Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Luận văn môi trường an toàn, thân thiện, lành mạnh trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.29 MB, 140 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ NGỌC ANH

MÔI TRƢỜNG
AN TOÀN, THÂN THIỆN, LÀNH MẠNH
TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ NGỌC ANH

MÔI TRƢỜNG
AN TOÀN, THÂN THIỆN, LÀNH MẠNH
TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non
Mã số: 8 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ MỸ TRINH

HÀ NỘI, 2018




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt đề tài này em vô cùng cảm ơn Lãnh đạo trƣờng
ĐHSP Hà Nội II, các thầy, cô giáo khoa Đào tạo Sau đại học; Khoa Giáo dục
Mầm non của nhà trƣờng. Rất cảm ơn các cán bộ quản lí, giáo viên chủ nhiệm
cùng các trẻ lớp mẫu giáo lớn Trƣờng Mầm non Tân Thành - Lƣơng Sơn Hòa Bình, lớp Mẫu giáo lớn trƣờng Mầm non Hợp Châu - Lƣơng Sơn - Hòa
Bình, lớp Mẫu giáo lớn Trƣờng Mầm non Hùng Tiến - Lƣơng Sơn - Hòa Bình
và lớp Mẫu giáo lớn Cơ sở mầm non thực hành Hoa Sen - Trƣờng Cao đẳng
Sƣ phạm Hòa Bình - Chăm Mát - Thành Phố Hòa Bình - Hòa Bình đã tạo
điều kiện thuận lợi để em thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Đặc biệt hơn em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ
Trinh - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã tận tình hƣớng dẫn em thực
hiện đề tài này.
Đề tài là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên đƣợc thực hiện chắc
chắn còn có nhiều thiếu sót, rất mong đƣợc sự góp ý, hƣớng dẫn sửa chữa
hoàn thiện thêm của Hội đồng Khoa học, các thầy, cô giáo và các bạn đồng
nghiệp. Khi đƣợc hoàn thiện, em mong nó sẽ có ích đƣợc cho những ai cần tài
liệu tham khảo để xây dựng môi trƣờng an toàn, thân thiện, lành mạnh trong
hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trƣờng mầm non.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2018
Học viên

Nguyễn Thị Ngọc Anh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên
cứu và dữ liệu trong luận văn là trung thực và chƣa từng công bố trong bất kì

công trình khoa học nào.

Hà Nội, tháng 10 năm 2018
Học viên

Nguyễn Thị Ngọc Anh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 3
3. Khách thể nghiên cứu.......................................................................................... 3
4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................ 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 3
6. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 4
7. Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................................... 4
8. Cấu trúc luận văn ................................................................................................ 5
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC MÔI TRƢỜNG AN TOÀN, THÂN
THIỆN, LÀNH MẠNH TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO
TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON .......................................... 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 6
1.1.1. Những nghiên cứu về môi trường giáo dục trong giáo dục mầm non .......... 6
1.1.2. Những nghiên cứu tổ chức môi trường an toàn, lành mạnh, thân
thiện trong hoạt động giáo dục thể chất trong trường mầm non. ..................... 12
1.2. Lí luận về môi trƣờng an toàn, thân thiện, lành mạnh trong các hoạt động
giáo dục ở trƣờng mầm non .................................................................................. 16
1.2.1. Khái niệm công cụ................................................................................... 16
1.2.2. Vai trò của môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện đối với các
hoạt động giáo dục trẻ mầm non ...................................................................... 20

1.2.3. Cấu trúc, đặc điểm và các biểu hiện của môi trường an toàn, thân
thiện, lành mạnh trong hoạt động giáo dục ở trường mầm non ....................... 22
1.3. Lí luận về tổ chức môi trƣờng an toàn, thân thiện, lành mạnh trong hoạt
động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trƣờng mầm non .................... 24
1.3.1. Đặc điểm tâm, sinh lý, vận động của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ................. 24
1.3.2. Hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường
mầm non ............................................................................................................ 28
1.3.3. Tổ chức môi trường an toàn, thân thiện, lành mạnh trong giáo dục
thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non ................................... 31
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức môi trƣờng an toàn, thân thiện, lành
mạnh trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trƣờng
mầm non ................................................................................................................ 36
1.4.1. Yếu tố khách quan ................................................................................... 36


1.4.2. Yếu tố chủ quan ....................................................................................... 37
Kết luận chƣơng 1 ................................................................................................. 38
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC MÔI TRƢỜNG AN TOÀN, THÂN
THIỆN, LÀNH MẠNH TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON ............................... 40
2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng ........................................................................... 40
2.1.1. Mục đích nghiên cứ thực trạng ............................................................... 40
2.1.2. Đối tượng khảo sát thực trạng ................................................................ 40
2.1.3. Yêu cầu đánh giá về tổ chức môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh,
thân thiện trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi............ 40
2.1.4. Nội dung và phương pháp khảo sát ........................................................ 46
2.2. Kết quả khảo sát thực trạng ............................................................................ 48
2.2.1. Yêu cầu về tổ chức môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành
mạnh trong Chương trình giáo dục mầm non và tài liệu chỉ đạo, hướng
dẫn thực hiện Chương trình .............................................................................. 48

2.2.2. Trình độ của giáo viên Mẫu giáo dạy lớp 5 - 6 tuổi được khảo sát ....... 52
2.2.3. Nhận thức của CBQL, giáo viên về môi trường giáo dục và tổ chức
môi trường an toàn, thân thiện, lành mạnh trong hoạt động thể chất ở
trường mầm non ................................................................................................ 54
2.2.4. Thực trạng tổ chức môi trường an toàn, thân thiện, lành mạnh trong
hoạt động thể chất ở trường mầm non (thực hiện nội dung, phương pháp,
hình thức và các hoạt động và biện pháp đã thực hiện, thực trạng các yếu
tố ảnh hưởng…) ................................................................................................ 59
2.2.5. Thực trạng môi trường an toàn, thân thiện, lành mạnh trong hoạt
động thể chất ở trường mầm non (môi trường vật chất trong nhóm, lớp và
ngoài trời; môi trường xã hội và góc hoạt động) ............................................. 63
2.2.6. Đánh giá chung về thực trạng................................................................. 65
Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................. 69
Chƣơng 3. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC MÔI TRƢỜNG AN TOÀN, THÂN
THIỆN, LÀNH MẠNH TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON ............................... 70
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp tổ chức môi trƣờng an toàn, thân thiện,
lành mạnh trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở
trƣờng mầm non .................................................................................................... 70
3.1.1. Đảm bảo tính khoa học ........................................................................... 70
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn ............................................................................ 70


