Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Luận văn quản lí bồi dưỡng giáo viên mầm non theo hướng phát triển năng lực chuyên môn ở thành phố phúc yên tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 137 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
`1qqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqq
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
qqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqq
qqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqq
qqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqq
qqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqq
NGUYỄN THỊ HỒNG PHƢƠNG

QUẢN LÍ BỒI DƢỠNG GIÁO VIÊN MẦM NON
THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN
Ở THÀNH PHỐ PHÚC YÊN TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ HỒNG PHƢƠNG

QUẢN LÍ BỒI DƢỠNG GIÁO VIÊN MẦM NON
THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN
Ở THÀNH PHỐ PHÚC YÊN TỈNH VĨNH PHÚC

Chuyên ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 81 4 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC



Hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS ĐẶNG THÀNH HƢNG

HÀ NỘI, 2018


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, được các tác giả và
đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được cơng bố trong bất kì một
cơng trình khoa học nào khác trong lĩnh vực này.
Hà Nội, tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Phƣơng


ii
LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ sự kính trọng, biết ơn sâu sắc tới PGS - TS Đặng Thành Hƣng
- Ngƣời thầy đã tận tình chỉ bảo, trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ tơi trong q
trình nghiên cứu và hồn thành Luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Phòng Sau đại học trƣờng Đại học Sƣ phạm
Hà Nội 2 và các thầy (cô) giáo tham gia giảng dạy lớp Cao học Quản lí giáo
dục K20 đã quan tâm và giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo nhà trƣờng, GV của
các trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố Phúc Yên, Vĩnh Phúc, các bạn bè,
đồng nghiệp đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành
Luận văn này.

Do điều kiện nghiên cứu và thực hiện đề tài còn hạn chế, Luận văn
khơng tránh khỏi thiếu sót. Tơi rất mong nhận đƣợc các ý kiến đóng góp của
các thầy (cơ) giáo và các bạn đồng nghiệp.
Hà Nội, tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Phƣơng


iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt

Viết đầy đủ

BDGV

Bồi dƣỡng giáo viên

CBQL

Cán bộ quản lí

CM

Chun mơn

CSVC


Cơ sở vật chất

GV

Giáo viên

GVMN

Giáo viên mầm non

HĐCM

Hoạt động chuyên môn

KNCM

Kĩ năng chuyên môn

NLCM

Năng lực chuyên môn

NLNN

Năng lực nghề nghiệp

NLSP

Năng lực sƣ phạm


PTNL

Phát triển năng lực

PTNN

Phát triển nghề nghiệp

QLBD

Quản lí bồi dƣỡng

QLGD

Quản lí giáo dục

QLNT

Quản lí nhà trƣờng

SHCM

Sinh hoạt chun mơn

TCM

Tổ chun mơn


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các lĩnh vực cơ bản của NLCM GVMN ........................................ 11
Bảng 2.1. Nhận thức về khái niệm chuyên môn GVMN ................................ 38
Bảng 2.2. Nhận thức về năng lực chuyên môn nhà giáo ................................ 39
Bảng 2.3. Nhận thức về năng lực CM của GVMN ......................................... 40
Bảng 2.4. Ƣu điểm và hạn chế của NLCM GVMN........................................ 40
Bảng 2.5. Những điều kiện dẫn đến hạn chế NLCM ...................................... 44
Bảng 2.6. Các biện pháp và hình thức bồi dƣỡng tại trƣờng .......................... 45
Bảng 2.7. Hiệu quả các biện pháp bồi dƣỡng ................................................. 46
Bảng 2.8. Các điều kiện tác động đến quản lí ................................................. 48
Bảng 2.9. Đặc điểm của quản lí bồi dƣỡng theo hƣớng phát triển NLCM..... 50
Bảng 2.10. Thực trạng áp dụng các nguyên tắc quản lí bồi dƣỡng tại
trƣờng ............................................................................................ 51
Bảng 2.11. Mức độ thực hiện nội dung quản lí bồi dƣỡng theo hƣớng
phát triển năng lực CM ................................................................. 54
Bảng 2.12. Thực trạng các biện pháp quản lí bồi dƣỡng ................................ 56
Bảng 2.13. Hiệu quả các biện pháp quản lí bồi dƣỡng ................................... 58
Bảng 2.14. Khái quát về thực trạng................................................................. 59
Bảng 2.15. Những thuận lợi chủ quan trong QLBD ....................................... 60
Bảng 2.16. Những thuận lợi khách quan trong QLBD ................................... 62
Bảng 2.17. Những khó khăn chủ quan trong QLBD ...................................... 63
Bảng 2.18. Những khó khăn khách quan trong QLBD................................... 64
Bảng 3.1. Phiếu tự đánh giá NLCM của giáo viên ......................................... 69
Bảng 3.2. Họa đồ năng lực chuyên môn của trƣờng....................................... 71
Bảng 3.1. Tính cần thiết của các biện pháp .................................................... 92
Bảng 3.2. Tính khả thi của các biện pháp ....................................................... 93


v
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Mơ hình năng lực nghề nghiệp chung của nhà giáo ....................... 11
Hình 2.1. So sánh 10 NLCM với điểm trung bình .......................................... 42
Hình 2.2. So sánh hiệu quả các biện pháp và hình thức bồi dƣỡng ................ 48
Hình 2.3. Thực trạng áp dụng các nguyên tắc quản lí bồi dƣỡng ................... 53
Hình 2.4. Thực trạng thực hiện nội dung quản lí bồi dƣỡng .......................... 55
Hình 2.5. Thực trạng các biện pháp quản lí bồi dƣỡng................................... 57
Hình 2.6. Hiệu quả các biện pháp quản lí bồi dƣỡng...................................... 59
Hình 2.7. Nhận định khái quát về thực trạng .................................................. 59
Hình 3.1. Cơ chế tác động của các biện pháp quản lí BDGVMN .................. 90
Hình 3.2. So sánh tính cần thiết và tính khả thi .............................................. 94


vi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... v
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2
4. Giả thuyết khoa học ........................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 3
7. Cấu trúc luận văn................................................................................................ 4
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN QUẢN LÍ BỒI DƢỠNG GIÁO VIÊN MẦM NON
THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN ........................... 5
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 5

