Tải bản đầy đủ (.docx) (126 trang)

Thiết kế nhà máy sản xuất nắp chai bằng công nghệ đùn dập nén năng suất 2000 tấnnăm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.38 MB, 126 trang )

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT NẮP
NHỰA BẰNG CÔNG NGHỆ ĐÙN – DẬP
NÉN NĂNG SUẤT 2000 TẤN/NĂM
Người hướng dẫn: TS. PHAN VŨ HOÀNG GIANG
Người thực hiện: NGUYỄN THỊ DIỄM HÂN
Lớp: 14060201
Khóa: 18

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

2

GVHD: TS. Phan Vũ Hoàng Giang

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành bài luận, em đã nhận được sự quan
tâm giúp đỡ của thầy cô hướng dẫn và các bạn. Nhân dịp này em xin gửi lời cám ơn
sâu sắc tới:
Thầy Phan Vũ Hoàng Giang là người trực tiếp hướng dẫn em thực hiện khóa luận
này. Dù bận rộn với lịch giảng dạy, nhưng thầy vẫn dành thời gian giúp đỡ, đưa ra
những ý kiến đóng góp, hướng dẫn em hoàn thành đúng nhiệm vụ khóa luận.
Thầy cô trong khoa Khoa Học Ứng Dụng đã tận tình dạy bảo em trong suốt


những năm theo học tại trường, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm giúp em hoàn
thành đề tài.
Mặc dù có cố gắng để thực hiện khóa luận hoàn chỉnh nhất, nhưng do vốn hiểu
biết và kinh nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót nhất định mà bản
thân chưa thấy được. Rất mong nhận sự thông cảm và đóng góp ý kiến từ quý thầy cô
để khóa luận hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn.

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hân


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

3

GVHD: TS. Phan Vũ Hoàng Giang

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ 2
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................7
DANH MỤC HÌNH.......................................................................................................8
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................11
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN........................................................................................15
1.1.Tổng quan ngành nhựa thế giới..........................................................................15
1.2.Tổng quan ngành nhựa Việt Nam.......................................................................17
1.3.Tiềm năng kinh tế...............................................................................................21
1.4.Lựa chọn công nghệ...........................................................................................24
CHƯƠNG 2: ĐẶC TÍNH SẢN PHẨM.......................................................................30
2.1.Đặc tính kỹ thuật................................................................................................30
2.2.Quy cách nắp......................................................................................................30

CHƯƠNG 3: NGUYÊN LIỆU VÀ ĐƠN PHA CHẾ...................................................34
3.1.Nguyên liệu sản xuất chính.................................................................................34
3.1.1.Tổng quan về PP..........................................................................................34
3.1.2.Polypropylene copolymer.............................................................................36
3.1.3.Tổng quan về PE..........................................................................................37
3.1.4. HDPE..........................................................................................................39
3.1.5.TPE (Thermoplastic Elastomer)...................................................................40
3.2. Chất màu...........................................................................................................42
3.3.Đơn phối liệu......................................................................................................45
3.4.Tính chất hóa lý của các thành phần trong đơn pha chế.....................................45
3.4.1.HDPE...........................................................................................................45
3.4.2.PP Copolymer..............................................................................................47
3.4.3.Hạt màu BM White (WHITE MASTERBATCH)........................................48
3.4.3.Hạt TPR........................................................................................................49
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hân


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

4

GVHD: TS. Phan Vũ Hoàng Giang

CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT.............................................50
4.1.Quy trình công nghệ sản xuất nắp chai...............................................................50
4.1.1.Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất nắp chai nước khoáng..........................50
4.1.2.Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất nắp chai có ga......................................51
4.2.Thuyết minh quy trình công nghệ.......................................................................52
4.2.1.Chuẩn bị nguyên liệu....................................................................................52
4.2.2.Phối trộn.......................................................................................................52

4.2.3.Đùn............................................................................................................... 52
4.2.4.Khuôn định hình...........................................................................................52
4.2.5.Gấp nếp........................................................................................................54
4.2.6.Cắt................................................................................................................ 54
4.2.7. Dập lớp lót...................................................................................................55
4.2.8.Kiểm tra sản phẩm.......................................................................................56
CHƯƠNG 5: CÂN BẰNG VẬT CHẤT......................................................................57
5.1.Sơ đồ tổng quát các công đoạn sản xuất.............................................................57
5.2.Chế độ làm việc..................................................................................................58
5.3.Tính cân bằng vật chất........................................................................................58
5.4.Định mức nguyên liệu........................................................................................60
CHƯƠNG 6: TÍNH TOÁN VÀ LỰA CHỌN THIẾT BỊ.............................................63
6.1.Thiết bị trộn........................................................................................................63
6.2.Máy đùn nén ép..................................................................................................64
6.3.Máy gấp nếp.......................................................................................................67
6.4.Máy cắt............................................................................................................... 68
6.5.Máy đùn dập lớp lót............................................................................................70
6.6.Máy nghiền.........................................................................................................71
6.7. Máy hút.............................................................................................................73
6.8.Một số thiết bị phụ trợ........................................................................................75
6.8.1.Pallet gỗ.......................................................................................................75
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hân


