MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Th ba, ho n thi n v i m i v mô hình t ch c t Thanh tra ngân ứ à ệ à đổ ớ ề ổ ứ ừ
h ng nh n c trung ng n a ph ngà à ướ ươ đế đị ươ xiii
C i cách v phát tri n h th ng thanh tra, giám sát ngân h ng t trungả à ể ệ ố à ừ
ng n a ph ng. Nâng cao n ng l c th ch v hi u qu ho t ươ đế đị ươ ă ự ể ế à ệ ả ạ
ng c a Thanh tra ngân h ngđộ ủ à xiii
Th t , ho n thi n v nâng cao k n ng các m t nghi p v thanh tra ứ ư à ệ à ỹ ă ặ ệ ụ
c a Thanh tra ngân h ng nh n c chi nhánh c p t nh v Thanh tra ngânủ à à ướ ấ ỉ à
h ng nh n c chi nhánh t nh Ngh Anà à ướ ỉ ệ xiv
3.2.3. Ho n thi n v i m i v mô hình t ch c t thanh tra Ngân à ệ à đổ ớ ề ổ ứ ừ
h ng nh n c trung ng n a ph ng à à ướ ươ đế đị ươ 95
Th nh t, c i cách v phát tri n h th ng thanh tra, giám sát ngân ứ ấ ả à ể ệ ố
h ng t trung ng n a ph ng:à ừ ươ đế đị ươ 95
Th hai, nâng cao n ng l c th ch v hi u qu ho t ng c a ứ ă ự ể ế à ệ ả ạ độ ủ
Thanh tra ngân h ng:à 96
3.2.4. Ho n thi n v nâng cao k n ng các m t nghi p v thanh tra à ệ à ỹ ă ặ ệ ụ
c a Thanh tra ngân h ng nh n c chi nhánh t nh Ngh anủ à à ướ ỉ ệ 100
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NHTW : Ngân hàng trung ương
TW : Trung ương
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
NHNN : Ngân hàng nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
CP : Cổ phần
Nhà nước : Nhà nước
HTX : Hợp tác xã
TCTD : Tổ chức tín dụng
QTDND : Quỹ tín dụng nhân dân
QTDND TW : Quỹ tín dụng nhân dân trung ương
KBNN : Kho bạc nhà nước
UBND : Ủy ban nhân dân
GSTX : Giám sát từ xa
KT - XH : Kinh tế - xã hội
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG
SƠ ĐỒ
Th ba, ho n thi n v i m i v mô hình t ch c t Thanh tra ngân ứ à ệ à đổ ớ ề ổ ứ ừ
h ng nh n c trung ng n a ph ngà à ướ ươ đế đị ươ xiii
C i cách v phát tri n h th ng thanh tra, giám sát ngân h ng t trungả à ể ệ ố à ừ
ng n a ph ng. Nâng cao n ng l c th ch v hi u qu ho t ươ đế đị ươ ă ự ể ế à ệ ả ạ
ng c a Thanh tra ngân h ngđộ ủ à xiii
Th t , ho n thi n v nâng cao k n ng các m t nghi p v thanh tra ứ ư à ệ à ỹ ă ặ ệ ụ
c a Thanh tra ngân h ng nh n c chi nhánh c p t nh v Thanh tra ngânủ à à ướ ấ ỉ à
h ng nh n c chi nhánh t nh Ngh Anà à ướ ỉ ệ xiv
3.2.3. Ho n thi n v i m i v mô hình t ch c t thanh tra Ngân à ệ à đổ ớ ề ổ ứ ừ
h ng nh n c trung ng n a ph ng à à ướ ươ đế đị ươ 95
Th nh t, c i cách v phát tri n h th ng thanh tra, giám sát ngân ứ ấ ả à ể ệ ố
h ng t trung ng n a ph ng:à ừ ươ đế đị ươ 95
Th hai, nâng cao n ng l c th ch v hi u qu ho t ng c a ứ ă ự ể ế à ệ ả ạ độ ủ
Thanh tra ngân h ng:à 96
3.2.4. Ho n thi n v nâng cao k n ng các m t nghi p v thanh tra à ệ à ỹ ă ặ ệ ụ
c a Thanh tra ngân h ng nh n c chi nhánh t nh Ngh anủ à à ướ ỉ ệ 100
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cơ chế thanh tra của NHNN đã từng bước thay đổi theo sự phát triển hệ
thống Ngân hàng Việt Nam. Trong quá trình đổi mới của đất nước, đổi mới
và cải cách hành chính, đổi mới về mô hình tổ chức của Ngân hàng nhà
nước, thanh tra cũng cần đổi mới theo và phải được thực hiện trước khi
NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố thay đổi mô hình tổ chức, từ đó dẫn đến
những khó khăn nhất định cần phải từng bước hoàn thiện cơ chế để vận
hành được tốt hơn.
Nghệ An đang phát triển trở thành trung tâm kinh tế xã hội của khu vực
Bắc Trung bộ nên số lượng ngân hàng, quỹ tín dụng, và một số tổ chức tài
chính quy mô nhỏ khác trên địa bàn đang tăng lên nhanh chóng. Việc hoàn
thiện cơ chế thanh tra NHNN để thanh tra, giám sát các ngân hàng trên địa
bàn là vấn đề cần thiết, nhằn đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng trên địa
bàn.
Vấn đề độc lập của Thanh tra đối với Ngân hàng chi nhánh nhà nước
hiện nay cũng là vấn đề cần xem xét do cơ chế Thanh tra hiện nay xét trên
một số góc độ thì: Luật thanh tra vẫn chưa thực sự chỉ ra được hướng đổi mới
tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra. Thanh tra vẫn “lấp lửng” hai
chức năng là quản lý nhà nước về thanh tra và cánh tay nối dài của Thủ
trưởng cơ quan quản lý cùng cấp.
Tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngân hàng nhà nước chi nhánh - cơ
quan thực hiện chức năng thanh tra, giám sát hoạt động của ngân hàng trên địa
bàn - vẫn còn nhiều vướng mắc và bất cập đòi hỏi phải được từng bước hoàn
thiện nó. Do đó tác giả chọn đề tài: " Hoàn thiện cơ chế thanh tra của Ngân
hàng nhà nướcchi nhánh tỉnh (ví dụ trên địa bàn tỉnh Nghệ An) " để
nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho đến nay việc nghiên cứu liên quan đến đề tài này mới chỉ là các báo
cáo đánh giá của các cơ quan chức năng trong ngành Ngân hàng. Các báo
cáo đó dừng lại ở từng mặt, từng phần và đi vào quản lý bằng các hoạt động
thanh tra cụ thể; chưa có nghiên cứu một cách toàn diện cả về lý luận và thực
trạng, đưa ra các giải pháp hoàn thiện cơ chế Thanh tra ngân hàng trong đó
có thanh tra NHNN chi nhánh tỉnh.