3.1.3. Đảm bảo mục tiêu giáo dục mầm non trong giai đoạn mới ................... 71
3.1.4. Đảm bảo tính vừa sức ............................................................................. 71
3.1.5. Đảm bảo nguyên tắc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ............................. 71
3.2. Các biện pháp tổ chức môi trƣờng an toàn, thân thiện, lành mạnh trong
hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mấu giáo 5 - 6 tuổi ở trƣờng mầm non ........ 72
3.2.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục thể chất đảm bảo sự đa dạng hoạt động
vận động của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ................................................................ 72

3.2.2. Thiết kế môi trường vật chất trong lớp và ngoài hiên đảm bảo cho
trẻ tham gia an toàn, tích cực vào các hoạt động vận động đa dạng ............... 74
3.2.3. Sử dụng các biện pháp khen thưởng, khích lệ trẻ tham gia an toàn,
tích cực vào các hoạt động vận động đa dạng theo phương pháp lấy trẻ
làm trung tâm .................................................................................................... 76
3.2.4. Thường xuyên đổi mới các góc hoạt động theo chủ đề, thu hút trẻ,
đảm bảo trẻ tham gia an toàn và tích cực vào các hoạt động vận động
đa dạng ............................................................................................................. 77
3.2.5. Thu hút sự tham gia tích cực của Cha, Mẹ vào xây dựng môi trường
an toàn, thân thiện, lành mạnh trong hoạt động thể chất cho trẻ mẫu giáo
5 - 6 tuổi ............................................................................................................ 81
3.2.6. Đánh giá mức độ thực hiện kế hoạch giáo dục thể chất, phát hiện
các yếu tố rào cản từ môi trường giáo dục ....................................................... 83
3.2.7. Điều chỉnh các hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi phù hợp với đặc điểm của trẻ và môi trường giáo dục .............................. 83
3.3. Thăm dò ý kiến đánh giá của CBQL và GVMN về tính cần thiết, khả thi
của các biện pháp đảm bảo môi trƣờng an toàn, thân thiện, lành mạnh trong
hoạt động thể chất cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trƣờng mầm non ....................................... 84
3.3.1. Mục đích của việc thăm dò ý kiến đánh giá của CBQL và GVMN về
tính cần thiết, khả thi của các biện pháp đảm bảo môi trường an toàn, thân
thiện, lành mạnh trong hoạt động thể chất cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường
mầm non ............................................................................................................ 84
3.3.2. Đối tượng, phạm vi, thời gian thực hiện ................................................. 84
3.3.3. Nội dung thăm dò ý kiến ......................................................................... 85
3.3.4. Kết quả thăm dò ý kiến ............................................................................ 86
Kết luận chƣơng 3 ................................................................................................. 93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 96
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Ký hiệu

Chữ viết tắt

CBQL

Cán bộ quản lí

GDMN

Giáo dục Mầm non

GV

Giáo viên

GVMN

Giáo viên Mầm non

MĐ1

Mức độ 1

MĐ2

Mức độ 2


MĐ3

Mức độ 3

SL

Số lƣợng

ST

Số trẻ


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả khảo sát trình độ giáo viên Mẫu giáo dạy lớp 5 - 6 tuổi qua
phiếu Ankét ................................................................................................ 54
Bảng 2.2. Kết quả khảo sát vai trò của việc tổ chức môi trƣờng giáo dục an toàn
lành mạnh, thân thiện trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi ............................................................................................. 54
Bảng 2.3. Bảng kết quả khảo sát tác dụng của môi trƣờng giáo dục đối với các
hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ ........................................................... 55
Bảng 2.4. Bảng kết quả khảo sát những khó khăn giáo viên gặp phải khi thực
hiện xây dựng môi trƣờng giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh cho
trẻ trong các hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ ...................................... 55
Bảng 2.5. Bảng kết quả khảo sát thực trạng việc tiến hành xây dựng môi trƣờng an
toàn, lành mạnh, thân thiện trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ ........ 57
Bảng 2.6. Bảng kết quả khảo sát mức độ quan tâm đến việc tổ chức môi trƣờng
hoạt động giáo dục thể chất trong các hoạt động giáo dục hằng ngày ...... 58
Bảng 2.7. Bảng kết quả khảo sát việc xây dựng môi trƣờng an toàn, thân thiện,

lành mạnh theo từng chủ đề ở trong trƣờng mầm non ............................. 59
Bảng 2.8. Bảng kết quả khảo sát thực trạng tổ chức môi trƣờng an toàn, thân
thiện, lành mạnh trong hoạt động thể chất ở trƣờng mầm non .................. 60
Bảng 3.1. Kết quả thăm dò ý kiến đánh giá của CBQL và GVMN về mức độ
cần thiết của các biện pháp tổ chức môi trƣờng an toàn, thân thiện,
lành mạnh trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi ở trƣờng mầm non .............................................................................. 86
Bảng 3.2. Kết quả thăm dò ý kiến đánh giá của CBQL và GVMN về mức độ
khả thi của biện pháp: Xây dựng kế hoạch giáo dục thể chất đảm bảo
sự đa dạng hoạt động vận động của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ...................... 86
Bảng 3.3. Kết quả thăm dò mức độ khả thi của biện pháp: Thiết kế môi trƣờng
vật chất trong lớp và ngoài hiên đảm bảo cho trẻ tham gia an toàn, tích
cực vào các hoạt động vận động đa dạng. ................................................. 87


