Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

báo cáo thực tập về thực trạng đăng kí doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 31 trang )

BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
----------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG ĐĂNG KÍ DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HÀ NỘI
Họ và tên sinh viên: THÀO A SỈ
Lớp: KH16 KT2 Niên khóa: 2015 – 2019
Thời gian thực tập : Từ ngày 1/4/2019 đến ngày 25/05/2019
Địa điểm thực tập: Phòng đăng kí kinh doanh tp Hà Nội - Sở kế hoạch và đầu tư tp
Hà Nội
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phạm Đăng Tĩnh

Hà Nội 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian 08 tuần thực tập tại Phòng đăng kí kinh doanh tp Hà Nội - Sở kế
hoạch và đầu tư tp Hà Nội, dưới sự hướng dẫn quý báu và tận tình của thầy, cô, của
cơ quan, gia đình và bạn bè em đã hoàn thành báo cáo thực tập của mình. Có được
những thành công đó cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành đến quý cơ quan - là
Phòng đăng kí kinh doanh tp Hà Nội - Sở kế hoạch và đầu tư tp Hà Nội, đã tiếp
nhận và tạo điều kiện để em có thể trực tiếp tham gia kiến tập tại cơ quan. Em xin
cảm ơn Chị Phạm Thị Kim Tuyến Trưởng phòng Phòng đăng kí kinh doanh tp Hà
Nội - Sở kế hoạch và đầu tư tp Hà Nội đã giúp em thu thập những tài liệu quý báu
và cần thiết cho bài báo cáo. Xin được cảm ơn anh, chị tổ Văn thư của Văn phòng,
trong 08 tuần thực tập đã tận tình chỉ dẫn và tạo điều kiện cho em được trực tiếp
trải nghiệm những công việc của Văn phòng. Em xin được gửi lời cảm ơn chân
thành đến Cô ThS. Phạm Thị Tuyết Nhung Trưởng đoàn kiến tập đã có sự hướng
dẫn hết sức chi tiết, tận tình giúp em có đầy đủ thông tin và điều kiện cần thiết cho


kỳ thực tập. Cảm ơn cô đã giúp đỡ chỉnh sửa cũng như cung cấp mẫu báo cáo thực
tập chi tiết cho em. Cảm ơn nhà trường đã liên hệ địa điểm rất thích hợp cho em để
em mở rộng kiếm thức về chuyên ngành. Cuối cùng, em xin dành những lời biết ơn
sâu sắc nhất đến gia đình: bố, mẹ, anh trai những người đã luôn ở bên cạnh chăm
sóc, động viên em để em có thể hoàn thành nhiệm vụ thực tập cũng như bài báo
cáo này. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe, bình an
đến tất cả quý cơ quan, thầy cô, gia đình và bạn bè.


A – PHẦN MỞ ĐẦU
Đăng kí doanh nghiệp là một công tác có ý nghĩa hết sức quan trọng và là công tác
thường xuyên của mỗi cơ quan đơn vị trong lĩnh vực Quản lý Nhà nước về doanh
nghiệp. Trong các cơ quan, đơn vị, công tác quản lý doanh nghiệp được quan tâm
bởi đó là công tác đảm bảo hoạt động Quản lý doanh nghiệp thông qua các văn
bản, hồ sơ và tài liệu. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ,
nền hành chính cũng có sự phát triển phù hợp. Với vai trò quan trọng của công tác
đăng kí và xử lý các hồ sơ trong hoạt động quản lý doanh nghiệp, Đảng và Nhà
nước ta luôn quan tâm, đã và đang có những chủ trương, chính sách phù hợp nhằm
phục vụ tốt nhất cho hoạt động quản lý doanh nghiệp của mỗi cơ quan. Thực hiện
phương châm “ học đi đôi với hành, lý thuyết đi đôi với thực tế ” nhằm giúp các
chuyên viên văn phòng trong tương lai sẽ nắm vững lý thuyết đã được học vào vận
dụng thực tế. Học viện hành chính Quốc gia đã tạo điều kiện cho sinh viên khóa 16
( niên khóa 2015 – 2019 ) đi thực tập tại các cơ quan thuộc đơn vị hành chính sự
nghiệp.
Được sự quan tâm giới thiệu của nhà trường cũng như sự giúp đỡ của lãnh đạo
Phòng đăng kí doanh nghiệp – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội, em đã
được tiếp nhận thực tập tại Phòng đăng kí doanh nghiệp – Sở Kế hoạch và Đầu tư
thành phố Hà Nội kể từ ngày 1/04/2019 đến ngày 25/05/2019. Trong khoảng thời
gian thực tập này, được sự hướng dẫn tận tình, quan tâm của lãnh đạo và chuyên
viên văn phòng, đặc biệt là Chị Phạm Thị Kim Tuyến trưởng Phòng đăng kí kinh