Cơ chế thanh tra ngân hàng là một vấn đề rộng lớn, liên quan đến quản
i
lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực khác nhau, đồng thời mang tính chuyên
ngành, chuyên môn cao; Đây là đề tài khó mang tầm vĩ mô cấp Nhà nước.
Tuy nhiên qua nhiều năm làm việc thực tiễn trong công tác thanh tra ở
Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh, tác giả mạnh dạn đưa vấn đề này ra
nghiên cứu nhưng xét trên một phạm vi nhỏ ở cấp tỉnh để làm phạm vi
nghiên cứu, với mong muốn đem lại hiệu lực quản lý Nhà nước ngày càng tốt
hơn.
3. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về thanh tra của Ngân hàng nhà
nước đối với các NHTM.
- Nghiên cứu thực trạng cơ chế thanh tra của NHNN đối với các NHTM
trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế thanh
tra của NHNN chi nhánh tỉnh và NHNN chi nhánh Nghệ An.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Cơ chế thanh tra của ngân hàng nhà nước.
- Phạm vi nghiên cứu: Cơ chế thanh tra của NHNN chi nhánh Nghệ An
áp dụng đối với các NHTM trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005-2009.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, suy
luận logic kết hợp với các phương pháp khác như so sánh, phân tích, đánh
giá để đạt được mục đích nghiên cứu.
6. Những đóng góp của luận văn
- Làm rõ bản chất, nội dung và chức năng quản lý nhà nước của Thanh
tra ngân hàng nhà nước đối với các Ngân hàng thương mại.
- Chỉ rõ thực trạng cơ chế thanh tra của NHNN, đánh giá những thành
công, những hạn chế của cơ chế đó. Tìm ra nguyên nhân và đề xuất phương
hướng và các giải pháp để hoàn thiện cơ chế thanh tra ngân hàng nhà nước
chi nhánh Nghệ An.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoàn thiện cơ chế thanh tra
của Ngân hàng Nhà nước.
Chương 2: Thực trạng cơ chế thanh tra của Ngân hàng nhà nước đối
với các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện cơ chế thanh tra của
Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Nghệ An.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ
ii
THANH TRA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
1.1. Những vấn đề cơ bản về thanh tra của Ngân hàng nhà nước và cơ
chế thanh tra của Ngân hàng nhà nước
1.1.1. Khái quát về thanh tra của Ngân hàng nhà nước và cơ chế thanh
tra của Ngân hàng nhà nước
1.1.1.1. Những vấn đề cơ bản về Ngân hàng trung ương Ngân hàng trung
ương là định chế duy nhất trong nền kinh tế vừa thực hiện chức năng quản lý
nhà nước vừa thực hiện chức năng kinh doanh. Ngân hàng trung ương là ngân
hàng duy nhất được phép phát hành tiền của mỗi quốc gia, là một định chế
công cộng chịu trách nhiệm trong việc quản lý và điều tiết các vấn đề liên
quan đến tiền tệ, nhằm phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của cộng đồng.
Ở Việt Nam, Ngân hàng nhà nước Việt Nam là Ngân hàng trung ương
của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (quy định trong Luật NHNN).
Chức năng của Ngân hàng trung ương: phát hành tiền, ngân hàng của các
ngân hàng trung gian và ngân hàng của Chính phủ.
1.1.1.2. Những vấn đề cơ bản về thanh tra của Ngân hàng nhà nước
Khoản 1, Điều 50, Luật NHNN Việt Nam quy định: Thanh tra ngân hàng
là thanh tra nhà nước chuyên ngành về ngân hàng, được tổ chức thành hệ
thống thuộc bộ máy NHNN. Mục đích của thanh tra ngân hàng là nhằm góp
phần đảm bảo an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của người gửi tiền, phục vụ việc thực thi chính sách tiền tệ quốc gia.
1.1.1.3. Cơ chế thanh tra của Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh
Cơ chế thanh tra Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh là toàn bộ những
phương thức hoạt động, những quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,
tổ chức bộ máy, quy chế hoạt động của tổ chức Thanh tra ngân hàng tiến
hành thanh tra, kiểm tra và những quy định về mối quan hệ giữa các cơ quan
này với nhau trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định
của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Các yếu tố của cơ chế thanh tra Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh:
Chủ thể tiến hành thanh tra, kiểm tra; mối quan hệ giữa các chủ thể tiến
hành thanh tra và đối tượng của thanh tra Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh
Đối tượng của Thanh tra ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh là các tổ
chức tín dụng; hoạt động ngân hàng của các tổ chức không phải TCTD được
NHNN cấp giấy phép; các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội và
cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiền tệ, tín dụng
iii
và hoạt động ngân hàng. Các tổ chức cá nhân khác có hoạt động ngân hàng.
1.1.2. Đặc điểm cơ chế thanh tra của Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh:
Thanh tra ngân hàng nhà nước gắn liền với quản lý nhà nước
Thanh tra ngân hàng nhà nước luôn mang tính quyền lực nhà nước
Thanh tra ngân hàng nhà nước có tính độc lập tương đối
1.2. Nội dung, các nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết khách quan phải
hoàn thiện cơ chế thanh tra của Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh.
1.2.1. Nội dung của việc hoàn thiện cơ chế thanh tra của Ngân hàng nhà
nước chi nhánh tỉnh:
Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuẩn mực về thanh
tra trong hệ thống ngân hàng
Hoàn thiện tổ chức bộ máy thanh tra của Ngân hàng nhà nước chi nhánh
tỉnh
Hoàn thiện phương thức thanh tra của Ngân hàng nhà nước chi nhánh
tỉnh và phối hợp thực hiện giữa các chủ thể tiến hành thanh tra
- Phương thức thanh tra của Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh
Thanh tra ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh giám sát thường xuyên
việc thực hiện quy chế an toàn trong hoạt động của các NHTM, được thực
hiện bằng cách Thanh tra NHNN ở tại chi nhánh nhưng thường xuyên thu
thập thông tin về hoạt động của các NHTM và các chi nhánh NHTM từ nhiều
kênh thông tin khác nhau, thông qua đó phân tích đánh giá tình hình hoạt
động của các tổ chức này để giám sát sự an toàn trong hoạt động của các
TCTD, nội dung này gọi là giám sát từ xa.
