Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

HƯỚNG dẫn các NGUYÊN tắc HẠCH TOÁN TRONG kế TOÁN DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (869.63 KB, 20 trang )

Các nguyên tắc hạch toán loại tài khoản 3 Nợ phải trả
Dịch vụ kế toán GDT gửi tới các bạn nguyên tắc hạch toán Nợ phải trả – Loại tài khoản 3 cũng
như danh mục hệ thống tài khoản kế toán trong loại 3 này.

1. Loại tài khoản 3 – nợ phải trả
Loại tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất,
kinh doanh mà doanh nghiệp phải trả, phải thanh toán cho các chủ nợ, bao gồm các khoản nợ
tiền vay, các khoản nợ phải trả cho người bán, cho Nhà nước, cho công nhân viên và các khoản
phải trả khác.
Nợ phải trả của doanh nghiệp gồm: Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
1. Nợ ngắn hạn: Là khoản tiền mà doanh nghiệp có trách nhiệm trả trong vòng một năm hoặc
trong một chu kỳ kinh doanh bình thường.
Nợ ngắn hạn gồm các khoản:
Vay ngắn hạn;
Khoản nợ dài hạn đến hạn trả;
Các khoản tiền phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu;
Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước;
Tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng phải trả cho người lao động;


Các khoản chi phí phải trả;
Các khoản nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn;
Các khoản phải trả ngắn hạn khác.
2. Nợ dài hạn: Là các khoản nợ mà thời gian trả nợ trên một năm.
Nợ dài hạn gồm các khoản:
Vay dài hạn cho đầu tư phát triển;
Nợ dài hạn phải trả;
Trái phiếu phát hành;
Các khoản nhận ký quỹ, ký cược dài hạn;
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả;
Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm;


Dự phòng phải trả.
2. Nguyên tắc hạch toán nợ phải trả – loại tài khoản 3
Khi hạch toán loại tài khoản này, kế toán viên cần tôn trọng một số quy định sau:
1. Các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp phải được theo dõi chi tiết số nợ phải trả, số nợ đã trả
theo từng chủ nợ.
2. Các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp phải được phân loại thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn
căn cứ vào thời hạn phải thanh toán của từng khoản nợ phải trả.
3. Nợ phải trả bằng vàng, bạc, kim khí quý, đá quý được kế toán chi tiết cho từng chủ nợ, theo
chỉ tiêu số lượng, giá trị theo giá qui định.
4. Cuối niên độ kế toán, số dư của các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ phải được đánh giá theo
tỷ giá quy định.
5. Những chủ nợ mà doanh nghiệp có quan hệ giao dịch, mua hàng thường xuyên hoặc có số dư
về nợ phải trả lớn, bộ phận kế toán phải kiểm tra, đối chiếu về tình hình công nợ đã phát sinh với


từng khách hàng và định kỳ phải có xác nhận nợ bằng văn bản với các chủ nợ.
6. Các tài khoản nợ phải trả chủ yếu có số dư bên Có, nhưng trong quan hệ với từng chủ nợ, các
Tài khoản 331, 333, 334, 338 có thể có số dư bên Nợ phản ánh số đã trả lớn hơn số phải trả. Cuối
kỳ kế toán, khi lập báo cáo tài chính cho phép lấy số dư chi tiết của các tài khoản này để lên hai
chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồn vốn” của Bảng Cân đối kế toán.
3. Danh mục loại tài khoản 3 – nợ phải trả
Loại Tài khoản Nợ phải trả có 16 tài khoản, chia thành 4 nhóm:
Nhóm Tài khoản 31 - Nợ ngắn hạn, có 2 tài khoản:
- Tài khoản 311 - Vay ngắn hạn;
- Tài khoản 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả.
Nhóm Tài khoản 33 - Các khoản phải trả khác, có 7 tài khoản:
- Tài khoản 331 - Phải trả cho người bán;
- Tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước;
- Tài khoản 334 - Phải trả người lao động;
- Tài khoản 335 - Chi phí phải trả;

- Tài khoản 336 - Phải trả nội bộ;
- Tài khoản 337 - Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng;
- Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác.


