Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

HOÀN THIỆN CÔNG tác THANH TRA, GIÁM sát HOẠT ĐỘNG QUỸ tín DỤNG NHÂN dân của NGÂN HÀNG NHÀ nước CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.58 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HU
TRƢỜN
ỌC N T

QUỸ TÍN DỤN

TRA,

ÁM SÁT

N ÂN DÂN CỦA

TẾ

O T ỘN

TÁC T AN



ỆN CÔN

ỄU

H

OÀN T

XUÂN N


H
U

TRƢƠN

N ÁN

TỈN

QUẢN

H


C

KI
N

NGÂN HÀNG N À NƢỚC C

QUẢN LÝ

N

T

Ư




N

G

Đ

ẠI

C UYÊN N ÀN

TR

LUẬN VĂN T

N ƢỜ

ƢỚN

C SỸ

OA

ỌC

N

DẤN P S.TS. TRẦN VĂN

U , 2018


T

ÕA

TRỊ


LỜ CAM OAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Hoàn thiện công tác thanh tra, giám sát hoạt động Quỹ
tín dụng nhân dân của Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh tỉnh Quảng” là công trình
nghiên cứu của bản thân tôi và chƣa đƣợc công bố trên bất kỳ phƣơng tiện thông tin
nào. Các thông tin trích dẫn trong đề tài nghiên cứu này đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.

H
U



Tác giả đề tài

TR

Ư



N

G


Đ

ẠI

H


C

KI
N

H

TẾ

Trƣơng Xuân Nhiễu

i


LỜ CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự
nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hƣớng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô, cũng
nhờ sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên
cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học Trƣờng




Đại học Kinh tế - Đại học Huế, Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị cùng toàn thể các

H
U

giảng viên đã cùng với trí thức và tâm huyết của mình để truyền đạt những kiến thức

TẾ

quý báu, giúp đỡ, tạo điều kiện về cơ sở vật chất trong quá trình học tập và nghiên

H

cứu.

KI
N

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Trần Văn Hòa, ngƣời đã dành nhiều thời
gian, công sức và tâm huyết hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.


C

Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã tham khảo từ các đề tài nghiên cứu, các báo

H

cáo chuyên ngành của nhiều tác giả, các tạp chí chuyên ngành, các báo cáo nghiên cứu


Đ

ẠI

của các tổ chức, cá nhân… Xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến quý vị.

G

Xin cảm ơn lãnh đạo Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh tỉnh Quảng Trị, lãnh đạo



N

các phòng ban và cán bộ liên quan trong cơ quan đã quan tâm, giúp đỡ về vật chất

Ư

cũng nhƣ tinh thần; cảm ơn sự hỗ trợ, phối hợp của cán bộ, nhân viên các QTDND

TR

trên địa bàn đã tích cực tham gia đánh giá hoạt động thanh tra giám sát của Chi nhánh
qua các phiếu điều tra.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng và nghiêm túc trong quá trình nghiên cứu nhƣng
luận văn có thể còn nhiều thiếu sót. Rất mong sự thông cảm và tiếp tục nhận đƣợc sự
giúp đỡ, hƣớng dẫn, đóng góp ý kiến của quý thầy cô, lãnh đạo cơ quan, các phòng
ban và bạn bè đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!


ii


TÓM LƢỢC LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: Trƣơng Xuân Nhiễu
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế, khóa 2017-2019
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Văn Hòa
Tên đề tài: Hoàn thiện công tác thanh tra, giám sát hoạt động Quỹ tín dụng nhân
dân của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Quảng Trị.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian qua, hệ thống QTDND trên địa bàn tiếp tục đƣợc củng cố và phát

H
U



triển ổn định đã góp phần phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo và
hạn chế cho vay nặng lãi. Tuy vậy, hoạt động của QTDND vẫn còn nhiều yếu kém, rủi ro,

TẾ

vi phạm... Bên cạnh nguyên nhân từ phía các QTDND, còn có nguyên nhân thuộc về

H

vai trò quản lý của NHNN, trong đó công tác TTGS thực hiện chƣa tốt, còn nhiều bất

KI

N

cập để giúp phát hiện và ngăn chặn kịp thời rủi ro, vi phạm. Với nhận thức đó, tác


C

giả chọn đề tài:“Hoàn thiện công tác thanh tra, giám sát hoạt động QTDND của

H

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Quảng Trị”.

ẠI

2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Đ

Đề tài sử dụng phƣơng pháp phân tích thống kê, thống kê mô tả, tổng hợp thống

N

G

kê và so sánh để phân tích thực trạng hoạt động TTGS, trên cơ sở đó có đánh giá
ết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn

TR


3.

Ư



khách quan công tác TTGS hoạt động QTDND của NHNN Chi nhánh Quảng Trị.
Luận văn đã đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng công tác TTGS, với những kết
quả đạt đƣợc và chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân về tổ chức và hoạt động
của TTGS của NHNN đối với các QTDND trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Từ đó tìm ra
những giải pháp, kiến nghị khắc phục hoàn thiện hơn trong thời gian tới.
Các giải pháp đó là:; Hoàn thiện công tác thanh tra tại chỗ; Nâng cao chất lƣợng
GSTX; Tăng cƣởng chỉ đạo và phối hợp các cơ quan đơn vị liên quan; Hoàn thiện bộ
máy tổ chức TTGS; Phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra đủ về chất lƣợng và số lƣợng;
Tăng cƣờng sự phối hợp với các phòng ban trong cơ quan.
Kiến nghị các cấp có thẩm quyền nhƣ: NHNN Việt Nam, NHNN chi nhánh tỉnh
đồng thời đối với các QTDND trên địa bàn về cơ cấu tổ chức; hoàn thiện khuôn khổ
pháp lý; đổi mới phƣơng pháp thanh tra, giám sát; phát triển công nghệ thông tin, đào
iii


tạo, giáo dục cán bộ, tăng cƣờng công tác tuyên tuyền…
DAN

MỤC CÁC TỪ V

T TẮT

Ban điều hành


BHXH

Bảo hiểm xã hội

BKS

Ban kiểm soát

GSTX

Giám sát từ xa

HĐQT

Hội đồng quản trị

HTX

Hợp tác xã

HTXTD

Hợp tác xã tín dụng

KBNN

Kho bạc Nhà nƣớc

KSNB


Kiểm soát nội bộ

KT-XH

Kinh tế- Xã hội

NHHTX

Ngân hàng Hợp tác xã

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc


C

KI
N

H

TẾ

H
U



BĐH


Ngân hàng Trung ƣơng

NHTW

Phòng giao dịch

ẠI

H

PGD

Đ

QTDND

Quỹ tín dụng
Tổ chức tín dụng
Thanh tra, giám sát

TR

Ư

TTGS



TCTD


N

G

QTD

Quỹ tín dụng nhân dân

TTGSCN

Thanh tra, giám sát chi nhánh

TTGSNH

Thanh tra, giám sát ngân hàng

TTTC

Thanh tra tại chỗ

iv


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................... ii
Tóm lƣợc luận văn ..........................................................................................................iii
Mục lục ........................................................................................................................... iv
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................viii