Thanh tra NHNN chi nhánh tỉnh thành lập các đoàn thanh tra tới trực tiếp
tại các NHTM để tiến hành thanh tra, kiểm tra các hoạt động cụ thể tại
NHTM, nội dung này gọi là thanh tra tại chỗ
Thanh tra NHNN chi nhánh sử dụng quyền lực, chức năng của mình để
xử lý các vi phạm của đối tượng thanh tra, thực hiện các biện pháp ngăn chặn
và xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Xây dựng quy chế chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra và quy chế
phối hợp giữa các chủ thể khi tiến hành thanh tra
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra giám sát của Ngân hàng
nhà nước chi nhánh tỉnh:
1.2.2.1. Các nhân tố khách quan:
iv
Môi trường vĩ mô về tình hình phát triển kinh tế xã hội của quốc gia nói
chung và hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM nói riêng, ảnh hưởng
gián tiếp đến công tác thanh tra giám sát ngân hàng.
Môi trường pháp lý là một yếu tố khách quan tác động trực tiếp đến
công tác thanh tra, giám sát của NHNN. Các quy định của pháp luật trong
hoạt động ngân hàng thường xuyên thay đổi sẽ gây ra khó khăn cho công tác
thanh tra giám sát ngân hàng. Hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ, các điều luật
quy định khác nhau hoặc chồng chéo, không phù hợp trong thực tế sẽ khiến
công tác thanh tra trở nên bất cập, khó thực hiện và giảm hiệu quả.
1.2.2.2. Các nhân tố chủ quan:
Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố tiên quyết cho sự thành công của
công tác thanh tra giám sát của NHNN. Tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng cán
bộ thanh tra gồm có: kiến thức tổng hợp và chuyên môn, trình độ phân tích
đánh giá thông tin, khả năng dự báo, kinh nghiệm thực tế, thái độ với công việc.
Công nghệ thanh tra và trình độ ứng dụng công nghệ quyết định sự phát
triển của hệ thống thanh tra giám sát ngân hàng.
1.2.3. Sự cần thiết phải hoàn thiện cơ chế thanh tra của Ngân hàng nhà
nước chi nhánh tỉnh:
Rủi ro sụp đổ ngân hàng có tính dây chuyền, khi một ngân hàng thương
mại bị vỡ nợ thì sẽ dễ dàng kéo theo sự đổ vỡ của các NHTM khác. Một khi
Ngân hàng mất tính ổn định sẽ ảnh hưởng đến các khâu khác và làm cho
toàn bộ hệ thống tài chính bị ảnh hưởng theo.
Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn, đảm bảo việc tuân thủ pháp luật của
các NHTM, hoạt động thanh tra của NHNN chi nhánh tỉnh đối với các
NHTM là hết sức cần thiết.
Để các góp phần trong việc cải cách hành chính Nhà nước, thì việc hoàn
thiện cơ chế thanh tra là một ấn đề không thể thiếu, nhằm đạt được các mục tiêu
Thứ nhất: góp phần tăng tính công khai, minh bạch trong hoạch định
chinh sách, xây dựng và thực hiện pháp luật
Thứ hai: góp phần thành công trong công tác cải cách hành chính Nhà nước.
Thứ ba: hoàn thiện cơ chế thanh tra chính là hoàn thiện chế độ công vụ,
công chức, nâng cao chất lượng thực thi công vụ
Thứ tư: hoàn thiện cơ chế thanh tra là phải xây dựng đào tạo và quản lý
đội ngũ công chức thanh tra
v
1.3. Kinh nghiệm thanh tra giám sát ở một số nước và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam
1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Tham khảo mô hình tổ chức và hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng
các nước cho thấy:
Thứ nhất: phân tách chức năng giữa thực thi chính sách tiền tệ và thanh
tra, giám sát hoạt động ngân hàng; mô hình chức năng tập trung 2 khối tách
biệt; tách cơ quan giám sát ngân hàng, tài chính ra khỏi NHTW
Thứ hai: tính độc lập của cơ quan thanh tra, giám sát, thực hiện cả 4
chức năng: cấp phép, ban hành quy chế, giám sát tại chỗ và từ xa; xử lý vi
phạm.
Thứ ba: khung pháp lý: một khung pháp lý riêng hoặc thể hiện trong
các luật khác nhau xác định rõ tổ chức, thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ,
mục tiêu, phương pháp của thanh tra, giám sát
Thư tư: mối quan hệ giám sát với các định chế tài chính và kiểm toán
độc lập.
Chương 2
THỰC TRẠNG CƠ CHẾ THANH TRA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
2.1. Khái quát về hệ thống Ngân hàng và các tổ chức có hoạt động ngân
hàng trên địa bàn tỉnh Nghệ An
2.1.1. Giới thiệu bộ máy tổ chức Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh
Nghệ An:
vi
Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNN chi nhánh tỉnh Nghệ An thực hiện
theo quy định của Thống đốc NHNN. Theo đó, NHNN chi nhánh tỉnh Nghệ
An là đơn vị phụ thuộc của NHNN Việt Nam, chịu sự lãnh đạo và điều hành
tập trung, thống nhất của Thống đốc NHNN, có chức năng tham mưu, giúp
Thống đốc quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn
và thực hiện một số nghiệp vụ Ngân hàng trung ương theo uỷ quyền của
Thống đốc.
Bộ máy điều hành gồm: Giám đốc chi nhánh, 3 Phó giám đốc giúp việc
phụ trách 4 phòng nghiệp vụ và Thanh tra chi nhánh, với tổng số cán bộ định
biên là 63 người.
Giám đốc chi nhánh trực tiếp chỉ đạo các bộ phận chức năng của NHNN
chi nhánh để thực hiện chức năng nhiệm vụ của NHNN chi nhánh theo uỷ
quyền của Thống đốc. Nhiệm vụ của các Phó giám đốc và chức năng nhiệm
vụ của các phòng và Thanh tra chi nhánh do Giám đốc chi nhánh quy định.
2.1.2. Khái quát về mạng lưới và hoạt động của các tổ chức tín dụng trên
địa bàn tỉnh Nghệ An:
2.1.2.1. Về mạng lưới:
Tính đến 6/2010, trên địa bàn đã có tổng cộng 95 đơn vị NHTM và Quỹ
tín dụng nhân dân, gồm 34 Chi nhánh NHTM nhà nước, 1 Hội sở chính NHTM
cổ phần và 15 chi nhánh NHTM cổ phần, 1 chi nhánh Quỹ tín dụng nhân dân
trung ương, 44 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở cùng 115 phòng giao dịch.