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

5

GVHD: TS. Phan Vũ Hoàng Giang


6.8.2.Xe nâng........................................................................................................76
6.8.3.Cân...............................................................................................................77
6.8.4.Kệ sắt...........................................................................................................77
6.8.5.Băng chuyền.................................................................................................78
CHƯƠNG 7: TÍNH TOÁN XÂY DỰNG....................................................................79
7.1.Chọn địa điểm xây dựng.....................................................................................79
7.2.Thiết lập mặt bằng nhà máy................................................................................81
7.2.1.Thiết kế mặt bằng nhà máy..........................................................................81
7.2.2.Bố trí mặt bằng nhà máy..............................................................................82
7.3.Tính toán mặt bằng các phân xưởng sản xuất chính...........................................83
7.3.1.Diện tích mặt bằng kho nguyên liệu.............................................................83
7.3.2.Diện tích mặt bằng phân xưởng chính..........................................................85
7.3.3.Diện tích mặt bằng kho thành phẩm.............................................................87
7.4.Tính toán mặt bằng các công trình phụ...............................................................89
CHƯƠNG 8: TÍNH TOÁN NĂNG LƯỢNG..............................................................91
8.1.Tính điện năng tiêu thụ.......................................................................................91
8.1.1.Điện năng cho sản xuất................................................................................91
8.1.2.Điện năng dùng cho chiếu sáng....................................................................94
8.1.3.Tính máy phát điện dự phòng.......................................................................96
8.2.Tính lượng nước tiêu thụ....................................................................................97
8.2.1.Lượng nước cho sản xuất.............................................................................97
8.2.2.Lượng nước cho sinh hoạt............................................................................97
8.2.3.Lượng nước cho phòng cháy chữa cháy.......................................................98
8.2.4.Lượng nước dùng để tưới cây và vệ sinh.....................................................98
CHƯƠNG 9: BỐ TRÍ NHÂN SỰ VÀ TÍNH KINH TẾ..............................................99
9.1.Bố trí nhân sự.....................................................................................................99
9.1.1.Sơ đồ tổ chức nhân sự..................................................................................99
9.1.2.Chức năng các bộ phận................................................................................99
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hân



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

6

GVHD: TS. Phan Vũ Hoàng Giang

9.1.3.Giờ làm việc...............................................................................................100
9.2.Tính vốn đầu tư................................................................................................101
9.2.1.Tính vốn cố định........................................................................................101
9.2.2.Tính vốn lưu động......................................................................................103
9.3.Vay vốn và lãi suất ngân hàng..........................................................................109
9.3.1.Tính cho vốn cố định..................................................................................110
9.3.2.Tính cho vốn lưu động...............................................................................114
9.4.Tính kinh tế dự án.............................................................................................118
9.4.1.Giá bán một sản phẩm và doanh thu nhà máy............................................118
9.4.2.Lãi trước thuế.............................................................................................120
9.4.3. Lãi sau thuế...............................................................................................120
9.4.4.Thời gian hoàn vốn.....................................................................................120
9.4.5. Tỷ suất lợi nhuận.......................................................................................120
9.5.Tổng kết các chi tiêu kinh tế.............................................................................121
CHƯƠNG 10: AN TOÀN LAO ĐỘNG....................................................................122
10.1.An toàn lao động............................................................................................122
10.1.1.Khái niệm.................................................................................................122
10.1.2. An toàn điện............................................................................................122
10.1.3.An toàn phòng cháy chữa cháy.................................................................123
10.1.4.An toàn hóa chất.......................................................................................123
10.2.Vệ sinh công nghiệp.......................................................................................123
10.2.1.Khái niệm.................................................................................................123
10.2.2.Điều kiện khí hậu.....................................................................................124

10.2.3.Bụi trong sản xuất....................................................................................124
10.2.4.Thông gió và chiếu sáng...........................................................................125
10.2.5.Tiếng ồn trong sản xuất............................................................................126
KẾT LUẬN...............................................................................................................127
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................128
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hân