1.1.1. Nghiên cứu về năng lực chuyên môn của giáo viên mầm non ................ 5
1.1.2. Nghiên cứu về quản lí bồi dƣỡng giáo viên mầm non theo hƣớng phát
triển năng lực chuyên môn ................................................................................. 6
1.2. Năng lực và năng lực chuyên môn của giáo viên mầm non ........................... 7
1.2.1. Một số khái niệm ..................................................................................... 7
1.2.2. Cấu trúc năng lực chuyên môn của giáo viên mầm non ........................10
1.3. Bồi dƣỡng giáo viên mầm non theo hƣớng phát triển năng lực chuyên môn
tại trƣờng ..........................................................................................................15
1.3.1. Khái niệm và đặc điểm bồi dƣỡng giáo viên mầm non theo hƣớng phát
triển năng lực chuyên môn ...............................................................................15


vii
1.3.2. Mục tiêu, nguyên tắc và nội dung bồi dƣỡng theo hƣớng phát triển năng
lực chun mơn ................................................................................................18
1.4. Quản lí bồi dƣỡng giáo viên mầm non theo hƣớng phát triển năng lực
chuyên môn ......................................................................................................22
1.4.1. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................22
1.4.2. Nguyên tắc và nội dung quản lí bồi dƣỡng giáo viên mầm non theo
hƣớng phát triển năng lực chuyên mơn............................................................25
1.4.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lí bồi dƣỡng theo hƣớng phát triển
năng lực chuyên môn .......................................................................................28
Kết luận chƣơng 1 ................................................................................................32
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ BỒI DƢỠNG GIÁO VIÊN MẦM NON
THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN Ở MỘT SỐ
TRƢỜNG MẦM NON ........................................................................................34
2.1. Khái quát về giáo dục mầm non thành phố Phúc Yên ..................................34
2.1.1. Qui mô và thành tựu phát triển ..............................................................34
2.1.2. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí ......................................................35
2.1.3. Tình hình bồi dƣỡng giáo viên ...............................................................36

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng quản lí bồi dƣỡng giáo viên ở một số trƣờng
mầm non tại thành phố Phúc Yên ....................................................................37
2.2.1. Qui mô, địa bàn, nội dung khảo sát .......................................................37
2.2.2. Phƣơng pháp và kĩ thuật tiến hành.........................................................37
2.3. Phân tích kết quả khảo sát .............................................................................38
2.3.1. Thực trạng năng lực chuyên môn và bồi dƣỡng năng lực chuyên môn tại
trƣờng qua đánh giá của cán bộ quản lí và giáo viên.......................................38
2.3.2. Thực trạng quản lí bồi dƣỡng theo hƣớng phát triển năng lực chuyên
môn qua đánh giá của cán bộ quản lí và giáo viên ..........................................48
2.3.3. Những thuận lợi và khó khăn trong quản lí bồi dƣỡng giáo viên theo
hƣớng phát triển năng lực chuyên môn............................................................60


viii
Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................65
Chƣơng 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ BỒI DƢỠNG GIÁO VIÊN MẦM
NON THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN................67
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .......................................................................67
3.1.1. Nguyên tắc khuyến khích tự học ...........................................................67
3.1.2. Nguyên tắc gắn bồi dƣỡng với hoạt động chuyên môn .........................67
3.1.3. Nguyên tắc phát huy sáng tạo ................................................................67
3.2. Các biện pháp quản lí bồi dƣỡng ..................................................................68
3.2.1. Phân tích năng lực chun mơn của giáo viên để xác định nhu cầu, nội
dung, hình thức bồi dƣỡng ...............................................................................68
3.2.2. Tổ chức các hoạt động thực hiện nội dung và hình thức bồi dƣỡng
chun mơn theo hƣớng phát triển năng lực....................................................73
3.2.3. Sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán để báo cáo kinh nghiệm tự học, phát
triển chuyên môn trong hoạt động tổ chuyên môn ..........................................78
3.2.4. Tiến hành các hoạt động truyền thông và tập huấn để nâng cao nhận
thức lí luận và biện pháp rèn luyện năng lực chuyên môn ..............................84

3.2.5. Cơ chế tác động của các biện pháp quản lí bồi dƣỡng giáo viên mầm
non tại trƣờng theo hƣớng phát triển năng lực chuyên mơn ............................89
3.3. Khảo nghiệm các biện pháp quản lí bằng phƣơng pháp chuyên gia.............90
3.3.1. Quá trình khảo nghiệm...........................................................................90
3.3.2. Kết quả khảo nghiệm .............................................................................91
Kết luận chƣơng 3 ................................................................................................94
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................96
1. Kết luận ............................................................................................................96
2. Khuyến nghị .....................................................................................................97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................100
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 1


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Để có đội ngũ GVMN đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện
giáo dục nhƣ Nghị quyết TW 29 (2013)[9] đề ra thì nhiệm vụ cấp bách và
quan trọng là làm tốt công tác BDGV. Tuy lâu nay các cấp quản lí đã tích cực
BDGV nhƣng hiệu quả chƣa thật đúng mong muốn. Ngoài yếu tố nội dung
bồi dƣỡng vẫn chƣa tập trung vào năng lực, phƣơng pháp dạy học khi tập
huấn cũng chƣa chú ý đúng mức đến kĩ năng, thì nhiều hạn chế khác là do
quản lí gây ra. Yếu tố quản lí cũng là lí do dẫn đến nội dung và phƣơng pháp
bồi dƣỡng chƣa chú ý đúng mức đến kĩ năng và năng lực chuyên môn.
Vấn đề NLCM của GVMN cịn ít đƣợc nghiên cứu. Nhiều luận án, luận
văn đề cập NLCM vủa GVMN nhƣ là những qui định đã có sẵn trong Chuẩn
nghề nghiệp GVMN. Nhƣ vậy có thể nói đó khơng phải là nghiên cứu về
NLCM mà chỉ là sử dụng chuẩn GVMN để bồi dƣỡng và định hƣớng cho
quản lí bồi dƣỡng GVMN. Bồi dƣỡng CM thƣờng dựa vào các lớp tập huấn
và dự án do các cấp trên tổ chức chứ chƣa đƣợc tổ chức tại trƣờng một cách