Ngoài hệ thống NHTM còn có Bảo hiểm tiền gửi chi nhánh Bắc Trung
Bộ, chi nhánh Ngân hàng phát triển, Chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội,
các Quỹ đầu tư có hoạt động ngân hàng như Quỹ tình thương của Hội liên
hiệp phụ nữ Việt Nam, Quỹ hội nông dân, các Quỹ đầu tư tài chính vi mô
2.1.2.2. Kết quả hoạt động của hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- Tổng nguồn vốn huy động cuối năm 2009 là 22.434 tỷ đồng tăng 212%
(tăng 15.283 tỷ đồng) so với năm 2005
- Tổng dư nợ tín dụng cuối năm 2009 là 30.216 tỷ đồng tăng 233% (tăng
21.155 tỷ đồng) so với năm 2005
- Tổng nợ xấu cuối năm 2009 là 338 tỷ đồng tăng không đáng kể so với
năm 2005, tuy nhiên có thời kỳ tăng gấp đôi (632 tỷ đồng - năm 2006)
2.2. Tình hình cơ chế thanh tra của Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh
Nghệ An
vii
2.2.1. Hệ thống văn bản khung pháp lý và các quy định cụ thể của Thanh
tra ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Nghệ An:
2.2.1.1. Hệ thống văn bản khung pháp lý:
Hệ thống văn bản pháp luật về hoạt động thanh tra, hoạt động giải quyết
khiếu nại tố cáo; pháp luật về hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng và kinh
doanh tiền tệ ngày càng được bổ sung và hoàn thiện, cụ thể như: các Luật,
Nghị định, Thông tư và các quy chế hoạt động của từng cơ quan tiến hành
thanh tra, kiểm tra.
2.2.1.2. Các hình thức và thẩm quyền xử lý vi phạm của thanh tra NHNN chi
nhánh tỉnh theo các quy định của pháp luật hiện hành:
Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính; hạn chế chia cổ tức, chuyển nhượng cổ phần, chuyển
nhượng tài sản; hạn chế việc mở rộng phạm vi, quy mô và địa bàn hoạt động;
hạn chế, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ một hoặc một số hoạt động ngân hàng;
tạm đình chỉ, đình chỉ hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tạm đình chỉ,
đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ quản lý hoặc áp dụng các hình thức kỷ luật
khác đối với cá nhân có vi phạm; …. Đối tượng thanh tra, giám sát ngân
hàng không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có
hành vi vi phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, tuỳ theo tính
chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
2.2.2 Tình hình tổ chức bộ máy thanh tra của Ngân hàng nhà nước chi
nhánh tỉnhNghệ an:
Hiện tại, tổng số cán bộ thanh tra của Chi nhánh là 18 người, 01 Chánh
thanh tra và 04 Phó chánh thanh tra; thanh tra viên chính 01, thanh tra viên
11, tuổi đời dưới 30 gồm 7 người; Đảng viên 9 người, thạc sỹ 01, đại học 16,
biết ngoại ngữ giao tiếp được 02, tất sử dụng máy tính thành thạo.
Bố trí công tác:
Chánh Thanh tra chi nhánh: phụ trách chung, chỉ đạo trực tiếp công tác
xét giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, chịu trách nhiệm trước
Giám đốc ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Nghệ An về hoạt động thanh
tra giám sát của chi nhánh;
Phó chánh thanh tra phụ trách các khối: tham mưu giúp việc cho
Chánh thanh tra, trực tiếp chỉ đạo điều hành các khối nghiệp vụ, giải quyết
các công việc trong phạm vi được phân công.
Khối tổng hợp: phụ trách công tác tổng hợp và quản lý các Quỹ tín
viii
dụng nhân dân cơ sở.
* Khối Chi nhánh NHTM NN: phụ trách các chi nhánh NHTM Nhà nước
và bao gồm 01 cán bộ kiêm nhiệm vụ giúp Chánh thanh tra công tác giải quyết
khiếu nại tố cáo, chống tham nhũng, chống tội phạm trong ngành ngân hàng.
* Khối Chi nhánh NHTM CP: phụ trách các chi nhánh NHTM cổ phần.
2.2.3. Tình hình tổ chức thực hiện công tác và sự phối hợp giữa thanh tra
NHNN chi nhánh tỉnh Nghệ an với các chủ thể thanh tra khác
2.2.3.1. Tổ chức thực hiện công tác của thanh tra của Ngân hàng nhà nước
chi nhánh tỉnh:
Thanh tra NHNN chi nhánh tỉnh Nghệ An đang duy trì thực hiện hai
phương thức thanh tra là giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ, trong đó chú
trọng về công tác thanh tra tại chỗ.
Thực hiện chế độ thanh tra tại chỗ, Thanh tra NHNN chi nhánh tỉnh
Nghệ An trong 5 năm từ năm 2005 đến 2009 đã tiến hành 174 cuộc thanh tra,
kiểm tra, bình quân gần 35 cuộc một năm, đưa ra 1080 kiến nghị, quyết định
xử phạt vi phạm hành chính 07 trường hợp, giải quyết kịp thời các đơn thư
khiếu nai tố cáo theo đúng quy định của pháp luật.
Trong những năm qua từ năm 2005 đến năm 2009 Thanh tra chi nhánh
ngân hàng nhà nước Nghệ an cùng các chi nhánh NHTM trên địa bàn đã phối
hợp thực hiện tốt công tác giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, tuy nhiên do
đặc thù của ngành ngân hàng nên số lượng đơn thư không nhiều, nội dung giải
quyết không phức tạp như các ngành khác như đất đai hoặc chính sách chế độ.
2.2.3.2. Thanh tra NHNN chi nhánh Nghệ An phối hợp các chủ thể thanh tra
khác trên địa bàn:
- Phối hợp với kiểm soát nội bộ của các NHTM trên địa bàn:
Chỉ đạo các NHTM thực hiện việc báo cáo định kì về Thanh tra NHNN
chi nhánh để tổng hợp tình hình và kết quả hoạt động thanh tra - kiểm tra
trên địa bàn. Báo cáo thường xuyên, kịp thời những khó khăn, vướng mắc về
nghiệp vụ kiểm tra - kiểm soát; những vi phạm lớn phát hiện qua kiểm tra
- Phối hợp với Thanh tra nhà nước và các cơ quan có liên quan:
Thanh tra ngân hàng là cơ quan có chức năng chính tiến hành thanh
tra nghiệp vụ của các NHTM. Tuy nhiên Thanh tra NHNN chi nhánh cũng
phối hợp và nhận sự chỉ đạo của Thanh tra nhà nước về việc thực hiện các
quy trình, quy định, nguyên tắc trong việc tiến hành thanh tra. Thanh tra
NHNN chi nhánh còn chủ động phối hợp với các cơ quan khác như Công
an, Quản lý thị trường… để thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân không
phải là TCTD vi phạm các quy định trong hoạt động tiền tệ và các hoạt động
ix
ngân hàng trái phép. Năm 2008 và 2009 tổ chức kiểm tra 93 đối tượng các cơ
sở là kinh doanh vàng bạc và hoạt động thu đổi ngoại tệ trên địa bàn, xử lý,
xử phạt 10 đối tượng phạt vi phạm.