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

7

GVHD: TS. Phan Vũ Hoàng Giang

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay với sự phát triển không ngừng của xã hội, các lĩnh vực sản xuất không
ngừng cải tiến công nghệ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về số lượng lẫn chất
lượng. Ngành công nghiệp nhựa bao bì cũng không ngoại lệ. Là một trong những
ngành đang chiếm thị phần lớn trong ngành nhựa hiện tại, dây chuyền công nghệ sản
xuất cũng ngày càng được nâng cấp không ngừng.
Nhu cầu sống càng cao, vấn đề vệ sinh thực phẩm càng chú trọng, sự phát triển
ngành công nghiệp đồ uống đóng chai là điều tất yếu. Bao bì chai nhựa phát triển với
số lượng sử dụng ngày càng nhiều do đó cần nguồn cung khá lớn. Đòi hỏi việc xây
dựng các nhà máy sản xuất bao bì chai - nắp là rất cần thiết. Tuy nhiên dây chuyền
công nghệ sản xuất nắp và chai là khác nhau vì vậy để đẩy nhanh năng suất cũng như
chất lượng mẫu mã tốt nhất ta nên xây dựng các nhà máy sản xuất từng loại riêng biệt
vừa tăng năng suất vừa tăng chất lượng sản phẩm mà vẫn hỗ trợ phát triển lẫn nhau.
Theo như tìm hiểu sản phẩm nắp nhựa trên thị trường Việt Nam được sản xuất
theo phương pháp ép phun. Với công nghệ này sản phẩm nắp làm ra còn nhiều hạn chế
như chi phí khuôn cao (khuôn 96 nắp giá khoảng 1 triệu USD), tiêu thụ điện năng lớn,

… nhưng năng suất không cao (30-60 sản phẩm/ phút) chính vì thế việc xây dựng nhà
máy sản xuất với công nghệ hiện đại hơn là điều cần thiết cho việc cải thiện năng suất
và chất lượng sản phẩm.
Nội dung của luận văn bao gồm: thiết kế nhà máy sản xuất nắp chai nhựa theo
công nghệ mới là đùn dập nén thay cho công nghệ ép phun truyền thống. Kết hợp là
việc so sánh, phân tích những ưu điểm nổi bật của công nghệ, tính toán, chọn lựa thiết
bị, mặt bằng xây dựng, tính kinh tế, nhân công để thiết kế nên một hệ thống nhà máy

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hân


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

8

GVHD: TS. Phan Vũ Hoàng Giang

sản xuất tối ưu. Cũng như để biết rõ hơn những ưu điểm nổi bật của công nghệ thì bài
luận văn sau đây sẽ trình bày rõ vấn đề này.

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hân


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

9

GVHD: TS. Phan Vũ Hoàng Giang

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Thị phần sản lượng nhựa trên thế giới ……………………………………..15
Hình 1.2. Quy mô ngành nhựa Việt Nam năm 2018 …………………………………18
Hình 1.3. Cơ cấu ngành nhựa phân bố theo địa lý Việt Nam…………………………19
Hình 1.4. Cơ cấu ngành nhựa theo nhóm ngành……………………………………...20
Hình 1.5. Biểu đồ thể hiện dân số Việt Nam 1990 – 2025……………………………21
Hình 1.6. Biểu đồ thể hiện tổng mức chi tiêu hộ gia đình Việt Nam…………………22
Hình 1.7. Các loại nắp – nút nhựa trên thị trường…………………………………….23
Hình 1.8. Các loại nắp dùng cho nước có ga và nước khoáng………………………..24
Hình 1.9. Biểu đồ so sánh mức tiêu hao năng lượng của công nghệ đùn và ép phun
trong sản xuất nắp chai………………………………………………………………..25
Hình 1.10. Biểu đồ thể hiện chu kỳ làm việc của công nghệ đùn – dập – nén trong sản
xuất nắp chai được cải tiến qua các năm………………………………………………26
Hình 1.11. Kết cấu làm mát khuôn……………………………………………………27
Hình 1.12. Biểu đồ thể hiện giá công nghệ đùn và ép phun…………………………..27
Hình 1.13. Sơ đồ tháo lắp khuôn……………………………………………………...28
Hình 1.14. Kết cấu khuôn đùn ép và ép phun………………………………………...29
Hình 2.1. Nắp 28mm………………………………………………………………….30
Hình 2.2. Nắp 28mm………………………………………………………………….31

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hân


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

10

GVHD: TS. Phan Vũ Hoàng Giang

Hình 2.3. Nắp 30mm………………………………………………………………….32
Hình 3.1. Hạt HDPE…………………………………………………………………..46

Hình 3.2. Hạt PP copolymer…………………………………………………………..47
Hình 3.3. Hạt màu masterbatch……………………………………………………….48
Hình 3.4. Hạt TPR…………………………………………………………………….49
Hình 4.1. Quá trình tạo hình nắp……………………………………………………...53
Hình 4.2. Qúa trình gấp nếp nắp………………………………………………………54
Hình 4.3. Hình dạng nấp trước và sau giai đoạn gấp nếp……………………………..54
Hình 4.4. Quá trình cắt nắp…………………………………………………………...55
Hình 4.5. Nắp trước và sau khi cắt……………………………………………………55
Hình 4.6. Qúa trình dập lớp lót………………………………………………………..56
Hình 4.7. Nắp trước và sau dập lớp lót………………………………………………..56
Hình 5.1. Sơ đồ tổng quát quá trình sản xuất…………………………………………57
Hình 6.1. Máy trộn nhựa (kiểu đứng) 100Kg WENSUI WSQB-100………………...63
Hình 6.2. Các máy đùn nén ép trên thị trường………………………………………..64
Hình 6.3. Máy gấp nếp………………………………………………………………..67
Hình 6.4. Cap Slitting Machine……………………………………………………….68
Hình 6.5. Máy đùn dập lớp lót………………………………………………………...70
Hình 6.6. Máy nghiền nhựa NPCP-100……………………………………………….73

