Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

GIẢNG DẠY TRUYỆN NGẮN LỖ TẤN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DƯỚI GÓC NHÌN CỦA THI PHÁP HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (760.46 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH



NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG


GIẢNG DẠY TRUYỆN NGẮN LỖ
TẤN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG DƯỚI GÓC NHÌN CỦA THI
PHÁP HỌC


Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học môn Văn



LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TRẦN XUÂN ĐỀ

Thành phố Hồ Chí Minh - 2007
MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong thư chúc mừng gửi các thầy cô giáo và học sinh, sinh viên cả nước nhân
dịp khai giảng năm học mới 2003-2004, chủ tịch nước Trần Đức Lương chỉ thị :


“các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị xã hội và toàn thể đồng bào
đồng chí quan tâm chăm lo hơn nữa sự nghịêp phát triển giáo dục, dành những điểu
kiện tốt nhất cho việc học tập rèn luyện, phấn đấu c
uả con em chúng ta” ( dẫn theo
báo Tuổi Trẻ, ngày 1/ 9/2003 ). Chỉ thị cuả chủ tịch nước đã cho thấy sự quan tâm
sâu sắc đến sự nghiệp giáo dục cuả Đảng và nhà nước ta. Trong bối cảnh ấy, việc
dạy học nói chung, dạy Văn nói riêng trong nhà trường THPT đang diễn ra với
những điều kiện thuận lợi như vậy.

Cũng như các loại hình nghệ thuật khác , văn chương là hoạt động cuả con
người nhằm chiếm lĩnh thực tại “theo qui luật cuả cái đẹp” (Mác). Trong dạy học
Văn, giáo viên là chiếc cầu nối không thể thiếu để học sinh đến được với những giá
trị đích thực cuả tác phẩm văn chương. Bằng tâm huyết, tri thức và khả năng sư
phạm cuả mình, người thầy sẽ đem
đến cho học sinh những điều mới mẻ, khơi gợi
sự hứng thú và niềm yêu mến văn chương ở các em. Và cũng chính từ đây, các em
sẽ lớn dần lên qua những giờ dạy Van hiệu quả ấy, bởi nói như Arixtốt “văn học
nghệ thuật chân chính có khả năng thanh lọc tâm hồn con người”, khiến con người
lớn lên

Quan điểm giáo dục cuả chúng ta là giáo dục toàn diện nhằm nâng cao văn
thể, mĩ ở mỗi con người. Môn văn học trong nhà trường cũng không nằm ngoài
hướng đi ấy bằng việc cung cấp cho học sinh những kiến thức tổng thể về Văn học
Việt Nam và Văn học nước ngoài.
Trong quan hệ rộng mở đón chào những tinh hoa Văn học nước ngoài, Lỗ Tấn
là một trong những nhà văn ngoại quốc được trân trọng, yêu mến

, đồng cảm và học
hỏi nhiều nhất ở Việt Nam. Ông là một nhà văn vĩ đại, chiến đấu không mệt mỏi
cho sự nghiệp của dân tộc, một nhà tư tưởng, một nhà giáo dục có uy tín, một nhà

nghiên cứu dịch thuật góp nhiều công lao cho nền văn học hiện thực mới. Tác phẩm
cuả ông luôn giúp ta khám phá ra những ý nghiã tích cực, đằm thắm, nồng nàn
trong tình yêu thương và sự căm giận. Bởi thế văn chương Lỗ Tấn sống mãi trong
nhịp đập trái tim của mọi dân tộc có cùng hướng đi.
Có thể nói, di sản văn chương Lỗ Tấn để lại có một tầm
vóc khổng lồ, bao
gồm rất nhiểu thể loại khác nhau : tạp văn, kịch, thơ, truyện. Nhưng có lẽ đậm đà và
thể hiện rõ phong cách, tư tưởng, tài năng và mục đích sáng tác cuả ông hơn cả là
mảng truyện ngán . Ở thể loại này, dù dung

lượng nhỏ, ít lời nhưng dồn nén, chất
chứa bao suy tư trăn trở của nhà văn trên hành trình tìm đường cho dân tộc Trung
Hoa đang héo úa, lụi tàn dưới sức nặng 4000 năm lịch sử cuả ý thức hệ phong kiến.
Thiết nghĩ, việc đưa truyện ngan cuả Lỗ Tấn vào giảng dạy ở phổ thông là cần
thiết bởi những tác phẩm cuả ông không chỉ có giá trị cao về mặt nột dung và nghệ
thuật, m
à còn vì tác giả của chúng là một tấm gương sáng cho lòng trung thành thuỷ
chung với dân tộc Trung Hoa, một gương mặt tiêu biểu đại diện cho một thời đại
thăng trầm trăn trở và vươn lên.
Thực tế cho thấy ở phổ thông khi giảng dạy Văn học nước ngoài nói chung, tác
phẩm Lỗ Tấn nói riêng, đa số giáo viên rất ngại dạy. Dường như trong chương
trình,Văn học nước ngoài vẫn c
òn là vùng đất thiêng với cả

giáo viên và học sinh.
Phải chăng sự cách biệt về văn hoá, về ngôn ngữ là một rào cản khiến Văn học nước
ngoài ít được chủ động đón nhận ở phổ thông?
Có thể nói, giảng dạy Văn học nước ngoài nói chung, tác phẩm Lỗ Tấn

nói

riêng trong nhà trường không phải là một công việc đơn giản. Dạy thế nào cho hay,
cho hấp dẫn lại càng khó khăn bội phần . Dạy Van trong nhà trường có những yêu
cầu và nhiệm vụ khắt khe riêng, bởi văn học vừa là một khoa học , đồng thời cũng
là bộ môn nghệ thuật đầy phức tạp. Thêm vào đó, cảm thụ và giảng dạy tốt những
tác phẩm cuả Lỗ Tấn cũng không đơn giản c
hút nào bởi những truyện ngắn cuả ông
được sáng tác dưới góc nhìn cuả một nhà báo, nhà tư tưởng, nhà văn hoá, nhà giáo,
nhà văn, trong một bối cảnh đầy biến động cuả đất nước Trung Hoa, nên có những
điều không phải một sớm một chiều chúng ta có thể giải mã hết được.

Ơ trường phổ thông, học sinh được tiếp xúc nhiều với thể loại truyện ngắn nên
việc giảng dạy sao cho thành công là điều hết sức cần thiết. Nó có tác dụng nâng
cao trình độ thưởng thức, nâng cao phẩm chất đạo đức, nhân cách cho học sinh.
Nghiên cứu thi pháp là nghiên cứu văn học trong tính thống

nhất giữa nội dung
và hình thức một cách có qui luật. Từ khi có văn chương đã xuất hiện nó rồi, chừng
nào tác phẩm nghệ thuật ngôn từ còn hiện diện thì chừng ấy còn có thi pháp. Nghĩa
là trong khoa học nói chung, phương pháp này không phải không quen thuộc,
nhưng trong giảng dạy văn học nói chung, giảng dạy truyện ngắn Lỗ Tấn nói riêng,
có thể nói phương pháp này còn khá mới mẻ. Xuất phát từ những yêu cầu trên, xuất
phát từ việc khảo sát thực tế giảng dạy ở phổ thông, cùng với những kiến thức tiếp
nhận được từ bộ m
ôn giáo học pháp, chúng tôi mạnh dạn đề xuất việc giảng dạy
truyện ngắn Lỗ Tấn ơ trường Trung học phổ thông dưới

góc nhìn cuả thi pháp
học, không ngoài mục đích giúp giáo viên và học sinh có cái nhìn đầy đủ, toàn diện
và chính xác hơn về những tác phẩm cuả Lỗ Tấn được dạy và học trong nhà trường
phổ thông