chủ động cho nên khó có hiệu quả mong muốn. Đa số các lớp tập huấn nhƣ
vậy lại ít dành cho bồi dƣỡng CM và NLCM, mà để phổ biến những qui định,
tài liệu, học liệu mới.
Đã có khơng ít cơng trình nghiên cứu về năng lực sƣ phạm, bồi dƣỡng
và quản lí hoạt động bồi dƣỡng NLSP cho GVMN. Trừ số ít ra, đa số luận
văn chỉ đơn thuần bàn về quản lí bồi dƣỡng GVMN chung chung, không thể
hiện rõ ý tƣởng khoa học mà chỉ khác nhau về địa bàn nghiên cứu tại các tỉnh,
thành khác nhau, thậm chí chỉ ở các trƣờng khác nhau trong cùng một huyện,
quận. Cũng có nhiều nghiên cứu bàn về bồi dƣỡng GVMN trong khuôn khổ
qui hoạch phát triển đội ngũ, hoặc lạc sang vấn đề làm qui hoạch phát triển
giáo viên nhƣ là những đề án.


2
Về mặt lí luận, bản chất và nhiều vấn đề của NLCM chƣa đƣợc làm rõ.
Ngay cả khái niệm Chuyên môn cũng đƣợc hiểu theo kinh nghiệm thôi. Khái
niệm năng lực lại càng chƣa rõ ràng trong nhiều tài liệu khoa học. Ngay trong
Chuẩn nghề nghiệp GVMN cũng chƣa chỉ rõ NLCM là gì và gồm những gì
mặc dù có qui định những yêu cầu liên quan đến NLCM. Vấn đề quản lí bồi
dƣỡng GVMN tại trƣờng theo hƣớng phát triển NLCM hầu nhƣ chƣa đƣợc
nghiên cứu chuyên biệt.
Về lí thuyết cũng nhƣ trên thực tế, quản lí có thể phát triển nhân sự mà
cũng có thể kìm hãm sự phát triển của họ. Trong quản lí bồi dƣỡng GVMN tại
cấp trƣờng cũng nhƣ vậy. Đối với nhiều trƣờng mầm non ở thành phố Phúc
Yên tỉnh Vĩnh Phúc thì vấn đề này cũng biểu hiện khá rõ. Quản lí bồi dƣỡng
thế nào để giúp GVMN phát triển NLCM? Đó là vấn đề chƣa đƣợc xem xét
thỏa đáng trong nhiều công trình trƣớc đây và cần phải tiếp tục nghiên cứu.
Trong bối cảnh nhƣ vậy, đề tài: “Quản lí bồi dưỡng giáo viên mầm non
theo hướng phát triển năng lực chuyên môn ở thành phố Phúc Yên tỉnh Vĩnh
Phúc” đƣợc lựa chọn để nghiên cứu luận văn thạc sĩ Quản lí giáo dục.

2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp quản lí bồi dƣỡng giáo viên mầm non theo
hƣớng phát triển năng lực chun mơn, góp phần nâng cao chất lƣợng nhà
giáo mầm non ở thành phố Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Khách thể, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.Khách thể nghiên cứu
Công tác bồi dƣỡng giáo viên các trƣờng mầm non trên địa bàn thành
phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Các quan hệ quản lí có liên quan đến hoạt động bồi dƣỡng giáo viên
mầm non theo hƣớng phát triển năng lực chuyên môn ở cấp trƣờng.
3.3. Phạm vi nghiên cứu


3
- Khảo sát thực trạng đƣợc tiến hành tại 05 trƣờng mầm non ở thành
phố Phúc Yên, Vĩnh Phúc: Trƣờng mầm non Phúc Thắng, mầm non Đồng
Xuân, mầm non Ngọc Thanh A, mầm non Cao Minh, mầm non Hoa Hồng.
- Các biện pháp quản lí bồi dƣỡng GVMN đƣợc áp dụng ở cấp trƣờng.
- Phƣơng pháp chuyên gia đƣợc tiến hành qua ý kiến đánh giá độc lập
của 125 cán bộ quản lí và giáo viên mầm non thuộc 05 trƣờng kể trên.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu các biện pháp quản lí bồi dƣỡng GVMN chủ động hƣớng vào các
hoạt động tự học, sinh hoạt tổ CM trên cơ sở nhận thức đúng đắn của CBQL
và GV về NLCM, cũng nhƣ hƣớng dẫn GV rèn luyện thƣờng xuyên thì chúng
sẽ tác động tích cực đến NLCM và góp phần phát triển nghề nghiệp nhà giáo.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xác định cơ sở lí luận của quản lí bồi dƣỡng giáo viên mầm non
theo hƣớng phát triển năng lực chuyên mơn
5.2. Đánh giá thực trạng quản lí BDGV ở một số trƣờng mầm non trong

thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.
5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lí bồi dƣỡng giáo viên mầm non
theo hƣớng phát triển năng lực chuyên môn.
5.4. Đánh giá các biện pháp quản lí bằng phƣơng pháp chuyên gia.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Các phƣơng pháp nghiên cứu lí luận
- Phƣơng pháp phân tích lịch sử-logic để tổng quan tƣ liệu khoa học về
QLBD GVMN theo hƣớng phát triển NLCM ở trƣờng mầm non.
- Phƣơng pháp so sánh lí luận để xem xét các nguồn lí thuyết quản lí
giáo dục mầm non và kinh nghiệm từ các trƣờng.
- Phƣơng pháp tổng hợp, khái qt hóa lí luận để xây dựng hệ thống
khái niệm và khung lí thuyết của nghiên cứu.
6.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn


4
- Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn, tọa đàm, quan sát về
thực trạng qua 15 cán bộ quản lí và 110 giáo viên mầm non.
- Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm để xem xét và tiếp thu kinh
nghiệm quản lí bồi dƣỡng GVMN nhằm phát triển NLCM của các trƣờng.
6.3. Các phƣơng pháp khác
- Phƣơng pháp chuyên gia để lấy ý kiến của CBQL và GV có kinh
nghiệm về những biện pháp quản lí bồi dƣỡng nhằm phát triển NLCM.
- Phƣơng pháp sử dụng thống kê để xử lí số liệu, đánh giá và trình bày
kết quả nghiên cứu.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lí luận của quản lí bồi dƣỡng giáo viên mầm non theo
hƣớng phát triển năng lực chun mơn

Chương 2: Thực trạng quản lí bồi dƣỡng giáo viên mầm non theo
hƣớng phát triển năng lực chuyên môn ở Thành Phố Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Chương 3: Các biện pháp quản lí bồi dƣỡng giáo viên mầm non theo
hƣớng phát triển năng lực chuyên môn.


5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN QUẢN LÍ BỒI DƢỠNG GIÁO VIÊN MẦM NON
THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu về năng lực chuyên môn của giáo viên mầm non
Một số vấn đề lí luận chung về năng lực đã đƣợc bàn nhiều trong các
cơng trình nghiên cứu tâm lí học, lí luận dạy học và quản lí giáo dục (Đặng
Thành Hƣng (2016)[33]). Đó là cơ sở để xem xét những nghiên cứu về
NLCM của GVMN. Trong Chuẩn nghề nghiệp GVMN (2008)[2] đã qui định
một số yếu tố NLCM song thiếu hệ thống, thậm chí cịn lẫn sang những lĩnh
vực khác nhƣ tƣ tƣởng chính trị, đạo đức nghề nghiệp v.v… Đặng Thành
Hƣng (2016)[32],[33], (2012)[30] đã nghiên cứu nhiều về năng lực, năng lực
nghề nghiệp nhà giáo và đề xuất mơ hình năng lực nghề nghiệp, mơ hình năng
lực tự chủ nghề nghiệp của nhà giáo. Song các nghiên cứu này chƣa đề cập cụ
thể về NLCM của GVMN.
NLCM của GVMN đã đƣợc xem xét từ góc độ quản lí bởi Nguyễn Thị
Hồng Diễm (2012)[10], Tƣởng Thị Duyên (2007)[14], Nguyễn Văn Hiếu
(2015)[23], Nguyễn Thị Hoa (2017)[24], Cao Thị Hòa (2015)[25] v.v... Họ đã
mơ tả các lí thuyết NLCM, các cách tiếp cận cơ bản, lí luận NLCM, phƣơng
pháp quản lí bồi dƣỡng GVMN v.v..., trong đó đã bàn đến NLCM của
GVMN. Tuy nhiên những nghiên cứu này hầu nhƣ chƣa đề cập đến cấp
trƣờng. Nguyễn Thị Hồng Diễm (2012)[10] bàn về QLBD GVMN ở cấp tỉnh
(Lâm Đồng). Tƣởng Thị Duyên (2007)[14] nghiên cứu quản lí BD năng lực

thực hiện hoạt động giáo dục cho GV mới vào nghề ở cấp huyện. Nguyễn
Văn Hiếu (2015)[23] nghiên cứu quản lí BDGVMN ở cấp huyện theo Chuẩn
nghề nghiệp. Cao Thị Hòa (2015)[25] nghiên cứu quản lí BD chun mơn
GVMN ở cấp thành phố. Trần Thị Hằng (2003)[17] giải quyết vấn đề quản lí


6
BDGVMN về chƣơng trình cao đẳng, v.v… Thậm chí có nhiều nghiên cứu
quản lí BDGVMN chỉ trên cơ sở một trƣờng mầm non (Nguyễn Thị Hoa
(2017)[24]). Nhƣ thế chỉ là báo cáo kinh nghiệm của trƣờng chứ chƣa phải là
nghiên cứu khoa học.
1.1.2. Nghiên cứu về quản lí bồi dưỡng giáo viên mầm non theo hướng
phát triển năng lực chuyên mơn
Hiện nay có khá nhiều nghiên cứu bàn về dạy học, giáo dục, đào tạo
theo tiếp cận năng lực, qua đó cũng đề cập vấn đề phát triển năng lực. Một vài
số vấn đề lí luận cơ bản về năng lực và phát triển năng lực, năng lực nghề
nghiệp của nhà giáo đã đƣợc xem xét trong các cơng trình của Đặng Thành
Hƣng (2016)[33] và một số ngƣời khác. Rất nhiều luận văn và bài báo về
QLGD tuy nhắc đến quản lí song tiếp cận năng lực lại là định hƣớng của dạy
học hay đào tạo, bồi dƣỡng chứ không phải tiếp cận của QLBD hay quản lí
đào tạo. Ví dụ trong những đề tài QLBD sau thì tiếp cận năng lực khơng phải
của quản lí.
- Nguyễn Thị Bạch Mai, Ngô Quang Sơn (2014)[45], Nguyễn Thị Hải
Nam (2015)[46], Dƣơng Thị Bích Ngọc (2010) nói về QLBD GVMN nhằm
phát triển NLCM của GV.
- Nguyễn Hạnh Nguyên (2007)[51], nghiên cứu về biện pháp quản lí
hoạt động rèn luyện NLSP cho sinh viên khoa Giáo dục mầm non.
- Đoàn Thị Oanh (2016)[52], Lƣơng Thị Oanh (2016)[53], nghiên cứu
các biện pháp quản lí bồi dƣỡng giáo viên mầm non.
- Trần Thị Oanh (2016)[53] bàn về quản lí bồi dƣỡng chun mơn

hƣớng dẫn thực hành cho giáo viên mầm non.
Tất cả những đề tài trên tuy nói đến QLBD nhƣng thực chất tiếp cận
năng lực trong đó khơng phải là tiếp cận quản lí, mà là tiếp cận trong dạy học.
Mặt khác khi xem xét QLBD theo hƣớng phát triển năng lực chuyên môn nhà