2.2.3.3. Về tình hình xử lý vi phạm:
Kết quả xử lý hành chính từ năm 2005 đến năm 2009 Thanh tra chi
nhánh ngân hàng nhà nước Nghệ An đã ra 06 quyết định xử phạt vi phạm
hành chính đối với các ngân hàng, số tiền 15.000.000 đồng, ngoài hình thức
phạt tiền còn quyết định phạt cảnh cáo nhiều trường hợp.
Năm 2008 và 2009 Thanh tra NHNN chi nhánh hành phối hợp với các
cơ quan Công an kinh tế và Quản lý thị trường trên địa bàn Nghệ An tổ chức
kiểm tra các đối tượng các cơ sở là kinh doanh vàng bạc và hoạt động thu đổi
ngoại tệ trên địa bàn, kết quả kiểm tra xử phạt hành chính 10 đối tượng vi
phạm số tiền 39 triệu đồng, vì đã có những hành vi kinh doanh ngoại tệ
không được phép hoặc có hành vi quảng cáo thu đổi ngoại mà không được
phép theo đúng quy định của pháp luật.
2.3. Đánh giá việc hoàn thiện cơ chế thanh tra của Ngân hàng nhà nước
tỉnh Nghệ An:
2.3.1. Những thành công:
Trong những năm qua, Thanh tra ngân hàng đóng vai trò hết sức quan
trọng trong việc bảo vệ pháp luật và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Thanh tra ngân hàng đã góp
phần tích cực đảm bảo sự an toàn và hiệu quả của hệ thống các TCTD vận
hành trong cơ chế thị trường, bạo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi
tiền, đồng thời nâng cao hiệu quả của việc thực hiện chính sách tiền tệ và
chức năng quản lý của NHNN chi nhánh tỉnh.
2.3.2. Những hạn chế:
Thanh tra ngân hàng chưa tổ chức thành một hệ thống thống nhất mà
được phân bố theo cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nước theo, địa giới
hành chính, Thanh tra ngân hàng nhà nước là một bộ phận trong cơ cấu của
Chi nhánh NHNN, vì vậy tính độc lập của Thanh tra ngân hàng nhà nước
còn bị hạn chế rất nhiều.
Trên cơ sở kết quả thanh tra, giám sát quyền hạn của Thanh tra ngân
hàng nhà nước chỉ giới hạn ở quyền kiến nghị với thống đốc và cơ quan có
thẩm quyền biện pháp xử lý và các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về
tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Thanh tra NHNN không có quyền xử lý vi
phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Thanh tra ngân hàng chưa hoàn thiện quy trình thanh tra tại chỗ và sổ
tay thanh tra tại chỗ dùng riêng cho ngành ngân hàng.
x
Phương pháp thanh tra tuân thủ tỏ ra chưa cập nhật so với yêu cầu bảo
đảm an toàn hoạt động ngân hàng trong tình hình mới. nội dung thanh tra tại
chỗ còn dàn trải, làm nhiều, chưa trọng tâm, trọng điểm và chưa phát hiện
được nhiều sai phạm.
Thanh tra giám sát ở cấp chi nhánh còn mang tính hình thức và chưa có
hiệu quả đáng kể trong việc phát hiện sớn, cảnh báo các rủi ro tiềm ẩn. Giám
sát từ xa chưa hỗ trợ cho công tác thanh tra tại chỗ thông qua việc đưa ra các
dấu hiệu cảnh báo, xác định khu vực tập trung rủi ro để làm cơ sở xác định
phạm vi, đối tượng thanh tra tại chỗ và lập kế hoạch giám sát hợp lý để giảm
thiểu rủi ro.
Việc xử phạt vi phạm của thanh tra NHNN chưa nghiêm, còn tâm lý nể
nang. Có trường hợp trong khi thanh tra có sai phạm bị bỏ qua. Khi thông qua
kết quả thanh tra, do tâm lý nể nang, quen biết nên nhiều tình tiết bị giảm nhẹ.
Công tác kiểm tra, đôn đốc thực hiện các kiến nghị sau thanh tra chưa
nghiêm. Việc nắm thông tin của các NHTM trong việc thực hiện kiến nghị
sau thanh tra còn chưa đầy đủ nên nhiều trường hợp Thanh tra chi nhánh
không nắm được cụ thể việc thực hiện chấn chỉnh đến đâu.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ
THANH TRA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
CHI NHÁNH TỈNH NGHỆ AN
3.1. Định hướng và quan điểm hoàn thiện cơ chế thanh tra của Ngân
hàng nhà nước cấp tỉnh và chi nhánh Nghệ An.
3.1.1. Những thuận lợi, khó khăn trong việc đổi mới cơ chế thanh tra của
Chi nhánh ngân hàng nhà nước chi nhánh cấp tỉnh:
3.1.1.1. Thuận lợi:
Hệ hống Thanh tra NHNN được sự quan tâm của Thống đốc NHNN.
Nguồn nhân lực thanh tra hiện tại có một lực lượng cán bộ giàu kinh nghiệm,
có bản lĩnh chính trị, chuyên môn, được đào tạo ở các trường đại học lớn.
Hệ thống văn bản chính sách, pháp luật của ngành ngân hàng, các định
chế giám sát của thanh tra khá đầy đủ. Lực lượng Thanh tra không ngừng
được tăng lên, cán bộ thanh tra không ngừng được đào tạo, đào tạo lại, tuyển
dụng nguồn nhân lực tốt, cán bộ có trình độ học vấn đủ tiêu chuẩn ở các
xi
trường đại học lớn trong nước. Hoạt động thanh tra có sự phối hợp của các
cơ quan bảo vệ pháp luật trên địa bàn.
3.1.1.2. Các khó khăn:
Luật thanh tra vẫn chưa thể quy định thống nhất hết được mô hình, tổ
chức, trình tự thủ tục hoạt động của thanh tra chuyên ngành cho các lĩnh vực
khác nhau, mà chỉ quy định vài điều nguyên tắc chung. Thực tế cho thấy
thanh tra chuyên ngành là cần thiết để phát huy hiệu lực quản lý nhà nước
nhưng ở mỗi lĩnh vực lại được quy định rất khác nhau.
Vấn đề độc lập của Thanh tra đối với chi nhánh NHNN hiện nay cũng là
vấn đề cần xem xét, do cơ chế thanh tra hiện nay xét trên một số góc độ thì:
Luật thanh tra vẫn chưa thực sự chỉ ra được hướng đổi mới tổ chức và hoạt
động của cơ quan thanh tra. Thanh tra vẫn “lấp lửng” hai chức năng là quản
lý Nhà nước về thanh tra và cánh tay nối dài của Thủ trưởng cơ quan quản lý
cùng cấp. Trình độ quản lý, trình độ công nghệ của Việt Nam hiện nay còn
lạc hậu do đó khó có thể sắp xếp lại ngay mô hình khu vực của hệ thống
Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh.