doanh đã tạo điều kiện để em có thêm kinh nghiệm tiếp xúc với thực tế của công
việc , củng cố thêm kiến thức vẫn còn thiếu và nâng cao trình độ. Bản thân em đã
cố gắng hết sức để rèn luyện bản thân, nỗ lực không ngừng học hỏi các kinh
nghiệm làm việc cũng như rèn luyện các kỹ năng nghiệp vụ văn phòng trên cơ sở
áp dụng những lý thuyết đã được học và sự hướng dẫn tận tình của cán bộ văn
phòng. Là một cán bộ văn phòng trong tương lai, nhận thức rõ tầm quan trọng của
đăng kí doanh nghiệp đối với sự phát triển của đất nước em thấy trách nhiệm,
nghĩa vụ của thế hệ trẻ như chúng em là rất lớn. Với báo cáo của mình em xin trình
bày cụ thể một trong những nội dung của đăng kí doanh nghiệp trên là “ Thực
trạng đăng kí doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội ”
Trong bài báo cáo của mình, em sẽ đưa ra cái nhìn tổng quát về Phòng đăng kí kinh
với những nội dung theo yêu cầu. Ngoài ra em chú trọng nhấn mạnh vào phần kết
quả chuyên môn mà Phòng đăng kí doanh nghiệp đã thực hiện được trước và trong
thời gian em trực tiếp tham gia kiến tập. Nội dung này sẽ cho thấy thực trạng đăng
kí doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Một điểm đáng lưu ý nhất trong


báo cáo này đó là phần đánh giá kết quả hoạt động tại tổ Chuyên viên xử lý hồ sơ
thuộc Phòng đăng kí kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội do em
trực tiếp được trải.
B – PHẦN NỘI DUNG
PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP VÀ TIẾN TRÌNH THỰC
TẬP
1. Tiến trình thực tập
1.1. Địa điểm thực tập
- Phòng đăng kí kinh doanh, sở Kế hoạch và đầu tư tp Hà Nội
- Địa chỉ : Tầng 3, B10A, KĐT Nam Trung Yên, Nam Trung Yên, P. Trung Hòa, Q.
Cầu Giấy, Tp.Hà Nội
1.2. Thời gian thực tập
Từ ngày 1/04/2019 đến ngày 25/05/2019

Sáng từ 8h – 11h30
Chiều từ 13h30 – 17h30
1.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác quản lý văn bản trong cơ quan hành chính
nhà nước nói chung, trong Phòng đăng kí kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư
thành phố Hà Nội nói riêng. Khảo sát thực tiễn về thực trạng đăng kí doanh nghiệp
của Phòng đăng kí kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội, phân tích những kết
quả đạt được, những mặt còn tồn tại và bất cập; nội dung cần hoàn thiện trong
công tác xử lý hồ sơ đăng kí kinh doanh.
Từ các kết quả khảo sát thực tế, vận dụng cơ sở khoa học về thực trạng đăng kí
doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội của Phòng đăng kí kinh doanh – Sở
Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội để đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý việc đăng kí doanh nghiệp cho Phòng đăng kí
kinh doanh về tithuejc trạng tiếp nhận và xử lý hồ sơ, điều hành trong giai đoạn
hiện nay. Sinh viên thực tập, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và làm quen với các
lĩnh vực công tác chuyên môn tại đơn vị thực tập để sau khi tốt nghiệp, đi làm sinh
viên có thể bắt nhịp ngay vào công việc được giao.Vận dụng kiến thức đã học tại
trường để áp dụng vào quá trình xử lý, quản lý công việc tại đơn vị thực tập.


1.4. Nhật ký thực tập
Tuần

Nội dung thực hiện Kết quả đạt được

Tuần 1 : Từ 1/04 –
5/04/2019

Gặp Chị Trưởng
phòng nhận nhiện

vụ vị trí thực tập.

Kết quả chưa đạt
được

Nhận vị trí chuyên
viên tại bộ phận
văn thư.
Gặp công chức
hướng dẫn anh
Nguyễn Hải Hùng
và chị Phạm Thị
Kim Tuyến.

Nghiêm cứu tài liệu, đọc báo cáo tổng
kết năm về hoạt động của văn phòng.
Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, chức năng,
nhiệm vụ của văn phòng
Tuần 2 : Từ 8/4 –
12/04/2019

Hỗ trợ bộ phận văn
thư thực hiện các
công việc Scan hồ
sơ.

Tham khảo ý kiến Việc thực hiện các
của cán bộ văn
thao tác vẫn còn
phòng về bản công khá chậm

việc thực tập

Nghiêm cứu tài
liệu chọn tên đề
tài.

Thực hiện các
công việc theo sự
hướng dẫn của các
anh chị. Biết cách
xử lý các công việc
ứng dụng các kiến
thức đã học vào
thực tiễn.

Gửi chủ đề và đề
cương báo cáo cho
cô.
Phân chia xếp loại
hồ sơ cho các
chuyên viên.
Tuần 3 : Từ 15/04
– 19/04/2019

Photo Hồ sơ cho
các chuyên viên

Trực tiếp tiết nhận,
phát báo cáo, yêu
cầu ký xác nhận

đối với các cán bộ
đến dự


Xin phép phòng các chuyên viên và
chuyển vào phòng văn thư – lưu trữ để
tiếp nhận và học hỏi công tác văn thư
Tuần 4 : Từ 22/04
– 26/04/2019

Tiếp tục các công
việc của văn thư

+ Vào sổ công văn
+ Pho to văn bản
+ Chụp dấu, viết
phong thư, phát
hành văn bản

Xem lại các HTX xã và kiểm tra lại các
hồ sơ của HTX
Tuần 5 + 6 : Từ
2/05 – 10/05/2019

Tiếp tục các công
việc của phòng
chuyên viên

+ Vào sổ công văn
+ Pho to văn bản

+ Chụp dấu, viết
phong thư
+ Quét văn bản lên
máy tính

Tuần 7 + 8 : Từ
13/05 –
24/05/2019

Thực hiện viết báo
cáo thực tập

+ Bắt đầu viết báo
cáo phần khái quát
chung về cơ quan
thực tập. Theo mẫu
báo cáo cô gửi.
+ Xin báo cáo tổng
kết năm về hoạt
động của Phòng