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hân


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

11

GVHD: TS. Phan Vũ Hoàng Giang

Hình 6.7. Máy hút……………………………………………………………………..73
Hình 6.8. Tấm pallet gỗ……………………………………………………………….75
Hình 6.9. Xe nâng điện komatsu FB15HB-12………………………………………..76

Hình 6.10. Cân bàn điện tử……………………………………………………………77
Hình 6.11. Kệ sắt……………………………………………………………………...77
Hình 6.12. Băng chuyền con lăn……………………………………………………...78

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hân


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

12

GVHD: TS. Phan Vũ Hoàng Giang

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tiêu chuẩn nắp 28mm………………………………………………………31
Bảng 2.2 Tiêu chuẩn nắp 28mm………………………………………………………32
Bảng 2.3 Tiêu chuẩn nắp 30 mm……………………………………………………...33
Bảng 3.1 Đặc điểm của các loại sản phẩm từ Poly Propylene………………………..34
Bảng 3.2 Tính chất vật lý……………………………………………………………..35
Bảng 3.3 Tính chất chung……………………………………………………………..37
Bảng 3.4 Tính chất vật lý……………………………………………………………..39
Bảng 3.5 So sánh tính chất giữa pigment vô cơ và hữu cơ…………………………...44
Bảng 3.6 Đơn phối liệu cho nắp làm từ nhựa HDPE…………………………………45
Bảng 3.7 Đơn phối liệu cho nắp làm từ vật liệu PP copolymer………………………45
Bảng 3.8 Đơn phối liệu cho lớp lót nắp……………………………………………….45
Bảng 3.9 Thông số hạt HDPE………………………………………………………...46
Bảng 3.10 Thông số hạt PP Copolymer………………………………………………47
Bảng 3.11 Thông số hạt BM White…………………………………………………...48
Bảng 3.12 Thông số hạt TPR…………………………………………………………49
Bảng 5.1 Số liệu hao phí trong gia công……………………………………………...58

Bảng 5.2 Tỉ lệ phân bố sản phẩm……………………………………………………..59
Bảng 5.3 Đơn phối liệu cho nắp 28mm, nắp 30mm dùng cho nước khoáng…………60
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hân


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

13

GVHD: TS. Phan Vũ Hoàng Giang

Bảng 5.4 Đơn phối liệu cho nắp 28mm dùng cho nước có ga………………………..60
Bảng 5.5 Đơn phối liệu cho lớp lót nắp 28mm dùng cho nước có ga………………...60
Bảng 5.6 Định mức nguyên liệu cho sản xuất nắp……………………………………61
Bảng 5.7 Năng suất sản phẩm………………………………………………………...61
Bảng 5.8 Định mức cho từng nguyên liệu…………………………………………….62
Bảng 6.1 Thông số máy trộn WENSUI WSQB-100………………………………….64
Bảng 6.2 Thông số máy Rotary Cap Moulding Machines, JOBO-36C……………...65
Bảng 6.3 Thông số máy Folding Machine, JF-27…………………………………….67
Bảng 6.4 Thông số loại máy cắt………………………………………………………69
Bảng 6.5 Thông số máy đùn dập lớp lót………………………………………………71
Bảng 6.6: Thông số kỹ thuật máy nghiền……………………………………………..72
Bảng 6.7 Thông số máy hút nắp………………………………………………………74
Bảng 6.8 Tổng số lượng máy chính mà công ty cần phải mua……………………….74
Bảng 7.1 Số bao chứa nguyên liệu trong 15 ngày…………………………………….84
Bảng 7.2 Số pallet cần thiết…………………………………………………………...85
Bảng 7.3 Kích thước các thiết bị……………………………………………………...86
Bảng 7.4 Diện tích các công trình phụ………………………………………………..89
Bảng 7.5 Tổng kết diện tích nhà máy…………………………………………………90
Bảng 8.1 Tiêu thụ điện năng xưởng sản xuất trong một giờ………………………….92


SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hân


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

14

GVHD: TS. Phan Vũ Hoàng Giang

Bảng 8.2 Công suất tiêu thụ của thiết bị trong nhà máy………………………………93
Bảng 8.3 Số đèn cần thiết cho nhà máy……………………………………………….95
Bảng 8.4 Công suất chiếu sáng trong nhà máy……………………………………….96
Bảng 8.5 Lượng nước cung cấp cho sản xuất…………………………………………97
Bảng 8.6 Tổng lượng nước sử dụng thông thường ở nhà máy………………………..98
Bảng 9.1 Vốn mua trang thiết bị chính cho dây chuyền…………………………….101
Bảng 9.2 Thống kê diện tích đất đai và xây dựng các công trình nhà máy………….102
Bảng 9.3 Tổng vốn cố định………………………………………………………….103
Bảng 9.4 Chi phí mua nguyên liệu cho sản xuất…………………………………….103
Bảng 9.5 Mức lương tối thiểu vùng năm 2018………………………………………104
Bảng 9.6 Tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm mới nhất………………………………….105
Bảng 9.7 Lương cho cán bộ công nhân viên nhà máy………………………………106
Bảng 9.8 Lương cho công nhân trực tiếp sản xuất…………………………………..107
Bảng 9.9 Tính dư nợ giảm dần cho năm thứ 1………………………………………110
Bảng 9.10 Tính dư nợ giảm dần cho năm thứ 2……………………………………..111
Bảng 9.11 Tính dư nợ giảm dần cho năm thứ 3……………………………………..112
Bảng 9.12 Tính dư nợ giảm dần cho năm thứ 4……………………………………..113
Bảng 9.13 Tính dư nợ giảm dần cho năm thứ 1……………………………………..114
Bảng 9.14 Tính dư nợ giảm dần cho năm thứ 2……………………………………..115


SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hân


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

15

GVHD: TS. Phan Vũ Hoàng Giang

Bảng 9.15 Tính dư nợ giảm dần cho năm thứ 3……………………………………..116
Bảng 9.16 Tính dư nợ giảm dần cho năm thứ 4……………………………………..117
Bảng 9.17 Tổng số tiền lãi trả cho ngân hàng mỗi năm……………………………..118
Bảng 9.18 Bảng thống kê chi tiêu…………………………………………………...121

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hân


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

16

GVHD: TS. Phan Vũ Hoàng Giang

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1.Tổng quan ngành nhựa thế giới
Vật liệu nhựa là hợp chất hữu cơ, giống như gỗ, giấy hoặc len. Các nguyên liệu
phục vụ sản xuất nhựa là những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên như xenlulozơ, than
đá, khí thiên nhiên, muối và dĩ nhiên quan trọng nhất là dầu mỏ.
Ngành công nghiệp nhựa (chất dẻo) là ngành công nghiệp chịu tác động và ảnh
hưởng lớn từ nguồn nguyên nhiên liệu và sức tiêu thụ từ những ngành công nghiệp và

dịch vụ khác. Trong năm 2018, thị trường nhựa toàn cầu nói chung đạt khối lượng hơn
263 triệu tấn. Theo sự phát triển của nhu cầu tiêu dùng trong các năm qua, dự kiến
doanh thu trong ngành này sẽ đạt khoảng 560 tỷ USD cho đến năm 2024. Trong đó,
các sản phẩm từ nhựa bao bì phức hợp, nhựa xây dựng và sản phẩm nhựa cứng (chủ
yếu dùng chứa, đựng các loại thực phẩm, hóa chất,..) chiếm ưu thế đến 65% tổng khối
lượng nhu cầu về nhựa. Đi cùng với việc phát triển ngành công nghiệp nhựa, thế giới
cũng đang phải đối mặt với vấn nạn về rác thải nhựa, vốn là nguồn rác thải lớn nhất và
gây khó khăn trong xử lý và tái chế nhất hiện nay [1].

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hân


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

17

GVHD: TS. Phan Vũ Hoàng Giang

Hình 1.1. Thị phần sản lượng nhựa trên thế giới [1]
Ngành công nghiệp nhựa tại Châu Âu và Mỹ là đối thủ quan trọng trực tiếp của
Châu Á. Nếu như một khoảng thời gian dài trước đây, Châu Âu và Bắc Mỹ là những
khu vực sản xuất nhựa hàng đầu thế giới (bao gồm nguyên liệu nhựa và sản phẩm từ
nhựa) thì hiện nay, Trung Quốc đã vươn lên trở thành nhà sản xuất nhựa lớn nhất và
quan trọng toàn cầu, với quy mô chiếm khoảng 25% sản lượng toàn cầu, theo sau đó là
Châu Âu (chiếm khoảng 20%) và Mỹ (chiếm khoảng 19.5%). Khi kết hợp lại, Châu
Mỹ và Châu Âu chiếm khoảng 45% sản lượng sản xuất nhựa trên toàn cầu và ngang
bằng với sản lượng được sản xuất tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Nhu cầu tiêu
dùng ở các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam hiện đang gia tăng
với tốc độ nhanh chóng, đặc biệt là chi tiêu cho những sản phẩm thiết yếu hằng ngày
như điện thoại di động, máy tính, thực phẩm và đồ uống, quần áo, xe hơi và thậm chí