Nhóm Tài khoản 34 - Nợ dài hạn, có 5 tài khoản:
- Tài khoản 341 - Vay dài hạn;
- Tài khoản 342 - Nợ dài hạn;
- Tài khoản 343 - Trái phiếu phát hành;
- Tài khoản 344 - Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn;
- Tài khoản 347 - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
Nhóm Tài khoản 35 - Dự phòng, có 2 tài khoản:
- Tài khoản 351 - Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm;
- Tài khoản 352 - Dự phòng phải trả.

Dịch vụ kế toán thuế GDT cảm ơn bạn đã quan tâm! Tìm hiểu thêm về GDT:


Dịch vụ kế toán thuế trọn gói



Dịch vụ báo cáo tài chính cuối năm



Dịch vụ kế toán nội bộ




Dịch vụ báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng



Dịch vụ dọn dẹp sổ sách kế toán


Các nguyên tắc hạch toán loại tài khoản 2 Tài sản dài hạn
Dịch vụ kế toán GDT chia sẻ vơi các bạn nguyên tắc hạch toán tài sản dài hạn – Loại tài khoản 2
cũng như danh mục hệ thống tài khoản kế toán trong loại này.

Tài sản dài hạn của doanh nghiệp gồm: Tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ
thuê tài chính, bất động sản đầu tư, đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư
góp vốn liên doanh, đầu tư dài hạn khác và đầu tư XDCB ở doanh nghiệp, chi phí trả trước dài
hạn, tài sản thuế thu nhập hoãn lại.

1. Một số nguyên tắc hạch toán tài sản dài hạn
Khi hạch toán loại tài khoản này ta cần chú ý một số quy định sau:


1. Trong mọi trường hợp, kế toán TSCĐ phải tôn trọng nguyên tắc đánh giá theo nguyên giá (Giá
thực tế hình thành TSCĐ) và giá trị còn lại của TSCĐ.
2. Kế toán TSCĐ phải phản ánh được 3 chỉ tiêu giá trị của TSCĐ: Nguyên giá, giá trị hao mòn
và giá trị còn lại của TSCĐ.
Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị đã hao mòn của TSCĐ.
3. Kế toán phải phân loại TSCĐ theo đúng phương pháp phân loại đã được quy định trong các
báo cáo kế toán, thống kê và phục vụ cho công tác quản lý, tổng hợp chỉ tiêu của Nhà nước.
4. Đối với các khoản đầu tư tài chính dài hạn như: Đầu tư chứng khoán dài hạn, đầu tư góp vốn
liên doanh, đầu tư kinh doanh bất động sản,. . . kế toán phải phản ánh số hiện có và tình hình
tăng, giảm theo giá thực tế (đối với các loại chứng khoán, bất động sản,. . . các khoản vốn góp

liên doanh). Đồng thời phải mở sổ kế toán chi tiết để theo dõi từng khoản đầu tư tài chính dài
hạn và các khoản chi phí (nếu có), lãi phát sinh từ hoạt động đầu tư tài chính dài hạn.
2. Danh mục loại tài khoản 2
Loại Tài khoản Tài sản dài hạn có 14 tài khoản, chia thành 3 nhóm:
Nhóm Tài khoản 21 - Tài sản cố định, có 5 tài khoản:
- Tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình;
- Tài khoản 212 - Tài sản cố định thuê tài chính;
- Tài khoản 213 - Tài sản cố định vô hình;
- Tài khoản 214 - Hao mòn tài sản cố định;