Tiếp tục các công
việc của văn thư

+ Vào sổ công văn,
Pho to văn bản
+ Chụp dấu, viết
phong thư, phát
hành văn bản


Tiếp tục hoàn thiện + Viết phần nội
báo cáo thực tập
dung nghiêm cứu
chuyên đề, lấy ý
kiến của các anh


chị văn thư.
+ Xin chữ ký xác
nhận, nói lời cảm
ơn anh chị
+ Kết thúc thực tập
2. Tổng quan về đơn vị thực tập
2.1. Giới thiệu chung về TP Hà Nội
Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cũng là kinh
đô của hầu hết các vương triều phong kiến tại Việt Nam trước đây. Do đó, lịch sử
Hà Nội gắn liền với sự thăng trầm của lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ. Hà Nội
là thành phố trực thuộc trung ương có diện tích lớn nhất cả nước từ khi tỉnh Hà
Tây sáp nhập vào, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với gần 8
triệu người (năm 2018), tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng ký thì
dân số thực tế của thành phố này năm 2017 là hơn 9 triệu người trong đó Số người
có việc làm trong năm 2017 ước đạt trên 3,7 triệu người, chiếm 97,4% so với tổng
số lao động từ 15 tuổi trở lên. Trong đó, khu vực thành thị chiếm 53,1% trong tổng
số người có việc làm; khu vực nông thôn chiếm 46,9%.. Mật độ dân số của Hà Nội
là 2.209 người/km2, mật độ giao thông là 95,94 xe/km2 mặt đường.
“Hà Nội” bắt đầu được dùng làm địa danh ở Việt Nam từ năm Minh Mạng thứ 12
(Tây lịch năm 1831) khi có một tỉnh có tên là tỉnh Hà Nội được thành lập ở Bắc
Thành. “Hà Nội” chữ Hán là “河河”, nghĩa mặt chữ là bên trong sông, tên gọi này
phản ánh vị trí địa lý của tỉnh Hà Nội. Tỉnh này nằm giữa hai con sông là sông
Nhị ở phía đông bắc và sông Thanh Quyết ở phía tây nam.

Hà Nội nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông
Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' độ
kinh Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà
Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang,Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa
Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km,
cách thành phố Nam Định 87 km tạo thành 3 cực chính của Đồng bằng sông Hồng.
Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích
3.324,92 km², nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu
ngạn.


Khí hậu Hà Nội mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết có sự khác
biệt rõ ràng giữa mùa nóng và mùa lạnh. Mặc dù thời tiết được chia làm hai mùa
chính: mùa mưa (từ tháng 4 tới tháng 10) và mùa đông (từ tháng 11 tới tháng 3),
Hà Nội vẫn được tận hưởng thời tiết bốn mùa nhờ các tháng giao mùa. Mùa nóng
bắt đầu từ giữa tháng 4 đến giữa tháng 9, khí hậu nóng ẩm vào đầu mùa và cuối
mùa mưa nhiều rồi mát mẻ, khô ráo vào tháng 10. Mùa lạnh bắt đầu từ giữa
đầu tháng 11 đến hết tháng 3 năm sau. Từ cuối tháng 11 đếntháng 1 rét và hanh
khô, từ tháng 2 đến hết tháng 3 lạnh và mưa phùn kéo dài từng đợt. Trong khoảng
cuối tháng 9 đến tháng 11, Hà Nội có những ngày thu với tiết trời mát mẻ (rõ rệt
hơn Hải Phòng, Nam Định và nhiều tỉnh phía Bắc khác) do đón vài đợt không khí
lạnh yếu tràn về.
2.2. Giới thiệu về Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội, Phòng đăng kí kinh
doanh thành phố Hà Nội
a. Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội
b. Phòng đăng kí kinh doanh thành phố phố Hà Nội
PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ “ THỰC TRẠNG ĐĂNG KÍ
DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI”
1. Cơ sở lí luận
1.1. Các khái niệm

“Theo mục 7 điều 1 chương 1 luật doanh nghiệp 2014
- Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tài sản và tên riêng, có trụ sở giao dịch
ổn định, được cấp giấy đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực
hiện các hoạt động kinh doanh trên trị trường. ”
Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của
quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị
trường nhằm mục đích sinh lợi.
- Đăng kí doanh nghiệp
Đăng ký doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về
doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi hoặc dự
kiến thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh
doanh và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đăng


ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội
dung đăng ký doanh nghiệp và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác.
- Khái niệm các loại hình doanh nghiệp :
+ Doanh nghiệp Nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ
hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước,
công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn
+ Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân đứng lên xây
dựng làm chủ chịu trách nhiệm với pháp luật về các hoạt động cũng như tài sản
của doanh nghiệp và chịu một số giới hạn so với doanh nghiệp nhà nước : Doanh
nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào.mỗi một cá
nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
+ Hợp tác xã
Hợp tác xã là một loại hình tổ chức tập thể do các cá nhân, hộ gia đình,pháp nhân
có nhu cầu góp vốn xây dưng góp sức lập ra theo điều 1 của bộ luật hợp tác xã năm

2003 : đây là một tổ chức doanh nghiệp mục tiêu lợi nhuận dễ dàng đạt được hơn
khi có nhiều cá nhân chung vốn, góp sức tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay đây là
loại hình doanh nghiệp có 2 thành viên trở lên và công ty TNHH 1 thành viên: Đối
với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên thuộc điều 38 luật
doanh nghiệp là doanh nghiệp trong đó có Thành viên của công ty có thể tổ chức,
cá nhân; số lượng thành viên công ty không vượt quá 50.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH 1 TV)
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là loại hình doanh nghiệp phổ biến
hiện nay đây là loại hình doanh nghiệp có 2 thành viên trở lên và công ty TNHH 1
thành viên: Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên thuộc
điều 38 luật doanh nghiệp là doanh nghiệp trong đó có Thành viên của công ty có
thể tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên công ty không vượt quá 50 .


Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên một thành viên là tổ chức có tư cách
pháp nhân và phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp trong phạm
vi vốn điều lệ.về phát hành chứng khoán. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên một thành viên không được phát hành cổ phần để huy động vốn trong kinh
doanh.về chuyển nhượng vốn góp. Việc chuyển nhượng vốn góp được thực hiện
theo quy định của pháp luật.
+ Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần
bằng nhau gọi là cổ phần Theo điều 77 Luật doanh nghiệp. Cổ đông chỉ chịu trách
nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn
đã góp vào doanh nghiệp các cổ đông có thể bán các cổ phần hoặc chuyển nhượng
cổ phần của mình cho các thành viên hay cá nhân khác . Số lượng cổ đông được
bao gồm ít nhất ba cổ đông và không hạn chế số cổ đông .Cổ đông có thể là tổ

chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.
+ Công ty liên hợp doanh
Công ty liên hợp doanh là loại hình doanh nghiệp công ty do hai hay nhiều bên
hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định giữa
Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài nhằm tiến hành hoạt động kinh
doanh các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân Việt Nam.Đây là loại hình doanh
nghiệp do các bên tổ chức hợp thành
+ Công ty hợp doanh
Công ty liên hợp doanh là loại hình đặc trưng của công ty đối nhân trong đó có các
cá nhân và thương nhân cùng hoạt động lĩnh vực thương mại dưới một hãng và
cùng nhau chịu mọi trách nhiệm về các khoản nợ của công ty.công ty hợp danh ở
nước ta hiện nay có một số quan điểm khác với cách hiểu truyền thống về công ty
hợp danh.
1.2. Những quy định chung về việc đăng kí doanh nghiệp
Theo Nghị định số 78/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục
đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh, quy định về cơ quan đăng ký kinh
doanh và quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp như sau :
Thứ nhất, Quy định về nghĩa vụ thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp
Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tự kê khai hồ sơ đăng ký doanh
nghiệp của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực


và chính xác của các thông tin đã kê khai trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh
nghiệp. Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp cũng có thể ủy quyền
cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký thành lập doanh
nghiệp.
Thứ hai, Quy định về cấp mã số khi đăng ký thành lập doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp (đồng
thời là mã số thuế của doanh nghiệp). Mã số này tồn tại trong suốt quá trình hoạt
động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác. Khi

doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực và
không được sử dụng lại.
Mã số doanh nghiệp tư nhân thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế. Trong
suốt quá trình hoạt động, kể từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động, mã số
doanh nghiệp được dùng để kê khai nộp thuế cho tất cả các loại thuế phải nộp, kể
cả trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành, nghề khác nhau hoặc hoạt
động sản xuất, kinh doanh tại các địa bàn khác nhau.
Mã số doanh nghiệp được ưu tiên trên hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp
quốc gia và được ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mã số đơn vị
trực thuộc của doanh nghiệp được cấp cho chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm
kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ ba, Quy định về việc ghi ngành, nghề kinh doanh trong giấy đề nghị đăng ký
thành lập doanh nghiệp
Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh
nghiệp lựa chọn ngành nghề cấp bốn trong hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để
ghi ngành, nghề kinh doanh trong giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp
mình. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn
ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp phải lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn
trong hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh
doanh của doanh nghiệp ngay dưới ngành kinh tế cấp bốn nhưng phải đảm bảo
ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã
chọn. Trường hợp này thì ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành,
nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.
1.3. Trình tự và thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp


Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Điều 27
Luật Doanh nghiệp 2014, theo đó, việc đăng ký doanh nghiệp được tiến hành tại cơ
quan đăng ký kinh doanh, bao gồm các bước cụ thể sau:
Thứ nhất, Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định
của Luật này tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền (Phòng Đăng ký kinh
doanh cấp tỉnh) và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội
dung hồ sơ.
Quy định này nhằm nâng cao tính tuân thủ pháp luật, tính tự giác, tự chịu trách
nhiệm của các cá nhân, tổ chức khi có nhu cầu gia nhập thị trường, đồng thời, việc
giảm trách nhiệm thẩm định hồ sơ của cơ quan đăng ký kinh doanh cho phép rút
ngắn thời gian giải quyết thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Thứ hai, Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực hiện bằng việc cơ quan đăng ký
kinh doanh ghi vào sổ hồ sơ tiếp nhận của cơ quan mình, đồng thời trao cho người
thành lập Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ hợp lệ. Thời điểm tiếp nhận hồ sơ hợp
lệ được coi là căn cứ để xác định thời hạn thực hiện trách nhiệm đăng ký doanh
nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh. Cũng chính vì thế mà giấy biên nhận về
việc tiếp nhận hồ sơ là cơ sở pháp lý để người thành lập doanh nghiệp có thể thực
hiện quyền khiếu nại của mình trong trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh
không cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo đúng thời hạn và không có
thông báo về việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Thứ ba, Xem xét tính hợp lệ hồ sơ đăng ký và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp
Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký thành lập
doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn ba
ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy thì thông báo bằng văn
bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu
cầu sửa đổi, bổ sung.
Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ
khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; không được yêu cầu người thành
lập doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ khác không quy định tại Luật này.