2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Nghiên cứu, tìm hiểu về nhà văn Lỗ Tấn, cũng như đề xuất những phương
hướng khám phá vẻ đẹp trong các truyện ngắn của ông là một công việc khá lý thú
nhưng cũng không đơn giản. Đề tài Giảng dạy truyện ngắn Lỗ Tấn ở trường
Trung học phổ thông dưới góc nhìn cuả thi pháp học, nói chung chưa có công
trình nào đi vào nghiên cưú một cách trực tiếp, cụ thể và chi tiết. Tuy nhiên đối với
một số truyện ngắn của Lỗ Tấn c
ó trong khuôn khổ cuả đề tài này và những vấn đề
liên quan trực tiếp đến phương pháp giảng dạy văn học nói chung thì cũng đã có
khá nhiều công trình, bài viết cuả nhiều nhà nghiên cứu. Vì Lỗ Tấn là một nhà văn
nước ngoài nên những tài liệu nghiên cứu về ông của các học giả nước ngoài, đặc
biệt là Trung Quốc cũng sẽ không ít. S
ong do phạm vi đề tài, chúng tôi không thể
khảo sát hết được những công trình ấy, mà chỉ chú trọng vào những công trình
nghiên cưú chính của các tác giả trong nước có liên quan trực tiếp đến

đề tài. Trên
tinh thần ấy chúng tôi mạn phép chia những tác phẩm, những bài viết đã chọn lọc
thành hai nhóm lớn theo góc độ phạm vi đối tượng nghiên cứu và phương pháp
giảng dạy :
 Nhóm thứ nhất : những bài viết, bài nghiên cứu về Lỗ Tấn và một số truyện
ngắn cuả ông được giảng dạy ở phổ thông (Thuốc , AQ chính truyện, Cố hương).
Chẳng hạn : Anh Đức có bài viết Lỗ Tấn , bậc thầy truyện ngắn, (Kiến thức ngà
y
nay 9/1991). Lương Duy Thứ với bài viết

Mấy vấn đề thi pháp Lỗ Tấn, in trong
cuốn Phê bình, bình luận văn học


(NXB văn nghệ TP.HCM), Lỗ Tấn , phân tích tác
phẩm (NXBGD, 2004). Lê Nguyên Cẩn- Thế giới nhân vật dị dạng trong truyện
ngắn Lỗ Tấn. Lê Huy Tiêu Thuốc, sự hy sinh anh dũng

của nhà cách mạng và sự
ngu muội cuả quần chúng nhân dân in trong cuốn “Cảm nhận mới về văn hoá văn
học Trung Quốc”,(NXB ĐHQGHN,2004). Nguyễn Tuân- Truyện ngắn Lỗ Tấn và
phim truyện Trung Hoa in trong cuốn cuốn “ Lỗ Tấn , linh hồn dân tộc Trung Hoa
hiện đại”,(NXBTrẻ, 2003). Phương Lựu - Lỗ Tấn , nhà lý luận văn học,
(NXBGD,1998).Vương Phú Nhân- Lỗ Tấn, lịch sử nghiên cưú và hiện trạng,
(NXB Thống Kê, 2004, Nguyễn Thị Mai Hương và Lương D
uy Thứ dịch )
Ngoài ra còn một số luận văn về “Thi pháp truyện ngắn Lỗ Tấn” cuả Lê Huy Tiêu
và “Thi pháp nhân vật trong truyện ngắn Lỗ Tấn” của Trần Lê Hoa Tranh
 Nhóm thứ hai : những bài viết, giáo trình, công trình về phương pháp phân
tích, giảng dạy tác phẩm văn chương và những vấn đề liên quan đến thực tế giảng
dạy tác phẩm văn chương ở trường TH
PT. Chẳng hạn : Dạy học văn ở trường phổ
thông, Nguyễn Thị Thanh Hương, NXBĐHQGHN, 2001. Phân tích tác phẩm văn
học từ góc độ thi pháp, Nguyễn Thị Dư Khánh, NXBGD. Phương pháp dạy học
văn, Phan Trọng Luận , NXBĐHQGHN, 1998. Thiết kế bài học tác phẩm văn
chương ở nhà trường Phổ thông, Phan Trọng Luận NXBGD,1999. Vấn đề giảng
dạy tác phẩm văn học theo loại th
e, Trần Thanh Đạm, NXBGD,1978. Phương
pháp dạy học văn ở bậc trung học, Trịnh Xuân Vũ, NXBĐHQGTPHCM, 2002.
Nhận xét chung :
Những bài viết, công trình nghiên cưú về các tác phẩm của Lỗ Tấn cũng như
phương pháp dạy học Văn nói chung khá phong phú và đa dạng. Mỗi công trình, bài
viết đều có những đóng góp nhất định, giúp ích cho giáo viên trong quá trình giảng

dạy cả về phương pháp luận và những ứng dụng thể nghiệm. Tuy nhiên, hầu hết các
công trình, bài viết

đều đi vào tìm hiểu, phân tích một tác phẩm cụ thể mà chưa chỉ
ra một cách khái quát hướng giảng dạy tác phẩm truyện ngắn Lỗ Tấn như thế nào
cho hiệu quả và hợp lý, cũng như những kiến nghị cụ thể cho việc giảng dạy Văn
Học Trung Quốc ở trường phổ thông. Do đó trong quá trình thực hiện đề tài, chúng
tôi đã học tâp, kế thừa những t
hành quả của người đi trước với mong muốn mang lại
hiệu quả tốt nhất cho sự

nghiệp trồng người

3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CƯÚ CỦA ĐỀ TÀI

Việc giảng dạy truyện ngắn Lỗ Tấn ở trường phổ thông có liên quan đến nhiều
cấp học. Hiện nay, trong chương trình, học sinh được tiếp xúc với tác giả này bắt
đầu từ lớp 9, trước đây trong chương trình cải cách là lớp 8. Tuy nhiên đề tài Giảng
dạy truyện ngắn Lỗ Tấn ở trường Trung học phổ thông dưới góc nhìn cuả thi
pháp học chỉ nhằm nghiên cứu và đề ra phương hướng giảng dạy trong khuôn khổ
nhà trường TH
PT, cụ thể là trong chương trình lớp 12 hiện hành (cải cách giáo dục
và phân ban) vì các truyện ngắn này được dạy ở lớp 12, đồng thời chúng tôi cũng
tham khảo thêm một số tác phẩm khác cuả Lỗ Tấn có liên quan để tiện so sánh.
Trên cơ sở đó, chúng tôi cũng tiến hành dự giờ, khảo sát, phát phiếu điều tra tham
khảo tình hình giảng dạy của một số giáo vi
ên ở các trường THPT thuộc điạ bàn
tỉnh Bình Thuận (THPT Phan Bội Châu, THPT Nguyễn Văn Linh, THPT

Dân tộc

nội trú, THPT Trần Hưng Đạo)
Tên đề tài Giảng dạy truyện ngắn Lỗ Tấn ở trường Trung học phổ thông
dưới góc nhìn cuả thi pháp học có tính chất nhấn mạnh vấn đề dạy và học truyện
ngắn Lỗ Tấn . Tuy nhiên phạm vi đề tài còn bao gồm cả mong muốn nghiên cưú,
tìm hiểu việc giảng dạy thể loại truyện ngắn nói chung (tất nhiên trong đó có cả
truyện Việt Nam)


