Tiết 88:
PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH
A – Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức.
- Yêu cầu của bài văn tả cảnh.
- Bố cục, thứ tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả
cảnh.
2. Kỹ năng.
- Quan sát cảnh vật.
- Trình bày những điều đã quan sát về cảnh vật theo một trình tự hợp lý.
3. Thái độ.
- Có thái độ đúng đắn khi quan sát
B – Chuẩn bị của thầy và trò.
- Giáo viên: Giáo án, sách chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Học sinh: Vở soạn, sách giao khoa.
C – Tiến trình các hoạt động dạy và học.
sinh.
Bài cũ: Kiểm tra vở bài tập của học
Bài mới:
Hoạt động của GV, HS
Nội dung cần đạt
I. Phương pháp viết văn tả cảnh.
TaiLieu.VN
Page 1
- Phân lớp học thành 3 nhóm, mỗi
nhóm đọc kĩ một đoạn văn tả cảnh
trong SGK và trả lời câu hỏi trang 17.
1/ Đọc ba văn bản.
2/ Trả lời câu hỏi.
? Tại sao có thể nói, qua hình ảnh
nhân vật dượng Hương Thư, ta có thể
hình dung được những nét tiêu biểu
của cảnh sắc ở khúc sông có nhiều
thác dữ?
- Vì người vượt thác đã phải đem hết gân
sức, tinh thần để chiến đấu cùng thác dữ :
hai hàm răng cắn chặt, cặp mắt nảy lửa,
quai hàm bạnh ra, bắp thịt cuồn cuộn, như
một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh.
(nhờ tả ngoại hình và tác động)
? Văn bản thứ hai tả quang cảnh gì ?
- Cả cảnh sắc một vùng sông nước Cà Mau
(quang cảnh dòng sông Năm Căn)
? Người viết đã miêu tả cảnh vật ấy - Theo trình tự : từ dưới mặt sông nhìn lên
theo thứ tự nào ?
bờ, cũng là từ gần đến xa.
? Trình tự này có hợp lý không ? Có - Trình tự hợp lí (vì vị trí quan sát của
đảo ngược được không ?
người tả là ngồi trên thuyền xuôi từ kênh
ra sông). Nếu đảo ngược là không được.
? ở văn bản thứ 3, hãy chỉ ra và nêu - Phần mở đầu : Từ “Luỹ làng là một vành
tóm tắt ý của mỗi phần?
đai” đến “màu của luỹ” Giới thiệu khái
quát về luỹ làng (phẩm chất, hình dáng,
màu sắc).
- Phần thứ 2 : Từ “Luỹ ngoài cùng” đến
“không rõ” Miêu tả cụ thể 3 vòng của
luỹ tre làng.
TaiLieu.VN
Page 2
- Phần 3 : Phần cuối Cảm nghĩ và nhận
xét về loài tre qua việc miêu tả măng tre
dưới gốc.
? Bài văn đã miêu tả theo trình tự nào - Trình tự : Từ khái quát đến cụ thể, từ
? Nhận xét của em về trình tự miêu tả ngoài vào trong (trình tự không gian).
đó ?
- Trình tự này rất hợp lí bởi cái nhìn của
người tả là từ hướng bên ngoài.
- Cho 1 học sinh đọc ghi nhớ.
* Ghi nhớ :
- GV nhấn mạnh nội dung kiến thức,
yêu cầu HS học thuộc .
II. Luyện tập phương pháp viết văn tả
cảnh và bố cục tả cảnh.
Bài 1 :
- Cho 1 học sinh đọc, yêu cầu cả lớp
cùng làm.
Đề : Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết
Tập Làm Văn.
? Em sẽ quan sát và lựa chọn những - Cô giáo (thầy giáo), không khí lớp,
hình ảnh cụ thể, tiêu biểu nào cho quang cảnh chung của phòng học, các bạn,
quang cảnh ấy ?
cảnh viết bài, cảnh bên ngoài lớp học,
tiếng trống, cảnh thu bài.
? Em định miêu tả quang cảnh ấy a. Từ ngoài vào trong (trình tự không gian)
theo thứ tự như thế nào ?
b. Từ lúc trống vào học đến hết giờ (trình
tự thời gian)
c. Kết hợp cả 2 trình tự trên.
TaiLieu.VN
Page 3
? Viết phần mở bài và kết bài cho đề - Học sinh viết cụ thể ở nhà
ra này ?
- ở lớp : Trao đổi nên viết như thế nào .
- Cho 1 học sinh đọc bài tập.
Bài 2 :
- Yêu cầu cả lớp cùng làm
- Có thể tả theo 2 trình tự :
- Cử đại diện HS trình bày
+ Trình tự thời gian
- Giáo viên nhận xét bổ sung
+ Trình tự không gian
- Cho 1 học sinh đọc bài tập.
Bài 3 :
- Yêu cầu cả lớp cùng làm
- Lưu ý : ở bài này tác giả không tả theo
trình tự thời gian hay không gian, mà theo
mạch cảm xúc và hướng theo con mắt của
mình.
* Củng cố : Cách làm bài văn tả cảnh.
* Hướng dẫn : Học sinh ghi đề về nhà làm bài văn tả cảnh.
TaiLieu.VN
Page 4
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 - VĂN TẢ CẢNH
(Làm ở nhà)
A - Mục tiêu cần đạt.
Bài viết nhằm đánh giá học sinh ở các phương diện :
- Biết cách làm một bài văn tả cảnh.
- Các kĩ năng viết nói chung : diễn đạt, trình bày, chính tả, ngữ pháp.
B - Tiến hành kiểm tra.
- Cho học sinh ghi đề ra về làm ở nhà.
Đề ra : : Bão và lũ đã đi qua liên tục những bản tin về tình cảnh đồng bào miền
trung đối mặt với thiên tai khắc nghiệt. Biết bao đau thương còn lại nhờ tình yêu
thương giúp con người vượt lên. Em hãy tả lại cảnh lụt bão ấy.
Yêu cầu : - Học sinh về nhà làm bài đầy đủ, nghiêm túc, không sử dụng tài liệu
Đáp án : - Có trong tiết trả bài.
- Bố cục bài văn rõ ràng;- Diễn đạt mạch lạc, trình bày sạch- đẹp
TaiLieu.VN
Page 5