- Tài khoản 217 - Bất động sản đầu tư.
Nhóm Tài khoản 22 - Đầu tư dài hạn, có 5 tài khoản:
- Tài khoản 221 - Đầu tư vào công ty con;
- Tài khoản 222 - Vốn góp liên doanh;
- Tài khoản 223 - Đầu tư vào công ty liên kết;
- Tài khoản 228 - Đầu tư dài hạn khác;
- Tài khoản 229 - Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn;
Nhóm Tài khoản 24 - Các tài sản dài hạn khác, có 4 tài khoản:
- Tài khoản 241 - Xây dựng cơ bản dỡ dang;
- Tài khoản 242 - Chi phí trả trước dài hạn;
- Tài khoản 243 - Tài sản thuế thu nhập hoãn lại;
- Tài khoản 244 - Ký quỹ, ký cược dài hạn;


Dịch vụ kế toán thuế GDT cảm ơn bạn đã quan tâm! Tìm hiểu thêm về GDT:


Dịch vụ kế toán thuế trọn gói




Dịch vụ báo cáo tài chính cuối năm



Dịch vụ kế toán nội bộ



Dịch vụ báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng



Dịch vụ dọn dẹp sổ sách kế toán


Các nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất, kinh doanh Loại tài khoản 6
Dịch vụ kế toán GDT giới thiệu nguyên tắc hạch toán loại tài khoản 6 – chi phí sản xuất kinh
doanh và danh mục tài khoản trong loại tài khoản 6 này.

1. Giới thiệu tài khoản loại 6
Các tài khoản thuộcloại 6 dùng để phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh, tính giá thành sản
phẩm, dịch vụ (Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo
phương pháp kiểm kê định kỳ); phản ánh giá trị hàng hoá, vật tư mua vào, trị giá vốn của sản
phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ bán ra; phản ánh chi phí tài chính; phản ánh chi phí bán hàng và
chi phí quản lý doanh nghiệp của các doanh nghiep sản xuất, kinh doanh thuộc các ngành và các
thành phần kinh tế.



2. Nguyên tắc hạch toán
Khi hạch toán loại tài khoản này cần tôn trọng một số quy định sau:
1. Mỗi doanh nghiệp, mỗi đơn vị kế toán chỉ có thể áp dụng một trong hai phương pháp hạch
toán hàng tồn kho, hoặc phương pháp kê khai thường xuyên, hoặc phương pháp kiểm kê định kỳ.
Khi doanh nghiệp đã lựa chọn phương pháp hạch toán hàng tồn kho nào để áp dụng tại doanh
nghiệp, thì phương pháp đó phải được áp dụng nhất quán ít nhất trong một niên độ kế toán.
2. Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ: Cuối kỳ kế toán phải tiến hành
kiểm kê để xác định giá trị thành phẩm, hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ. Trên cơ
sở kết quả kiểm kê xác định giá trị hàng tồn kho đầu kỳ, cuối kỳ, và trị giá hàng hoá, vật tư mua
vào trong kỳ để xác định trị giá vật tư, hàng hoá xuất sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh
doanh và trị giá vốn của hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ đã xuất bán trong kỳ.
3. Đối với các tài khoản dùng để tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh và tính giá thành sản
phẩm, dịch vụ như Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang” (Theo phương pháp kê
khai thường xuyên), Tài khoản 631 “Giá thành sản xuất” (Theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
thì ngoài việc hạch toán tổng hợp, còn phải hạch toán chi tiết theo nơi phát sinh chi phí: Phân
xưởng, tổ, đội sản xuất, bộ phận sản xuất, theo sản phẩm, nhóm sản phẩm, dịch vụ,. . .
Đối với những chi phí sản xuất, kinh doanh không có khả năng hạch toán trực tiếp vào các đối
tượng chịu chi phí như: Chi phí sản xuất chung, chi phí tưới tiêu nước, chi phí chuẩn bị đất và
trồng mới năm đầu của những cây trồng một lần thu hoạch nhiều lần, thì trước hết phải tập hợp
các chi phí này vào tài khoản tập hợp chi phí, sau đó tiến hành phân bổ chi phí sản xuất, kinh
doanh đã tập hợp cho các đối tượng chịu chi phí theo các tiêu thức phù hợp.
3. Danh mục loại tài khoản 6
Loại Tài khoản 6 – Chi phí sản xuất,kinh doanh có 10 tài khoản, chia thành 4 nhóm:
Nhóm Tài khoản 61 có 01 tài khoản:


- Tài khoản 611 - Mua hàng.
Nhóm Tài khoản 62 có 04 tài khoản:
- Tài khoản 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp;
- Tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp;

- Tài khoản 623 - Chi phí sử dụng máy thi công;
- Tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung.
Nhóm Tài khoản 63 có 03 tài khoản:
- Tài khoản 631 - Giá thành sản xuất;
- Tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán;
- Tài khoản 635 - Chi phí tài chính.
Nhóm Tài khoản 64 có 02 tài khoản:
- Tài khoản 641 - Chi phí bán hàng;
- Tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Dịch vụ kế toán thuế GDT cảm ơn bạn đã quan tâm! Tìm hiểu thêm về GDT:


Dịch vụ kế toán thuế trọn gói




Dịch vụ báo cáo tài chính cuối năm



Dịch vụ kế toán nội bộ



Dịch vụ báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng


Các nguyên lý hạch toán loại tài khoản 0,9,8 và 7

Trong bài viết này Dịch vụ kế toán GDT giới thiệu tới các bạn nguyên tắc hạch toán các loại tài
khoản 0,9,8 và 7 cũng như danh mục các loại tài khoản này trong Hệ thống bảng tài khoản kế
toán.

1. Nguyên tắc hạch toán loại tài khoản 7 – Thu nhập khác
Loại tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động tạo ra doanh thu
của doanh nghiệp. Loại tài khoản này chỉ phản ánh các khoản thu nhập khác trong kỳ. Cuối kỳ
toàn bộ thu nhập được kết chuyển toàn bộ sang Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” và
không có số dư.

Danh mục loại tài khoản 7:
Loại Tài khoản 7 – Thu nhập khác, có 01 tài khoản:
- Tài khoản 711 - Thu nhập khác.


2. Nguyên tắc hạch toán loại tài khoản 8 – Chi phí khác
Loại tài khoản này phản ánh các khoản chi phí của các hoạt động ngoài các hoạt động SXKD tạo
ra doanh thu của doanh nghiệp. Chi phí khác là những khoản chi phí (lỗ) do các sự kiện hay các
nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp gây ra và chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp.
Loại tài khoản này chỉ phản ánh các khoản chi phí trong kỳ, cuối kỳ được kết chuyển sang Tài
khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” và không có số dư cuối kỳ.
Danh mục loại tài khoản 8:
Loại Tài khoản 8 – Chi phí khác, có 02 tài khoản:
- Tài khoản 811 - Chi phí khác;
- Tài khoản 821 - Chi phí thuế TNDN.
3. Nguyên tắc hạch toán loại tài khoản 9 – Xác định kết quả kinh doanh
Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động
khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả

hoạt động khác.
1. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn
hàng bán (Gồm cả sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và dịch vụ, giá thành sản xuất của
sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, như: chi phí
khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán
bất động sản đầu tư), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
2. Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính và chi phí
hoạt động tài chính.


3. Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí
khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nguyên tắc hạch toán:
Khi hạch toán tài khoản này cần tôn trọng một số quy định sau:
1. Tài khoản này phải phản ánh đầy đủ, chính xác các khoản kết quả hoạt động kinh doanh của
kỳ kế toán theo đúng quy định của chính sách tài chính hiện hành.
2. Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động (Hoạt
động sản xuất, chế biến, hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ, hoạt động tài chính. . .).
Trong từng loại hoạt động kinh doanh có thể cần hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng
ngành hàng, từng loại dịch vụ.
3. Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là số doanh thu thuần và
thu nhập thuần.
Kết cầu và nội dung phản ánh của Tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Bên Nợ:
- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán;
- Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác;
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp;
- Kết chuyển lãi.