7
giáo thì hầu hết các nghiên cứu chƣa làm rõ đƣợc mối liên hệ giữa quản lí và
phát triển chuyên mơn.
Chẳng hạn quản lí bồi dƣỡng theo chuẩn (Trần Thị Xuân (2013)[74],
Lƣu Thị Thu (2014)[67], Lƣơng Thị Oanh (2016) [53] …), quản lí BD giáo
viên trẻ (Trần Thị Kim Thu (2010)[66]), quản lí BDGV giáo dục đặc biệt
(Đào Thị Bích Thủy (2004)[68]), quản lí bồi dƣỡng đáp ứng yêu cầu đổi mới
hay yêu cầu nào đó Đinh Thị Thanh Hiền (2010)[21], Phạm Thị Loan
(2011)[42] v.v… Những nghiên cứu này không đề cập quản lí BDGVMN tại
cấp trƣờng theo hƣớng phát triển NLCM.
1.2. Năng lực và năng lực chuyên môn của giáo viên mầm non
1.2.1. Một số khái niệm
1.2.1.1. Năng lực và năng lực chun mơn
Có một số khuynh hƣớng khác nhau trong quan niệm về năng lực và
đƣợc chép đi chép lại trong các sách báo (dẫn theo Đặng Thành Hƣng (2016)
[33]): 1/ Năng lực là khả năng thực hiện thành cơng một hoạt động – ở đây có
sự nhầm lẫn giữa khả năng và hiện thực; 2/ Năng lực là tập hợp các thuộc tính
tâm lí cá nhân đáp ứng yêu cầu của một dạng hoạt động – đó là nhầm cái tâm
lí với làm việc, cái tâm lí chỉ cùng lắm nói lên năng lực trí tuệ, năng lực xúc
cảm; 3/ Năng lực là sự thực hiện có kết quả nhiệm vụ hoạt động nhất định –
đó là nhầm cái gốc với cái ngọn, sự thực hiện chỉ là thể hiện của năng lực đã
có, phải có năng lực rồi mới có sự thực hiện; 4/ Năng lực là thuộc tính cá
nhân có bản chất sinh học, tâm lí và xã hội cho phép cá nhân thực hiện thành
công trên thực tế một dạng hoạt động, đáp ứng các qui định nào đó. Luận văn

này tán thành cách hiểu thứ 4 [30] vì nó có logic khoa học và phù hợp với
thực tế mọi lĩnh vực hoạt động.
Trong giáo dục, khái niệm Năng lực (competency) được hiểu là thuộc
tính cá nhân có bản chất sinh học, tâm lí và xã hội cho phép cá nhân thực hiện
thành công hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện


8
cụ thể của dạy học hay giáo dục. Theo Đặng Thành Hƣng (2016)[32], năng lực
có cấu trúc phức tạp, song những thành tố cơ bản tạo nên cơ sở cấu trúc của
nó gồm tri thức, kĩ năng và hành vi biểu cảm (thái độ). Đƣơng nhiên trong
mỗi thành tố này đã tích hợp nhiều yếu tố sinh học, tâm lí và văn hóa cá nhân.
Năng lực khơng đơn giản là tri thức, thái độ và kĩ năng gộp lại nhƣ lâu nay
vẫn lầm. Năng lực là thuộc tính mới ở cá nhân chứ không đơn giản là sự gộp
lại của tri thức, kĩ năng và thái độ. Phải qua trải nghiệm và làm việc mới có
năng lực.
Đặng Thành Hƣng cũng giải thích rằng năng lực thực chất là tổ hợp
nhất quán những hành động tinh thần và thể chất của cá nhân đƣợc huy động
vào nhiệm vụ hay hoạt động nhất định. Những hành động tinh thần nhƣ trí
nhớ, tƣ duy, ý chí, tình cảm, tƣởng tƣởng, chú ý… phản ánh năng lực trí tuệ.
Những hành động thể chất mang trong chúng cả năng lực trí tuệ lẫn sức khỏe
cơ thể, phản ánh năng lực làm việc vật chất cảm tính.
Theo quan điểm trên, khái niệm năng lực nghề nghiệp đƣợc hiểu theo
nghĩa chung nhất, bao hàm cả năng lực sƣ phạm (nghiệp vụ sƣ phạm) lẫn
năng lực tƣơng ứng với môn học hay lĩnh vực học tập mà nhà giáo phải dạy
(thƣờng gọi là chuyên môn) và thêm những năng lực bổ trợ cho hoạt động
nghề nghiệp liên quan đến văn hóa nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp. Ví dụ
năng lực nghề nghiệp của GV Âm nhạc bao gồm cả năng lực sƣ phạm để dạy
Âm nhạc lẫn năng khiếu liên quan đến Âm nhạc. Vì thế có thể xác định khái
niệm năng lực nghề nghiệp của nhà giáo nhƣ sau:

Năng lực nghề nghiệp của nhà giáo là tổ hợp những thuộc tính sinh
học, tâm lí và xã hội của cá nhân cho phép nhà giáo thực hiện thành công các
nhiệm vụ dạy học và giáo dục, ứng xử đạo đức và giao tiếp văn hóa nghề
nghiệp trong phạm vi mơn học và hoạt động giáo dục ngồi mơn học mà mình
được trường giao cho. Hạt nhân quan trọng nhất của năng lực nghề nghiệp là