4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Phương pháp khảo sát thực tiễn: thống kê, điều tra, dự giờ các tiết dạy
cuả giáo viên ở trường phổ thông, xem xét khả năng tiếp thu kiến thức và
xử lý chúng cuả học sinh. Sử dụng phiếu tham khảo đối với giáo viên và
học sinh để nắm được những thuận lợi, khó khăn trong quá trình dạy và
học, những nguyện vọng và đề xuất của họ. Qua thực tế, chúng tôi sẽ rút
ra những ki
nh nghiệm, cũng như những thiếu sót nhằm có cơ sở thực tiễn
trong việc nêu thực trạng.
 Phương pháp lịch sử xã hội : phương pháp này đặt ra yêu cầu đặt tác
phẩm trong mối liên quan mật thiết với hoàn cảnh xã hội mà nó ra đời,
lấy thời đại, tư tưởng, bối cảnh lịch sử làm cơ sở chính để tìm hiểu, phân
tích, đánh giá những khiá cạnh đư
ợc đề cập trong tác phẩm
 Phương pháp phân tích, so sánh, qui nạp : để thực hiện mục đích cuả
đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp này để tìm hiểu cặn kẽ, chi tiết
những khiá cạnh nội dung tư tưởng, quan điểm sáng tác, hình thức nghệ
thuật mà Lỗ Tấn muốn đề cập trong tác phẩm. So sánh, đối chiếu với các
tài liệu, sách hướng dẫn dành cho giáo viên , học sinh, các ý kiến khác
nha
u xung quanh việc nghiên cứu, giảng dạy tác phẩm Lỗ Tấn ; quy nạp
thành những vấn đề có ý nghiã phương pháp luận và thực tiễn

 Phương pháp nghiên cưú liên ngành : vận dụng thành tựu nghiên cưú
cuả nhiều ngành như nghiên cứu văn học, lý luận văn học, ngôn ngữ
học…..đặc biệt chú trọng những thành tựu khoa học về phương pháp
giảng dạy Văn học nói chung.


5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Với mục đích và ý nghĩa nâng cao hiệu quả trong việc cảm thụ và giảng dạy văn
học nói chung, tác phẩm Lỗ Tấn nói riêng, nhất là trong tình hình bộ môn Ngữ
Văn đang được toàn xã hội quan tâm như hiện nay, đề tài của chúng tôi mang
tính chất học tập và thử nghiệm là chủ yếu. Tuy nhiên chúng tôi cũng hi vọng
mong muốn góp một phần nhỏ trong việc giảng dạy văn học trong nhà trường
nói chung- một bộ môn rất nhạy cảm với toàn xã hội hiện na
y.
Cụ thể, đề tài cuả chúng tôi góp phần :
- Khảo sát, tìm hiểu thực tế việc giảng dạy truyện ngắn Lỗ Tấn ở trường THPT
- Một số giải pháp và ý kiến đề xuất cho việc giảng dạy và học tập tác phẩm Lỗ
Tấn nói riêng,Văn học nước ngoài nói chung nhằm nâng cao chất lượng dạy học
môn Văn trong nhà trườngTHPT- một vấn đề có tính bức th
iết
6. KẾT CẤU CUẢ LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và thư mục tham khảo, luận văn được
chia làm 3 chương :
Chương 1 : Văn học nước ngoài trong trường phổ thông hiện nay
Chương 2 : Một số vấn đề về Lỗ Tấn và thi pháp truyện ngắn Lỗ Tấn
Chương 3 : Giảng dạy truyện ngắn Lỗ Tấn ở trường THPT dưới góc nhìn của
thi pháp học.








CHƯƠNG 1 :
VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG
HIỆN NAY
1.1 VỊ TRÍ , VAI TRÒ CỦA VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI TRONG
CHƯƠNG TRÌNH VĂN HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

1.1.1. Một cái nhìn tổng thể về những tinh hoa văn học và những trường
phái văn học tiêu biểu cuả Văn học nước ngoài
Không phải ngẫu nhiên mà văn học lại được xem là một trong những bộ môn
nghệ thuật đầy sức hấp dẫn bên cạnh những ngành nghệ thuật khác như hội họa, âm
nhạc, điện ảnh…Dù xuất hiện sau một số lọai hình nghệ thuật ấy, song văn học
nghệ thuật đã tạo được một chỗ đứng nhất định trong lòng công chúng. Có thể thấy
đời sống của văn học ngày càng phát triển hết sức phong phú, sâu rộng và rất nhanh
nhạy.
Dẫu rằng hình tượng văn học không hiện hữu một cách trực tiếp như một số
các ngành nghệ thuật khác, nhưng nó lại có sức hấp dẫn riêng qua việc bộc lộ với
người đọc bằng cái nhìn bên trong t
hầm kín. Đó là tính chất tinh thần hay tính phi
vật thể của hình tượng văn học. Nó tác động vá
o trí tưởng tượng và liên tưởng của
người đọc. Nếu như hình tượng hội hoạ được xây dựng bằng đường nét, màu sắc;
hình tượng điêu khắc được xây dựng bằng đường nét, hình khối; hình tượng âm
nhạc được xây dựng bằng giai điệu, nhịp điệu….thì văn học sử dụng một chất liệu
đặc biệt để kiến tạo nên những tác phẩm văn chương, ấy chính là ngôn từ. C
ho nên
văn học là một loại hình nghệ thuật ngôn từ là vậy. Với sức mạnh riêng cuả mình,

văn học đã tái tạo, phản ánh quá trình vận động không ngừng cuả đời sống một cách
đa dạng, phong phú, sinh động và hết sức sâu sắc
Ơ trường phổ thông, học sinh bắt đầu làm quen với Văn học nước ngoài từ khi
bước vào cấp II bằng những câu chuyện cổ tích
của các nước Đức, Đan Mạch…Một
thế giới lung linh đầy sắc màu huyền ảo đã được tái hiện trong những tâm hồn trẻ
thơ, kích thích và khơi dậy trí tưởng tượng, óc sáng tạo ở các em. Dần dần lên
những lớp cao hơn, học sinh sẽ được học một cách đầy đủ, khoa học hơn, những tác
phẩm văn học của các nhà văn lỗi lạc, tiêu biểu cho các trung tâm văn học rực rỡ
của loài người trong khoảng 3000 năm. Ơ phương Đông có thể kể đến các bậc thánh
thơ : Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, các tiểu thuyết gia cổ điển : La Quán Trung,
Bồ Tùng Linh, nhà văn nhà tư tưởng lớn t
hời hiện đại Lỗ Tấn , thi sĩ của những tâm
hồn An Độ R. Tago. Ơ phương Tây không thể không nhắc đến hai bộ sử thi kinh
điển của Hôme, những vở kịch nổi tiếng của Sếchxpia, Sile, tiểu thuyết lãng mạn
của V.Hugo và bậc thầy của chủ nghiã hiện thực Banzắc, văn hào vĩ đai của Nga
M.Gorky, nhà thơ lừng danh Puskin…Mỗi một nhà văn, nhà thơ đều là những đại
diện xuất sắc cho nền văn học dân tộc mình. Tên tuổi
và tác phẩm của họ đều đã
được thử thách qua thời gian và tạo được một chỗ đứng riêng trong lòng hầu hết độc
giả Việt Nam.
Văn học là lịch sử tâm hồn của mỗi dân tộc, là diễn đàn để những “thư ký trung
thành của thời đại”(Ban
zắc) nói lên tất cả những ước mơ, hoài vọng và khao khát
của mình, vì thế nó là nhịp cầu hữu nghị giúp cho giao lưu văn hoá giữa các dân tộc
diễn ra thuận lợi. Dù vô cùng đa dạng song văn học giữa các dân tộc đều có nét
chung là hướng tới những giá trị nghìn đời của chân, thiện, mỹ, giúp cho con người
sống tốt hơn, nhân ái hơn, bao dung độ lượng hơn, sống đúng nghĩa với chữ Người
viết hoa. V
à đó cũng chính là cái đích, là mục tiêu mà văn học nhà trường hướng

tơí. Có thể nói những tinh hoa văn học thế giới là di sản tinh thần quý giá chung của
cả nhân loại và là bộ phận không thể thiếu trong hành trang văn hóa của con người
hiện đại.
Với sự đa dạng về chiều rộng, sâu sắc về chiều sâu, Văn học nước ngòai đã
cung cấp cho học sinh một cái nhìn đầy đủ và toàn diện về văn hoá cũng như con
người của các dân tộc trên thế giới. Điều nà
y góp phần bổ sung vốn văn học, văn
hóa cho học sinh trên nhiều phương diện mà nếu chỉ riêng văn học Việt Nam thì có
lẽ không đủ sức.