cả các thiết bị y tế phục vụ nhu cầu cá nhân. Mức tăng trưởng tiêu thụ này đi kèm với
kỳ vọng lớn hơn nhiều cho cả người sản xuất và người tiêu dùng các sản phẩm liên
quan đến nhựa [1].
Tính đến gần hết năm 2018, tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu các sản phẩm
và nguyên liệu nhựa đạt 72.7 tỷ USD toàn cầu. Nhìn chung, giá trị xuất khẩu mặt hàng
nhựa tăng trung bình 5.2% đối với tất cả các nước xuất khẩu kể từ năm 2013, tại thời
điểm này trị giá xuất khẩu mới chỉ đạt 69.1 tỷ USD. Từ năm 2016 đến gần cuối năm
2018, tăng trưởng xuất khẩu toàn cầu đã vượt hơn 8.4%. Châu Âu là khu vực có tỷ
trọng xuất khẩu cao nhất với mức tăng 43.1%, theo sát mức tăng trưởng này là khu
vực Châu Á với mức tăng là 41.6%. Đứng thứ ba trong top các khu vực xuất khẩu sản
phẩm và nguyên phụ liệu nhựa cao nhất là Bắc Mỹ với tỷ trọng tăng 13.8% [1].
Theo báo cáo gần đây của Grand View Research tại San Francisco, ước tính đến
năm 2025, giá trị thị trường bao bì nhựa toàn cầu sẽ đạt 269.6 tỷ USD, và tốc độ tăng
trưởng hàng năm sẽ đạt 3.9% trong giai đoạn dự báo này. Các loại bao bì được sử dụng
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hân


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

18

GVHD: TS. Phan Vũ Hoàng Giang

rộng rãi trong hầu hết các ngành, bao gồm ngành thực phẩm và đồ uống, chăm sóc cá
nhân, gia dụng, điện tử và xây dựng. Nhu cầu bao bì phức hợp và đa chức năng (chủ
yếu là đóng gói thực phẩm, thực phẩm đông lạnh và đồ uống) dự kiến sẽ là phân khúc
có tác động tích cực đến tăng trưởng ngành công nghiệp nhựa trong thời gian sắp tới.
Mỹ là một trong những thị trường tiêu thụ sản phẩm bao bì nhựa lớn nhất thế giới.
Trong đó, khu vực Bắc Mỹ là thị trường bao bì nhựa lớn thứ hai chỉ sau khu vực Châu
Á - Thái Bình Dương, là một đối thủ lớn tham gia vào việc sản xuất và cung cấp các

loại sản phẩm bao bì trên phạm vi toàn cầu. Năm 2018, thị trường bao bì nhựa Bắc Mỹ
trị giá 36.5 tỷ USD [1].
1.2. Tổng quan ngành nhựa Việt Nam
Ngành nhựa – non trẻ nhưng đầy tiềm năng. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam,
ngành công nghiệp nhựa là một ngành non trẻ so với các ngành công nghiệp lâu đời
khác như cơ khí, điện - điện tử, hoá chất, dệt may. Tuy nhiên, những năm gần đây,
ngành nhựa Việt Nam đã liên tục bứt phá với kim ngạch xuất khẩu quy mô năm 2018
là 12,6 tỷ USD [3].
Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu ngành nhựa của Việt Nam đạt trên 3 tỷ USD,
tăng hơn 17% so với năm 2016. Trong 6 tháng đầu năm nay, tổng hợp số liệu của Tổng
cục Hải quan cho thấy, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa đạt khoảng 1,43 tỉ USD,
tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản phẩm nhựa của Việt Nam xuất khẩu sang hơn
35 thị trường trên thế giới; trong đó có những thị trường khó tính như Nhật Bản nhập
khẩu nhiều nhất nhóm mặt hàng này của Việt Nam, chiếm 21,8% trong tổng kim ngạch
xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 312,47 triệu USD, tăng 15,7% so với cùng
kỳ năm ngoái. Thị trường Mỹ chiếm 15,6%, đạt 223,73 triệu USD, tăng 22,8%; Hà
Lan chiếm 5,3%, đạt 75,88 triệu USD, tăng 17,5%; Hàn Quốc đạt 75,32 triệu USD,
tăng 30,4% [3].

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hân


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

19

GVHD: TS. Phan Vũ Hoàng Giang

Hình 1.2. Quy mô ngành nhựa Việt Nam năm 2018 (Nguồn Công ty Cổ Phần
StoxPlus)

Trong quy mô ngành thì sản phẩm bao bì (bao bì PP, PE, chai lọ) chiếm tỷ trọng
lớn nhất đến 38% vào năm 2017 và cũng là phân khúc có tốc độ tăng trưởng CAGR
nhanh nhất giai đoạn 2013 - 2017 với 10%. Người Việt có thói quen ưa chuộng sử
dụng sản phẩm nhựa trong cuộc sống thường ngày, đặc biệt là các loại bao bì nhựa
được sử dụng rộng khắp tất cả các cửa hàng bán lẻ, siêu thị, chợ... bởi tính năng tiện
dụng của sản phẩm. Phân khúc bao bì nhựa sẽ tiếp tục mức tăng trưởng cao nhờ tỷ lệ
tăng trưởng còn cao hơn nữa của các ngành đầu ra bao gồm thực phẩm và phi thực
phẩm. Theo báo cáo của VPA, bao bì nhựa chiếm trên 20% trong tổng số hơn 2.000
công ty nhựa trên toàn quốc, 66% giá trị xuất khẩu nhựa hàng năm của Việt Nam là
nhựa bao bì. Nhìn chung, số doanh nghiệp bao bì nhựa lại chủ yếu tập trung ở
TP.HCM, chiếm đến hơn 84% [2].
Theo BMI Research, ngành công nghiệp thực phẩm được dự báo sẽ tăng trưởng
mạnh, cụ thể doanh số bán hàng thực phẩm tăng 10,2% trong năm 2016 và tăng trưởng
kép hàng năm cho giai đoạn 2016 – 2020 là 10,9%. Với khoảng 6,1 triệu hộ sẽ ra khỏi
diện nghèo trong giai đoạn 2016 – 2050 và nằm trong nhóm có thu nhập từ khoảng
5.000 – 10.000 USD/năm thì nhu cầu tiêu dùng sẽ dịch chuyển lên nhóm hàng thực
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hân