Bảng 3.4. Kết quả thăm dò mức độ khả thi của biện pháp: Đƣa ra các biện pháp
khen thƣởng, khích lệ trẻ tham gia an toàn, tích cực vào các hoạt động
vận động đa dạng theo phƣơng pháp lấy trẻ làm trung tâm ...................... 88
Bảng 3.5. Kết quả khảo sát mức độ khả thi của biện pháp: Thƣờng xuyên đổi
mới các góc vận động theo chủ đề, thu hút trẻ, đảm bảo trẻ tham gia
an toàn, tích cực vào các hoạt động vận động đa dạng.............................. 89
Bảng 3.6. Kết quả thăm dò mức độ khả thi của biện pháp: Thu hút sự tham gia
tích cực của Cha, mẹ vào xây dựng môi trƣờng an toàn, thân thiện,
lành mạnh trong hoạt động thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ............... 90
Bảng 3.7. Kết quả khảo sát mức độ khả thi của biện pháp: Đánh giá mức độ
thực hiện kế hoạch giáo dục thể chất, phát hiện các yếu tố rào cản từ
môi trƣờng giáo dục ................................................................................... 91
Bảng 3.8. Kết quả thăm dò mức độ khả thi của biện pháp: Điều chỉnh các hoạt
động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi phù hợp với đặc
điểm của trẻ và môi trƣờng giáo dục ......................................................... 91



1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của đảng, nhà
nƣớc và toàn dân tộc. Đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ phát triển. Đây là vấn đề
lớn cấp thiết để xây dựng một hệ thống giáo dục vững chắc đáp ứng đƣợc con
ngƣời, nhân lực phù hợp với yêu cầu hội nhập. Trong đó giáo dục mầm non là
yếu tố quan trọng hàng đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân, là “nền móng”
để tạo ra tiền đề vững chắc cho sự phát triển của các giai đoạn sau này.
Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền đƣợc chăm sóc, nuôi dƣỡng, tồn tại và
phát triển. Ngay từ những năm tháng đầu đời của trẻ, trẻ sẽ phải đƣợc hƣởng
nền giáo dục phù hợp, đảm bảo phát triển toàn diện về mọi lĩnh vực. Tại Hội
nghị Trung ƣơng lần thứ 8 khóa XI, về vấn đề đổi mới căn bản toàn điện giáo
dục và đào tạo. Tổng bí thƣ đã nêu rõ mục tiêu về đổi mới và nâng cao chất
lƣợng giáo dục mầm non nhƣ sau: “Đối với giáo dục mần non, giúp trẻ phát
triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của
nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1”.
Lứa tuổi mầm non là giai đoạn đầu tiên, có vai trò quyết định đối với sự
phát triển sức khỏe nói chung, tầm vóc, thể chất nói riêng của một cá nhân
tƣơng lai. Trong giai đoạn lứa tuổi này, ở trẻ có sự trƣởng thành về hình thái,
cấu trúc và chức năng của các cơ quan trong cơ thể, tang cƣờng sức đề kháng
có thể chống lại những ảnh hƣởng xấu từ môi trƣờng. Bên cạnh đó, hình
thành và rèn luyện phẩm chất đạo đức cho trẻ một cách tự nhiên: tính kỷ luật,
tinh thần tập thể, sự tự tin, ý chí quyết tâm, lòng dũng cảm, tính kiên trì và
tính nhẫn nại,… từ đó hình thành lối sống văn hóa lành mạnh, góp phần phát
triển toàn điện cho trẻ. Tại Nghị quyết trung ƣơng 4 về vấn đề cấp bách của
sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân đã khẳng định: “Sức
khỏe là vốn quý nhất của mỗi con ngƣời và của toàn xã hội, là nhân tố quan

trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”


2
Muốn đạt đƣợc hiệu quả cao trong hoạt động thể chất ở trƣờng mầm non
thì cần phải có môi trƣờng tốt đảm bảo an toàn, thân thiện, lành mạnh.
Xây dựng môi trƣờng an toàn, lành mạnh, thân thiện ở trƣờng mần non là
một nhiệm vụ hết sức quan trọng và có ý nghĩa đối với sự phát triển của trẻ ở
lứa tuổi mầm non. Đặc biệt trong hoạt động thể chất, môi trƣờng đƣợc ví nhƣ
ngƣời thầy thứ hai trong công tác tổ chức hƣớng dẫn trẻ thỏa mãn nhu cầu vui
chơi và hoạt động vận động của mình. Không những thế môi trƣờng tạo cơ hội
cho trẻ tìm tòi khám phá và phát hiện nhiều điều mới lạ hấp dẫn trong cuộc
sống, qua đó kiến thức, kỹ năng của trẻ dần đƣợc hình thành và hoàn thiện.
Môi trƣờng giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh là điều kiện vô cùng quan
trọng để thực hiện nội dung, các hoạt động giáo dục thể chất đảm bảo đạt mục
tiêu, kết quả mong đợi theo yêu cầu của Chƣơng trình GDMN.
Tuy nhiên hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng
mầm non hiện nay còn rất nhiều hạn chế. Một trong những nguyên nhân cơ
bản, đó là thiếu và yếu các điều kiện vật chất và tinh thần (thiếu không gian
vận động, thiết bị, đồ dùng đồ chơi, học liệu, tài liệu nghèo nàn, hoạt động
giáo dục đƣợc tổ chức máy móc, hạn chế, giáo viên chƣa có kỹ năng phát
hiện, khuyến khích sự tham tham và tạo cơ hội cho trẻ phát huy đƣợc khả
năng, kinh nghiệm vận động của bản thân…), nhất là ở các trƣờng ở nông
thôn, miền núi.
Ở Việt Nam, đã có nhiều các nghiên cứu về hoạt động giáo dục phát
triển thể chất cho trẻ mầm non, tuy nhiên các nghiên cứu thƣờng đi sâu vào
khía cạnh phƣơng pháp, cách thức tổ chức hoạt động,…chứ chƣa thực sự
quan tâm đến vấn đề tổ chức môi trƣờng an toàn, thân thiện, lành mạnh trong
hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo.
Chính vì những lí do trên mà tôi đã lựa chọn đề tài: “Môi trƣờng an

toàn, thân thiện, lành mạnh trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi”