1.1.2 Đối sánh Văn học nước ngoài với Văn học Việt Nam
Như trên đã trình bày, với sự đa dạng của văn học dân tộc các nước, cùng với
sự phong phú về thể loại, nội dung chương trình Văn học nước ngoài trong trường
phổ thông đã mở ra một cái nhìn nhiều chiều, giúp học sinh nhận ra và phát hiện
những tinh hoa cũng như những thành tựu của văn học thế giới trong cái nhìn so
sánh với Văn học Việt Nam
Văn học nước ngoài trong chương trình phổ thông bao gồm văn học của các
dân tộc : A
nh, Pháp, Mỹ, Đức, Trung Quốc, Nhật , Nga, Ấn Độ, Hilạp…..Mỗi một
nền văn học của một quốc gia, dân tộc do lịch sử hình thành và phát triển đều có
những ưu điểm riêng của mình. Tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá, văn
học của nhân loại là một trong những cách thức để một dân tộc tự làm phong phú
thêm nền văn học của
mình. Với ý nghiã đó, Văn học nước ngoài trong chương
trình phổ thông chính là cầu nối, là chìa khoá để học sinh Việt Nam khám phá
những chân trời tri thức, những vẻ đẹp tiềm ẩn của Văn học nước ngoài mà văn học
trong nước có thể chưa đáp ứng được, cũng như tìm ra những điểm tương đồng và
dị biệt giưã văn học các nước, đặc biệt là những nước có cùng một vùng văn hoá
Mỗi một nhà văn khác nhau đều có một phong cách nghệ thuật khác
nhau.

Cũng như vậy, mỗi một dân tộc khác nhau cũng sẽ có một lối tư duy khác nhau.
Tiếp cận với nhiều nền văn học chính là cơ sở để học sinh có điều kiện tìm hiểu
cách đánh giá, nhìn nhận và giải thích các hiện tượng, sự việc của các nhà văn thuộc
nhiều dân tộc trên thế giới. Chẳng hạn về phương thức sống,
nếu người phương
Đông trọng tĩnh, hướng nội, khép kín thì người phương Tây lại trọng động, hướng
ngoại, cởi mở. Về ứng xử, phương Đông nặng về cộng đồng, trách nhiệm, thì
phương Tây lại nghiêng về chủ nghiã cá nhân. Với thiên nhiên, phương Đông
nghiêng về hoà đồng “thiên nhân tương dữ, thiê
n nhân tương hợp” thì người
phương Tây lại thích chinh phục, khai thác, tận dụng

“Văn học là nhân học” mục đích cuối cùng của văn học vẫn là vì con người,
hướng về con người. Cho nên dù được thể hiện dưới góc độ nào chăng nữa thì con
người vẫn là vấn đề trung tâm của văn học. Là một bộ phận của văn học thế giới,
Văn học Việt Nam không thể đi khỏi quỹ đạo chung ấy, cho nên giữa những nền
văn học Á, Au, học sinh vẫn tìm ra tiếng nói chung giữa các dân tộc. Đó là những
vấn đề lớn lao của nhân loại như chiến tranh, hoà bình, quyền tự do cá nhân…Rõ
ràng đấy là những nội dung lớn mà văn học Việt Nam cũng như văn học các nước
không thể không đề cập đến. Và đó cũng chính là chất keo kết dính làm nên mối
liên hệ mật thiết giữa văn học các nước, tạo nên sự tồn tại của những mối quan hệ
sống động giữa các nền văn học của những nước khác nhau
Tất nhiên, theo tiến trình lịch sử văn học, cùng một giai đoạn, một thời kỳ có
những
vấn đề Văn học nước ngoài đã đề cập đến nhưng điều đó vẫn còn khá mới mẻ với
Văn học Việt Nam. Chẳng hạn như chủ nghiã nhân văn,
vấn đề con người cá
nhân
đã xuất hiện trong văn học phương Tây từ thời phục hưng, trong khi đó do
điều kiện kinh tế xã hội, thời kỳ này nội dung của Văn học Việt Nam vẫn bó hẹp

trong phạm vi của chủ nghiã yêu nước
Xét ở một góc độ nào đấy, văn học là lăng kính phản chiếu văn hoá

cuả một
quốc gia. Đến với văn học là đến với những miền văn hóa để khám phá những chiều
sâu bí ẩn trong văn hóa cuả nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới. Mỗi một nền văn
học đều mang trong mình những sắc thái văn hóa đặc thù về con người, đất nước,
phong tục, tập quán lối sống. Đi vào tìm hiểu thế giới nghệ thuật của các nhà văn
chính là giải mã những “vùng đối tượng thẩm mỹ riêng” (Nguyễn Đăng Mạnh) mà
các nhà văn thường phản ánh. Không phải ngẫu nhiên m
à trong Văn học Việt Nam
khi nhắc đến Sơn Nam là người ta nghĩ đến nhà văn của vùng đất Nam Bộ, Kim
Lân thường được nhắc đến với cái tên “nhà phong tục Bắc Bộ”, Nguyên Ngọc- nhà
văn của vùng đất Tây Nguyên anh hùng…cũng như học thơ Puskin, truyện ngắn
của M.Gorky ta hiểu thêm về đất nước và c
on người Nga xinh đẹp ; học

những tác
phẩm của Lỗ Tấn chúng ta hiểu thêm cuộc sống của những người dân Trung Hoa
những năm bị áp bức dưới chế đô phong kiến… Rõ ràng, hiểu phong cách nghệ
thuật cuả một nhà văn cũng chính là biết thêm một nét văn hoá cuả một đất nước
Văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống, là tiếng nói đi từ trái tim đến trái
tim, thông qua sự giao tiếp bằng con đường tâm hồn, văn học giúp con người xích
lại gần nha
u, sống trong niềm cảm thông và tình hữu nghị. Tiếp nhận văn học trên
tinh thần đối thoại chính là tiền đề để đưa văn học dân tộc hội nhập với văn học thế
giới. Văn học là nhịp cầu cho sự giao lưu, là cánh cửa của sự đối thoại là vì thế. Với
cái nhìn bao quát và xuyên suốt lịch sử văn học của các dân tộc, chắc chắn học sinh
sẽ tự rút ra cho mình những vấn đề bổ ích và lý thú, và cũng từ đó, vốn văn hóa, văn
học của học sinh chắc chắn sẽ đư

