Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án ngữ văn 6 bài 1 bánh chưng bánh giày2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.31 KB, 4 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6
BÀI 1 - TIẾT 2: VĂN BẢN: BÁNH TRƯNG BÁNH GIẦY
(Truyền thuyết)
I. Mục tiêu: Giúp HS.
1.Kiến thức:- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết .
- Cốt lõi lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết
thời kì Hùng Vương.
- Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao
nghề nông - một nét đẹp văn hoá của người Việt.
2. Kĩ năng: - Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện. Kể
được truyện.
- nhận ra những sự việc chính trong truyện.
3. Thái độ: - Giáo dục lòng tự hào, suy tôn tài năng, phẩm chất con người trong việc xây dựng
đất nước.
II. Chuẩn bị:
1. GV: Tranh truyện Bánh chưng bánh giầy, bảng phụ.
2. HS: Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học.
1. Kiểm tra bài cũ (5’):- Kể truyện Con rồng cháu tiên.
- Ý nghĩa của truyện?
Giáo viên: treo bảng phụ BT3: Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu nhận định đúng về truyền
thuyết?
A. Những câu chuyện hoang đường.
B. Câu chuyện với những yếu tố hoang đường nhưng có liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch
sử của một dân tộc.
C. Lịch sử dân tộc, đất nước được phản ánh chân thực trong truyện .
D. Cuộc sống hiện thực được kể một cách NT.
* Đáp án : B.
2. Các hoạt động dạy học (35’) Giới thiệu truyện bằng tranh minh hoạ.



Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thúc

HĐ 1: Tìm hiểu chung văn bản

I. TÌM HIỂU VĂN BẢN.

- GV đọc mẫu

1. Đọc, tìm hiểu chú thích (5’)

? Nhận xét về giọng đọc?
- GV hướng dẫn cách đọc và yêu cầu 3 HS đọc nối
tiếp nhau.
- HS đọc các chú thích 3-5-6-9.

2. Bố cục và tóm tắt truyện (5’)
* Bố cục.

? Hãy chỉ ra bố cục truyện và nêu nội dung từng
phần?
- GV: Yêu cầu HS trả lời và nhận xét lẫn nhau.
- GV nêu đáp án: bố cục truyện gồm 3 phần.
Đ1: Từ đầu đến chứng giám.
Hùng Vương chọn người nối ngôi.
Đ2: Tiếp đến “Hình tròn”
Lang Liêu được thần mách bảo cách làm bánh.
Đ3: Còn lại: Lang Liêu được nối ngôi.
- GV giới thiệu bức tranh minh hoạ truyện BC BG.


* Tóm tắt truyện.

-> Yêu cầu HS tóm tắt truyện theo tranh.
- GV nêu đáp án tóm tắt truyện.
+ Hùng Vương về già muốn truyền ngôi, người nối
ngôi phải được chí.......
+Các ông Lang đua nhau làm cỗ hậu.
+Lang Liêu buồn vì chưa tìm được lễ vật.
+Lang Liêu được thần mách bảo làm bánh...
+Hùng Vương vừa ý với lễ vật của Lang Liêu.
+ Vua đặt tên bánh và chọn Lang Liêu làm người
nối ngôi.

3. Phân tích (19’)
a. Vua Hùng và cách chọn người nối


? Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh
nào? ý định của Vua khi truyền ngôi là gì?

ngôi.

- Hoàn cảnh đất nước thanh bình, vua đã
- GV mở rộng: Hình thức truyền ngôi của vua Hùng già.
khá đặc biệt dùng câu đố để thử thách, để tìm ra
- Yêu cầu: người nối ngôi phải nối được
được người nối chí vua.
chí vua không nhất thiết là con trưởng.
b. Nhân vật Lang Liêu.

- Lang Liêu là người thiệt thòi nhất.
? Vì sao trong truyện các con của Vua chỉ có Lang
Liêu được thần giúp đỡ?
GV giảng: Thần ở đây chính là ND: Ai có thể suy
nghĩ về lúa gạo sâu sắc trân trọng hạt gạo của trời
đất và cũng là KQ công sức con người...
Chỉ có Lang Liêu hiểu được điều này, chàng được
thần giúp đỡ là xứng đáng.
? Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được Vua cha
chọn để tế trời đất?
- GV giới thiệu kênh hình.
GV giảng: với ý nghĩa như vậy nên bánh của Lang
Liêu trở thành lễ vật lễ trời đất, lễ tiên vương. Vì
thế Lang Liêu được chọn làm người nối ngôi. ý
nghĩa của hai thứ bánh đã chứng tỏ tài đức của
người có thể nối được chí vua. Đem cái quý nhất
trong trời đất do chính bàn tay con người làm ra
tiến cúng Tiên Vương dâng vua cha thì đúng là tài
năng thông minh, có lòng hiếu thảo trân trọng
người sinh thành ra mình.

- Tuy là con vua nhưng từ khi lớn lên ở
riêng chỉ chĂm lo việc đồNg áng. Lang
Liêu là con vua nhưng thân phận gần
gũi dân thường.
- Lang Liêu sáng tạo ra hai thứ Bánh.
- Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế vì đó là
sẢN phẩm của nhà nông do chính con
người làm ra.
- Hai thứ bánh có ý nghĩa sâu sa ( tượng

trưng cho trời đất muôn loài)

c. ý nghĩa của truyền thuyết.
- giải thích nguồn gốc sự vật.
- Đề cao lao động, đề cao nghề nông.

? Nêu ý nghĩa của truyền thuyết?
- GV giảng: Truyện giải thích nguồn gốc bánh
4. Ghi nhớ ( SGK ) 2’.
chưng, bánh giầy đề cao nghề nông. Lang Liêu hiện
lên như một anh hùng văn hoá Bánh chưng, bánh
giầy càng có ý nghĩa bao nhiêu thì càng nói lên
phẩm chất tài năng của Lang Liêu bấy nhiêu.
II. LUYỆN TẬP (4’)
- HS đọc ghi nhớ ( SGK).
Bài 1:
- GV nhấn mạnh lại.

- ý nghĩa của phong tục.


HĐ 2: Làm bài tập
? Phong tục làm bánh trưng, bánh giầy ngày tết của
nhân ta có ý nghĩa gì?
- Đề cao nghề nông, sự thờ kính tổ tiên đất trời.
- Xây dựng phong tục tập quán từ những điều giản
dị mà rất thiêng liêng giàu ý nghĩa.

Bài 2: Thảo luận.


- Ngày tết gói bánh.......... là nét văn hoá truyền
thống của dân tộc.
? Học xong truyện này em thích nhất chi tiết nào?
Kể lại sực việc trong tranh minh hoạ.
3: củng cố: (3’)
- Nêu những chi tiết thể hiện yếu tố lịch sử trong truyện?
- Nhắc lại ý nghĩa của truyền thuyết.
4: Hướng dẫn về nhà (1’)
- Đọc lại truyện. Xem lại nội dung bài.
- Tìm các chi tiết có bóng dáng lịch sử cha ong ta xưa trong truyền thuyết Bánh chưng, bánh
giầy.
- Đọc và soạn bài: Thánh gióng.



×