3
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất biện pháp tổ chức môi trƣờng an toàn, lành mạnh,
thân thiện trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, góp
phần nâng cao chất lƣợng hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mầm non.
3. Khách thể nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Tổ chức môi trƣờng an toàn, lành mạnh, thân
thiện trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa biện pháp tổ chức môi
trƣờng an toàn, lành mạnh, thân thiện trong nhóm, lớp với chất lƣợng hoạt
động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trƣờng mầm non.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu các giáo viên xây dựng và thực hiện đƣợc các biện pháp tổ chức
môi trƣờng an toàn, thân thiên, lành mạnh trong nhóm, lớp trên cơ sở khoa
học, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và nhu cầu, khả năng vận động của trẻ
mẫu giáo, tạo cơ hội cho trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động vận động đa
dạng thì sẽ nâng cao đƣợc chất lƣợng hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về tổ chức môi trƣờng an toàn, thân
thiện, lành mạnh trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở
trƣờng mầm non.
5.2. Đánh giá thực trạng tổ chức môi trƣờng an toàn, thân thiện, lành
mạnh trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trƣờng
mầm non
5.3. Đề xuất các biện pháp tổ chức môi trƣờng an toàn, thân thiện, lành

mạnh trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trƣờng
mầm non.


4
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung: Đề tài tập trung vào vấn đề tổ chức môi
trƣờng an toàn, thân thiện, lành mạnh của giáo viên trong hoạt động giáo dục
thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non.
6.2. Giới hạn về địa bàn, thời gian khảo sát thực trạng: Các trƣờng mầm
non: Trƣờng mầm non Tân Thành, huyện Lƣơng Sơn, tỉnh Hoà Bình; Trƣờng
mầm non Hùng Tiến, huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình; Cơ sở mầm non thực
hành Hoa Sen, Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Hoà Bình, thành phố Hoà Bình,
tỉnh Hòa Bình; Thời gian khảo sát: từ tháng 2 - 5 năm 2018.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lí luận:
- Đề tài sử dụng phƣơng pháp phân tích - tổng hợp lý thuyết; phân loạihệ thống hóa lý thuyết trong các tài liệu nghiên cứu có liên quan để xây dựng
cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.
7.2 Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phƣơng pháp quan sát: Quan sát môi trƣờng giáo dục trong lớp mẫu
giáo 5- 6 tuổi, các hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ của các GVMN và hoạt
động vận động của trẻ mẫu giáo trong các lớp mẫu giáo đƣợc nghiên cứu
- Phƣơng pháp đàm thoại: Đàm thoại với giáo viên về biện pháp tổ chức
môi trƣờng giáo dục an toàn, lanh mạnh, thân thiện cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
trong hoạt động giáo dục thể chất.
- Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Tìm hiểu về nhận thức, thái độ
và các hoạt động tổ chức môi trƣờng giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện
trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo, những thuận lợi, khó khăn và
nguyên nhân.
- Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm: Tìm hiểu các biện pháp đã sử dụng

để tổ chức môi trƣờng giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện của các trƣờng
mầm non.


5
7.3. Phƣơng pháp thống kê để xử lí số liệu thu đƣợc trong đề tài, phục vụ
phân tích kết quả nghiên cứu thực tiễn.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phục
lục, luân văn có 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận về tổ chức môi trƣờng an toàn, thân thiện, lành
mạnh trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trƣờng
mầm non.
Chƣơng 2: Thực trạng tổ chức môi trƣờng an toàn, thân thiện, lành
mạnh trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trƣờng
mầm non
Chƣơng 3: Biện pháp tổ chức môi trƣờng an toàn, thân thiện, lành
mạnh trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở
trƣờng mầm non.


6
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC MÔI TRƢỜNG AN TOÀN, THÂN THIỆN,
LÀNH MẠNH TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu về môi trường giáo dục trong giáo dục mầm non
1.1.1.1. Những nghiên cứu chung về môi trường giáo dục
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu tinh thần của con ngƣời ngày càng

nâng lên, đặc biệt là các nhu cầu về xã hội. Để đáp ứng nhu cầu xã hội đang
phát triển, giáo dục đƣợc coi là yếu tố có ảnh hƣởng quyết định và đƣợc các
quốc gia rất quan tâm. Sự quan tâm đến môi trƣờng giáo dục đƣợc chứng
minh bằng những thay đổi trong môi trƣờng xã hội và sự ra đời của một hệ
thống giáo dục hƣớng về phát triển nhân cách.
Môi trƣờng giáo dục là một thành phần của môi trƣờng sống, mà đối
tƣợng giáo dục đƣợc “nhúng” vào trong đó. Đã từ rất lâu các nhà khoa học đã
quan tâm đến vấn đề môi trƣờng giáo dục, họ cho rằng môi trƣờng giáo dục
tác động trực tiếp lên sự hình thành và phát triển nhân cách của con ngƣời. Vì
vậy, muốn xã hội phát triển bền vững thì cần phải xây dựng một môi trƣờng
giáo dục có ảnh hƣởng tốt nhất đến dạy học và nhân cách của ngƣời học.
Kobylinskiy PA cho rằng, môi trƣờng giáo dục nhƣ một hệ thống đƣợc
xây dựng theo cấp bậc, thành một hệ thống đa cấp mà trong đó bao gồm các
hệ thống nhỏ có chức năng và nhiệm vụ khác nhau; Tính linh hoạt của môi
trƣờng giáo dục lựa chọn yếu tố quyết định đến ngƣời học, và mỗi cá nhân
trong môi trƣờng đó đều có vùng ảnh hƣởng riêng của môi trƣờng. Tác giả
cho rằng môi trƣờng giáo dục không phải là một môi trƣờng thụ động mà nó
đóng vai trò tích cực để tạo ra không gian sáng tạo, cơ hội phát triển cho
ngƣời học. Dƣới môi trƣờng giáo dục, tác động của hệ thống luôn tạo điều