9
những kĩ năng nghề nghiệp, đối với nghề nào cũng vậy. Năng lực nghề
nghiệp của nhà giáo có những đặc điểm cơ bản sau:
1. Năng lực nghề dạy học vừa là năng lực hoạt động trí óc vừa là năng
lực hoạt động thể chất
2. Năng lực nghề dạy học vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật
3. Năng lực nghề dạy học vừa là năng lực hành nghề vừa là năng lực
nền tảng để phát triển nghề nghiệp của nhà giáo
4. Năng lực nghề dạy học vừa mang tính chất chun mơn của nghề
vừa mang tính chất xã hội và văn hóa sâu sắc
5. Năng lực nghề dạy học có nội dung phức tạp, bắt nguồn từ các hoạt
động quản lí, lãnh đạo, tổ chức, giao tiếp, thiết kế, nghiên cứu, phát triển và
hoạt động xã hội [32].
CM hay còn đƣợc gọi là năng lực tƣơng ứng với với môn học hay lĩnh
vực học tập mà nhà giáo phải giảng dạy. Ví dụ giáo viên dạy Tốn thì có năng
lực liên quan tới Tốn học, giáo viên dạy Văn thì có năng lực liên quan tới
Văn học. Đó là cách hiểu CM theo nghĩa phổ quát, một lĩnh vực hẹp và cụ thể
trong một nghề. Ví dụ nghề cơ khí có các chun mơn nhƣ hàn, tiện, phay,
bào, gò, đúc, khoan, rèn dập v.v… Nếu coi Hàn là một nghề thì trong đó có
các chun mơn hẹp hơn nhƣ hàn điện, hàn hơi, hàn dƣới nƣớc, hàn trên cao,
hàn trong mơi trƣờng chân khơng v.v…
Nhƣng từ góc độ giáo dục thì quan niệm nhƣ vậy khơng phù hợp. Trên
thực tế, từ khi đào tạo cho đến cả quá trình hành nghề, giáo viên tốn khơng

phải nhà tốn học, mà là nhà giáo. Giáo viên văn không phải là nhà văn hay
nhà lí luận văn học, mà là nhà giáo. Giáo viên vật lí khơng phải là nhà vật lí
học mà là nhà giáo v.v… Nếu lấy tốn, văn, vật lí… làm chun mơn của nhà
giáo thì chúng cũng là chun mơn của kĩ sƣ cơ khí, kĩ sƣ xây dựng, bác sĩ,
nhà báo và luật sƣ… bởi vì họ cũng học và sử dụng đến toán, văn, vật lí…
trong cơng việc. Rõ ràng nhƣ vậy khơng ổn.


10
Nói chính xác, CM của nhà giáo là dạy học và tổ chức các hoạt động
giáo dục ngồi mơn học. Tƣơng tự nhƣ CM của bác sĩ là chữa bệnh chứ
khơng phải tốn, sinh vật học, hóa học… mặc dù họ cũng học và sử dụng
những thứ đó. Tuy nhiên lâu nay đã quen sử dụng thuật ngữ CM không chính
xác nên trong luận văn chỉ bàn đến CM nhƣ là lĩnh vực học vấn mà GV phải
giảng dạy. Điều đó hợp với thực tế hiện nay là gom những ngƣời dạy cùng
môn học vào thành một tổ CM.
Chuyên môn là lĩnh vực nội dung học vấn mà nhà giáo có trách nhiệm
giảng dạy và người học có mục tiêu phải lĩnh hội được dưới sự hỗ trợ của
nhà giáo và nhà trường trong quá trình giáo dục.
Để tiến hành đƣợc các nhiệm vụ chun mơn, nhà giáo phải có năng
lực tƣơng ứng. NLCM là một bộ phận cốt lõi trong NL nghề nghiệp, cho phép
nhà giáo thực hiện có kết quả và đúng đắn các nhiệm vụ chuyên môn theo
những qui định của ngành giáo dục và của trường.
1.2.1.2. Năng lực chuyên môn của giáo viên mầm non
Theo cách hiểu năng lực, CM và NLCM nhƣ trên, có thể định nghĩa
khái niệm NLCM của GVMN nhƣ sau:
NLCM của GVMN là bộ phận cốt lõi của năng lực nghề nghiệp, thể
hiện cao nhất của tính chuyên nghiệp của GV, cho phép GVMN thực hiện có
kết quả và đúng đắn các nhiệm vụ chuyên môn ở trường mầm non theo qui
định của ngành giáo dục và của nhà trường.

1.2.2. Cấu trúc năng lực chun mơn của giáo viên mầm non
Tuy có một số mơ hình năng lực nghề nghiệp GVMN đã đƣợc đề cập
trong các nghiên cứu và trong Chuẩn nghề nghiệp GV mầm non song vẫn
chƣa thực sự rõ ràng chính xác. Ví dụ trong Chuẩn GV mầm non chỉ đề cập lẻ
tẻ các yếu tố năng lực và chƣa đầy đủ. Chuẩn này qui định nhiều yếu tố không
phải là năng lực, mà là đức tính, đặc điểm tính cách và đạo đức, thậm chí cả
luật pháp. Mặt khác phân biệt năng lực và phẩm chất là chƣa chính xác. Năng


11
lực là một loại phẩm chất. Ngồi năng lực thì phẩm chất con ngƣời cịn có
đức tính nữa. Khi đối chiếu phẩm chất của cá nhân với cơng việc thì ta gọi nó
là năng lực. Khi đối chiếu phẩm chất đó với quan hệ và ứng xử thì ta gọi nó là
đức tính, tính cách. Nó vẫn là một mà thơi.
NL thực
thi đạo
đức nghề
nghiệp

NL trí
tuệ
nghề
nghiệp

Năng lực
nghề dạy
học


năng

nghề
nghiệp

NL thực
thi văn
hóa nghề
nghiệp

Hình 1.1. Mơ hình năng lực nghề nghiệp chung của nhà giáo
Luận văn này tán thành quan niệm và mơ hình năng lực nghề nghiệp
của nhà giáo do Đặng Thành Hƣng (2016)[32] đề nghị. Trong đó những thành
phần nào dành cho hoạt động chun mơn chính là NLCM (Hình 1.1) Trong
giới hạn nghiên cứu của luận văn, chỉ đề cập những thành phần chủ yếu nhất
của NLCM theo cấu trúc nhƣ trên Bảng 1.1.
Bảng 1.1. Các lĩnh vực cơ bản của NLCM GVMN
1. Tri thức khoa học về chuyên môn
2. Các kĩ năng tiến hành nhiệm vụ chuyên môn
3. Thái độ đối với nhiệm vụ chuyên môn
4. Phong cách ứng xử trong lĩnh vực chuyên môn
5. Tri thức kinh nghiệm về chun mơn
6. Thói quen làm việc chun mơn