Danh mục bảng số liệu ................................................................................................... ix
Danh mục hình biểu đồ ................................................................................................... x
Danh mục các từ viết tắt ................................................................................................. iv
Phần 1. MỞ ẦU........................................................................................................... 1



1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 1

H
U

2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 2

TẾ

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 3

H

4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................. 3
Phần 2: NỘ DUN

KI
N

5. Cấu trúc luận văn ......................................................................................................... 4
N

ÊN CỨU ........................................................................... 5


ÀN

Ố VỚ QUỸ TÍN DỤN

H

ÁM SÁT N ÂN


C

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ T ỰC T ỄN VỀ CÔN

TÁC T AN

TRA,

N ÂN DÂN..................... 5

Đ

ẠI

1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TRUNG ƢƠNG ............................................... 5

G

1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng Trung ƣơng ................................................................... 5




N

1.1.2. Chức năng của Ngân hàng Trung ƣơng ................................................................ 5

Ư

1.2. TỔNG QUAN VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN ................................................ 6

TR

1.2.1. Khái niệm về Quỹ tín dụng nhân dân .................................................................... 6
1.2.2. Mục tiêu hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân ................................................... 7
1.2.3. Vai trò của Quỹ tín dung nhân dân ....................................................................... 7
1.2.4. Một số đặc trƣng cơ bản của Quỹ tín dung nhân dân ........................................... 8
1.3. CÔNG TÁC THANH TRA, GIÁM SÁT NGÂN HÀNG ....................................... 8
1.3.1. Khái niệm về thanh tra, giám sát ngân hàng ......................................................... 8
1.3.2. Mục đích thanh tra, giám sát ngân hàng.............................................................. 12
1.3.3. Đối tƣợng thanh tra, giám sát ngân hàng ............................................................ 12
1.3.4. Nguyên tắc thanh tra, giám sát ngân hàng .......................................................... 12
1.3.5. Nội dung thanh tra, giám sát ngân hàng ............................................................. 13
1.3.6. Các phƣơng thức thanh tra, giám sát ngân hàng ................................................. 15
1.3.7. Quy trình và nội dung thanh tra, giám sát Quỹ tín dụng nhân dân ..................... 17
v


1.4. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT NGÂN
HÀNG ĐỐI VỚI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN ....................................................... 22
1.4.1. Tiêu chí đánh giá gián tiếp .................................................................................. 22

1.4.2. Tiêu chí đánh giá trực tiếp ................................................................................... 23
1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG Đ N CÔNG TÁC THANH TRA, GIÁM SÁT
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN ........................................... 24
1.5.1. Các nhân tố bên ngoài ......................................................................................... 24
1.5.2. Các nhân tố bên trong .......................................................................................... 25
1.6. KINH NGHIỆM THANH TRA, GIÁM SÁT NGÂN HÀNG MỘT SỐ NƢỚC
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA VIỆT NAM ...................................................... 26



1.6.1. Về tổ chức hoạt động thanh tra, giám sát của một số nƣớc ................................ 26

H
U

1.6.2. Bài học kinh nghiệm thanh tra, giám sát Quỹ tín dụng nhân dân ở Việt Nam ... 27

TẾ

1.7. MỘT SỐ KINH NGHIỆM THANH TRA, GIÁM SÁT QUỸ TÍN DỤNG NHÂN

H

DÂN TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC CHI NHÁNH CÁC TỈNH VÀ BÀI HỌC

KI
N

KINH NGHIỆM CHO TỈNH QUẢNG TRỊ ................................................................. 28
1.7.1. Một số kinh nghiệm của các Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh tỉnh .................... 28


TỈN

QUẢN

ẠI

N ÂN DÂN CỦA N ÂN

TRA,
ÀN

ÁM SÁT

O T

N À NƢỚC C

TRỊ ..................................................................................... 30

G

N ÁN

QUỸ TÍN DỤN

TÁC T AN

Đ


ỘN

CÔN

H

Chƣơng 2. T ỰC TR N


C

1.7.2. Bài học kinh nghiệm thanh tra, giám sát Quỹ tín dung nhân dân trên địa bàn ... 29

N

2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH T -XÃ HỘI CỦA TỈNH, CỦA NGÂN HÀNG

Ư



NHÀ NƢỚC VÀ CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN .............................. 30

TR

2.1.1. Tình hình Kinh tế - Xã hội tỉnh Quảng Trị ......................................................... 30
2.1.2. Cơ cấu và chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh Quảng Trị30
2.1.3. Khái quát hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ........ 34
2.1.4. Khái quát hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân ....................................................... 38
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA, GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG QUỸ

TÍN DỤNG NHÂN DÂN CỦA NHNN CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG TRỊ .............. 42
2.2.1. Cơ cấu tổ chức của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh tỉnh ... 42
2.2.2. Cơ chế điều hành Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh tỉnh ...... 43
2.2.3. Kết quả công tác giám sát từ xa .......................................................................... 44
2.2.4. Công tác thanh tra tại chỗ .................................................................................... 55
2.2.5. Kết quả số liệu điều tra ý kiến đánh giá chất lƣợng công tác thanh tra, giám sát
chi nhánh ....................................................................................................................... 64
vi


2.2.6. Đánh giá kết quả công tác thanh tra, giám sát hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân
của Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh tỉnh Quảng Trị ..................................................... 66
Chƣơng 3.

ỊN

ƢỚN , MỤC T ÊU VÀ

TÁC T AN

TRA,

CỦA N ÂN

ÀN

ÁM SÁT

O T


N À NƢỚC C

Ả P ÁP

ỘN

N ÁN

OÀN T

QUỸ TÍN DỤN
TỈN

QUẢN

ỆN CÔN
N ÂN DÂN

TRỊ .................. 72

3.1. Mục tiêu, định hƣớng hoàn thiện công tác thanh tra, giám sát hoạt động Quỹ tín
dụng nhân dân ............................................................................................................... 72
3.1.1. Mục tiêu ............................................................................................................... 72
3.1.2. Định hƣớng .......................................................................................................... 72
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác Thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nƣớc đối



với các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ......................................... 75


H
U

3.2.1. Hoàn thiện công tác thanh tra tại chỗ .................................................................. 75

TẾ

3.2.2. Nâng cao chất lƣợng hoạt động giám sát từ xa của Ngân hàng Nhà nƣớc chi

H

nhánh tỉnh ...................................................................................................................... 83

KI
N

3.2.3. Tăng cƣờng sự chỉ đạo và phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác
thanh tra, giám sát Quỹ tín dụng nhân dân .................................................................... 84


C

3.2.4. Hoàn thiện bộ máy tổ chức thanh tra .................................................................. 85

H

3.2.5. Phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra đủ về chất lƣợng và số lƣợng ...................... 86
NN

ẠI


T LUẬN VÀ

Ị....................................................................... 88

Đ

Phần 3.