7
kiện cho sự hình thành nhân cách của một con ngƣời, mỗi chủ thể đều có cơ
hội để phát triển cá nhân trong môi trƣờng đó. Phân tích các nghiên cứu trong
lĩnh vực sƣ phạm, tâm lý học, triết học, xã hội học, văn hoá, môi trƣờng ông
khẳng định rằng môi trƣờng giáo dục là một trong những yếu tố hàng đầu của
sự phát triển nhân cách.
Theo Shapran Yu, Shapran OI (2015), môi trƣờng giáo dục đƣợc coi là
một trong những yếu tố hàng đầu trong việc hình thành và phát triển nhân
cách, tạo cơ hội cho những ngƣời trẻ có thể khám phá bản thân, tự nhận ra

mình trong xã hội, để thoả mãn nhu cầu học tập của mình, hình thành và phát
triển một giá trị nhân cách tốt đẹp [31, tr.20]. Đồng ý với quan điểm nêu trên,
một số các nhà khoa học khác quan niệm: phải biến đổi môi trƣờng thành một
phƣơng tiện có ảnh hƣởng trực tiếp và có mục đích đối với nhân cách của
ngƣời học. Và họ đều chỉ ra rằng sự tác động của môi trƣờng đến việc hình
thành và phát triển nhân cách là rất quan trọng.
Tại Việt Nam, Phạm Hồng Quang (2006) qua công trình nghiên cứu về
“Môi trƣờng giáo dục” đã chỉ rõ quy luật tác động của môi trƣờng đến sự hình
thành và phát triển nhân cách của con ngƣời. Qua nghiên cứu về tác động của
môi trƣờng văn hoá giáo dục đến quá trình dạy và học tại các cơ sở chuyên
nghiệp, tác giả đã đề xuất các giải pháp góp nhằm nâng cao chất lƣợng giáo
dục toàn diện nhân cách trong môi trƣờng giáo dục hiện nay tại một số tỉnh
phía Bắc [28, tr.4]
Môi trƣờng giáo dục luôn có ảnh hƣởng to lớn đến sự phát triển mọi mặt
của con ngƣời. Ảnh hƣởng đến năng suất lao động: điều kiện tự nhiên và các
mối quan hệ xã hội, những yếu tố diều kiện hoàn cảnh đó tác động mạnh đến
chất lƣợng công việc; Nhà xã hội học Mỹ R.E Pác - cơ đã nói về ảnh hƣởng
của môi trƣờng đến sự phát triển nhân cách của con ngƣời,: “Đứa trẻ chỉ trở
nên ngƣời trong quá trình giáo dục” [28, tr. 8]. Các nhà tâm lý học hoạt động


8
Liên Xô (cũ) cũng thống nhất với ý kiến trên và phát triển luận điểm “Trẻ em
tự sinh thành ra mình bằng hoạt động”.
Theo Phạm Minh Hạc “Môi trƣờng giáo dục (MTGD) có thể hiểu là các
quan hệ kiến tạo nên nơi tiến hành hoạt động dạy - học; MTGD nhà trƣờng là
các quan hệ của hoạt động dạy - học trên lớp, trong trƣờng, giữa nhà giáo và
ngƣời học có ý nghĩa quan trọng nhất; tƣơng tự, MTGD gia đình là các mối
quan hệ trong gia đình…; MTGD xã hội là các mối quan hệ chính trị, kinh tế,
pháp luật, nói chung đời sống xã hội xung quanh (thôn xóm, phố phƣờng…)

ảnh hƣởng tới hoạt động giáo dục.”1. Tác giả đã cho rằng, môi trƣờng giáo
dục đƣợc phân thành ba loại: môi trƣờng gia đình, môi trƣờng nhà trƣờng và
môi trƣờng xã hội. Để đạt đƣợc hiệu quả cao trong giáo dục, các môi trƣờng
giáo dục cần thống nhất mục tiêu giáo dục với nhau, giúp cho ngƣời học có
thể hình thành, phát triển và phát huy bản thân, định hƣớng giá trị cho các em
phấn đấu để có một tƣơng lai tốt đẹp [14].
Đặng Văn Minh cho rằng: Môi trƣờng giáo dục là một nhân tố hết sức
quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của ngƣời học. Dƣới
góc nhìn của tâm lí học giáo dục hiện đại, tác giả đã phân chia môi trƣờng
giáo dục nhƣ sau: môi trƣờng giáo dục học đƣờng, môi trƣờng giáo dục gia
đình, môi trƣờng bạn bè và môi trƣờng giáo dục xã hội [28, tr. 1]
Và một số công trình nghiên cứu của các tác giả: Ngô Tú Hiền2; Vũ Thị
Sơn3; Đặng Thành Hƣng4 thống nhất với quan niệm rằng: môi trƣờng là toàn

1

Cần xây dựng môi trƣờng giá trị - một môi trƣờng giáo dục, Hội thảo khoa học toàn quốc “Tâm lý học và
vấn đề cải thiện môi trƣờng giáo dục hiện nay” do Hội các khoa học tâm lý- giáo dục Việt Nam tổ chức tại
Cần thơ 13 – 7 – 2013
2

: Tìm hiểu một số ảnh hƣởng của môi trƣờng văn hoá đối với sự phát triển thẩm mỹ của học sinh nông thôn
nƣớc ta (Tài liệu Viện Khoa học giáo dục)
3
4

: Về môi trƣờng học tập trong lớp (Tạp chí Giáo dục, số chuyên đề l02/2004)
: Thiết kế bài học nhằm tích cực hoá học tập (Tạp chí Giáo dục, 2/2005) : Thiết kế bài học nhằm tích cực

hoá học tập (Tạp chí Giáo dục, 2/2005)