ợc nhân lên



1.1.3 Góp phần xây dựng con người Việt Nam hiện đại

Mục đích cuối cùng của quá trình dạy học văn chính là quá trình học sinh
có sự chuyển biến, thay đổi về chất. Đến với tác phẩm văn chương là quá trình học
sinh đi từ tri giác đến tái hiện bằng tưởng tượng. Từ những gì thu nhận được, học
sinh sẽ khái quát, rút ra được vấn đề mà các nhà văn muốn thể hiện, cao hơn nữa là
sự định giá tác phẩm, cuối cùng là khâu tự nhận thức về bản thâ
n mình cũng như về
cuộc đời, mà có người gọi ấy là sự thăng hoa về cảm xúc, về nhận thức
Công việc của nhà văn là “ phản ánh tái hiện cuộc sống, nêu lên những hiểu
biết về thế giới, nhận thức về thế giới và bày tỏ thái độ chủ quan của mình, nói lên
ước mơ khát vọng của mình về thế giới, về cuộc sống”
[23, tr 20]. Sức mạnh của
văn học là ở chỗ khi phản ánh chân thực những mặt này hay mặt khác của cuộc
sống, những hiện tượng biến cố xã hội, nó đồng thời cũng đặt ra những vấn đề tư
tưởng, chính trị, các vấn đề của cuộc đấu tranh giải phóng quần chúng, những vấn
đề về số phận con người. Cho nên,

giá trị của một tác phẩm văn học không phải chỉ
ở tính hiện thực mà còn ở tầm tư tưởng của nó. Bởi vậy, nhà văn lớn cũng thường là
những nhà tư tưởng lớn
Văn học nghệ thuật là tiếng nói tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ. Mỗi
một tác phẩm văn học đều chứa đựng những thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm.
Cùng với văn học Việt N
am, Văn học nước ngoài trong trường phổ thông với sự đa
dạng của nhiều nền văn học từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim đã tạo nên những điển

hình văn học đặc sắc với những giá trị riêng. Điều đó cũng góp phần xây dựng, bồi
đắp và hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Có thể kể đến những nhân vật đẹp trong
Văn học nước ngoài như Paven Coócsaghin, Quan Công, Lưu Bị, Xôcôlốp,
Giăngvangăng… họ mãi là những hình tượng văn học độc đáo, vĩnh cửu. Bởi mỗi
đứa con tinh thần của nhà văn đều là kết tinh của những trải nghiệm trước cuộc đời.
Đôi khi một tác phẩm hay, một hình tượng nhân vật đẹp cũng có thể sẽ làm thay đổi
cách sống cũng như quan niệm của học sinh về con người, về cuộc đời.

thể nói cuộc đời của các nhà văn, nhà thơ có trong chương trình văn học
nước ngoài là những tấm gương sáng. Họ là chiến sĩ, ca sĩ của tự do. Chân lý cuộc
sống, các giá trị thẩm mỹ trong tác phẩm cuả họ đều được

nung nấu, rút ra từ những
trải nghiệm trong suốt cuộc đời phong phú của họ. Lòng trân trọng, sự tin tưởng
mãnh liệt vào con người bừng sáng trong toàn bộ sáng tác của Gorky : “ tôi không
biết còn có gì tốt đẹp hơn, phức tạp hơn, thú vị hơn con người. Con người là tất cả.
Nó đã sáng tạo ra cả thượng đế”. Lỗ Tấn thì dùng văn chương chữa bệnh tinh thần
quốc dân, phê phán phép thắng lợi tinh thần kiểu AQ. Còn nhân vật chính trong Số
phận con người (Sôlôkhốp) đã thể hiện bản lĩnh kiên cường, vượt lên
mọi đau khổ
quá sức tưởng tượng với tâm niệm “là thằng đàn ông, anh là người lính, khi cần anh
phải chịu đựng hết, gánh vác hết”. Sức mạnh của văn chương đã bồi đắp cho học
sinh nhưng tình cảm cao đẹp và là ví dụ sinh động chứng tỏ sự gắn bó hài hòa giưã
tình cảm
cá nhân và lý tưởng sống của mỗi con người. Các nhà văn đã cần cù lao
động nghệ thuật suốt đời, có thể nói, cuộc đời của họ là lời chú giải tuyệt vời cho
sáng tác và sáng tác của họ là sự biện hộ tuyệt vời cho cuộc đời. Mỗi một nhà văn
và những sáng tác của họ đều là những bài học

sinh động , lý thú và bổ ích cho hành

trang vào đời của mỗi học sinh. Quả không sai khi nói rằng văn học có tác dụng
thanh lọc tâm hồn con người, nâng đỡ con người là vậy. Ngày nay, trước sự hối hả
của nhịp sống hiện đại, điều này chẳng phải càng trở nên cần thiết hay sao?
Khác với sự phát triển khoa học diễn ra theo tuyến tính, tiến bộ nghệ thuật và
quá trình văn học không dựa trên sự phủ định triệt để các thời đại văn học và trào
lưu văn học có trước. Chí
nh vì vậy, nhiều kiệt tác văn học

thế giới cho đến hôm nay
vẫn có tác động thẩm mỹ mạnh mẽ và vẫn là những chuẩn mực nghệ thuật khó vượt
qua được, nói như nhà văn Nga X. Sêđrin “ văn học nằm ngoài những định luật của
băng họai. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”
1.2. NỘI DUNG, CẤU TRÚC, THỜI LƯỢNG VĂN HỌC NƯỚC
NGOÀI TRONG SÁCH GIÁO KHOA VĂN Ở TRƯỜNG PHỔ
THÔNG
1.2.1. Cấp trung học cơ sở

Phân phối chương trình môn Ngữ văn (phần VHNN) gồm các bài sau :
* Lớp 8
:
1. Cô bé bán diêm - cổ tích Andecxen ( 2 tiết )
2. Chiếc lá cuối cùng - Ohenri ( 2 tiết )
3. Trích đoạn : Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục- Môlie ( 2 tiết )
* Lớp 9
:
1. Cố hương – Lỗ Tấn (3 tiết)
2. Sói và cưù trong thơ ngụ ngôn của La Phông ten ( 2 tiết )
3. Rôbinxơn ngoài đảo hoang (1 tiết)
4. Bố cuả Ximông ( 2 tiết )
5. Con chó Bấc ( 1 tiết )

1.2.2. Cấp trung học phổ thông
* Lớp 10 :
1. Sử thi Ôđixê – ( 2tiết )
2. Sử thi Ramayana – ( 2 tiết )
3. Thơ Đường với 4 tác giả : Lý Bạch ,Đỗ Phủ, Thôi Hiệu, Bạch Cư Dị ( 4 tiết )
4. Tiểu thuyết :Tam Quốc Diễn Nghiã ( 3 tiết )
5. Kịch Sếchxpia ( 3 tiết ) : - Romeo & Juliet


- Hamlet
* Lớp 11:

1. Kịch Sile : Am mưu và tình yêu ( 2 tiết )
2. Hugo : - Biển đêm ( 2 tiết )
- Tiểu thuyết :Những người khốn khổ ( đọc thêm )
3. Banzắc : Laõ Gôriô( 2 tiết )
4. Puskin ( 2tiết ) : - Tôi yêu em
- Con đường muà đông
- Con đầm pích ( đọc thêm )
5. Lép Tônxtôi : Chiến tranh và hoà bình ( 2 tiết )
6. Mactuên : Những cuộc phiêu lưu của Tomxoyo ( 2tiết )
7. Tago ( 2 tiết ) : - Bài số 28
- Thuyền giấy
- Thượng đế là lao động ( đọc thêm )
8. Prem Chanđơ : tiểu thuyết Gođan ( đọc thêm )
* Lớp 12:

1. M.Gorky : - Một con người ra đời ( 2 tiết )
- Trích đoạn : Tôi đã học tập như thế naò ( đọc thêm )
2. Lỗ Tấn : - Thuốc ( 2 tiết )

- AQ chính truyện ( đọc thêm )
3. Êxênin : - Thư gửi mẹ ( 2 tiết )
- Mai tóc xanh ( đọc thêm )
4. Aragông : - Enxa ngồi trước gương ( 2 tiết )
- Bài ca của người hát trong ngục tù tra tấn ( đọc thêm )
5. Hêminguê : Ông già và biển cả ( 2 tiết )
6. Sôlôkhốp : - Số phận con người ( 2 tiết )
- Trích đoạn : Sông Đông êm đềm ( đọc thêm )
7. Kaoa
bata : Thuỷ nguyệt ( đọc thêm )
8. Amađo : Terêda ( đọc thêm )