G

3.1. K T LUẬN ............................................................................................................ 88

N

3.2. KI N NGHỊ ........................................................................................................... 88

Ư



3.2.1. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ............................................................. 90

TR

3.2.2. Đối với các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn ................................................. 91
TÀ L ỆU T AM

ẢO .......................................................................................... 92


P Ụ LỤC SỐ 01
P Ụ LỤC SỐ 02
Quyết định Hội đồng chấm luận văn
Bản nhận xét của Phản biện 1
Bản nhận xét của Phản biện 2
Biên bản của Hội đồng
Bản giải trình nội dung chỉnh sửa luận văn
Giấy xác nhận hoàn thiện luận văn

vii


DAN

MỤC SƠ Ồ

Sơ đồ 1.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của TTGSNH ...................................................... 10

TR

Ư



N

G

Đ


ẠI

H


C

KI
N

H

TẾ

H
U



Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của NHNN Chi nhánh tỉnh Quảng Trị ................... 31

viii


DAN

MỤC BẢN

SỐ L ỆU


Bảng 2.1. Thống kê số lƣợng đơn vị giao dịch của các TCTD ................................... 35
Bảng 2.2. Nguồn vốn huy động tại chỗ của các chi nhánh TCTD .............................. 36
Bảng 2.3. Tốc độ tăng trƣởng tín dụng ....................................................................... 36
Bảng 2.4. Cơ cấu tín dụng ........................................................................................... 37
Bảng 2.5. Nợ xấu 3 năm .............................................................................................. 38
Bảng 2.6. Thị phần dƣ nợ và huy động vốn của QTDND .......................................... 40
Bảng 2.7. Số liệu cơ bản kết quả hoạt động QTDND ................................................. 41

H
U



Bảng 2.8. Số lƣợng và trình độ cán bộ làm công tác thanh tra, giám sát .................... 42

TẾ

Bảng 2.9. Cơ cấu nguồn vốn hệ thống QTDND trên địa bàn ..................................... 46
Bảng 2.10. Cơ cấu dƣ nợ các QTDND trên địa bàn.................................................... 47

KI
N

H

Bảng 2.11. Tăng trƣởng nguồn vốn huy động tiền gửi QTDND ................................ 48
Bảng 2.12. Tăng trƣởng dƣ nợ các QTDND trên địa bàn ........................................... 49


C


Bảng 2.13. Cơ cấu cho vay tại các QTDND trên địa bàn ........................................... 50

H

Bảng 2.14. Chất lƣợng tín dụng tại các QTDND trên địa bàn .................................... 51

ẠI

Bảng 2.15. Kết quả kinh doanh các QTDND trên địa bàn .......................................... 52

TR

Ư



N

G

Đ

Bảng 2.16. Kết quả thanh tra tại chỗ các QTDND trên địa bàn .................................. 57

ix


DANH MỤC HÌNH BIỂU Ồ


Hình 2.1. Hệ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản......................................................... 52
Hình 2.2. Hệ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu .................................................. 53

TR

Ư



N

G

Đ

ẠI

H


C

KI
N

H

TẾ

H

U



Hình 2.3. Hệ số tự đảm bảo ......................................................................................... 53

x


Phần 1. MỞ ẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, nền kinh tế nƣớc ta tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh
mẽ và tích cực theo hƣớng ngày càng hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. Lĩnh
vực tài chính ngân hàng là một trong những lĩnh vực quan trọng làm cầu nối cho sự
phát triển chung của nền kinh tế, cùng với quá trình mở rộng hoạt động thƣơng mại và
đầu tƣ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu đã tham gia ngày càng sâu rộng trong việc tài trợ
thƣơng mại và phân bổ vốn đầu tƣ trong nƣớc và quốc tế. Việc thực hiện các chiến
lƣợc phát triển ngành ngân hàng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế tất yếu sẽ có

H
U



những thuận lợi, khó khăn cũng nhƣ thách thức trong việc thực hiện chức năng quản lý

TẾ

nhà nƣớc về tiền tệ, ngân hàng, trong đó hoạt động thanh tra, giám sát luôn đƣợc coi
trọng nhằm đảm bảo hoạt động các TCTD phù hợp với thông lệ quốc tế.


KI
N

H

Các nƣớc trong khu vực và thế giới mặc dù có sự khác nhau về mô hình tổ
chức, nội dung và cách thức hoạt động, tuy nhiên hoạt động thanh tra ngân hàng


C

đều có mục tiêu chung, đó là đảm bảo sự ổn định, phát triển của hệ thống ngân hàng.

H

Ở nƣớc ta, Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nƣớc là cơ quan thanh tra

ẠI

chuyên ngành đƣợc tổ chức thành hệ thống ở Trung ƣơng và chi nhánh tại các tỉnh,

G

Đ

thành phố để thực hiện thanh tra, giám sát các TCTD, trong những năm qua đã từng




N

bƣớc ổn định và phát triển hoàn thiện, khắc phục những hạn chế về thể chế, đổi mới

Ư

trong tổ chức và hoạt động, nâng cao hiệu quả công tác.

TR

Tuy vậy, hệ thống các TCTD nói chung và QTDND nói riêng ở Việt Nam đang
đứng trƣớc nguy cơ, tiềm ẩn nhiều rủi ro, có thể gây đổ vỡ hệ thống do những yếu kém
nội tại của hệ thống ngân hàng tác động xấu đến sự ổn định của môi trƣờng kinh tế vĩ mô
và an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội của đất nƣớc. QTDND là một trong những loại
hình TCTD ở Việt Nam .Trong thời gian qua, hệ thống QTDND tiếp tục đƣợc củng cố
và phát triển ổn định đã góp phần thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên
địa bàn nông nghiệp, nông thôn, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo và hạn chế cho
vay nặng lãi. Tuy vậy, hoạt động của QTDND còn nhiều bất ổn do quy mô nhỏ, năng lực
tài chính hạn chế, địa bàn hoạt động nhỏ hẹp, khả năng cạnh tranh thấp, trình độ cán bộ
yếu kém tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là một số QTDND hiệu quả hoạt động còn thấp, có
nhiều hạn chế, tồn tại. Điều này phần nào cho thấy hoạt động thanh tra, giám sát của
1


NHNN nói chung và của NHNN chi nhánh tỉnh Quảng Trị nói riêng vẫn còn một số
bất cập cần phải đƣợc xem xét và hoàn thiện.
Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc có vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trƣờng
hoạt động ngân hàng lành mạnh, thuận lợi bằng một hệ thống các chính sách, biện
pháp quản lý, thanh tra, giám sát hữu hiệu để điều tiết hoạt động ngân hàng. Vì vậy,
việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp đổi mới hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng

hiện nay thực sự đang là vấn đề đòi hỏi cần thiết nhằm đảm bảo thiết lập, duy trì một
hệ thống TCTD nói chung và hệ thống QTDND nói riêng hoạt động lành mạnh. Điều
đó đã đặt ra những vấn đề mới cho TTGSNH trong việc thực hiện đầy đủ, hiệu quả
hoạt động thanh tra, hoạt động giám sát đảm bảo đúng pháp luật, đáp ứng yêu cầu

H
U



phòng ngừa rủi ro, hạn chế các tiêu cực. Thời gian qua, hoạt động thanh tra, giám sát

TẾ

của NHNN Chi nhánh tỉnh Quảng Trị đã góp phần đảm bảo hoạt động QTDND an
toàn và hiệu quả.