9
bộ những nhân tố bao quanh con ngƣời hay sinh vật và tác động lên cuộc sống
của nó5.
Nhƣ vậy ta có thể hiểu: Môi trƣờng giáo dục là toàn bộ các điều kiện về
vật chất và tinh thần tác động đến ngƣời học nhằm hình thành và phát triển
nhân cách cho ngƣời học theo mục tiêu giáo dục đã đề ra.
1.1.1.2. Những nghiên cứu về môi trường giáo dục trong giáo dục
mầm non
Bayanova Larisa Faritovna, bác sĩ khoa học tâm lý, giáo sƣ, ngƣời đứng
đầu trong dự án nghiên cứu so sánh quốc tế về môi trƣờng giáo dục mầm non
cho rằng: môi trƣờng giáo dục đƣợc coi là một phần của tình hình phát triển
xã hội và là điều kiện để phát triển tính cách của trẻ. Phát triển môi trƣờng xã
hội, cụ thể mối quan hệ giữa trẻ và môi trƣờng xã hội xung quanh ảnh hƣởng
và chi phối trực tiếp đến sự phát triển tinh thần của trẻ. Phát triển môi trƣờng
học tập dƣới góc độ tâm lý sƣ phạm đƣợc hiểu là thiết kế một tập hợp bao
gồm các mối quan hệ xã hội và đối tƣợng học tập mà sự tƣơng tác trong số đó
chính là sự hình thành và phát triển nhân cách.
Năm 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện và triển khai dự án
“Tăng cƣờng khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non” với sự tham gia của
cố vấn chuyên môn Kay Margetts ngƣời Úc và một số chuyên gia GDMN của
Việt Nam. Hiểu đƣợc tầm quan trọng của môi trƣờng giáo dục đối với trẻ
mầm non, nên các môdum hƣớng dẫn “Xây dựng trƣờng mầm non lấy trẻ làm
trung tâm” cung cấp cho giáo viên các kỹ năng, kiến thức thực hiện chƣơng
trình giáo dục đảm bảo tăng cƣờng sự phát triển cho trẻ ở mọi lĩnh vực cho
mỗi đứa trẻ theo quan điểm “không có đứa trẻ nào bị bỏ lại phía sau”. Qua đó
trẻ sẽ lĩnh hội đƣợc kiến thức một cách chủ động, sáng tạo, trẻ tích cực hoạt
động để khám phá bản thân, khám phá thế giới xung quanh chúng. Tạo điều
kiện cho mỗi đứa trẻ đều có cơ hội để thành công và tự tin với chính mình.

5

Từ điển văn hóa giáo dục Việt Nam, NXB văn Hóa – Thông tin, H., 2001


10
Trong đó, quan niệm rằng “Môi trƣờng giáo dục trong trƣờng mầm non
là tổ hợp các yêu tố tự nhiên và xã hội có ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động
chăm sóc và giáo dục tại trƣờng mầm non, góp phần thực hiện tốt mục tiêu,
nhiệm vụ chăm sóc trẻ”.
Các nhà nghiên cứu thống nhất ở điểm: coi MTGD gồm 3 thành tố: MT
vật chất, tự nhiên và xã hội. Môi trƣờng vật chất: bao gồm cơ sở vật chất,
trang thiết bị dạy học: trƣờng, lớp, bàn, ghế, đồ dung, đồ chơi, không gian để
trẻ hoạt động vui chơi,… môi trƣờng vật chất đảm bảo và tạo điều kiện cho
trẻ có nhiều cơ hội để hoạt động, khám phá bản thân, sáng tạo và phát triển
về mọi mặt: tƣ duy, trí tuệ, thẩm mĩ, vận động, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng
xã hội.
Môi trƣờng tự nhiên: bao gồm ánh sáng, đất, nƣớc, không khí, cây
xanh,…. Các yếu tố này sẽ hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ. Môi trƣờng tự
nhiên đảm bảo đƣợc các điều kiện chỉ số chuẩn sẽ hỗ trợ cho trẻ phát triển
vƣợt trội về mọi mặt đặc biệt là thể chất.
Môi trƣờng xã hội: bao gồm nền văn hoá xã hội tại địa phƣơng, các mối
quan hệ giữa ngƣời với ngƣời, mối quan hệ trong gia đình, mối quan hệ giữa
gia đình và nhà trƣờng và đặc biệt là mối quan hệ giữa cô và trẻ, giữa trẻ với
trẻ và giữa trẻ với những ngƣời xung quanh. Các mối quan hệ xã hội ảnh
hƣởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
Tuy nhiên, từ các góc độ khác nhau, mỗi tác giả lại quan tâm khác nhau
khi nhìn nhận MTGD cho trẻ mầm non. Có thê nêu:
Trịnh Thị Xim6 cho rằng: Việc tạo môi trƣờng hoạt động khá là phức
tạp, và việc sử dụng môi trƣờng đó sao cho hiệu quả lại càng phức tạp hơn. Vì

vậy giáo viên cần phải cân nhắc kĩ lƣỡng và khai thác triệt để đồ dùng đồ
chơi, không gian, môi trƣờng lớp để đạt hiệu quả cao trong các hoạt động
6

Tại Tạp chí Giáo dục số 185 kì 1-3/2008 (trang 44,45)