1.2.3 Nhận xét chung về Văn học nước ngoài và tác phẩm Lỗ Tấn ở phổ
thông
1.2.3.1. Về Văn học nước ngoài

- Chương trình Văn học nước ngoài trong trường phổ thông đã bao quát hầu
hết văn học của các châu lục lớn trên thế giới : Châu Á (Nhật, Ấn Độ, Trung Quốc)
Châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Nga, Hylạp), Châu Mĩ (Mỹ, Braxin), với nhiều tác phẩm
của các tác giả nổi tiếng, tiêu biểu cho từng nền văn học của từng dân tộc qua các
giai đoạn, thời kỳ lịch sử. Điều này tạo cho học sinh có cơ hội được mở rộng tầm
hiểu biết về văn học cũng như văn hoá của dâ
n tộc các nước
- Chương trình ở cả hai cấp đều có cấu tạo theo vòng tròn đồng tâm : từ dễ
đến khó, từ những vấn đề đơn giản đến lớn lao, đòi hỏi chiều sâu của tư duy
- Đa dạng phong phú về thể loại: sử thi, thơ, kịch
, truyện ngắn, tiểu
thuyết….Đây là cơ sở để học sinh có thể so sánh, đối chiếu với các tác phẩm trong
nước có cùng thể loại

- Nội dung chương trình được sắp xếp theo tiến trình văn học sử, đặc biệt là
được xen kẽ, song song với văn học Việt Nam, không có tình trạng nhất bên trọng
nhất bên khinh. Cách sắp xếp như vậy, học sinh vừa tiện theo dõi,vừa có điều kiện
đối chiếu với văn học t
rong nước.
- Với mục tiêu đem đến cho học sinh một cái nhìn tổng thể về những tinh hoa
văn học tiêu biểu của thế giới, cũng như góp phần xây dựng con người Việt Nam
hiện đại, Văn học nước ngoài trong sách giáo khoa đã có một vị trí tương đối thích
đáng, cân đối trong tòan bộ cơ cấu chương trình : chương trình Văn học nước ngoài

chiếm tỉ lệ gần 40% trong khung chương trình chung của môn Ngữ Văn
- Những tác phẩm đưa vào chương trình đều là những tác phẩm nổi tiếng tiêu
biểu cho từng giai đọan sáng tác của mỗi một tác giả. Với những bộ tiểu thuyết lớn
học sinh sẽ được học những đọan trích tiêu biểu của tác phẩm, còn lại phần lớn học
sinh được học trọn vẹn một tác phẩm (truyện ngắn, thơ)
-
Phần tiểu dẫn tương đối cụ thể, dễ hiểu. Tuy nhiên ở một số bài phần hướng
dẫn học bài, nội dung một số câu hỏi đôi khi còn hàn lâm, chưa kích thích tư duy
sáng tạo của học sinh, số lượng câu hỏi trong một bài cũng khá nhiều nhưng ít có
chiều sâu, dễ gây nhàm chán
- Số tiết (thời gian) phân bổ cho từng bài nhìn chung là hợp lý. Tuy nhiên đối
với những tác phẩm khó, thời gian còn hơi ít so với nội dung cần truyền đạt. Điều
này khiến cho không ít giáo viên, nhất là những giáo viên trẻ sẽ không có sự đầu tư
hợp lý cho bài giảng, vì sợ không kịp thời gian trên lớp

1.2.3.2. Về tác phẩm Lỗ Tan
Hầu hết với mỗi một tác giả, học sinh được học từ 1-2 tác phẩm tiểu biểu của
nhà văn, nhà thơ ấy. Riêng với nhà văn Lỗ Tấn, học sinh đã được biết đến từ cuối
năm cấp II với bài Cố Hương và lên cấp III (lớp 12), các em lại tiếp tục học 2 tác
phẩm của nhà văn này (Thuốc và AQ chính truyện). Rõ ràng, không phải ngẫu

nhiên mà những người biên sọan chương trình lại ưu ái nhiều với Lỗ Tấn như vậy.

Có thể nói, Trung Quốc không những là một quốc gia gần gũi với chúng ta về mặt
địa lý mà hơn nữa văn hóa, văn học Trung Quốc còn có nhiều điểm gần gũi với
cách nhìn, cách nghĩ của người Việt Nam mà Lỗ Tấn là một trong những nhà văn
tiêu biểu. Phải chăng vì lẽ đó mà văn chương Lỗ Tấn có một sức hấp dẫn đối với
bạn đọc Việt Nam ?
Như vậy có thể thấy so với những tác giả khác, tác phẩm cuả Lỗ Tấn đư
ợc học
khá nhiều ở phổ thông (3 tác phẩm) với thời gian là 6 tiết. Nhìn một cách tổng thể,
số lượng tác phẩm cũng như thời lượng dành cho từng bài của nhà văn này trong
chương trình như vậy có thể chấp nhận đư
ợc. Tuy nhiên nếu có thể được, cần bổ
sung thêm một truyện ngắn nữa ở phần học chính khóa (đặc biệt là ở những lớp
nâng cao), để học sinh hiểu rõ thêm phong cách nghệ thuật của nhà văn này.

1.2.3.3. Kết luận chung :

Có thể nói, cấu trúc, thời lượng, nội dung chương trình của Văn học nước ngoài
trong chương trình phổ thông đã có sự đổi mới, điều chỉnh phù hợp với tâm lý học
sinh qua từng lớp, cấp học. Học sinh phổ thông trong những giờ học Văn, thông qua
các tác phẩm nghệ thuật đã bắt đầu hiểu cuộc sống và chính bản thân mình một cách
sâu sắc hơn, đồng thời phát triển năng khiếu t
hẩm mỹ và đạo đức. Đó là kết quả của
quá trình tìm tòi, nghiên cứu nghiêm túc của các sọan giả để đưa ra một chương
trình học bổ ích, lý thú phù hợp với học sinh.
Lỗ Tấn là một nhà văn lớn, là “ Gorki của Trung Quốc”. Các tác phẩm của ông
không chỉ được dạy ở bậc đại học mà còn ở bậc phổ thông của nước ta. Bởi vậy
nghiên cứu văn nghiệp của nhà văn này là một công việc hết sức cần thiết cho công
tác giảng dạy của các giáo viên.







CHƯƠNG 2 :
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LỖ TẤN
VÀ THI PHÁP TRUYỆN NGẮN LỖ TẤN
2.1. CON ĐƯỜNG ĐẾN VỚI VĂN HỌC CÁCH MẠNG
TRUNG HOA CỦA LỖ TẤN

2.1.1. Bối cảnh xã hội Trung hoa thời Lỗ Tấn
Trung Hoa là một đất nước không chỉ vĩ đại về tầm vóc, lãnh thổ mà còn là một
dân tộc có nhiều đóng góp có giá trị cho sự nghiệp văn học thế giới. Tìm hiểu về
văn hóa, văn học Trung quốc, chúng ta không thể bỏ qua thiên tài Lỗ Tấn
Trước hết, một sự kiện chính trị xã hội có tác động to lớn đến xã hội phong kiến
Trung Quốc bấy giờ là cuộc chiến tranh nha phiến (1840-1842), sau đó là
những
cuộc tấn công của liên quân Anh –Pháp (1851-1864), chiến tranh Trung –Pháp
(1884-1885)….Trước tình hình đó, giai cấp thống trị Trung Quốc vẫn giữ tư tưởng
mình là nước có nền văn minh lâu đời sẽ thu phục được thực dân nên đã không
ngần ngại ký những hiệp ước nhục nhã dâng Trung Quốc cho bọn đế quốc phương
Tây. Kể từ đó, chủ nghĩa tư bản phương Tây tràn vào Trung Quốc, giai cấp thống trị
bản xứ liên kết với đế quốc phương Tây tăng cường đàn áp bóc lột dẫn đến tình
trạng nhâ
n dân Trung Quốc phải chịu cảnh một cổ hai tròng. Những sự kiện ấy, tuy
xảy ra trứơc Lỗ Tấn khá lâu nhưng nó chính là những dấu mốc lịch sử quan trọng có
sức lay động mạnh đến con đường sáng tác của ông sau này.
Tiếp đó phải kể đến là cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 do Tôn Trung Sơn lãnh