KI
N

H

Qua tham khảo các luận văn, bài viết về thanh tra, giám sát ngân hàng, các tác giả
cũng đã đánh giá đƣợc thực trạng và đƣa ra những định hƣớng, giải pháp trong công tác


C

thanh tra, giám sát ngân hàng. Tuy vậy những nghiên cứu này chỉ tập trung vào nghiệp


H

vụ thanh tra, giám sát của NHNN đối với các TCTD nói chung mà chủ yếu là các

ẠI

NHTM. Các tác giả đã nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau với đối tƣợng, phạm vi

G

Đ

khác nhau từ đó đƣa ra những giải pháp phù hợp từng thời kỳ khác nhau. Với những
oàn thiện công tác thanh tra, giám sát hoạt động Quỹ tín dụng nhân

Ư





N

kiến thức đã đƣợc học và thực tiễn công tác, học viên tiếp tục nghiên cứu luận văn:

TR

dân của Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh tỉnh Quảng Trị”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn, phân tích thực trạng công
tác TTGS hoạt động QTDND của NHNN Quảng Trị để từ đó đề xuất những phƣơng
hƣớng và giải pháp hoàn thiện công tác TTGS hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung
và Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh tỉnh Quảng Trị nói riêng đối với các QTDND.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác TTGSNH
- Phân tích thực trạng công tác TTGS hoạt động QTDND của NHNN chi nhánh
Quảng Trị giai đoạn 2015-2017.
2


- Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra, giám sát hoạt động QTDND của
NHNN chi nhánh tỉnh Quảng Trị.
3. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. ối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài luận văn là những nội dung hoạt động của công
tác thanh tra, giám sát liên quan đến QTDND của NHNN chi nhánh tỉnh Quảng Trị.
Các đối tƣợng nghiên cứu cụ thể:
+ Thanh tra, giám sát NHNN Chi nhánh tỉnh Quảng Trị.
+ Các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị: Hội đồng quản trị; Ban
điều hành (Ban giám đốc, Kế toán, Tín dụng, Kho quỹ); Ban kiểm soát, kiểm toán nội bộ.

H
U



3.2. Phạm vi nghiên cứu

TẾ


- Về nội dung: Các vấn đề liên quan đến công tác thanh tra, giám sát trong hoạt
động QTDND.

KI
N

H

- Về không gian: nghiên cứu công tác thanh tra, giám sát hoạt động QTDND tại
NHNN Chi nhánh tỉnh Quảng Trị và tại các QTDND trên địa bàn.

H

4. Phƣơng pháp nghiên cứu


C

- Về thời gian: nghiên cứu đƣợc thực hiện trong giai đoạn 2015-2017.

Đ

ẠI

4.1. Thu thập thông tin, số liệu

G

- Thông tin, số liệu thứ cấp:




N

+ Thu thập từ các kết luận thanh tra, các báo cáo kết quả hoạt động thanh tra, giám

Ư

sát hàng năm của NHNN chi nhánh tỉnh;

TR

+ Báo cáo của các QTDND và các cơ quan tổ chức liên quan khác.
- Số liệu sơ cấp: đƣợc thu thập từ điều tra bảng hỏi cán bộ quản lý của NHNN
tỉnh, cán bộ làm công tác thanh tra và các QTDND, số phiếu phát ra: 127 phiếu,gồm:
+ 11 QTDND trên địa bàn với 99 phiếu: Gửi 33 phiếu thăm dò cho HĐQT, 11
phiếu cho Giám đốc hoặc Phó Giám đốc, 11 phiếu cho Kiểm soát viên chuyên trách, 33
phiếu thăm dò cán bộ tín dụng, kế toán, ngân quỹ, 11 phiếu cho thành viên QTDND đây
là đối tƣợng trực tiếp quản trị, điều hành, kiểm soát mọi hoạt động của QTDND là đối
tƣợng thanh tra, giám sát của TTGSNH.
+ NHNN chi nhánh tỉnh với 28 phiếu. Trong đó 03 phiếu lãnh đạo chi nhánh, 10
phiếu các trƣởng, phó phòng nghiệp vụ, 09 phiếu cán bộ thanh tra, giám sát, 06 phiếu cán
bộ nghiệp vụ Phòng Tổng hợp, Nhân sự và Kiểm soát nội bộ. Đây là những cán bộ quản
3


lý lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra, giám sát; cán bộ làm công tác nghiên cứu, tổng
hợp, tham mƣu lĩnh vực tiền tệ hoạt động ngân hàng trên địa bàn và cán bộ trực tiếp làm
công tác thanh tra, giám sát của NHNN chi nhánh.

Thông tin phục vụ cho công tác điều tra nhƣ: Thu thập tình hình hoạt động của
TTGSNH đối với đơn vị; Cách thức tiến hành cuộc thanh tra; tính chặt chẽ, khoa học của
quy trình thanh tra; Đánh giá về nội dung thanh tra; Kết luận thanh tra; Đánh giá về tinh
thần, thái độ làm việc của cán bộ thanh tra; Đánh giá về khả năng phát hiện sai phạm của
cán bộ thanh tra; Kỳ vọng của đơn vị về công tác thanh tra, giám sát ngân hàng…
4.2. Phƣơng pháp phân tích
Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích thống kê, thống kê mô tả, tổng hợp

H
U



thống kê và so sánh để phân tích thực trạng hoạt động thanh tra, giám sát, trên cơ sở đó có

TẾ

đánh giá khách quan công tác TTGS của NHNN Chi nhánh Quảng Trị. Sử dụng công cụ
tính toán EXCEL

KI
N

H

5. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và



C

phụ lục,… nội dung nghiên cứu chính của luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng:

H

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác thanh tra, giám sát hoạt động

ẠI

QTDND.

G

Đ

Chƣơng 2: Thực trạng và kết quả công tác thanh tra, giám sát hoạt động QTDND



N

của NHNN chi nhánh tỉnh Quảng Trị.

