Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Ngữ văn 6 bài 11: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.86 KB, 4 trang )

Tiết 45 :

BÀI 11 : HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
VĂN BẢN : CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG
(Truyện ngụ ngôn)

A - Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Đặc điểm thể loại của ngụ ngôn trong văn bản: chân, tay, tai, mắt, miệng.
- Nét đặc sắc của truyện: cách kể ý vị với ngụ ý sâu sắc khi đúc kết bài học về
sự đoàn kết .
2. Kỹ năng:
- Đọc hiểu văn bản truyện ngụ ngôn theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích hiểu, ngụ ý của truyện.
- Kể lại được truyện.
3 Thái độ:
- Giáo dục học sinh đóng góp với cộng đồng khi thực hiện chức năng nhiệm vụ.
B. Chuẩn bị thầy và trò:
- GV: Giáo án, Sách chuẩn kiến thức kỹ năng
- HS: vở soạn, SGK.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học
ổn định lớp
TaiLieu.VN

Page 1


Bài cũ :
- Em hiểu thế nào về thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” và “Thầy bói xem voi”?
Bài mới :
Giới thiệu tên cơ sở nói về mối quan hệ mật thiết không thể tách rời giữa cá


nhân và cộng đồng.
Hoạt động của GV, HS

Nội dung cần đạt

- Cho học sinh đọc diễn cảm, lưu I. Đọc - chú thích.
ý thay đổi ngữ điệu.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu chú
thích : Lưu ý các chú thích 1,2,
4, 5, 6, 7
- Hướng dẫn học sinh thảo
luận, trả lời các câu hỏi để hiểu II. Tìm hiểu văn bản.
được nội dung của truyện.

? Truyện có những nhân vật - Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
nào ?
? Vì sao cô Mắt,cậu Chân, cậu - Vì họ nghĩ rằng họ phải “làm việc mệt nhọc
Tay, bác Tai lại so bì với lão quanh năm còn lão Miệng chẳng làm gì cả, chỉ
Miệng ?
ngồi ăn không”
? Sự so bì ấy có đúng không ? Vì - Hoàn toàn sai.
sao ?
- Vì họ chưa nhìn ra sự thống nhất chặt chẽ bên
trong : nhờ miệng ăn mà toàn bộ cơ thể được
nuôi dưỡng khoẻ mạnh.

TaiLieu.VN

Page 2



? Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, - Họ đều hay ghen ghét, chỉ biết kể công mình
bác Tai có điểm nào giống mà không biết đến công lao của người khác.
nhau ?
? Họ đã đi đến quyết định cư xử - Quyết định đình công.
như thế nào với lão miệng?
? Kết quả cuộc đình công của họ - Không những lão Miệng bị trừng trị “nhợt
để chống lại lão Miệng ra sao ?
nhạt cả 2 môi, ... không buồn nhếch mép” mà
chính những kẻ đình công cũng tự trừng phạt
mình. (...)
? Em có nhận xét gì về cách kể - Mạch lạc, rõ ràng, hóm hĩnh và hấp dẫn.
chuyện của tác giả dân gian ?
? Cuối cùng những kẻ đấu tranh
đã nhận ra sai lầm như thế nào ?
-Học sinh trả lời.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung.
? Họ đã làm gì để sửa chữa sai - Họ đến nhà lão Miệng. Bác Tai, cô Mắt vực
lầm ấy ?
lão Miệng dậy, Chân, Tay thì đi tìm thức ăn.
? Từ câu chuyện ta có thể rút ra - Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể
bài học gì ?
sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn
bó với nhau để cùng tồn tại.
- ở đời phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng
công sức của nhau, không nên ganh tị, so bì.
III - Ghi nhớ .

TaiLieu.VN


Page 3


- Cho 2 học sinh đọc ghi nhớ.
- Giáo viên nhấn mạnh nội dung, kiến thức. Yêu cầu học sinh học thuộc.
IV - Luyện tập.
* Hướng dẫn học sinh luyện tập tại lớp.
* Cũng cố bài : Truyện ngụ ngôn và những bài học thâm thuý của nó.
* Hướng dẫn học bài : Học sinh về soạn bài : Treo biển, Lợn cưới áo mới.

TaiLieu.VN

Page 4



×