11
[42]. Tác giả đã đƣa ra nguyên tắc và quy trình xây dựng môi trƣờng giáo dục
trong trƣờng mầm non. .
Nguyễn Thị Mai Chi7 quan niệm rằng: Môi trƣờng giáo dục cho trẻ mầm
non là hoàn cảnh sinh hoạt của trẻ, bao gồm toàn bộ các yếu tố tự nhiên và xã
hội nằm trong khuân viên của trƣờng mầm non. Chính là hai bộ phận: Môi
trƣờng vật chất nhƣ phòng học, đồ dùng thiết bị, hành lang, sân chơi,…; Môi
trƣờng tinh thần nhƣ các mối quan hệ xã hội, sự giao tiếp giữa cô với trẻ, trẻ
với trẻ, trẻ với cha mẹ và cô giáo với phụ huynh. Môi trƣờng giáo dục tạo
điều kiện cho trẻ đƣợc tiếp cận, khám phá các phƣơng tiện giáo dục (đồ dùng,
đồ chơi) tiếp xúc và giao tiếp với mọi ngƣời. Qua đó trẻ có cơ hội khám phá
một cách tích cực, chủ động, phát huy tối ƣu những lợi thế của bản thân, hình
thành và phát triển nhân cách một cách toàn diện [10, tr. 4].
Một số tác giả lại quan niệm rằng, môi trƣờng giáo dục trong trƣờng
mầm non là nơi cung cấp thông tin, kiến thức, khuyến khích trẻ độc lập khám
phá và sáng tạo. Đƣợc phân chia làm hai loại: môi trƣờng trong lớp và môi
trƣờng ngoài lớp. Môi trƣờng trong lớp: lớp học, bàn, ghế, đồ chơi, âm thanh,
ánh sáng, nhiệt độ,… cơ sở vật chất trong khuôn viên lớp học quản lí có sự hỗ
trợ tác động qua lại đối với trẻ và mối quan hệ giữa cô - trò và trẻ - trẻ ở trong
lớp. Môi trƣờng ngoài lớp học bao gồm: sân chơi, khuôn viên trƣờng học, cây
cỏ, ánh sáng, không khí,… tất cả các yếu tố liên quan đến hoạt động của trẻ.
Môi trƣờng giáo dục kích thích sự khám phá, tìm tòi, ham hiểu biết của trẻ,
góp phần hình thành nâng cao mối quan hệ than thiện tự tin giữa cô với trẻ,

giữa trẻ trong lớp và trẻ lớp khác. Bên cạnh đó môi trƣờng lớp học còn đóng
vai trò hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ trẻ hình thành và phát triển nhân
cách, hoàn thiện và phát triển tối ƣu các lĩnh vực phát triển của trẻ.
Nhìn chung, môi trƣờng giáo dục cho trẻ mầm non cần đảm bảo tất cả
các yếu tố tự nhiên và xã hội có khả năng kích thích và tạo cơ hội để trẻ bộc

7

Tại Module MN 7, Môi trƣờng giáo dục cho trẻ mầm non, NXB Giáo Dục


12
lộ bản thân và phát triển toàn diện, không chỉ phát triển thể chất. Một môi
trƣờng giáo dục có chất lƣợng là môi trƣờng đảm bảo sạch sẽ, an toàn và gần
gũi, thân thiện, khuyến khích trẻ sẽ đƣợc tự do hoạt động, khám phá, thoả
mãn sự tò mò, ham hiểu biết, kích thích sự sáng tạo cho trẻ. Trẻ sẽ tự tin và tự
nhiên, thoải mái giao tiếp với thầy cô, bạn bè, tham gia vào các mối quan hệ
và hoạt động xã hội tích cực…. từ đó sẽ hình thành một đứa trẻ vui vẻ, hoạt
bát, cởi mở, hoà đồng.
1.1.2. Những nghiên cứu tổ chức môi trường an toàn, lành mạnh, thân
thiện trong hoạt động giáo dục thể chất trong trường mầm non.
1.1.2.1. Những nghiên cứu tổ chức môi trường an toàn, lành mạnh, thân
thiện trong hoạt động giáo dục trẻ em
Vấn đề tổ chức môi trƣờng an toàn, lành mạnh, thân thiện trong các hoạt
động giáo dục, từ rất lâu đã đƣợc rất nhiều nhà giáo dục quan tâm và nghiên
cứu. Ta có thể kể đến tiêu biểu nhƣ:
Nguyễn Thị Hồng Phƣơng (2001) cũng đã nghiên cứu về việc quản lý
xây dựng môi trƣờng thân thiện cho học sinh nhƣng ở cấp học tiểu học. Theo
tác giả xây dựng một môi trƣờng an toàn, thân thiện, lành mạnh cho học sinh
là điều hết sức quan trọng. Nó giúp học sinh hứng thú đến trƣờng, tích cực

hơn trong các hoạt động học tập, yêu thầy cô, yêu trƣờng lớp, yêu bạn bè hơn.
Đây là cái gốc quan trọng để trẻ có thể vƣơn lên phát triển mạnh mẽ trong
tƣơng lai [27, tr. 6].
Năm 2006, Đinh Ngọc Thông cũng đã nghiên cứu và đƣa ra các giải
pháp quản lý và xây dựng môi trƣờng giáo dục lành mạnh, tuy nhiên nghiên
cứu này lại hƣớng tới đối tƣợng là các trƣờng phổ thông trên địa bàn Thành
phố Bắc Giang. Những giải pháp này rất thiết thực đối với thực trang giáo dục
hiện nay của nƣớc ta, nhƣng không phù hợp với đặc điểm nhu cầu của trƣờng
mầm non.


13
Ngày 11/5/2015, Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trƣờng và Cộng
đồng (live&Learn) đã phát hành cuốn sách nghiên cứu về “Hƣớng dẫn xây
dựng trƣờng học an toàn”. Trong đó tác giả có nêu rõ “trƣờng học an toàn
trƣớc thiên tai và biến đổi khí hậu là môi trƣờng giáo dục có đủ điều kiện để
đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên, các cán bộ nhân viên trong trƣờng
(những ngƣời đang làm việc trong trƣờng) và cơ sở vật chất phục vụ dạy và
học trong mọi điều kiện của thiên tai và tác động của biến đổi khí hậu. Nói
một cách khác, xây dựng “Trƣờng học an toàn” (hay làm trƣờng học an toàn
hơn) là một quá trình nỗ lực để đảm bảo sự an toàn về thể chất và tinh thần
cho học sinh, giáo viên và các cán bộ nhân viên trong trƣờng trƣớc bất kỳ
thiên tai và tác động của biến đổi khí hậu nào. Tài liệu “Hƣớng dẫn xây dựng
Trƣờng học an toàn” đƣợc biên soạn nhằm cung cấp kiến thức, kinh nghiệm
và phƣơng pháp giúp các trƣờng học nâng cao năng lực phòng, chống và giảm
nhẹ thiên tai (PC&GNTT). Tài liệu cung cấp các công cụ để trƣờng học đánh
giá tình trạng an toàn của mình, từ đó xây dựng đƣợc kế hoạch với các giải
pháp cụ thể, đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho học sinh, giáo viên
trƣớc thiên tai và biến đổi khí hậu.” (Trích Hƣớng dẫn xây dựng trƣờng học
an toàn, Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trƣờng và Cộng đồng

