Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Phân tích đoạn trích bài việt bắc SGK ngữ văn 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.01 KB, 2 trang )

Phân tích đoạn trích bài Việt Bắc SGK Ngữ Văn 12
Bình chọn:

Việt Bắc là bài thơ trữ tình đằm thắm thiết tha thể hiện ân tình sâu nặng thuỷ chung của tác giả - người
cán bộ sắp rời Việt Bắc về miền xuôi - đối với căn cứ địa cách mạng của cả nước.



Phân tích đoạn thơ: "Ta về, mình có nhớ ta... Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung"...



Cảm nhận đoạn thơ: "Ta về, mình có nhớ ta... ân tình thủy chung" trong bài Việt Bắc...



"Việt Bắc cũng rất tiêu biểu cho giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết của Tố Hữu và...



Phân tích 20 câu đầu bài thơ Việt Bắc SGK Ngữ Văn 12

Xem thêm: Việt Bắc - Tố Hữu Học trực tuyến Môn Văn học

Đây là một tác phẩm thơ trường thiên dài 150 dòng được Tố Hữu hoàn thành vào tháng 1 năm
1954, đúng vào thời điểm Đảng và Nhà nước ta sắp rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội sau khi
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, hoà bình được lập lại, miền Bắc nước ta
hoàn toàn giải phóng.
Việt Bắc là bài thơ trữ tình đằm thắm thiết tha thể hiện ân tình sâu nặng thuỷ chung của tác giả
- người cán bộ sắp rời Việt Bắc về miền xuôi - đối với căn cứ địa cách mạng của cả nước. Đây
không chỉ là tình cảm riêng của nhà thơ mà đồng thời cũng là tâm trạng chung của mọi người.


Bài thơ này tiêu biểu cho những nghĩ suy, tình cảm cao đẹp của những con người kháng chiến
đối với miền đất quê hương cách mạng, với đất nước và nhân dân, với kháng chiến và cách
mạng. Cũng có thể nói đây là khúc hát tâm tình chung không những của con người kháng
chiến, của nhân dân ta mà động đến chỗ sâu xa của truyền thống ân nghĩa, thuỷ chung của
dân tộc hoà vào, tiếp nối và khơi sâu thêm nét truyền thống cao đẹp đó.
Việt Bắc dựng ra một hoàn cảnh đặc biệt để bộc lộ những cảm xúc trữ tình dào dạt. Đó là một
cuộc chia tay đầy lưu luyến giữa kẻ ở với người đi, giữa Việt Bắc với cán bộ về xuôi bâng
khuâng và bịn rịn. Đó cũng là cuộc chia tay của những người đã từng gắn bó sâu nặng với
nhau: Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. Họ từng cùng nhau nằm gai nếm mật, sẻ ngọt chia
bùi. Giờ đây, trong phút giây chia tay, họ cùng nhau gợi lại bao kỉ niệm về những ngày tháng đã
qua. Họ khẳng định nghĩa tình bền chặt và hẹn ước về một ngày mai tươi sáng.
Việt Bắc vận dụng lối hát giao duyên đối đáp nam nữ của dân ca vì vậy thường sử dụng lối
xưng hô thân mật tình tứ rất quen thuộc là: ta, mình. Ta thường dùng ở ngôi thứ nhất. Mình
thường dùng ở ngôi thứ hai. Tuỳ theo văn cảnh, ta và mình có thể là Việt Bắc hay người cán bộ
về xuôi. Nhưng nhiều lúc lẫn lộn, tuy hai mà một vì mình hay ta cũng đều là người cách mạng
cả, cũng đều là ân tình sâu nặng với nhau “tuy hai mà một” cả.
Dù là kết cấu đối đáp, nhưng ở Việt Bắc không chỉ là lời hỏi, lời đáp mà còn là sự hô ứng, đồng
vọng của cùng một tâm trạng. Lời đáp, ngoài việc trả lời cho những điều đặt ra của lời hỏi, còn


là sự mở rộng, làm phong phú thêm cho những ý tình đã được gợi ra trong lời hỏi. Cũng có khi
cả lời hỏi và lời đáp đã trở thành lời đồng vọng ngân vang lên những tình cảm chung.
Thật ra, nếu nhìn sâu hơn vào kết cấu cùa bài thơ, chúng ta thấy được đối thoại chỉ là lớp vỏ
ngoài còn ở chiều sâu bên trong chính là lời độc thoại. Hình thức độc thoại là khả năng phân
thân của cái “tôi" trữ tình để hoá thân vào đối tượng, khiến tâm trạng được thể hiện sâu sắc dễ
lay động lòng người hơn.
Bài giảng văn trong sách giáo khoa là đoạn mở đầu và phần một là phần đặc sắc hơn cả của
bài thơ. Đoạn trích là đoạn hoài niệm về một Việt Bắc gian khổ, vẻ vang của cách mạng và
kháng chiến, nay đã trở thành kỉ niệm sâu nặng khôn nguôi trong lòng người. Toàn ph


Xem thêm tại: />


×