Trước khi Luật Doanh nghiệp 2014 được ban hành, thời gian xử lý hồ sơ đăng ký
doanh nghiệp là 5 ngày làm việc trong đó có 2 ngày để cơ quan thuế cấp mã số
doanh nghiệp, 3 ngày để cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận, xử lý hồ sơ và cấp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Với cơ chế này, việc cấp Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp phải phụ thuộc vào việc chờ cấp mã số doanh nghiệp từ cơ
quan thuế, làm kéo dài thời gian thực hiện thủ tục hành chính.
Để tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp tham gia thị trường, Luật
Doanh nghiệp 2014 đã giảm thời gian xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp còn xuống
còn tối đa 3 ngày làm việc. Cụ thể hóa quy định nêu trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
đã phối hợp với Bộ Tài chính để ban hàng Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLTBKHĐT-BTC hướng dẫn việc trao đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp, thông tin
về tình hình hoạt động của doanh nghiệp và thông tin về báo cáo tài chính của
doanh nghiệp. Theo đó, Hệ thống đăng ký thuế tự động tạo mã số thuế mà không
cần sự kiểm tra, xem xét của cán bộ đăng ký thuế.
Theo thống kê từ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thì trong
năm 2016, thời gian trung bình xử lý hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp mới
của cả nước được rút xuống chỉ còn 2,9 ngày, thời gian trung bình xử lý hồ sơ đăng
ký thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp là 2,05 ngày, đảm bảo đúng quy định
của Luật Doanh nghiệp 2014. Tỷ lệ hồ sơ được chấp thuận ngay lần đầu tiên đạt
gần 86%, tỷ lệ hồ sơ trả kết quả đúng hẹn đạt gần 90%.
Có thể nói rằng, cải cách thể chế kinh tế thị trường, phát huy vai trò kiến tạo phát
triển của Nhà nước đi đôi với phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân sẽ là
một trong những nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra. Trong bối cảnh Chính phủ đang
quyết tâm cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh, những cải cách của
Luật Doanh nghiệp 2014 đã và đang tạo ra những bước chuyển biến mạnh mẽ để
nền kinh tế nước ta có thể bứt phá trong giai đoạn tới đây.
2. Thực trạng đăng kí kinh doanh
2.1. Tình hình đăng kí doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2018
Trong năm 2018, thành phố Hà Nội có 25,187 doanh nghiệp thành lập mới với số
vốn đăng ký là 392.870 tỷ đồng (tăng 3% về số lượng và tăng 84% vốn đăng ký so
với cùng kỳ năm trước), trong đó có 601 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

(FDI ) với số vốn điều lệ là 7.863 tỷ đồng (chiếm 2,4% về số lượng, 8% về vốn
điều lệ trong tổng số doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn), thực hiện thủ tục
giải thể cho 1.720 doanh nghiệp đăng ký giải thể (tăng 33% so với cùng kỳ), 6.256


doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động (tăng 30% so với cùng kỳ). Nâng tổng
số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội lên 254.672 doanh nghiệp. Số
doanh nghiệp hoạt động trở lại là 3.479 doanh nghiệp ( giảm 1% so với cùng kỳ ).
Số Doanh nghiệp thành lập mới năm 2018


Số doanh nghiệp đăng kí thành lập mới năm 2018 ( theo loại hình )
( đơn vị : % )

Về tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới phân theo lĩnh vực hoạt động
chính: trong năm 2018, hầu hết các ngành, lĩnh vực hoạt động chính có sự tương
đương về số lượng doanh nghiệp thành lập mới so với cùng kỳ năm 2018. Khối
doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chính trong lĩnh vực xây dựng, khoa học
công nghệ, công nghiệp chế biến chế tạo có sự giảm nhẹ. Số lượng doanh nghiệp
thành lập mới trong lĩnh vực Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; Giáo dục và đào tạo
có sự gia tăng lớn. Dẫn đầu về số lượng thành lập mới là khối doanh nghiệp Xây
dựng, Công nghiệp chế biến, chế tạo, Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết
kế; quảng cáo và chuyên môn khác.
2.2. Tình hình đăng kí doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội Quý I/2019
(Tính đến ngày 31/3/2019)


Trong Quý I ( Tính đến ngày 31/03/2019), thành phố Hà Nội đã cấp Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp cho 6.265 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng
ký là 51.966,5 tỷ đồng (tăng 15% về số lượng doanh nghiệp và giảm 1% số vốn

đăng ký so với cùng kỳ năm trước), thực hiện thủ tục giải thể cho 575 doanh
nghiệp (tăng 52% so với cùng kỳ), 3.123 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt
động (tăng 28%% so với cùng kỳ). Nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn thành
phố Hà Nội lên 260.362 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp hoạt động trở lại là 2.110
doanh nghiệp.
Số Doanh nghiệp thành lập mới năm 2019

Số doanh nghiệp đăng kí thành lập mới năm 2019 ( theo loại hình )
( đơn vị : % )


