của truyện hiện đại.
tam3Không gian nghệ thuật trong Tấm Cám cũng giống như các truyện cổ “Không
có sức cân đối với hành động của con người”(Likhasop) tức là mọi hoạt động của
nhân vật không bị trở ngại và nếu có việc khắc phục cũng chóng vánh nhờ yếu tố
thần kỳ. Người, Bụt, cá chim, khung cửi đều nói và nghe hiểu 1 thứ ngôn ngữ dễ
dàng. Tấm không cản trở Cám làm chuyện ác và tương tự Cám cũng mặc cho Tấm
trả thù không cản trở. Tấm già đi qua bao lần chuyển kiếp nhưng Vua vẫn nhận ra
và lấy. Diễn biến của nhân vật xảy ra trong không gian của 1 giấc mơ với 1 niềm
mơ ước ngay thơ của con người viễn cổ.
Tất cả các nhân vật không có ai có không gian riêng (Phòng riêng, phòng tắm…),
tất cả hoạt động trên nền không gian chung làng quê, cánh đồng, quán nước…
Trong chuyện những,không gian riêng được nêu ra nhưng nhòe mờ không rõ :

Cung vua nhưng không có miêu tả chi tiết; lễ hội nhưng không thấy quảng trường,
trang trí bố trí vật thể hình khối….
Từ việc nêu khái quát những nội dung của thi pháp Truyện cổ tích thần kỳ, lấy
truyện Tấm Cám soi sáng, chúng ta rút ra nhiều vấn đề khác lạ. Những yếu tố dị
biệt trên chúng ta biết được là nhờ áp dụng cách nhìn nhận của thi pháp học. Rõ
ràng nếu phải phân biệt một câu chuyện cổ Tấm Cám với một câu chuyện ngắn
Tấm Cám ở thời kỳ hiện đại đặt cạnh nhau ai cũng có thể phân biệt được dễ dàng.
Nhưng điều quan trọng hơn cần biết “Thi pháp” chính là những “chế định” trong
sáng tác xảy ra ở từng thời kỳ, từng thể loại tác phẩm, theo quan niệm sáng tác của
con người ở thời kỳ ấy. Quan niệm như vậy để nhìn nhận đánh giá nó, phải tuân
thủ nguyên tắc đặt tác phẩm vào hoàn cảnh sáng tác và các tiêu chí sáng tác ở thời
đại đó đối với thể loại tác phẩm ấy. Ví như trong văn thơ cổ có tiêu chí sử dụng
điển cố, có khi dùng câu lại và sáng tạo giá trị hơn lên được coi là một tiêu chí để
khen hay. Nếu chúng ta áp thước thi pháp hiện đại để phê phán thì rất dễ gán ép
quy kết cho Nguyễn Du đạo văn – tức là đạo cốt truyện và một số câu thơ Trung
Quốc.
Share this:



×