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

20

GVHD: TS. Phan Vũ Hoàng Giang

phẩm có giá trị cao. Đối với ngành đồ uống, theo hiệp hội Rượu – Bia – Nước giải
khát Việt Nam, một trong những sản phẩm đóng góp lớn vào sự tăng trưởng của thị
trường nước giải khát Việt Nam là trà xanh đóng chai, trà thảo mộc, nước giải khát
được dự báo tăng trưởng kép hàng năm CAGR giai đoạn 2017 – 2020 lần lượt là
17,8%; 27,6% và 24,7%. Bên cạnh đó các doanh nghiệp trong nước cũng không ngừng

đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng và cải tiến sản phẩm nhằm phục vụ tốt nhất cho
nhu cầu ngày càng cao người tiêu dùng [2].

Hình 1.3. Cơ cấu ngành nhựa phân bố theo địa lý Việt Nam [2]
Theo Hiệp hội nhựa Việt Nam (VPA), cấu trúc ngành nhựa được chia thành bốn
mảng chính: nhựa bao bì, nhựa gia dụng, nhựa xây dựng và nhựa kỹ thuật. Trong đó,
nhựa bao bì vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (37,43%) và đây là phân mảng duy trì tỷ trọng
lớn nhất qua các năm. Ngành bao bì nhựa đã góp một vai trò quan trọng trong sự phát
triển công nghiệp nhựa nước nhà.

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hân


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

21

GVHD: TS. Phan Vũ Hoàng Giang

Hình 1.4. Cơ cấu ngành nhựa theo nhóm ngành [2]
Về các doanh nghiệp trong ngành nhựa, hưởng lợi từ giá nguyên liệu đầu vào sụt
giảm trong giai đoạn 2017-2018 vì giá dầu thế giới giảm, các doanh nghiệp nhựa trong
nước mở rộng quy mô và đầu tư trang thiết bị, gia tăng sản lượng và cải thiện đáng kể
lợi nhuận. Cùng với đó, giai đoạn vừa qua chứng kiến sự khôi phục của thị trường bất
động sản-xây dựng, nhu cầu nhà ở, nâng cấp cơ sở hạ tầng là động lực chính cho
ngành nhựa xây dựng. Thu nhập bình quân đầu người gia tăng, cơ cấu dân số trẻ kết
hợp tỷ lệ đô thị hóa, tỷ lệ dân trung lưu gia tăng và thói quen sử dụng bao bì nhựa là
những động lực chính cho ngành nhựa bao bì. Ngành bất động sản dự báo sẽ đạt đỉnh
vào năm 2019 trước khi đi vào giai đoạn bão hòa kết hợp nhu cầu của ngành hàng tiêu
dùng được dự báo sẽ tiếp tục ổn định là hai động lực chính cho đầu ra của ngành nhựa

trong nước, trọng tâm là nhựa bao bì.
Năm 2018 chứng kiến một “trận chiến thương mại” tác động trực tiếp đến nền
công nghiệp nhựa thế giới là cuộc chiến thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc trong bối
cảnh Mỹ nhận định cần phải cắt giảm thâm hụt thương mại đang hiện hữu với quốc gia
đông dân nhất thế giới này. Chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc chính thức
ảnh hưởng đến khu vực vật liệu và sản phẩm từ nhựa từ ngày 24 tháng 9 vừa qua.
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hân


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

22

GVHD: TS. Phan Vũ Hoàng Giang

Chuỗi cung ứng ngành nhựa đang có sự thay đổi bởi sự gia tăng chiến tranh thương
mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, và người tiêu dùng các sản phẩm nhựa tại
Việt Nam đang được hưởng lợi rất lớn từ cuộc chiến này [1].
Với tốc độ phát triển nhanh, ngành nhựa đang được coi là một ngành năng động
trong nền kinh tế Việt Nam. Sự tăng trưởng đó xuất phát từ thị trường rộng, tiềm năng
lớn và đặc biệt là ngành nhựa Việt Nam mới ở bước đầu của sự phát triển so với thế
giới và sản phẩm nhựa được phát huy sử dụng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống
bao gồm sản phẩm bao bì nhựa, sản phẩm nhựa vật liệu xây dựng, sản phẩm nhựa gia
dụng và sản phẩm nhựa kỹ thuật cao. Theo Quyết định 2992/QĐ-BCT, về đường lối,
chỉ tiêu phát triển ngành nhựa đến năm 2020, định hướng 2030 được Bộ Công Thương
phê duyệt, ngành nhựa vẫn là ngành được ưu tiên phát triển, nhận những ưu đãi về
thuế và vốn [2].
1.3. Tiềm năng kinh tế