Số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô
tô, xe máy; Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; Công nghiệp chế biến,
chế tạo; Xây dựng; Dịch vụ việc làm, du lịch tiếp tục dẫn đầu với 1.898 doanh
nghiệp và thấp nhất là khối doanh nghiệp Sản xuất phân phối, điện, nước, gas;
Khai khoáng; Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; Y tế và trợ giúp xã hội; Nghệ
thuật vui chơi giải trí chỉ có 75 doanh nghiệp.
Về tình hình đăng ký doanh nghiệp theo quận, huyện, tính đến ngày 31/03/2019,
xét về số lượng doanh nghiệp, các quận Hà Đông, Cầu Giấy, Đống Đa, Hoàng Mai,
Nam Từ Liêm có số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới nhiều nhất
(khoảng hơn 200 doanh nghiệp/quận); Thị xã Sơn Tây, huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức
có số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới ít nhất (dưới 10 doanh nghiệp);
về quy mô vốn đăng ký, quận Nam Từ Liêm có số vốn đăng ký nhiều nhất (hơn
3.635 tỉ đồng), huyện Ứng Hòa có số vốn đăng ký thấp nhất (13,3 tỉ đồng).
Số doanh nghiệp đã giải thể


Số lượng doanh nghiệp đã giải thể với Với tổng số doanh nghiệp là 575 trong đó :
Công ty cổ phần chiếm 33 % (tăng 40% về số lượng doanh nghiệp so với cùng kỳ
năm trước ) , công ty tư nhân hữu hạn hai thành viên chiếm 26 % ( tăng 40% về số

lượng doanh nghiệp so với cùng kì năm trước ), công ty tư nhân một thành viên
chiếm 40 % ( tăng 52% về số lượng doanh nghiệp so với cùng kỳ năm trước ), và
doanh nghiệp tư nhân 1 %.
Số doanh đăng kí tạm ngừng hoạt động


Số lượng doanh nghiệp đăng kí tạm ngừng hoạt động với Với tổng số doanh
nghiệp là 3123 trong đó : Công ty cổ phần là 1147 doanh nghiệp chiếm 33 % (tăng
30% về số lượng doanh nghiệp so với cùng kỳ năm trước ) , công ty tư nhân hữu
hạn hai thành viên là 916 doanh nghiệp chiếm 26 % ( tăng 33% về số lượng doanh
nghiệp so với cùng kì năm trước ), công ty tư nhân một thành viên là 1030 doanh
nghiệp chiếm 40 % ( tăng 32% về số lượng doanh nghiệp so với cùng kỳ năm
trước ), và doanh nghiệp tư nhân là 30 doanh nghiệp 1 % ( tăng 11% so với cùng
kỳ năm trước ).
Số doanh nghiệp đăng kí thay đổi và ngừng, hoạt động trở lại


Với tổng số doanh nghiệp đăng kí thay đổi, giải thể và hoạt động trở lại là 9.613
doanh nghiệp trong đó : Số lượng doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
là 629 doanh nghiệp chiếm 7 % (tăng 17% về số lượng doanh nghiệp so với cùng
kỳ năm trước ) , Số lượng doanh nghiệp thông báo giải thể doanh nghiệp là 6.310
doanh nghiệp chiếm 66 % ( giảm 8% về số lượng doanh nghiệp so với cùng kì năm
trước ), Số lượng doanh nghiệp thông báo giải thể doanh nghiệp là 564 doanh
nghiệp chiếm 6 % ( tăng 38% về số lượng doanh nghiệp so với cùng kỳ năm
trước ) và Số lượng doanh nghiệp hoạt động trở lại là 2.110 doanh nghiệp chiếm 21
% ( tăng 105% so với cùng kỳ năm trước ).
Số doanh nghiệp được cảnh báo, thu hồi và giải thể tự nguyện


Số doanh nghiệp đăng kí bị cảnh báo, tự nguyện giải thể và bị thu hồi là 632 doanh

nghiệp trong đó : Số lượng doanh nghiệp cảnh báo/ Vi phạm/ Thu hồi doanh
nghiệp là 57 doanh nghiệp chiếm 7 % (giảm 100% về số lượng doanh nghiệp so
với cùng kỳ năm trước ) , Số lượng doanh nghiệp giải thể tự doanh doanh nghiệp là
574 doanh nghiệp chiếm 90 % ( giảm 51% về số lượng doanh nghiệp so với cùng
kì năm trước ), Số lượng doanh nghiệp giải thể do thu hồi doanh nghiệp là 1 doanh
nghiệp chiếm 1 %.
2.3. Công tác chuẩn hóa, số hóa
a, Công tác công tác số hóa tài liệu hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Trong năm 2018 Công ty tư nhân hữu hạn giải pháp phẩm mềm Nhật Cường đã
triển khai scan hồ sơ theo gói thầu số hóa đã trúng thầu. Sở kế hoạch và đầu tư đã
có văn bản số 3963 /KH&ĐT - ĐKKD mà đề nghị cục quản lý đăng ký doanh
nghiệp tiếp tục thống nhất, hỗ trợ phối hợp để thực hiện đồng bộ toàn bộ hồ sơ
đăng ký doanh nghiệp đã được Scan của sợ kế hoạch và đầu tư thành phố Hà
NộiLên hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Sợ đã có tờ trình lên ủy
ban nhân dân thành phố về việc đề nghị bổ sung thêm kinh phí phục vụ công tác số
hóa do phát sinh thêm số lượng ngoài dự toán. Sợ đã có tờ trình ủy ban nhân dân
thành phố về việc đề nghị bổ sung thêm kinh phí phục vụ công tác số hóa do phát