Ư

Chƣơng 3: Định hƣớng, mục tiêu và giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra, giám

TR


sát hoạt động QTDND của NHNN chi nhánh tỉnh Quảng Trị.

4


Phần 2: NỘ DUN N

ÊN CỨU

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ T ỰC T ỄN VỀ CÔNG TÁC THANH TRA,
GIÁM SÁT N ÂN ÀN

Ố VỚ QUỸ TÍN DỤN N ÂN DÂN

1.1. TỔN QUAN VỀ N ÂN ÀN TRUN ƢƠN
1.1.1. hái niệm về Ngân hàng Trung ƣơng
NHTW là cơ quan đặc trách quản lý hệ thống tiền tệ của quốc gia, nhóm quốc
gia, vùng lãnh thổ và chịu trách nhiệm thi hành chính sách tiền tệ, là ngƣời cho vay
cuối cùng, đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ đổ vỡ của cả hệ thống ngân hàng. Mặc dù
vậy, hoạt động kinh doanh của NHTW cũng nhằm mục tiêu quản lý chứ không vì mục

H
U



đích lợi nhuận. NHTW là ngân hàng duy nhất đƣợc phép phát hành tiền của mỗi quốc

TẾ


gia. “NHTW là một thể chế tài chính đặc biệt của một quốc gia. Với vai trò điều tiết vĩ
mô lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng, ngân hàng trung ƣơng trở thành trung tâm thần kinh

KI
N

H

của toàn bộ nền kinh tế, và hoạt động ngân hàng trung ƣơng có ảnh hƣởng và tác động
mạnh mẽ nhất đến sự phát triển của nền kinh tế” [5].


C

Ở Việt Nam, NHTW đƣợc thành lập thuộc sở hữu của nhà nƣớc, gọi là NHNN

H

Việt Nam, là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là NHNN của nƣớc Cộng hoà xã hội

ẠI

chủ nghĩa Việt Nam, là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nƣớc, thực hiện

G

Đ

chức năng quản lý nhà nƣớc về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện




N

chức năng của NHTW về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung

Ư

ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ [12].

TR

1.1.2. Chức năng của Ngân hàng Trung ƣơng
1.1.2.1. Chức năng phát hành tiền
NHTW khi ra đời và hoạt động đã trở thành trung tâm phát hành tiền duy nhất
của mỗi quốc gia. Toàn bộ tiền mặt pháp định đều do NHTW phát hành theo chế độ
độc quyền phát hành tiền của Nhà nƣớc. Tiền này có hiệu lực sử dụng bắt buộc trong
toàn quốc nhƣ là phƣơng tiện trao đổi. Vì tiền mặt đƣợc xem là loại tiền mạnh nhất
trong hệ thống tiền tệ, hơn nữa thông qua nó, tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn đƣợc
hình thành. Cho nên, hoạt động cung ứng tiền của NHTW tác động một cách trực tiếp
đến độ tăng, giảm của tổng cung tiền tệ trong nền kinh tế, qua đó ảnh hƣởng đến cả
sản xuất và tiêu dùng.

5


1.1.2.2. Chức năng ngân hàng của các ngân hàng
Với vai trò là ngân hàng trung tâm của các ngân hàng và hệ thống tài chính
trong mỗi quốc gia, NHTW thực hiện một số công việc quan trọng cho các ngân hàng,
đó là: cấp giấy phép kinh doanh tiền tệ cho các ngân hàng, đồng thời xử lý các vụ vi

phạm luật lệ ngân hàng; quyết định, thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc mà các ngân hàng
phải thi hành; tiến hành thanh tra, kiểm tra các ngân hàng nhằm giúp cho các ngân
hàng lành mạnh, trên cơ sở đó bảo vệ quyền lợi của ngƣời gửi tiền và lợi ích chung của
nền kinh tế; ấn định lãi suất, lệ phí, hoa hồng áp dụng cho các ngân hàng, quy định các
thể lệ điều hành các nghiệp vụ…;mở tài khoản giao dịch và tổ chức thanh toán bù trừ
cho các ngân hàng: là cơ quan quản lý nhà nƣớc về tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại

H
U



hối và ngân hàng, NHTW chịu trách nhiệm ban hành các hình thức thanh toán, các chế

TẾ

độ, quy trình kế toán thanh toán cho toàn bộ hệ thống ngân hàng áp dụng; tái cấp vốn
cho các ngân hàng dƣới hình thức cho vay thế chấp hay ứng trƣớc; chiết khấu, tái chiết
1.1.2.3. Chức năng quản lý nhà nƣớc

KI
N

H

khấu giấy tờ có giá…;Cung cấp các thiết bị ngân hàng cho các ngân hàng trung gian…


C


Nội dung của chức năng này đƣợc thể hiện trên các phƣơng diện quản lý nhà

H

nƣớc về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng: Xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia.

ẠI

Quản lý nhà nƣớc về các hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng đối nội cũng nhƣ đối

G

Đ

ngoại; Nhận tiền gửi của Kho bạc Nhà nƣớc, cho ngân sách nhà nƣớc vay khi ngân sách



N

bị thiếu hụt tạm thời hoặc bội chi, quản lý dự trữ ngoại hối quốc gia; Thay mặt Chính phủ

Ư

ký kết các hiệp định tiền tệ, tín dụng, thanh toán với nƣớc ngoài và tổ chức tài chính -

TR

tín dụng quốc tế; Đại diện cho Chính phủ tham gia vào một số tổ chức tài chính - tín
dụng quốc tế với cƣơng vị là thành viên của các tổ chức này.

1.2. TỔN
1.2.1.

QUAN VỀ QUỸ TÍN DỤN

N ÂN DÂN

hái niệm về Quỹ tín dụng nhân dân
QTDND xuất hiện vào nửa cuối thế kỷ XIX ở các nƣớc Châu Âu và đầu thế kỷ

XX ở Canada và Mỹ. Trƣớc sự phát triển mạnh mẽ của phƣơng thức sản xuất tƣ bản
chủ nghĩa, những ngƣời nông dân bị bần cùng hoá buộc phải tìm cách hợp tác, giúp đỡ
nhau về vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống. Từ những tổ chức sơ
khai hình thành ở từng vùng, mang tính tƣơng trợ đơn thuần, dần dần phát triển thành
các QTDND hợp tác trong khu vực nông nghiệp, nông thôn. Đến nay, các tổ chức này
đƣợc thành lập ở nhiều nƣớc trên thế giới dƣới nhiều hình thức và tên gọi khác nhau
6


nhƣ ngân hàng hợp tác xã, hợp tác xã tín dụng, QTDND, quỹ tín dụng và tiết kiệm,..
Ở Việt Nam, QTDND là loại hình TCTD hợp tác, do các thành viên tự nguyện
góp vốn thành lập, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm
về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tƣơng trợ giữa các thành viên
nhằm phát huy sức mạnh tập thể và của từng thành viên, giúp nhau thực hiện có hiệu
quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống.
Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia
đình tự nguyện thành lập dƣới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động
ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là
tƣơng trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống [14].