Hình 1.5. Biểu đồ thể hiện dân số Việt Nam 1990 – 2025 [3]


SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hân


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

23

GVHD: TS. Phan Vũ Hoàng Giang

Quy mô dân số lớn, tỷ lệ dân thành thị gia tăng, chất lượng cuộc sống ngày càng
được cải thiện và cơ cấu độ tuổi dân số trẻ sẽ là những động lực phát triển cho nhóm
ngành hàng tiêu dùng, đặc biệt là thực phẩm, đồ uống đóng chai, qua đó thúc đẩy
nhóm nhựa bao bì tăng trưởng.

Hình 1.6. Biểu đồ thể hiện tổng mức chi tiêu hộ gia đình Việt Nam [3]
Bên cạnh đó, BMI cũng dự báo tổng mức chi tiêu hộ gia đình cũng sẽ tăng
trưởng mạnh trong giai đoạn 2017-2020, bình quân 12%/năm từ 101.7 tỷ USD năm
2015 lên 157.9 tỷ USD vào năm 2020. Chi tiêu bình quân mỗi hộ gia đình sẽ tăng từ
3.752 USD/năm lên 5.141 USD/năm. Chi tiêu dùng cho mảng thực phẩm, đồ uống vẫn
sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi tiêu, duy trì ở mức 20-21%, đây sẽ là động lực
cho ngành bao bì nhựa phát triển, đặc biệt là ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống
đóng chai. Theo như báo cáo tài chính thị trường nhựa từ ngân hàng ACB thì bao bì
nhựa về thực phẩm và đồ uống sẽ tăng trưởng hanh nhất với tỷ lệ là 4,2 % hàng năm.
Đi kèm với sự phát triển của ngành công nghiệp đồ uống đóng chai kéo theo tiềm năng
phát triển nắp – nút chai [3].

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hân



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

24

GVHD: TS. Phan Vũ Hoàng Giang

Thực chất việc sản xuất chai nhựa thì loại chai, chất lượng chai đều ảnh hưởng
đến chất lượng sản phẩm thì chất lượng nắp – nút cũng quan trọng không kém. Nó
giúp giữ độ kín, độ chặt đặc biệt là đồ uống có ga không bị giảm chất lượng. Thậm chí
là trong một số loại thức uống, đặc biệt là rượu và bia thì loại vật liệu và thiết kế nắp
cũng góp phần tác động đến hương vị và tính hấp dẫn của thức uống. Theo như tìm
hiểu nhu cầu trên thị trường hiện nay, các loại nước khoáng, nước có ga đều là những
thức uống được nhiều người tin dùng bởi sự tiện lợi và hấp dẫn. Do đó mà nhu cầu cấp
thiết để xây dựng nên các nhà máy sản xuất chai nhựa, nắp nút để đáp ứng cho ngành
công nghiệp thức uống là điều cần thiết. Thị trường chai nhựa, nắp nút rất đa dạng về
mẫu mã, chất lượng cũng như về hình dạng, màu sắc.

Hình 1.7. Các loại nắp – nút nhựa trên thị trường
(Nguồn: Công ty cổ phần nhựa Ngọc Nghĩa)

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hân


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

25

GVHD: TS. Phan Vũ Hoàng Giang

Hình 1.8. Các loại nắp dùng cho nước có ga và nước khoáng

( Nguồn: Công ty cổ phần nhựa Ngọc Nghĩa)
1.4. Lựa chọn công nghệ
Trên thị trường, công nghệ sản xuất nắp chai gồm có công nghệ ép phun và công
nghệ đùn dập – nén, nhưng vì những tính năng hoạt động thuận tiện nên em chọn công
nghệ đùn dập nén để đáp ứng cho nhu cầu xây dựng nhà máy sản xuất nắp chai với
năng suất 2000 tấn/năm. Dây chuyền sản xuất nắp chai mà nhà máy sử dụng là dùng
cho nước khoáng và nước có ga. Loại vật liệu được chọn là nhựa HDPE và PP
copolymer. Dây chuyền của công nghệ đùn dập nén gồm các máy chính: máy đùn
nhựa (có kết hợp với khuôn), máy gấp nếp, máy cắt nắp, máy đùn lớp lót (đối với nắp
hai lớp).
Những ưu điểm tiêu biểu trong sản xuất nắp chai nhựa bằng công nghệ đùn – dập
nén so với công nghệ ép phun.

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hân


×