đạo. C
uộc cách mạng đã lật đổ chế độ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm, xây
dựng nước Trung Hoa Dân Quốc, Tôn Trung Sơn được bầu làm đại tổng thống lâm
thời. Tuy vậy, đấy vẫn là một cuộc cách mạng “thay thang chứ không thay thuốc”,
không giải quyết được vấn đề gì cho xã hội, nghĩa là giai cấp nông dân vẫn bị bóc
lột như thời phong kiến .
Cuối cùng, đó là cuộc vận động Ngũ Tứ 1919, một cuộc cách mạng dân c
hủ
kiểu mới đòi độc lập, chống đế quốc và phong kiến, đặt dưới sự lãnh đạo của giai
cấp vô sản, chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng cộng sản Trung Quốc(1921) với khẩu
hiệu biểu tình của thanh niên “ngọai tranh quốc quyền, nội trừng quốc tặc”. Cuộc
vận động văn hóa mới của Ngũ Tứ diễn ra ở cả hai mặt : nội dung và hình thức.
Cũng từ đây đánh dấu sự chuyển mình của văn học Trung Quốc : trung đại sang
hiện đại

thể nói, tất cả những sự kiện lịch sử trên đã tác động rất lớn đến văn nghiệp
của nhà văn , nhà cách mạng Lỗ Tấn. Một nhà lý luận văn học phương Tây đã từng
viết : khi một dân tộc bị mất quyền tự do về chính trị thì văn học là diễn đàn duy
nhất mà ở đó dân tộc ấy có thể nói lên tất cả lòng căm
thù và lương tri của mình .
Và Lỗ Tấn đã thổi hồn dân tộc vào những trang viết của mình với tất cả lòng nhiệt
tình của một nhà văn chân chính.

2.1.2. Con đường cứu nước của Lỗ Tấn và sự hình thành quan niệm sáng
tác văn chương tích cực của ông
Cuộc đời của nhà văn Lỗ Tấn trải dài trên hai giai đọan lịch sử : cận đại (1840-
1911) và hiện đại (1911-1949). Đó là 80 năm lịch sử đầy biến động và đau khổ của
nhân dân Trung Hoa. Với một trí thức yêu nước như Lỗ Tấn, ấy là một nỗi nhục,
một niềm đau lớn. Thêm vào đó, cái tang ông thân sinh đã gây nên trong tâm hồn
Lỗ Tấn một mối hòai nghi đối với nghề thuốc cũ và lòng tin và

o khoa học. Một màn
điện ảnh đã gieo vào khối óc cậu thanh niên du học cái ý nghĩ cải tạo tinh thần cho
dân tộc. Từ nỗi đau riêng của cuộc đời đến nỗi

đau chung của đất nước, Lỗ Tấn
luôn nuôi trong mình một hy vọng mãnh liệt là làm sao có thể làm một cuộc cách
mạng về xã hội, để những người dân bất hạnh đỡ khổ đau . Bởi vậy trong suốt cuộc
đời nhà văn, ta thấy ông luôn trăn trở để tìm ra con đường ngắn nhất vực dân tộc
mình dậy, vượt ra khỏi

giai đọan lịch sử đau thương ấy. Chợt bỗng nhớ đến hai câu
thơ của Chế Lan Viên :
“ Ta là ai ?” như ngọn gió siêu hình.
Câu hỏi hư vô thổi nghìn nến tắt.
“ Ta vì ai ?” khẽ xoay chiều ngọn bấc
Bàn tay người thắp lại triệu chồi xanh
( Hai câu hỏi )
Lỗ Tấn cũng vậy, luôn đau đáu một nỗi niềm : đâu là hướng đi của dân tộc
Trung Hoa? Là một nhà văn thời Ngũ Tứ-thời đại trăn trở tìm đường của dân tộc
Trung Hoa dưới ánh sáng của cách mạng vô sản, Lỗ Tấn vĩ đại trứơc hết vì ông đã
biết quên tình riêng để hướng đến tình chung, cố né
n nỗi đau của cuộc đời mình để
hướng về nỗi đau lớn của dân tộc và hơn hết, còn vì ông đã sử dụng ngòi bút của
mình làm vũ khí đắc lực tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Và cũng
từ đây, nhà văn Lỗ Tấn đã hình thành cho mình một quan niệm, một cương lĩnh
sáng tác rất tiến bộ.
Văn học là tiếng nói đi từ trái tim đến trái tim. Hơn bao giờ hết, Lỗ Tấn nhận
thấy chỉ có văn học và bằng văn học, ông mới có thể thức tỉnh được bao người dân
Trung Quốc “đang ngủ m
ê trong một cái nhà hộp bằng sắt”, ông muốn tiếng nói từ

trái tim ông phải hòa cùng nhịp đập với tiếng nói của đồng bào mình. Thế mới hiểu
được vì sao nhà văn đã thao thức cả đêm ròng khi phải xa quê hương để dành trọn
cả cuộc đời mình tìm “phương thuốc” chữa bệnh cho quốc dâ
n cả về thể xác lẫn
tinh thần .
Như vậy, là kỹ sư tâm hồn của dân tộc, Lỗ Tấn đã dồn tất cả tâm huyết vào
ngọn bút sắc như lưỡi kiếm vạch mặt kẻ thù, đưa chúng ra trước vành móng ngựa,
đồng thời phanh phui, mổ xẻ mọi thói hư tật xấu của quảng đại quần chúng nhân
dân đang
mê muội và bị lợi dụng. Với một tư tưởng sáng tác như thế, chủ đề nổi bật
trong tác phẩm của ông là các căn bệnh tinh thần cản trở con đường giải phóng dân
tộc (ông gọi là liệt căn tính quốc dân , nghĩa là bệnh tật căn bản của quốc dân). Ở
Lỗ Tấn, sức mạnh tinh thần đã được nhân lên gấp bội, vì ông vốn là nhà tư tưởng,
nhà
văn hóa của nước Trung Hoa thời cận đại. Ông đã hát cho đồng bào mình
nghe bài hát lạc điệu của bản thân họ, chỉ cho họ thấy những bước đi sai nhịp trên
con đường hành quân tiến về tương lai. Thái độ của Lỗ Tấn làm chúng ta nhớ đến
Các Mác khi người chỉ trích sự lạc hậu của dân tộc Đức so với các dân tộc Châu Au
vào giữa thế kỷ XIX : “ vấn đề là không được để ch
o người Đức có lấy một chút ảo
tưởng và nhẫn nhục nào cả. Phải làm cho sự áp bức hiện thực trở nên nặng nề hơn
bằng cách thêm vào đó ý thức về sự áp bức. Phải làm cho sự nhục nhã trở thành
nhục nhã hơn bằng cách công bố nó. Phải làm cho nhân dân biết sợ bản thân mình
để họ mạnh dạn lên” [Dẫn theo 8,tr 22]. Ý nghĩa lịch sử của chủ đề “ phê phán liệt
căn tính quốc dân” trong sáng tác Lỗ Tấn càng trở nê
n sâu sắc, thấm thía vì nhà văn
đã viết ra với thái độ tự phê bình. Ông nói : tôi mổ xẻ người khác nhưng phần nhiều
là mổ xẻ chính mình, có lẽ đó là biểu tượng đẹp đẽ nhất về sứ mệnh cao cả của nhà
văn.
Quan niệm sáng tác : văn chương cải tạo tinh thần quốc dân là kim chỉ nam chi