H
U



1.2.2. Mục tiêu hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân

TẾ

Khác với doanh nghiệp lấy lợi nhuận làm mục tiêu hoạt động, QTDND cũng là
một loại hình doanh nghiệp nhƣng QTDND hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.

KI
N

H

QTDND ra đời vì mục tiêu tƣơng trợ giữa các thành viên và góp phần phát triển cộng
đồng. Nếu xa rời mục tiêu đó, QTDND sẽ theo đuổi mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận đơn


C

thuần, dẫn đến một trong những tình trạng mạo hiểm hơn trong hoạt động, bỏ qua các

H

nguyên tắc quản lý và các quy định đảm bảo an toàn; xa rời đối tƣợng phục vụ truyền

ẠI


thống không phát huy đƣợc những ƣu thế của loại hình TCTD hợp tác nên khó có thể

G

Đ

cạnh tranh đƣợc với các loại hình TCTD khác để có thể tồn tại, dễ dẫn đến những rủi



N

ro, đổ vỡ, phá sản. Vì vậy, có thể nói mục tiêu “tƣơng trợ thành viên và phát triển cộng

TR

các QTDND.

Ư

đồng” là kim chỉ nam, là mục đích tự thân và là động lực thúc đẩy sự phát triển của
1.2.3. Vai trò của Quỹ tín dung nhân dân
- Vai trò kinh tế: là một loại hình tổ chức trung gian tài chính, QTDND góp
phần khơi thông nguồn vốn tại chỗ, đặc biệt ở khu vực nông thôn, nơi sự hiện diện
của các NHTM rất hạn chế. Nhờ đó, mọi ngƣời dân đều có cơ hội tiếp cận với các dịch
vụ ngân hàng để phát triển sản xuất, kinh doanh và đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng
trong cuộc sống. Thực tế cho thấy, QTDND đóng vai trò hết sức quan trọng trong phát
triển kinh tế trên cơ sở phát huy tính tự chủ, tự cƣờng và phát huy nội lực của từng địa
phƣơng.

- Vai trò xã hội: Cùng với vai trò kinh tế, QTDND có vai trò xã hội hết sức tích
cực. Thông qua việc cho vay phát triển sản xuất kinh doanh, QTDND gián tiếp góp
7


phần tạo công ăn việc làm, xóa đói- giảm nghèo và hạn chế nạn cho vay nặng lãi; đồng
thời tăng cƣờng mối quan hệ liên kết, giáo dục ý thức phát triển cộng đồng.
1.2.4. Một số đặc trƣng cơ bản của Quỹ tín dung nhân dân
- Về hình thức sở hữu: sự khác biệt lớn nhất của QTDND so với NHTM là ở
hình thức sở hữu; QTDND thuộc sở hữu tập thể dẫn đến sự khác biệt về cách thức
quản lý và hình thức ra quyết định. Mọi thành viên vừa là khách hàng, vừa là chủ sở
hữu của QTDND. Nói cách khác, QTDND là loại hình tổ chức “của thành viên, do
thành viên và vì thành viên”. Các thành viên tham gia QTDND đều bình đẳng nhƣ
nhau về quyền và nghĩa vụ, không phụ thuộc số lƣợng vốn góp vào QTDND, có quyền
tham gia quyết định các vấn đề về định hƣớng, cách thức hoạt động, nhân sự, , việc

TẾ

QTDND hoạt động tốt và đƣợc quản lý lành mạnh.

H
U



phân chia lợi nhuận. Ngƣợc lại, các thành viên phải có trách nhiệm bảo đảm cho

- Nền tảng hợp tác xã: Tổ chức, hoạt động của QTDND theo Luật HTX do vậy

KI

N

H

hình thức hoạt động của QTDND mang tính hợp tác xã [14], nghĩa là nó liên kết các
thành viên (khách hàng-chủ sở hữu); tổ chức và hoạt động của QTDND tuân thủ


C

nguyên tắc HTX, nguyên tắc tự nguyện, tự trợ giúp thông qua hợp tác tƣơng trợ lẫn

H

nhau; nguyên tắc tự quản lý một cách dân chủ, bình đẳng; nguyên tắc tự chủ, tự chịu

Đ

ẠI

trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình, đảm bảo đủ bù đắp chi phí hoạt động và

G

có tích lũy để phát triển an toàn và bền vững.



N


1.3. CÔNG TÁC THANH TRA, GIÁM SÁT NGÂN HÀNG
hái niệm về thanh tra, giám sát

TR

1.3.1.1

Ư

hái niệm về thanh tra, giám sát ngân hàng

1.3.1.

Trong Từ điển Tiếng Việt, “thanh tra” đƣợc hiểu là “Kiểm tra, xem xét tại chỗ
việc làm của địa phƣơng, cơ quan, xí nghiệp”, với nghĩa này, thanh tra bao hàm nghĩa
kiểm soát nhằm: “xem xét và phát hiện ngăn chặn những gì trái với quy định” đi kèm
với một chủ thể nhất định đó là “Ngƣời làm nhiệm vụ thanh tra” và “đặt trong phạm vi
quyền hành của một chủ thể nhất định”.
Giám sát là “Theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy định
không. giám sát việc thi hành hiệp nghị. Hội đồng nhân dân giám sát mọi hoạt động
của Ủy ban nhân dân cấp mình”. Giám sát là hoạt động của chủ thể ngoài hệ thống đối
với đối tƣợng thuộc hệ thống khác tức là cơ quan giám sát và cơ quan chịu giám sát đó
không nằm trong một hệ thống trực thuộc nhau theo chiều dọc. Do vậy, trong bộ máy
8


nhà nƣớc ta, giám sát thƣờng thể hiện là chức năng của các cơ quan quyền lực nhà
nƣớc, Tòa án nhân dân và các tổ chức xã hội và công dân nhằm đảm bảo sự tuân thủ
pháp luật, kỷ luật trong quản lý nhà nƣớc.
Thanh tra và giám sát là những phƣơng thức đảm bảo pháp chế và kỷ luật trong

quản lý nhà nƣớc, đều có khách thể chung là hoạt động quản lý nhƣng về tính chất
quan hệ khác nhau giữa chủ thể thực hiện với những đối tƣợng đƣợc thanh tra, giám
sát; cách thức và biện pháp tác động.
1.3.1.2.

hái niệm về thanh tra, giám sát ngân hàng

“Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nƣớc có thẩm
quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành

H
U



pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc
ngành, lĩnh vực đó”[13]..