3.1.1.3. Phương hướng phát triển ngành ngân hàng Nghệ An:
Giai đoạn 2011-2015 hệ thống ngân hàng trên địa bàn Nghệ An cần phải
đạt tới những mục tiêu tổng quát sau: phát triển hệ thống ngân hàng và tổ
chức tín dụng đầy đủ, đa dạng loại hình, hoạt động đa năng với trình độ khoa
học công nghệ ngày càng hiện đại; không ngừng tăng trưởng nguồn vốn đi
đôi với tăng trưởng tín dụng an toàn - hiệu quả và bền vững đưa hệ thống
ngân hàng và tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Nghệ An phát triển mạnh,
trở thành trung tâm của ngành ngân hàng khu vực Bắc Trung Bộ.
Cải cách hành chính theo tiến trình cải cách của đất nước, của ngành
ngân hàng; phát triển mạng lưới ngân hàng và nguồn nhân lực; phát triển đa
dạng các loại hình dịch vụ ngân hàng trên địa bàn; hoàn thiện cơ chế và tăng
cường công tác thanh tra giám sát để đảm bảo an toàn hoạt động của các
TCTD trên địa bàn
3.1.2. Định hướng về hoàn thiện cơ chế thanh tra của Ngân hàng nhà
nước cấp tỉnh và chi nhánh Nghệ An:
Một là, nghiên cứu hoàn thiện cơ chế thanh tra ngân hàng phải dựa trên
cơ sở tổng kết một cách có hệ thống thực tiễn công tác thanh tra trong những
năm qua
Hai là, hoàn thiện cơ chế thanh tra ngân hàng phải dựa trên cơ sở quán
triệt những quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng hoàn thiện Nhà
xii
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về cải cách thủ tục hành chính.
Ba là, hoàn thiện tổ chức, hoạt động thanh tra phải đặt trong tổng thể
đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nước, bảo đảm phù hợp với
những phương hướng, nội dung đổi mới bộ máy ngành đã được xác định và
đang triển khai thực hiện.
Bốn là, hoàn thiện cơ chế thanh tra ngành phải đảm bảo tăng cường
hiệu quả công tác thanh tra.
Năm là, hoàn thiện cơ chế thanh tra phải trên cơ sở phân định rõ chức
năng nhiệm vụ, quyền hạn giữa các tổ chức thanh tra.
3.1.3. Quan điểm về hoàn thiện cơ chế thanh tra của Ngân hàng nhà nước
cấp tỉnh.
3.1.3.1. Xác định vị thế của Thanh tra ngân hàng nhà nước cấp tỉnh:
Thứ nhất, là thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành nhằm góp
phần thực hiện chức năng NHTW của Ngân hàng nhà nước.
Thứ hai, thanh tra ngân hàng cần phải được tổ chức thành một hệ thống
khép kín, thống nhất từ TW đến các chi nhánh tỉnh, khu vực. Thanh tra ở các
chi nhánh chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp từ Thanh tra TW. Nhiệm vụ
Thanh tra ở TW và Chi nhánh do Thống đốc quy định.
3.1.3.2. Quan điểm về hoàn thiện cơ chế thanh tra của Ngân hàng nhà nước
chi nhánh tỉnh:
Thứ nhất: quá trình hoàn thiện cơ chế thanh tra ngân hàng được tiến
hành một cách đồng bộ
Thứ hai: quá trình hoàn thiện cơ chế thanh tra ngân hàng phải góp phần
thúc đẩy quá trình cải cách hệ thống bộ máy Nhà nước
Thứ ba: hoàn thiện cơ chế thanh tra ngân hàng là quá trình sắp xếp lại
chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tăng cường mối quan hệ phối hợp và
đổi mới cách thức, phương pháp tiến hành nhằm nâng cao hiệu quả công tác
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế thanh tra của
Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Nghệ an:
Thứ nhất, đổi mới nhận thức toàn diện về hoạt động thanh tra
Thứ hai, hoàn thiện hệ thống pháp luật
Thứ ba, hoàn thiện và đổi mới về mô hình tổ chức từ Thanh tra ngân
hàng nhà nước trung ương đến địa phương
Cải cách và phát triển hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng từ trung
ương đến địa phương. Nâng cao năng lực thể chế và hiệu quả hoạt động của
Thanh tra ngân hàng
Cơ cấu tổ chức bộ máy và chỉ đạo trong hoạt động thanh tra như trên
xiii
còn chồng chéo nên cần xây dựng hệ thống thanh tra giám sát cấp tỉnh độc
lập tách khỏi Ngân hàng nhà nước cấp tỉnh.
Bổ sung số lượng, tăng cường đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và
kinh nghiệm cho cán bộ thanh tra
Thứ tư, hoàn thiện và nâng cao kỹ năng các mặt nghiệp vụ thanh tra
của Thanh tra ngân hàng nhà nước chi nhánh cấp tỉnh và Thanh tra ngân
hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Nghệ An
Chấn chỉnh công tác giám sát từ xa, chuyên nghiệp hoá công tác thanh
tra tại chỗ, tổ chức tốt việc thực hiện các kiến nghị sau thanh tra.
Thứ năm, tăng cường sự chỉ đạo và phối hợp hoạt động của Thanh tra
ngân hàng nhà nước chi nhánh với kiểm tra nội bộ các Ngân hàng thương
mại và các cơ quan hữu quan trên địa bàn
Thanh tra NHNN chi nhánh cần tăng cường chỉ đạo và phối hợp với
kiểm tra nội bộ các Ngân hàng thương mại trên địa bàn
Thanh tra NHNN chi nhánh cần chủ động phối hợp với Thanh tra nhà
nước và các cơ quan có liên quan
Thứ sáu, phối hợp tốt giữa Thanh tra giám sát với Ngân hàng nhà nước
TW và Thanh tra NHNN chi nhánh, bổ sung trang thiết bị phục vụ công tác
thanh tra
3.3. Các kiến nghị:
Kiến nghị với Chính phủ
Kiến nghị với NHNN Việt Nam
Kiến nghị với các Hội sở NHTM
Kiến nghị với Thanh tra giám sát ngân hàng trung ương
KẾT LUẬN
Để góp phần giữ cho hoạt động của các Ngân hàng thương mại ổn định,
đứng vững và ngày càng lớn mạnh trong cơ chế thị trường, góp phần vào
việc tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Ngân hàng nhà nước phải
thường xuyên tăng cường hoạt động quản lý, giám sát các Ngân hàng thương
mại là một tất yếu khách quan.