12
1.2.2.1. Tri thức chuyên môn
1. Tri thức khoa học về sự phát triển lứa tuổi của trẻ mầm non
Đó là tri thức khoa học về sức khỏe, đặc điểm tâm lí và sinh học của trẻ
lứa tuổi mầm non; Tri thức về các kiểu hành vi, tình cảm ngơn ngữ, trí nhớ, tƣ
duy, vận động v.v..., hoạt động giao tiếp, nhận thức, chơi và sinh hoạt của trẻ;
Tri thức về các nhân tố và điều kiện phát triển của trẻ nhƣ hoạt động, giao

tiếp, trải nghiệm, giáo dục, huấn luyện, ni dƣỡng, chăm sóc sức khỏe và
huấn luyện thể chất; Tri thức về mơi trƣờng sinh hoạt, giải trí và giáo dục trẻ.
2. Tri thức khoa học về nuôi dƣỡng và chăm sóc trẻ
Bao gồm tri thức về dinh dƣỡng, sử dụng thực phẩm, dƣợc phẩm, các
thiết bị và dụng cụ chăm sóc sức khỏe, phịng bệnh và chữa bệnh nhi khoa;
Tri thức về thực đơn, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, ngủ và vận động của trẻ; Tri
thức về phòng ngừa tai nạn, thƣơng tật và dịch bệnh với trẻ xảy ra ở trƣờng;
Tri thức về đặc điểm phát triển cơ thể và sức khỏe tâm thần của trẻ theo từng
giai đoạn phát triển; Tri thức về phƣơng pháp hỗ trợ trẻ trong tình trạng khẩn
cấp nhƣ cháy nổ, đuối nƣớc, ngạt hơi, ngã, ngộ độc thực phẩm v.v...
3. Tri thức khoa học về dạy học và giáo dục trẻ
Bao gồm tri thức về chƣơng trình giáo dục MN (mục tiêu, nội dung,
phƣơng pháp, hình thức và mơi trƣờng giáo dục) và Chuẩn phát triển trẻ em
MN; Tri thức về các chiến lƣợc dạy học hiệu quả (tích hợp, dự án, tìm tịi,
hợp tác, giải quyết vấn đề, trải nghiệm, sáng tạo, kiến tạo...); Tri thức về
phƣơng pháp và kĩ thuật nghiên cứu ứng dụng về sự phát triển của trẻ; Tri
thức về thiết kế và tiến hành các hoạt động của trẻ trong dạy học và tổ chức
hoạt động giáo dục trẻ.
4. Tri thức kinh nghiệm về sự phát triển của trẻ
Đó là hiểu biết kinh nghiệm về sự phát triển thể chất, tâm lí và xã hội
của trẻ do chia sẻ với ngƣời khác, do quan sát hằng ngày và qua trải nghiệm
của chính GVMN. Đơi khi đối với những trƣờng hợp cá biệt thì tri thức kinh
nghiệm chính xác hơn tri thức khoa học. Ví dụ có cháu dị ứng với thịt bị thì


13
chỉ kinh nghiệm mới biết chính xác cịn khoa hoc không thể chỉ ra đƣợc. Tri
thức kinh nghiệm rất hữu ích tại trƣờng, trong công việc.
5. Tri thức kinh nghiệm về dạy học và giáo dục trẻ
Đó là hiểu biết kinh nghiệm và cách thức huấn luyện và tác động giáo

dục do học hỏi từ giao tiếp với ngƣời khác, do quan sát và chiêm nghiệm
trong quá trình làm việc. Kinh nghiệm là nhân tố quan trọng tạo ra nghệ thuật
sƣ phạm và là nền tảng để ứng dụng khoa học đúng đắn, hiệu quả. GV thiếu
kinh nghiệm thì khoa học cũng khơng có ích gì.
1.2.2.2. Các kĩ năng chun mơn
1. Các kĩ năng ni dƣỡng và chăm sóc trẻ một cách khoa học
Đó là những kĩ năng lập thực đơn, cho trẻ ăn và hƣớng dẫn trẻ các hành
vi ăn uống đúng; Các kĩ năng làm vệ sinh cho trẻ, trang phục, hƣớng dẫn trẻ
nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân, vận động và rèn luyện thân thể; Các kĩ năng xử
lí những bệnh tật đơn giản, sơ cứu, hỗ trợ trẻ trong tình trạng khẩn cấp; Các kĩ
năng hƣớng dẫn trẻ phịng vệ, an tồn sức khỏe và thân thể.
2. Các kĩ năng dạy học và giáo dục trẻ một cách khoa học
Đó là những kĩ năng nghiên cứu trẻ, thiết kế dạy học và hoạt động giáo
dục; Các kĩ năng lãnh đạo ý thức và hành vi của trẻ; Các kĩ năng quản lí lớp,
quản lí xung đột và các quan hệ của trẻ trên lớp và trong nhà trƣờng; Các kĩ
năng tiến hành dạy học và giáo dục trực tiếp nhƣ thơng báo, giải thích, khen
ngợi, phê bình, làm mẫu, làm thí nghiệm, vận hành đồ chơi, tổ chức trò chơi,
hỏi và trả lời v.v...
3. Biết làm theo kinh nghiệm khi ni dƣỡng và chăm sóc trẻ
Đó là những kĩ năng đƣợc truyền lại theo kinh nghiệm của ngƣời khác
và ngƣời đi trƣớc trong nghề về nuôi dƣỡng và chăm sóc trẻ. Rất nhiều điều
khơng đƣợc đề cập trong đào tạo ở trƣờng sƣ phạm và trong sách báo khoa
học, kể cả về dinh dƣỡng, nấu ăn, dùng thuốc, chữa một số bệnh hay thƣơng
tật... Ví dụ với những trẻ hay bị sặc thức ăn, đồ uống hoặc bị những dạng di
ứng lạ thì chả sách nào nói đến cả. Khi đó kinh nghiệm rất hữu ích.