phối hầu hết các sáng tác của Lỗ Tấn . Tư tưởng ấy vừa m
ang màu sắc Cách mạng,
vừa chứa đựng một sứ mệnh nhân đạo cao cả. Nhân đạo ơ chỗ ông đặt lên hàng đầu
việc chữa bệnh cho những người bất hạnh trong xã hội cũ “ mỗi khi chọn đề tài,tôi
thường chọn những người bất hạnh trong xã hội bệnh tật với mục đích lôi hết bệnh
tật cuả họ ra để mọi người tìm cách chạy chữa”[38,tr45] , hay ở sự phơi bày “sự
trụy lạc, cái giả dối và cái thốt nát” của xã hội thượng lưu đương thời. Còn m
àu sắc
cách mạng thể hiện ở chỗ nó hướng đến giác ngộ quốc dân đồng bào để họ nhìn
thấy được thực chất của xã hội mình mà xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn. Ca
ngợi tính nhân đạo và cách mạng ấy trong quan niệm
sáng tác của Lỗ Tấn, nhà văn
Nguyễn Tuân của chúng ta từng viết : “ bao nhiêu là cuộc đời nhân dân lao động
Trung Hoa úa héo đi như đám cỏ 4000 năm bị đè dưới đá tảng lịch sử. Lỗ Tấn viết
truyện ngắn, đứng vào chỗ đám cỏ úa mà viết và muốn đem sinh khí của sự sống
chân chất đến cho đám cỏ úa kia xanh tươi lại” [11,tr 20]. Ay chính là cái tầm cao
của một nhà văn- cách mạng chân chính.

thể nhận thấy, con đường dẫn đến sự nghiệp cầm bút của Lỗ Tấn trải qua rất
nhiều thử thách, gian truân nhưng trứơc sau ông vẫn kiên cường hướng tâm hồn
mình về dân tộc, cống hiến máu thịt, tâm huyết cho sự tồn tại và phát triển của quê
hương. Lỗ Tấn nhận ra rằng , cách mạng không thể thuận buồm xuôi gió, khó tránh
khỏi gập ghềnh thất bại và hi sinh. N
hưng để thực hiện cho bằng được mục tiêu giải
phóng dân tộc, nước nhà giàu mạnh, “ cho dù gian nan cũng phải làm, càng gian
nan càng cần phải làm” , Lỗ Tấn quả xứng đáng với danh hiệu “dân tộc hồn” mà
quần chúng Thượng Hải đã thêu trên lá cờ đỏ phủ quan tài cho ông.
Tuy nhiên, một cây đại thụ tỏa bóng gần như cả thế kỷ thì thông thường cũng
rất đa diện, đa sắc, đa hương. Do đó, hiểu cho hết, cho đúng văn chương Lỗ Tấn
cũng không phải đơn giản. Tầm cao, tầm rộng và tầm sâu

của tư tưởng nhà văn
không dễ gì nắm được đầy đủ. Do vậy, để giảng dạy tốt các truyện ngắn của Lỗ Tấn
ở phổ thông, thiết nghĩ ngòai việc nắm được quan niệm sáng tác, chúng ta cũng cần
phải tìm hiểu thi pháp truyện ngắn của nhà văn. Có thể đó sẽ là chiếc chìa khóa
vàng để mở cánh cửa khám phá lâu đài văn chương Lỗ Tấn .

2.2. THI PHÁP TRUYỆN NGẮN LỖ TẤN
2.2.1. Về thuật ngữ thi pháp và thi pháp học

2.2.1.1. Thi pháp
Thật khó có một định nghĩa hoàn chỉnh cho một hiện tượng luôn biến động.
Hiện nay, thuật ngữ thi pháp và thi pháp học đã không còn xa lạ với những người
làm công tác nghiên cứu khoa học nữa. Đã có rất nhiều quan niệm và cách trình bày
khác nhau của nhiều tác giả về nội dung khoa học của các khái niệm này. Do vậy
trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi cũng chỉ mạn phép trình bày một cách ngắn
gọn những cách hiểu , lý giải của những người đi trứơc về vấn đề này.

Trong công trình Lý luận và văn học, GS Lê Ngọc Trà đã nêu lên nội hàm của
khái niệm thi pháp là :
hệ thống các phương tiện, cách thức thể hiện và tổ chức ý thức nghệ thuật
trong sáng tạo văn chương [10,tr139]. Đặc điểm thi pháp như là hình thức bên
trong của tác phẩm văn học thường gắn liền với những đăc điểm của bản thân ý

thức nghệ thuật của nhà văn. Vì vậy muốn nghiên cứu thi pháp của một tác phẩm
hoặc sáng tác của nhà văn phải xác định cho được quan niệm về thế giới và tư
tưởng xã hội của tác giả [10,tr143]
Năm 1998, trong công trình Lý luận văn học, vấn đề và suy nghĩ, GS Nguyễn
Văn Hạnh đã đưa ra một định nghĩa về thi pháp hết sức bao quát:
thi pháp là nghệ thuật thi ca, nói một cách chặt chẽ và khái quát hơn là hệ
thống những nguyên tắc chỉ đạo quá trình sáng tác và xây dựng tác phẩm văn học

bao gồm những nguyên tắc nhận thức và thể hiện cuộc sống một cách nghệ thuật,
theo qui luật của cái đẹp, qua việc lựa chọn đề tài, xác định và soi sáng các chủ đề,
khai thác cốt truyện, xây dựng hình tượng, nhân vật, tính cách, sử dụng và sáng tạo
loại thể, ngôn ngữ và
các thủ pháp nghệ thuật khác, xuất phát từ quan niệm về bản
chất và chức năng của văn học [23,tr71]
GS Trần Đình Sử trong chuyên đề Một số vấn đề thi pháp học hiện đại , đã đưa
ra hai cách hiểu về khái niệm thi pháp :
một là hiểu thi pháp như là nguyên tắc, biện pháp chung làm cho văn bản, phát
ngôn trở thành tác phẩm nghệ thuật…Hai là hiểu thi pháp như là những nguyên
tắc, biện pháp nghệ th
uật cụ thể tạo thành đặc sắc nghệ thuật
của một tác phẩm,
tác giả, thể loại, trào lưu… Cả hai cách đều có chung mục đích khám phá các
nguyên tắc phổ quát hoặc cụ thể, lịch sử làm thành nghệ thuật
[39,tr 5]


Theo tác giả Đỗ Đức Hiểu, trong cuốn Thi pháp hiện đại, thì “thi pháp là
phương pháp tiếp cận, tức là nghiên cứu, phê bình tác phẩm văn học từ các hình
thức biểu hiện bằng ngôn từ nghệ thuật, để tìm hiểu các ý nghĩa hiển hiện hoặc
chìm ẩn của tác phẩm…”.[2,tr 9]
Còn với tác giả Nguyễn Thị Dư Khánh trong tác phẩm Phân tích tác phẩm văn
học từ góc độ thi pháp, nói đến thi pháp chủ yếu “l
à nói đến quá trình sáng tạo
những hình thức nghệ thuật của tác phẩm, là nói đến những phương thức, phương
tịên, những thao tác nghệ thuật của nhà nghệ sĩ ngôn từ” [20,tr10]
2.2.1.2. Thi pháp học
Thi pháp học là khoa học về thi pháp. Nhà lý luận V.Vinogradov định nghĩa : thi
pháp học là khoa học về các hình thức, các phương tiện tổ chức tác phẩm nghệ

thuật ngôn từ và các cấu trúc, các loại thể tác phẩm văn học. Còn Khravchenko thì
quan niệm : thi pháp học như một môn khoa học nghiên cứu các phương thức và
phương tiện thể hiện cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật, khám phá cuộc sống
một cách hình tượng [dẫn theo1,tr10]

×