Thanh tra ngân hàng là một công cụ thiết yếu của NHNN để thực hiện
xiv
nhiệm vụ nói trên. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế thanh
tra của của Ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố để nâng cao hiệu lực thanh tra.
xv
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cơ chế thanh tra của NHNN đã từng bước thay đổi theo sự phát triển hệ
thống Ngân hàng Việt Nam. Trong quá trình đổi mới của đất nước, đổi mới
và cải cách hành chính, đổi mới về mô hình tổ chức của Ngân hàng nhà
nước, thanh tra cũng cần đổi mới theo và phải được thực hiện trước khi
NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố thay đổi mô hình tổ chức, từ đó dẫn đến
những khó khăn nhất định cần phải từng bước hoàn thiện cơ chế để vận hành
được tốt hơn.
Nghệ An đang phát triển trở thành trung tâm kinh tế xã hội của khu vực
Bắc trung bộ nên số lượng ngân hàng, quỹ tín dụng, và một số tổ chức tài
chính quy mô nhỏ khác (gọi tắt là ngân hàng) đang tăng lên nhanh chóng.
Các đơn vị này cạnh tranh ngày càng khốc liệt và thiếu lành mạnh, hoạt động
kinh doanh tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro và gây nguy cơ phương hại đến
công chúng gửi tiền. Với cơ chế thanh tra như hiện nay thì việc quản lý nhà
nước đối với hoạt động các ngân hàng ngày càng khó khăn hơn. Việc hoàn
thiện cơ chế thanh tra NHNN để thanh tra, giám sát các ngân hàng trên địa
bàn là vấn đề cần thiết, nhằn đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng trên
địa bàn.
Vấn đề độc lập của Thanh tra đối với chi nhánh NHNN hiện nay cũng là
vấn đề cần xem xét do cơ chế thanh tra hiện nay xét trên một số góc độ thì:
Luật thanh tra vẫn chưa thực sự chỉ ra được hướng đổi mới tổ chức và hoạt
động của cơ quan thanh tra. Thanh tra vẫn “lấp lửng” hai chức năng là quản
lý nhà nước về thanh tra và cánh tay nối dài của thủ trưởng cơ quan quản lý
cùng cấp. Sự “lấp lửng” thể hiện ở việc kế hoạch thanh tra hằng năm của
Thanh tra chi nhánh phải được Giám đốc NHNN chi nhánh phê duyệt. Thanh
tra chịu sự chỉ đạo trực tiếp của thủ trưởng cùng cấp, vậy nên Thanh tra chi
1
nhánh muốn độc lập khách quan cũng khó, do đó Thanh tra NHNN TW gần
như không thể quản lý thống nhất trên cả nước về lĩnh vực thanh tra. Mặt
khác Luật thanh tra vẫn chưa thể quy định thống nhất hết được mô hình, tổ
chức, trình tự thủ tục hoạt động của thanh tra chuyên ngành cho các lĩnh vực
khác nhau, mà chỉ quy định vài điều nguyên tắc chung. Thực tế cho thấy
thanh tra chuyên ngành là cần thiết để phát huy hiệu lực quản lý nhà nước
nhưng ở mỗi lĩnh vực lại được quy định rất khác nhau.
Tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngân hàng nhà nước chi nhánh - cơ
quan thực hiện chức năng thanh tra, giám sát hoạt động của ngân hàng trên địa
bàn - vẫn còn nhiều vướng mắc và bất cập đòi hỏi phải được từng bước hoàn
thiện nó.
Do đó tác giả chọn đề tài: " Hoàn thiện cơ chế thanh tra của Ngân
hàng nhà nước chi nhánh tỉnh (ví dụ trên địa bàn tỉnh Nghệ An) " để
nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trước sự phát triển nhanh của nền kinh tế; khoa học, kỹ thuật phát
triển. Để trình độ quản lý phù hợp thì việc nghiên cứu là cần thiết, cho đến
nay việc nghiên cứu liên quan đến đề tài này mới chỉ là các báo cáo đánh giá
của các cơ quan chức năng trong ngành ngân hàng. Các báo cáo đó dừng lại
ở từng mặt, từng phần và đi vào quản lý bằng các hoạt động thanh tra cụ thể;
chưa có nghiên cứu một cách toàn diện cả về lý luận và thực trạng, đưa ra
các giải pháp hoàn thiện cơ chế thanh tra ngân hàng trong đó có Thanh tra
cấp chi nhánh tỉnh.
Ngân hàng là một ngành kinh doanh đặc thù trong nền kinh tế hàng hoá,
hoạt động của Ngân hàng có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực hoạt động của
nền kinh tế quốc dân, do đó cơ chế thanh tra ngân hàng là một vấn đề rộng
lớn, liên quan đến quản lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực khác nhau, đồng thời
mang tính chuyên ngành, chuyên môn cao; Đây là đề tài khó mang tầm vĩ mô
2
cấp Nhà nước.
Liên quan đến đề tài này có các tác giả đã nghiên cứu ở từng mặt của
hoạt động thanh tra như:
Giải pháp tăng cường hiệu lực thanh tra của NHNN đối với các NHTM
quốc doanh, Luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế, Hà Nội 2008 của tác giả
Dương Đình Thuần đưa ra giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực của Thanh
tra NHNN đối với các Ngân hàng thương mại nhà nước.
Những quy định pháp lý về công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm soát
hoạt động ngân hàng, báo cáo tổng hợp năm 2004 của Ngân hàng nhà nước
và Thanh tra NHNN, tập 1,2, NXB Thống kê, Hà Nội.
Báo cáo tổng kết công tác giám sát từ xa đối với các Ngân hàng thương
mại, tổ chức tín dụng cổ phần năm 2007 - NHNN Việt nam, của Ngân hàng
nhà nước Việt Nam.
Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thanh tra của NHNN trong
cơ chế thị trường ở Việt nam của tác giả Nguyễn Đình Tự, Luận án PTS
khoa học kinh tế, Hà Nội năm 1999, nhằm đưa ra các gải pháp vĩ mô cấp nhà
nước về công tác thanh tra của Ngân hàng trung ương.
Những vấn đề pháp lý cơ bản của việc đổi mới tổ chức và hoạt động
Thanh tra nhà nước Việt Nam, của tác giả Phạm Tuấn Khải (1998), NXB,
Công An nhân dân, Hà Nội, nghiên cứu về vấn đề pháp lý cho hoạt động
thanh tra ngân hàng.
Một số lý luận về hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát, của tác
giả Trần Đức Lượng, bài viết trên Tạp chí thanh tra số 4, năm 2000, Hà Nội,
đưa ra các vấn đề lý luận về cơ chế Thanh tra nhà nước nói chung cần phải
hoàn thiện.