TẾ

“TTGSNH là hoạt động thanh tra của NHNN đối với các đối tƣợng TTGSNH

H

trong việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng”; “Giám sát ngân hàng là hoạt

KI
N

động của NHNN trong việc thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin về đối tƣợng giám



C

sát ngân hàng thông qua hệ thống thông tin, báo cáo nhằm phòng ngừa, phát hiện,

H

ngăn chặn và xử lý kịp thời rủi ro gây mất an toàn hoạt động ngân hàng, vi phạm quy

ẠI

định an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật có liên

Đ

quan”[12].

N

G

Nhƣ vậy, ở mức độ ý nghĩa chung nhất, thanh tra và giám sát đều đƣợc tiến

Ư



hành trên cơ sở các quyền và nghĩa vụ của chủ thể đƣợc thanh tra, giám sát và đối


TR

tƣợng chịu sự thanh tra, giám sát. Tuy nhiên, chúng vẫn có điểm khác nhau cơ bản là:
thanh tra luôn gắn liền với quản lý nhà nƣớc, mang tính quyền lực nhà nƣớc, giám sát
có thể mang tính quyền lực nhà nƣớc hoặc không mang tính quyền lực nhà nƣớc.
1.3.1.3. Cơ sở pháp lý thanh tra, giám sát ngân hàng
Trong những năm qua Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đã ban hành
rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện thanh
tra, giám sát ngân hàng hiệu lực, hiệu quả. Nhìn chung thanh tra, giám sát ngân hàng
đƣợc thực hiện dựa trên 2 cơ sở pháp lý cơ bản: (i) những quy định pháp luật về cơ
cấu, tổ chức bộ máy thanh tra, giám sát; (ii) những quy định pháp luật thực hiện thanh
tra, giám sát.

9


a. Những quy định pháp luật về cơ cấu tổ chức của thanh tra, giám sát ngân
hàng:
Luật Thanh tra năm 2010, Luật NHNN năm 2010, Nghị định số 26/2014/NĐCP ngày 07/4/2014 của Chính phủ ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của
Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng thì Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng là cơ
quan thanh tra nhà nƣớc, đƣợc tổ chức thành hệ thống gồm:
Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc;
Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh đƣợc thành lập tại tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ƣơng nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng
thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

H
U




Mô hình cơ cấu tổ chức của thanh tra, giám sát NHNN nhƣ sau:
Tổng Thanh tra
Chính phủ

KI
N

H

TẾ

Thống đốc NHNN VN

Các vụ, cục NHNN


C

Cơ quan

TTGSNH

Vụ Thanh

tra các

tra các

TCTD


TCTD

trong

ngoài

Vụ

Vụ chính

Vụ

Cục

Văn

giải quyết

Giám

sách an

Quản lý

phòng

phòng

sát


toàn hoạt

N



Ư
nƣớc

TR

nƣớc

Vụ TTHC

G

Vụ Thanh

Đ

ẠI

H

Việt Nam

KNTC&
PCTN


cấp

chống

Ngân

động

phép

rửa

hàng

NH

TCTD

tiền

Giám đốc NHNN CN tỉnh,

Thanh tra tỉnh, thành phố

thành phố

Quan hệ nghiệp vụ
Các phòng


TTGS chi nhánh

Quan hệ điều hành

nghiệp vụ

NHNN tỉnh, TP

Quan hệ phối hợp

Sơ đồ 1.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của TT SN
Nguồn: Báo cáo đề án vị trí việc làm của NHNN Việt Nam năm 2017.

10


+ Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là đơn vị Tổng cục, trực thuộc Ngân
hàng Nhà nƣớc [4], thực hiện chức năng tham mƣu Thống đốc NHNN quản lý nhà
nƣớc đối với các TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, quản lý nhà nƣớc về công
tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa
tiền, bảo hiểm tiền gửi; tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và
giám sát ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của Ngân hàng
Nhà nƣớc; thực hiện phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố theo quy
định của pháp luật và phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc.
+ Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của
NHNN chi nhánh, giúp Giám đốc NHNN chi nhánh quản lý nhà nƣớc, tiến hành thanh

H
U




tra hành chính, thanh tra, giám sát ngân hàng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng,

TẾ

chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố đối với các đối
tƣợng quản lý, thanh tra và giám sát ngân hàng trên địa bàn theo sự phân công, phân

KI
N

H

cấp, ủy quyền của Thống đốc NHNN và theo quy định của pháp luật [19]. Thanh tra,
giám sát Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Giám

H

Thanh tra, giám sát ngân hàng.


C

đốc Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh đồng thời chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn của Cơ quan

ẠI

b. Những quy định pháp luật hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng


G

Đ

Nội dung pháp luật về hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng đƣợc quy định



N

tại Luật NHNN Việt Nam, Luật Thanh tra, Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày

Ư

07/4/2014 của Chính phủ ban hành “Quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra,

TR

giám sát ngành Ngân hàng”; Thông tƣ số 36/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của
NHNN “Quy định về trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành ngân hàng” thay thế
Quyết định số 2151/2006/QĐ-TTCP của Thanh tra Chính phủ về việc ban hành quy
chế hoạt động của Đoàn thanh tra…
Quy chế giám sát từ xa đối với các TCTD hoạt động tại Việt Nam đƣợc ban
hành theo Quyết định số 398/1999/QĐ-NHNN3 ngày 9/11/1999 và Thông tƣ
08/2017/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng, Thông tƣ
04/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tƣ 08/2017/TT-NHNN quy định về trình
tự, thủ tục giám sát ngân hàng thay thế Quyết định số 398/1999/QĐ-NHNN3 ngày 9
tháng 11 năm 1999 …

11



1.3.2. Mục đích thanh tra, giám sát ngân hàng
Thanh tra, giám sát ngân hàng nhằm góp phần bảo đảm sự phát triển an toàn,
lành mạnh của hệ thống các TCTD và hệ thống tài chính; bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của ngƣời gửi tiền và khách hàng của TCTD; duy trì và nâng cao lòng tin của
công chúng đối với hệ thống các TCTD; bảo đảm việc chấp hành chính sách, pháp luật
về tiền tệ và ngân hàng; góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nƣớc
trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng [12].
1.3.3. ối tƣợng thanh tra, giám sát ngân hàng
1.3.3.1. ối tƣợng của thanh tra ngân hàng
Đối tƣợng của thanh tra ngân hàng [3] là cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm

H
U



vi quản lý của NHNN; doanh nghiệp nhà nƣớc do Thống đốc NHNN quyết định thành
lập; tổ chức bảo hiểm tiền gửi; đối tƣợng báo cáo thuộc trách nhiệm quản lý nhà nƣớc

TẾ

về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối theo quy định của pháp luật về phòng,

KI
N

H


chống rửa tiền; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có nghĩa vụ chấp hành quy định pháp
luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của NHNN; Ngân hàng Chính


C

sách và công ty con của các TCTD.

