Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

SEMINAR sơ cấp cứu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 49 trang )

CLB Sinh viên học tập tích cực và nghiên cứu khoa học

CẤP CỨU BAN ĐẦU
SEMINAR


Nội dung bao gồm
1.Cấp cứu ngừng tuần hoàn

2.Cấp cứu tắc dị vật đường thở
3.Sơ cứu vết thương mạch máu


Khái niệm chung
Là những kĩ năng trợ giúp ban đầu giành cho
những người bị chấn thương, gặp sự cố hay
bệnh bất thình lình trước khi nạn nhân được sự
chăm sóc của nhân viên y tế


Đặc điểm cấp cứu ban đầu
Tạm thời, tức thời
Không có dụng cụ chuẩn
Không có sự chăm sóc cần thiết tại bệnh viện


Mục đích
1.Bảo đảm an toàn tính mạng cho nạn nhân, người
thân hay chính bản thân mình.
2.Ngăn chặn hoặc hạn chế ảnh hưởng của bệnh


3.Tạo điều kiện tốt cho điều trị tiếp theo
4.Giúp nạn nhân đỡ sợ, đỡ đau


Nguyên tắc chung:

Xem xét
hiện trường,
đảm bảo
không còn
nguy hiểm

Tìm kiếm sự
trợ giúp từ
xung quanh,
gọi cấp cứu

Tiếp cận,
đánh giá tình
trạng của
nạn nhân


Nội dung 1

Cấp cứu ngừng tuần hoàn


Định nghĩa
Là tình trạng tim đột ngột ngừng hoạt

động hoặc hoạt động không hiệu quả làm
việc cung cấp oxy và máu tới các cơ quan
trong cơ thể.

Là 1 tối cấp cứu do người bệnh ở ranh giới
giữa sống và chết.


Phát hiện ngừng tuần hoàn
1

Mất ý thức đột ngột

2

Mất mạch cảnh hoặc mạch bẹn

3

Ngưng thở

4

Các dấu hiệu khác


Các bước thực hiện
Bước 1 : Tiếp cận người bệnh và gọi
người trợ giúp


Bước 2: Cấp cứu ban đầu

*Hỗ trợ
tuần hoàn

*Khai thông
Đường thở

*Hỗ trợ
hô hấp


1.Tiếp cận bệnh nhân

Lưu ý : Gọi người hỗ trợ


2. Hỗ trợ tuần hoàn

Tay 1: Đặt 2 ngón tay vào bờ sườn rồi
miết dọc bờ sườn lên tìm mũi ức
Tay 2: Đặt lòng bàn tay vào giữa ngực
sát với tay 1 đang đặt ở xương ức


* Sau đó, đặt lòng bàn tay 1 lên lòng bàn tay 2
giữ thẳng khuỷu tay
* Dùng sức nặng của thân mình ép lên ngực
bệnh nhân
* Lực ép làm lún ngực bệnh nhân khoảng 3-4

cm

* Hướng ép vuông góc với mặt phẳng nạn
nhân nằm
* Nhịp ép : 100 lần/ phút


3. Khai thông đường thở

4. Hỗ trợ hô hấp

* Một tay đặt lên trán bệnh
nhân đẩy trán ra phía sau , tay
kia đẩy cằm lên trên sao cho
đầu ngửa ưỡn cổ tối đa.

* Đối với ngọài bệnh viện: Thổi
ngạt miệng- miệng (hoặc thổi
ngạt miệng -mũi).

* Nhanh chóng lấy dị vật
trong miệng răng giả, hút
đờm rãi.

* Đối với trong bệnh viện: sử
dụng bóng mặt nạ Ambu.


Thổi ngạt miệng-miệng
B1. Quỳ ngang đầu nạn nhân

một tay đặt lên trán ngón trỏ và
ngón cái đặt 2 bên cánh mũi.

B2. Hít sâu, áp miệng khít vào
miệng bệnh nhân thổi vào từ từ
trong 1-1,5s đồng thời bóp chặt
mũi.
B3. Nhả miệng bệnh nhân
hít sâu và thực hiện lại.


Lưu ý
khi thổi ngạt miệng - miệng
Nhịp thổi ngạt: 10-12 lần/phút
Khi thổi ngạt quan sát lồng ngực
bệnh nhân


Bóp bóng qua mặt nạ


• Một người bóp bóng

• Hai người bóp bóng:
• Người 1 : giữ mặt nạ bằng cả 2
tay
• Người 2: bóp bóng bằng 2 tay


Lưu ý khi bóp bóng:

• Đảm bảo mặt nạ áp chặt vào miệng bệnh nhân
•Nhịp bóp bóng 10-12 lần/phút
•Bóp bóng khoảng ½ quả bóng đồng thời
quan sát lồng ngực


Quy tắc thực hiện kĩ thuật
Thực hiện ép tim 30 nhịp , thổi ngạt hoặc
bóp bóng 2 nhịp

Sau 1 phút cấp cứu bắt mạch cảnh 5s


Khi nào ngừng cấp cứu

Tim đập trở
lại:
Hô hấp tự
nhiên lại, theo
dõi 24-48h

Tim đập nhưng bệnh
nhân hôn mê sâu , đồng
tử giãn rộng , trụy mạch
Sau 24h ngừng tuần
hoàn

Tim không đập
trở lại :
Ngừng cấp cứu

sau 60 phút


Yếu tố đảm bảo thành công
1. Thực hiện kĩ thuật thành thạo
2. Tổ chức cấp cứu tốt
3.Can thiệp sớm, kịp thời chỉ có 3-4 phút
để hành động


Nội dung 2

CẤP CỨU DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ
Ở TRẺ EM


Khái niệm
• Dị vật đường thở: Vật lạ xâm nhập vào đường thở
gây tắc nghẽn hoàn toàn hay không hoàn toàn.
• Dị vật đường thở: Thức ăn, sữa mẹ, đồ chơi, đờm
dãi,…
• Sặc:
- Là nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em, nhất là trẻ
<3 tuổi.
- Thức ăn, đồ chơi và đồng xu: 30-40% nguyên nhân
sặc ở trẻ từ 1-4 tuổi.
- Thời gian sặc và tổn thương não :
▪ 4-6 phút: Có thể tổn thương não.
▪ 6-10 phút: Có tổn thương não.
▪ > 10 phút: Chắc chắn chết não.



Dấu hiệu nhận biết
• Tắc nghẽn đường thở không
hoàn toàn:
- Ho sặc sụa.
- Khó thở, thở khò khè.
- Có thể nói được hoặc nói thều
thào.
- Quấy khóc, vật vã.
- Da trở nên nhạt màu và có thể
chuyển qua màu xanh.

• Tắc nghẽn đường thở hoàn
toàn:
- Ôm cổ.
- Không thể ho, thở, nói chuyện
- Môi và móng tay tím tái,
chuyển màu xanh.
Bất tỉnh.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×