Tuy nhiên qua nhiều năm làm việc thực tiễn trong công tác thanh tra ở
Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh, tác giả mạnh dạn đưa vấn đề hoàn thiện
3
cơ chế thanh tra của NHNN ra nghiên cứu nhưng chỉ xét trên một phạm vi
nhỏ cấp tỉnh để làm phạm vi nghiên cứu, với mong muốn đem lại hiệu lực
quản lý nhà nước trong hệ thống ngân hàng ngày một tốt hơn, an toàn và
hiệu quả hơn.
3. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về thanh tra của NHNN đối
với các NHTM.
- Nghiên cứu thực trạng cơ chế thanh tra của NHNN đối với các NHTM
trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế thanh
tra của NHNN chi nhánh đối với các NHTM trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: cơ chế thanh tra của Ngân hàng nhà nước.
- Phạm vi nghiên cứu: cơ chế thanh tra của NHNN chi nhánh Nghệ An
áp dụng đối với các NHTM trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005-2009.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở sử dụng các phương pháp
nghiên cứu của kinh tế chính trị như như kết hơp giữa logic và lịch sử, phân
tích và tổng hợp, sử dụng các thông tin và số liệu báo cáo qua các năm của
Ngân hàng nhà nước và Thanh tra Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh
Nghệ An và bộ hệ thông văn bản của NHNN Việt Nam, một số báo cáo
chuyên đề qua các hội thảo về vị trí của thanh tra Ngân hàng nhà nước TW
và các phương pháp khác như so sánh, đánh giá để đạt được mục đích
nghiên cứu.
6. Những đóng góp của luận văn
- Làm rõ bản chất, nội dung và chức năng quản lý nhà nước của thanh
tra Ngân hàng nhà nước đối với các Ngân hàng thương mại.
4
- Chỉ rõ thực trạng cơ chế thanh tra của NHNN, đánh giá những thành
công, những hạn chế của cơ chế đó. Tìm ra nguyên nhân và đề xuất phương
hướng và các giải pháp để hoàn thiện cơ chế thanh tra NHNN chi nhánh
Nghệ An.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoàn thiện cơ chế thanh tra
của Ngân hàng nhà nước.
Chương 2: Thực trạng cơ chế thanh tra của Ngân hàng nhà nước đối
với các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện cơ chế thanh tra của
Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Nghệ An.
Chương 1
5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOÀN THIỆN
CƠ CHẾ THANH TRA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
1.1. Những vấn đề cơ bản về thanh tra của Ngân hàng nhà nước và cơ
chế thanh tra của ngân hàng nhà nước
1.1.1. Khái quát về thanh tra của Ngân hàng nhà nước và cơ chế thanh tra
của ngân hàng nhà nước
1.1.1.1. Những vấn đề cơ bản về Ngân hàng trung ương
a) Khái niệm ngân hàng trung ương:
Ngân hàng trung ương là định chế duy nhất trong nền kinh tế vừa thực
hiện chức năng quản lý nhà nước vừa thực hiện chức năng kinh doanh. Mặc
dù vậy, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trung ương cũng nhằm mục tiêu
quản lý chứ không vì mục đích lợi nhuận. Ngân hàng trung ương là ngân
hàng duy nhất được phép phát hành tiền của mỗi quốc gia, là một định chế
công cộng chịu trách nhiệm trong việc quản lý và điều tiết các vấn đề liên
quan đến tiền tệ, nhằm phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của cộng đồng.
Mặc dù được tổ chức theo các mô hình khác nhau, nhưng nhìn chung,
mục tiêu của Ngân hàng trung ương đều là ổn định giá trị đồng tiền cả về đối
nội và đối ngoại, tạo điều kiện phát triển kinh tế, kiểm soát hệ thống ngân
hàng, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động theo trật tự pháp chế, ổn
định, an toàn và hiệu quả.
Ở Việt Nam, Ngân hàng nhà nước Việt Nam là Ngân hàng trung ương
của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (quy định trong Luật Ngân hàng nhà
nước). Như các Ngân hàng trung ương của các quốc gia khác, NHNN Việt
Nam thực hiện tất cả các chức năng của một Ngân hàng tTrung ương. Tất
nhiên, NHNN Việt Nam được tổ chức theo quan điểm của Việt Nam, phù
hợp với điều kiện của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, dù cách gọi khác
nhau, mô hình tổ chức có thể khác nhau, nhưng bản chất thì vẫn giống nhau,
6
vì vậy có thể dùng thuật ngữ Ngân hàng nhà nước hay Ngân hàng trung
ương thì vẫn là một. Với điều kiện Việt Nam tên gọi này là Ngân hàng nhà
nước.
b) Chức năng của Ngân hàng Trung ương:
Phát hành tiền: từ khi Ngân hàng trung ương (NHTW) ra đời và hoạt
động thì nó đã trở thành trung tâm phát hành tiền duy nhất của mỗi quốc gia.
Toàn bộ tiền mặt pháp định đều do NHTW phát hành theo chế độ độc quyền
phát hành tiền của Nhà nước. Thông qua chức năng phát hành tiền, NHTW
sẽ tác động một cách trực tiếp đến mức tăng, giảm của tổng cung tiền tệ
trong nền kinh tế, qua đó gây ảnh hưởng đến cả sản xuất và tiêu dùng.
Ngân hàng của các ngân hàng trung gian: thể hiện qua việc NHTW thực
hiện các công việc quan trọng cho các ngân hàng trung gian. Điều này thể hiện
qua các quyền, chức năng của Thanh tra ngân hàng như: có quyền cấp giấy
phép kinh doanh tiền tệ cho các ngân hàng trung gian, đồng thời chế tài các vụ
vi phạm luật lệ ngân hàng; có quyền quy định, thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc
mà các ngân hàng trung gian phải thi hành; NHTW tiến hành kiểm soát các
ngân hàng trung gian nhằm giúp cho hệ thống ngân hàng hoạt động lành
mạnh, trên cơ sở đó, bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền và lợi ích chung của
nền kinh tế; NHTW ấn định các lãi suất, lệ phí, hoa hồng áp dụng cho các
ngân hàng trung gian, quy định những thể lệ điều hành các nghiệp vụ; mở tài
khoản giao dịch và tổ chức thanh toán bù trừ cho các ngân hàng trung gian;
Là cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng, NHTW chịu
trách nhiệm ban hành các hình thức thanh toán, các chế độ, quy trình kế toán
cho toàn bộ hệ thống ngân hàng áp dụng. NHTW là người cho vay cuối cùng
đối với ngân hàng trung gian thông qua nghiệp vụ tái cấp vốn dưới các hình
thức cho vay thế chấp hoặc ứng trước, chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ
có giá; NHTW cung cấp các thiết bị ngân hàng cho ngân hàng trung gian.
Ngân hàng của Chính phủ: là một định chế tài chính công, ngay khi ra
7