14
4. Biết cách dạy học và giáo dục trẻ theo kinh nghiệm đúng đắn
Cũng nhƣ trên, đó là những kĩ năng kinh nghiệm học hỏi từ ngƣời khác

và đã đƣợc kiểm nghiệm là đúng đắn, hữu ích. Nhiều phụ huynh chăm sóc
con hiệu quả chủ yếu nhờ kinh nghiệm vì khoa học chỉ nói chung, nói về trẻ
em chung chung, khơng nói cụ thể về con họ. GVMN cũng vậy, phải có kĩ
năng xử lí chính xác với từng trẻ, do đó kinh nghiệm cực kì quan trọng.
Những kĩ năng có đƣợc từ kinh nghiệm cũng củng cố và nâng cao những kĩ
năng đƣợc đào tạo chính thức. Đặc biệt những kĩ năng mềm trong nghề
GVMN có vai trị vơ cùng quan trọng.
5. Các kĩ xảo và thói quen kinh nghiệm ni dƣỡng, chăm sóc và giáo
dục trẻ đúng đắn
Mặc dù khơng đắc dụng nhƣ các kĩ năng nhƣng thói quen và kĩ xảo
đúng đắn, bổ ích có đƣợc do tích lũy nghề nghiệp và thực hành quen đến mức
thành tạo cũng rất quí giá. Chúng cũng là thành phần của NLCM. Đặc biệt
chúng là những thành phần rất đặc trƣng và sâu sắc chứ không hời hợt nhƣ
những kĩ năng do sách vở dạy. Ví dụ những thói quen gọn gàng, hiệu quả
trong giao tiếp, dọn dẹp, sắp xếp khơng gian hoạt động, nói năng và cử chỉ
biểu cảm, nhanh nhẹn trong xử lí các tình huống v.v... đều rất quí giá.
1.2.2.3. Thái độ thi hành đạo đức và văn hóa nghề nghiệp trong hoạt
động chun mơn
1. Thái độ ứng xử và giao tiếp với trẻ một cách khoa học
Đó là thái độ tuân thủ các nguyên tắc khoa học trong ứng xử và giao
tiếp với trẻ. Ví dụ buộc trẻ quay mặt vào tƣờng, uống nƣớc giặt giẻ lau, bắt trẻ
chạy nhiều vịng ngồi sân... là vi phạm nguyên tắc khoa học. Không tổ chức
hoạt động của trẻ ở những nơi nguy hiểm, không bắt trẻ thực hiện những hành
động chứa nhiều rủi ro, luôn quan sát trẻ khi trẻ vận động hoặc làm việc gì đó,
khơng để trẻ hoạt động quá sức chịu đựng của lứa tuổi...


15
2. Thái độ ứng xử và giao tiếp với trẻ đúng chuẩn mực đạo đức
Đó là thái độ biểu thị lí trí, tình cảm và hành vi đạo đức khi ứng xử và

giao tiếp với trẻ. Trung thực, tận tụy, điềm đạm, đúng mực, không quát tháo
hay đánh đập, không xỉ vả, miệt thi hay coi thƣờng, không xúc phạm nhân
cách trẻ... trong quá trình giáo dục.
3. Thái độ ứng xử và giao tiếp với trẻ đúng chuẩn mực văn hóa
Đó là thái độ hịa nhã, lịch thiệp, cử chỉ đẹp, ngôn ngữ trong sáng, biểu
cảm thẩm mĩ, không phân biệt tầng lớp xã hội hay giàu nghèo của gia đình
trẻ, tế nhị với những khuyết tật hay hay đặc điểm khác biệt của cá nhân trẻ...
4. Thái độ ứng xử và giao tiếp với trẻ đúng qui định pháp luật
Thái độ này liên quan đến pháp luật. Ứng xử và giao tiếp trƣớc hết
khơng đƣợc phạm luật nói chung và các luật, pháp lệnh, qui chế bảo vệ và
chăm sóc trẻ em. Ví dụ, khơng đƣợc đuổi trẻ khỏi lớp hay khỏi trƣờng hoặc
bỏ trẻ bơ vơ khi cha mẹ chƣa đón. Khơng đƣợc sử dụng những đồ chơi, trị
chơi, khí cụ, thiết bị ... của ngƣời lớn để giáo dục trẻ hay tổ chức hoạt động
giáo dục. Không đƣợc sử dụng bạo lực hoặc đe dọa dùng bạo lực với trẻ...
5. Thái độ ứng xử và giao tiếp với trẻ đúng nguyên tắc sƣ phạm
Thái độ nhƣ thế ln là thái độ khuyến khích, làm trẻ n tâm, tin cậy
và cảm phục. Đó là thái độ tốt lên tình cảm thân thiện, gần gũi, vị tha, khoan
hịa. Đó là thái độ làm trẻ cảm mến chứ không sợ hãi, giúp trẻ tự tin, độc lập,
tự lực và năng động hơn. Đơi khi q quan tâm mà khơng ít GVMN đã hành
động quá phận, làm trẻ sợ hãi, mất tự tin và ác cảm với cô.
1.3. Bồi dƣỡng giáo viên mầm non theo hƣớng phát triển năng lực
chuyên môn tại trƣờng
1.3.1. Khái niệm và đặc điểm bồi dưỡng giáo viên mầm non theo hướng
phát triển năng lực chuyên môn
1.3.1.1. Khái niệm bồi dƣỡng
Theo tài liệu của UNESCO: Bồi dƣỡng là quá trình cập nhật, bổ sung
kiến thức, kĩ năng, thái độ để nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất của



×