H

1.3.3.2. ối tƣợng của giám sát ngân hàng

ẠI

Đối tƣợng của giám sát ngân hàng [3] là Ngân hàng Chính sách, TCTD và công

Đ

ty con của TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài; hoạt động ngân hàng của các tổ

N

G

chức không phải là TCTD đƣợc NHNN cho phép; tổ chức tài chính quy mô nhỏ đƣợc

Ư




NHNN cấp giấy phép thành lập và hoạt động. Đối tƣợng báo cáo thuộc trách nhiệm
rửa tiền.

TR

quản lý nhà nƣớc về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật về phòng, chống
1.3.4. Nguyên tắc thanh tra, giám sát ngân hàng
Nguyên tắc TTGSNH [3] là bảo đảm tập trung, thống nhất trong chỉ đạo, thực
hiện nhiệm vụ từ Trung ƣơng đến địa phƣơng tuân theo pháp luật, đảm bảo chính xác,
khách quan, trung thực, công khai dân chủ, kịp thời; không trùng lắp về phạm vi, đối
tƣợng, nội dung, thời gian thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thƣờng của cơ
quan, tổ chức, cá nhân là đối tƣợng thanh tra ngân hàng, giám sát ngân hàng.
Giám sát ngân hàng phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục; kết hợp thanh
tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật với thanh tra, giám sát rủi ro trong
hoạt động của đối tƣợng thanh tra, giám sát ngân hàng; kết hợp chặt chẽ giữa thanh tra
ngân hàng và giám sát ngân hàng.
12


Thanh tra, giám sát ngân hàng có tính đặc thù khác với các ngành khác đó là: thanh
tra chuyên ngành khác không có hoạt động giám sát từ xa (GSTX). Đây là công việc
thƣờng xuyên, nhằm cập nhật thông tin liên tục đối với từng TCTD để tiến hành phân
tích, đánh giá rủi ro và xếp hạng TCTD theo phƣơng pháp CAMELS. Qua GSTX, Thanh
tra, giám sát ngân hàng xác định đối tƣợng thanh tra, xây dựng nội dung thanh tra có trọng
tâm, trọng điểm với thời gian phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong thanh tra, giám
sát.
1.3.5. Nội dung thanh tra, giám sát ngân hàng
Nội dung hoạt động của TTGSNH các nƣớc do pháp luật của nƣớc đó quy định.
Hiện nay, hầu hết các nƣớc trên thế giới đều thực hiện phƣơng thức TTTC và GSTX.


H
U



Tuy nhiên, ở nhiều nƣớc, TTGSNH đã sử dụng kiểm toán bên trong và kiểm toán bên

TẾ

ngoài để bổ sung và quyết định phạm vi, đối tƣợng, trọng tâm tiến hành, đặc biệt chú
trọng tới khâu kiểm toán độc lập nhƣ một công cụ quan trọng để phục vụ cho công tác

KI
N

H

thanh tra, giám sát hoạt động các TCTD.

Riêng với đối tƣợng thanh tra, giám sát lại có sự khác biệt, ở một số nƣớc thực


C

hiện thanh tra, giám sát tất cả các đối tƣợng tham gia hoạt động ngân hàng ở cả Hội sở

H

chính và tại các chi nhánh; còn ở một số nƣớc khác, việc thanh tra giám sát chủ yếu


ẠI

chỉ tập trung tại Hội sở chính, việc thực hiện thanh tra, giám sát chi nhánh của TCTD

G

Đ

khi thấy cần thiết.



N

NHNN giám sát thƣờng xuyên việc thực hiện quy chế an toàn trong hoạt động

Ư

của các TCTD. Đây là một nội dung quan trọng trong hoạt động thanh tra của NHNN,

TR

đƣợc thực hiện ở tại cơ quan NHNN nhƣng thƣờng xuyên thu thập thông tin về hoạt
động của các TCTD từ nhiều kênh thông tin khác nhau, thông qua đó phân tích đánh
giá tình hình hoạt động của các TCTD để giám sát sự an toàn trong hoạt động của các
TCTD. Nội dung này gọi là GSTX.
Thanh tra NHNN thực hiện thanh tra TCTD trong việc chấp hành pháp luật về
tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Công việc này thực hiện bằng cách TTGSNH thành
lập các đoàn thanh tra tới trực tiếp tại các TCTD để tiến hành thanh tra, kiểm tra các
hoạt động cụ thể tại TCTD.

Thông qua GSTX và TTTC, Thanh tra, giám sát NHNN sẽ xem xét, đánh giá
mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro và tình hình tài chính của đối tƣợng TTGSNH.
Việc phân tích, đánh giá dựa trên những tiêu chí đƣợc quy định cụ thể và có thể thay
13


đổi theo từng thời kỳ để phù hợp với trình độ phát triển của các TCTD và phù hợp với
các thông lệ quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế.
Bên cạnh việc chấn chỉnh đối với các đối tƣợng thanh tra, Thanh tra, giám sát
NHNN còn kiến nghị với cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung, huỷ
bỏ hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với quy định của pháp luật
và yêu cầu quản lý của Nhà nƣớc trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Nội
dung này của hoạt động thanh tra sẽ giúp cho hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt
động ngân hàng đƣợc hoàn thiện, áp dụng phù hợp trong thực tế.
1.3.5.1. Nội dung thanh tra ngân hàng
Nội dung thanh tra ngân hàng [3] bao gồm:

H
U



- Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, quy định khác của

TẾ

pháp luật có liên quan, việc thực hiện các quy định trong giấy phép do Ngân hàng Nhà
nƣớc cấp;

KI

N

H

- Xem xét, đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro và tình hình tài
chính của đối tƣợng thanh tra ngân hàng;


C

- Xem xét, đánh giá các rủi ro tiềm ẩn, chất lƣợng và hiệu quả hệ thống quản trị,

H

điều hành, hệ thống kiểm toán, kiểm soát nội bộ, hệ thống quản trị rủi ro của tổ chức

ẠI

tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, bao gồm cả việc nhận dạng rủi ro, đo lƣờng

G

Đ

rủi ro, giám sát rủi ro, kiểm soát và giảm thiểu, xử lý rủi ro thông qua việc xem xét các



N


yếu tố tác động đến an toàn hoạt động, chất lƣợng, hiệu quả quản trị rủi ro, khả năng

Ư

chống đỡ rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài;

TR

- Kiến nghị cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc ban
hành văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nƣớc về tiền tệ và ngân
hàng;
- Kiến nghị, yêu cầu đối tƣợng thanh tra ngân hàng có biện pháp hạn chế, giảm
thiểu và xử lý rủi ro để bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và phòng ngừa, ngăn
chặn hành vi dẫn đến vi phạm pháp luật;
- Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan nhà nƣớc
có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật.
1.3.5.2. Nội dung giám sát ngân hàng
Nội dung giám sát ngân hàng [3] bao gồm:

14


×