(Live&Learn), 2015). Cuốn sách đã cung cấp các kiến thức, kinh nghiệm về
trƣờng học an toàn và hƣớng dẫn thực hiện các bƣớc xây dựng trƣờng học an
toàn trƣớc sự biến đổi khí hậu và thiên tai cho các cơ sở giáo dục, và bộ công
cụ đánh giá trƣờng học an toàn để các cơ sở có thể tự đánh giá và đƣa ra kế
hoạch xây dựng trƣờng học an toàn phù hợp với đặc điểm điều kiện của cơ sở
thực tế tại các địa phƣơng [18, tr.4, 7].
Ngày 17/07/2017, chính phủ ban hành Nghị định số 80/2017/NĐ-CP.
Nghị định quy định về môi trƣờng giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện,
phòng chống bạo lực học đƣờng. Trong nghị định đã nêu rõ, để đảm bảo môi


14
trƣờng giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện cần đảm bảo: yêu cầu về cơ sở
vật chất, địa điểm, đồ dùng đồ chơi và thiết bị dạy học; yêu cầu về tài liệu học
liệu giảng dạy; yêu cầu các hoạt động đảm bảo an toàn lành mạnh, thân thiện
theo quy định. Nhƣ vậy, để đảm bảo môi trƣờng an toàn, lành mạnh, thân
thiện các hoạt động giáo dục phải đƣợc đảm bảo diễn ra trong không gian phù
hợp, an toàn; đồ dùng đồ, thiết bị dạy học đầy đủ bắt mắt, kích thích khả năng
sáng tạo của ngƣời học; nội dung học tập phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí
của ngƣời học; hoạt động diễn ra trong bầu không khí vui vẻ, cởi mở, thân
thiện [23].
Nhìn chung các nghiên cứu đều hƣớng tới vấn đề xây dựng môi trƣờng
giáo dục an toàn, thân thiện cho trẻ em là học sinh ở các cấp khác nhau.
1.1.2.2. Những nghiên cứu tổ chức môi trường an toàn, lành mạnh, thân
thiện trong hoạt động giáo dục thể chất trong trường mầm non.
Hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ trong trƣờng mầm non là một trong
những nhiệm vụ giáo dục trẻ, góp phần phát triển toàn diện cho trẻ mầm non.
Đây là một quá trình giáo dục nhằm hình thành và củng cố những kĩ năng kĩ
xảo vận động cơ bản trong cuộc sống hằng ngày.
Năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành tài liệu “Hƣớng dẫn tổ

chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trƣờng mầm
non” trong đó có đề cập đến vấn đề xây dựng môi trƣờng giáo dục phát triển
vận động cho trẻ trong trƣờng mầm non. Vấn đề này gắn liền với việc lựa
chọn các trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ. Các phƣơng tiện luyện tập phải đảm
bảo độ an toàn, bền vững, kích thƣớc phù hợp với trẻ. Nội dung phải phù hợp
với đặc điểm vận động của trẻ và kích thích sự nỗ lực hoạt động của trẻ nhằm
đạt hiệu quả cao nhất. Để đảm bảo đƣợc môi trƣờng giáo dục phát triển vận
động cho trẻ thì phải đảm bảo đƣợc môi trƣờng vật chất và tinh thần ở trong
lớp học và khu vực thuộc sự quản lí của lớp học.


15
Tháng 3 năm 2018, Tổ chức chăm sóc sức khoẻ cộng đồng National
Institute for Health and Care Excellence (NICE) cũng đã đƣa ra nghiên cứu
mối tƣơng quan giữa thể chất và môi trƣờng. Nhận thấy vấn đề nghiêm trọng
về tình trạng sức khoẻ của dân số ngày càng giảm sút, gánh gánh nặng kinh tế
do bệnh tật ngày càng tăng cao mà nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn
uống, không tập thể dục, sử dụng các chất kích thích: rƣợu, bia, thuốc lá,….
Qua nghiên cứu NICE nhận thấy rằng hoạt động thể chất có thể giúp mọi
ngƣời quản lí sức khoẻ và ngăn ngừa hơn 20 căn bệnh mãn tính khác nhau.
Họ nhận thấy rằng môi trƣờng có yếu tố rất quan trọng trong việc cải thiện
hoạt động thể chất và tăng cƣờng sức khoẻ cho nhân dân. Môi trƣờng ảnh
hƣởng trực tiếp đến hoạt động thể chất của con ngƣời, NICE đã đƣa ra
phƣơng án thiết kế môi trƣờng tại các con phố, thị trấn phù hợp để khuyến
khích mọi ngƣời tăng cƣờng sử dụng xe đạp, đi bộ hoặc các phƣơng tiện công
cộng khi di chuyển. Điều này cũng có nghĩa là mọi ngƣời đang tăng cƣờng
các hoạt động thể chất vào cuộc sống hằng ngày. Hỗ trợ mọi ngƣời tích cực
trong các hoạt động thể chất hằng ngày để cải thiện tình trạng sức khoẻ của
ngƣời dân [47].
Tóm lại, qua các nghiên cứu còn ít ỏi nêu trên ta có thể nhận thấy các

công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề môi trƣờng giáo dục và sự an toàn,
lành mạnh, thân thiện trong các hoạt động giáo dục tại các cấp học. Các
nghiên cứu nêu trên đều mang tính riêng của từng địa phƣơng và đáp ứng nhu
cầu phát triển của địa phƣơng đó. Những nghiên cứu dành cho cấp học mầm
non còn khá khiêm tốn, các nghiên cứu đã tập trung vào các khía cạnh đánh
giá thực trạng và cách thức tổ chức môi trƣờng giáo dục an toàn, lành mạnh,
thân thiện ở các vùng đặc thù.
Một số công trình tập trung nghiên cứu môi trƣờng hoạt động tổng quát
hoặc ở một góc độ cụ thể về công tác tổ chức hoạt động cụ thể: hoạt động


×