sinh thêm số lượng ngoài dự toán. Tháng 10/2018, Sợ đã có báo cáo gửi Sở thông
tin và truyền thông Hà Nội về việc đánh giá kết quả triển khai số hóa hồ sơ đăng
ký doanh nghiệp theo yêu cầu của ủy ban nhân dân thành phố.
b, Công tác chuẩn hóa dữ liệu đăng ký doanh nghiệp:
Đang triển khai giả soát đối với khối doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI
theo đề nghị của cục quản lý đăng ký doanh nghiệp.
2.4. Công tác hậu kiểm doanh nghiệp
Tiếp tục yêu cầu doanh nghiệp báo cáo hoặc tạm ngưng kinh doanh ngành nghề có
điều kiện khi chưa đạt theo các văn bản đề nghị thông báo của cơ quan quản lý
chuyên ngành. Triển khai tích cực thông báo hành vi vi phạm về nghiệp doanh
nghiệp cho các chi cục hải quan đề nghị phối hợp cưỡng chế.

Thường xuyên cập nhật các thông tin về Doanh nghiệp nhận được từ các cơ quan
quản lý nhà nước gửi đến vào Mà cơ sở dữ liệu quốc gia để phục vụ công tác quản
lý nhà nước. Cung cấp thông tin về đăng ký doanh nghiệp kịp thời theo yêu cầu
của các cơ quan công an, tòa án, thi hành án, hải quan,...
Thường xuyên luôn động các doanh nghiệp đăng ký thành lập, thay đổi thực hiện
những vụ công bố thông tin theo quy định.
Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện quyết định 09/2017/QĐ-UBND ngày
23/03/2017 Về việc ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong
quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, hộ doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp
tác xã sao đăng ký thành lập trên địa bàn thành phố Hà Nội trong năm 2018.
Tổ chức hội nghị trao đổi công tác phối hợp trong giải quyết thủ tục hành chính và
quản lý doanh nghiệp sau đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Báo cáo gửi ủy ban nhân dân thành phố về tình hình thực hiện kế hoạch 129/KHUBND Ngày 01/06/2017 Của ủy ban nhân dân thành phố về việc khắc phục các
hạn chế, yếu kém., Đổi mới nâng cao hiệu quả công tác quản lý doanh nghiệp sau
đăng ký kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển trên
địa bàn thành phố Hà Nội.
2.5. Rà soát, sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan
Đã rà soát, Sửa đội danh mục thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp và quy
trình ISO Tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp


Đề án thu phí, lệ phí đăng ký hội doanh nghiệp cá nhân đã được thông qua tại kỳ
họp hội đồng nhân dân tháng 7/2018
Trong năm 2017, Sợ đã có từ trình số 55/TTr -KH& ĐT, Tờ trình số 103/HK& ĐT
Trình ủy ban nhân dân thành phố ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan
chức năng trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh sở đăng ký
thành lập trên địa bàn thành phố., 24/02/2018 Lãnh đạo ủy ban nhân dân thành phố
đã xem xe tại cuộc họp tập thể ủy ban và cơ bản dự thảo quy chế cũng như kế
hoạch “ Nâng cao hiệu quả công tác quản lý doanh nghiệp, hộ Kinh doanh, hợp tác
xã, liên hợp tác xã sau đăng ký thành lập trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn

2027-2020” ngày 23/03/2017,Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành quyết định
09/2017/QĐ-UBND Về việc Quy chế.
2.6. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo theo chức năng và nhiệm vụ
Phòng đăng ký kinh doanh quan tâm giải quyết các văn bản trả lời các đơn vị có
liên quan, các tổ chức, cá nhân các nội dung phù hợp theo quy định.
Trong năm hai không 18 phòng tập chung giải quyết vụ việc của công ty TNHH
Kim anh, công ty TNHH Kiểm toán và UHY ACA.
2.7. Giải quyết hồ sơ Đăng kí doanh nghiệp trực tuyến
Tiếp tục thực hiện các giải pháp các kế hoạch số 17/KH-KH& ĐT Ngày
23/07/2017 Về việc nâng cao tỷ lệ vàng chất lượng hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
giao dịch qua mạng điện tử trên viện bạn nội và thường xuyên đôn đốc Các cán bộ
tập trung giải quyết các hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng Đảm bảo đúng hạn
và trả kết quả ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ bằng giấy tại cơ quan đăng ký kinh
doanh trong thời gian 2 giờ làm việc
Sở Tiếp tục ban hành kế hoạch số 50/KH-ĐTKD Về phấn đấu đạt tỷ lệ 100 % hồ
sơ đăng ký Kinh doanh của doanh nghiệp giao dịch qua mạng điện tử trên địa bàn
thành phố Hà Nội. Thực hiện kế hoạch, phòng đã trình lãnh đạo sở ký ban hành
thông báo số 788/TB- KH& ĐT ngày 07/09/2017 Về việc nộp hồ sơ đăng ký doanh
nghiệp qua mạng 100 %. Ước tính riêng giai đoạn thực hiện Kế hoạch 50 thì tỷ lệ
Nộp hồ sơ qua mạng về đăng ký doanh nghiệp của thành phố Hà Nội tỷ lệ 98 %
2.8. Đánh giá, nhận xét
a. Những kết quả đã đạt được
Trong những năm 2018 - 2019, thực trạng đăng kí doanh nghiệp trên địa bàn thành
phố Hà Nội đã có những chuyển biến tích cực:


- Công tác tiếp nhận và xử lý hồ sơ về doanh nghiệp luôn đúng thời gian quy định
của Luật Lưu trữ và các văn bản của Nhà nước về quy trình xử lý hồ sơ được thực
hiện kịp thời.
- Tổ chức công tác cán bộ phụ trách, kiêm nhiệm thực hiện xử lý và trả hồ sơ của

các các cơ quan, đơn vị trực thuộc các tổ đã được quan tâm bố trí đã hợp lý.
- Trình độ công chức, viên chức làm nhiệm vụ tiếp nhận và trả kết quả cho doanh
nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực, cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của
từng cơ quan, đơn vị và thời hạn mong muốn hiện nay của các doanh nghiệp.
- Việc ứng dụng chính phủ điện tử vào công tác quản lý văn bản đã được chú trọng,
quan tâm và bước đầu được triển khai.
- Công tác tập huấn nghiệp vụ Văn thư - Lưu trữ cho các chuyên viên được Sở,
Phòng đăng kí kinh doanh chú trọng; luân phiên trưng tập chuyên viên về giải
quyết các vấn đề xử lý tiếp nhận đối với các doanh để học và làm việc một cách
hiệu quả. Nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của đăng kí doanh nghiệp
được nâng cao, góp phần phục vụ kịp thời cho công tác chỉ đạo, điều hành và thực
thi công vụ tại các cơ quan.
- Công tác hướng dẫn lập hồ sơ công việc và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ
lịch sử, Lưu trữ cơ quan được chỉ đạo thường xuyên và được các cơ quan, tổ chức
thực hiện tương đối tốt.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các tổ của Phòng đăng kí kinh doanh
cho các chuyên viên ngày càng được quan tâm trang bị tương đối đầy đủ. Đặc biệt
là đầu tư xây dựng mới các vị trí làm việc, mua sắm phương tiện bảo quản và các
trang thiết bị phòng chống cháy, nổ.
b. Những tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ
xử lý hồ sơ đăng kí doanh nghiệp vẫn còn một số tồn tại, hạn chế sau:
- Nhận thức của một số cán bộ, công chức về công tác đăng kí, nộp hồ sơ và tầm
quan trọng của tài liệu lưu trữ chưa đúng, chưa đầy đủ, dẫn đến việc chỉ đạo,
hướng dẫn, thực hiện nhiệm vụ ở một số tổ chưa được quan tâm chú trọng đúng
mức.
- Phòng làm việc nhỏ, chật hẹp, các loại máy photo hoạt động kém hiệu quả,
thường xuyên bị hỏng hóc ảnh hưởng đến tiến độ công việc, hệ thống mạng máy
tính còn hoạt động yếu nhiều lúc khó khăn trong việc truy cập dữ liệu.
- Tình trạng tài liệu tồn đọng chưa phân loại, chỉnh lý vẫn còn phổ biến hiện nay ở

cơ quan do chưa có kinh phí cho công tác chỉnh lý nên gây khó khăn cho việc khai
thác sử dụng.


- Kho Lưu trữ của phòng mới được đầu tư xây dựng tạm thời tại Văn phòng, chưa
đủ diện tích tiêu chuẩn, chỉ bố trí tạm thời hoặc tận dụng diện tích chật hẹp tại cơ
quan, phòng làm việc, trang thiết bị bảo quản tài liệu chưa có, không đảm bảo các
quy định của Nhà nước về bố trí kho lưu trữ, dẫn đến công tác thu thập, bảo vệ tài
liệu cũng gặp nhiều khó khăn. Nhiều tài liệu đã bị muối ăn, ẩm mốc,...
- Nguồn kinh phí dành cho công tác còn rất hạn chế, chưa được quan tâm phân bổ
trong dự toán ngân sách hằng năm, do đó không thể đảm bảo cho việc triển khai
các hoạt động văn thư, lưu trữ, nhất là các hoạt động về lưu trữ.
3. Giải pháp
Để phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại hạn chế trong thời gian tới
Phòng đăng kí kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cần phải
thực hiện tốt các giải pháp cơ bản sau:
Thứ nhất, Làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ công chức, phát
huy vai trò trách nhiệm, tính chủ động sáng tạo của từng cán bộ, viên chức trong
thực thi công vụ;
Thứ hai, Bám sát Nghị quyết của BCH Đảng bộ, HĐND thành phố, kế hoạch công
tác của Sở, xây dựng chương trình kế hoạch công tác phù hợp với chức năng nhiệm
vụ của Phòng đăng kí kinh doanh;
Thứ ba, Cần có sự phân công rõ về nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức
trong việc ban hành, tiếp nhận và xử lý văn bản đến – đi. Quan tâm, tạo điều kiện
đầy đủ về cơ sở vật chất, thiết bị, máy móc phục vụ các hoạt động của công chức,
viên chức;
Thứ tư, Tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn về nội dung, thể thức cũng như
kỹ thuật trình bày văn bản để tránh tình trạng ban hành sai thể thức cũng như nội
dung của văn bản.Thường xuyên tăng cường công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán
bộ văn phòng nói chung và bộ phận văn thư nói riêng. Cử đi học để nâng cao trình

độ chuyên môn nghiệp vụ trong giải quyết công việc.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện công việc, cán bộ văn thư được
đào tạo không chỉ giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ mà còn là người sử dụng thành
thạo các phần mền công tác quản lý hồ sơ.
4. Kiến nghị
4.1. Về phía nhà trường
Thật vinh dự khi em đã được là một sinh viên của trường Học viện hành chính
Quốc Gia. Không chỉ vậy mà trong bốn năm ngồi trên giảng đường em đã được
các thầy cô trang bị những kiến thức cơ bản, những kỹ năng cần thiết và những


×