Bên Có:

- Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán trong kỳ;


- Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản ghi giảm chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp;
- Kết chuyển lỗ.
Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ.
Phương pháp hạch toán kế toán – Một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
1. Cuối kỳ kế toán, thực hiện việc kết chuyển số doanh thu bán hàng thuần vào Tài khoản Xác
định kết quả kinh doanh, ghi:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nợ TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
2. Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ, chi phí liên quan
đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, như chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp,
chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý nhượng bán bất động sản đầu tư, ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.
3. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác, ghi:
Nợ TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
Nợ TK 711 – Thu nhập khác


Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
4. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí hoạt động tài chính và các khoản chi phí khác, ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 811 – Chi phí khác.
5. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
6. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và số phát sinh bên Có
TK 8212 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại”:
+ Nếu TK 8212 có số phát sinh bên Nợ lớn hơn số phát sinh bên Có thì số chênh lệch, ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
+ Nếu số phát sinh Nợ TK 8212 nhỏ hơn số phát sinh Có TK 8212, kế toán kết chuyển số chênh
lệch, ghi:
Nợ TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại


Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
7. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 641 – Chi phí bán hàng.
8. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp.
9. Tính và kết chuyển số lợi nhuận sau thuế TNDN của hoạt động kinh doanh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối.
10. Kết chuyển số lỗ hoạt động kinh doanh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
Đối với các đơn vị kế toán có lập báo cáo tài chính giữa niên độ (cuối quí) thì các bút toán (từ 1
đến 10) được ghi chép cho kỳ kế toán quí.
4. Các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán – loại tài khoản 0
Các tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán dùng để phản ánh những tài sản hiện có ở doanh



nghiệp nhưng không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp như: Tài sản thuê ngoài; Vật tư, hàng
hoá nhận giữ hộ, nhận gia công; Hàng hoá nhận bảo hộ, nhận ký gửi. Đồng thời, loại tài khoản
này còn phản ánh một số chỉ tiêu kinh tế đã được phản ánh ở các Tài khoản trong Bảng Cân đối
kế toán, nhưng cần theo dõi để phục vụ yêu cầu quản lý như: Nợ khó đòi đã xử lý; Ngoại tệ (chi
tiết theo nguyên tệ); Dự toán chi sự nghiệp, dự án.
Về nguyên tắc, các tài khoản thuộc loại này được ghi chép theo phương pháp ghi “Đơn”, nghĩa là
khi ghi vào một tài khoản thì không ghi quan hệ đối ứng với tài khoản khác.
Trị giá tài sản, vật tư, tiền vốn ghi trong các Tài khoản này theo giá hợp đồng, hoặc giá quy định
ghi trong biên bản giao nhận, hoặc giá hoá đơn hay các chứng từ khác. Tài sản cố định thuê
ngoài được ghi theo giá trị trong hợp đồng thuê tài sản cố định.
Tất cả các tài sản, vật tư, hàng hoá phản ánh trên các tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán cũng
phải được bảo quản và tiến hành kiểm kê thường kỳ như tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh
nghiệp.
Loại Tài khoản 0 – Tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán, có 06 tài khoản:
- Tài khoản 001 - Tài sản thuê ngoài;
- Tài khoản 002 - Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công;
- Tài khoản 003 - Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược;
- Tài khoản 004 - Nợ khó đòi đã xử lý;
- Tài khoản 007 - Ngoại tệ các loại;
- Tài khoản 008 - Dự toán chi sự nghiệp, dự án.


Dịch vụ kế toán thuế GDT cảm ơn bạn đã quan tâm! Tìm hiểu thêm về GDT:


Dịch vụ kế toán thuế trọn gói




Dịch vụ báo cáo tài chính cuối năm



Dịch vụ kế toán nội bộ



Dịch vụ báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng



Dịch vụ dọn dẹp sổ sách kế toán



×