Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Tìm hiểu về cuộc đời và phong cách thơ chế lan viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.76 KB, 2 trang )

Tìm hiểu về cuộc đời và phong cách thơ Chế Lan Viên - Ngữ Văn 12
Bình chọn:

Từ bóng tối của chế độ cũ, Chế Lan Viên bước theo vầng sáng chói lọi của lý tưởng, có lẽ cũng có cái
gì giống như nàng Kiều "trở về cái sống, còn chuếch choáng những cơn sóng siêu hình".



Phân tích đoạn thơ để thấy tình cảm của Chế lan Viên với nhân dân: "Con gặp lại nhân...



Bình giảng khổ thơ sau đây trong bài thơ Tiếng hát con tàu: "Con gặp lại nhân dân...



Hãy bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên: "Nhớ...



Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên: "... Nhớ bản...

Xem thêm: Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên Học trực tuyến Môn Văn học

I. Chế Lan Viên:
“Từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui", có thể tóm tắt nội dung tập thơ Ánh sáng và phù
sa (1960), tập thơ thứ hai của Chế Lan Viên sau cách mạng như thế. Tập thơ phản ánh, ca
ngợi cuộc sống mới đang lớn dậy từng ngày, kịp thời góp tiếng nói đấu tranh cùng với miền
Nam, và đồng thời, xuyên suốt tập thơ là sự giằng xé trong tâm hồn nhà thơ, đẩy lùi nỗi đau cũ
để tiến đến niềm vui mới. Chế Lan Viên giãi bày cuộc đấu tranh trong tâm hồn mình, trung thực,
chân thành như để chia sẻ tâm sự. Tính trữ tình của tập thơ bộc lộ trực tiếp, nhiều sắc thái, có


chiều sâu.
Từ bóng tối của chế độ cũ, Chế Lan Viên bước theo vầng sáng chói lọi của lý tưởng, có lẽ cũng
có cái gì giống như nàng Kiều "trở về cái sống, còn chuếch choáng những cơn sóng siêu hình".
Trong chỗ khuất của hồn thơ, bóng tối của cái cũ vẫn náu lại, không phải dễ dàng rũ sạch. Anh
hiểu rõ lắm tâm hồn mình:
Hồn tôi là một cánh đồng lẫn khuất
Đau bên đoài nên gió thổi bên đông.
Thật ra, được Đảng và Cách mạng giác ngộ, Chế Lan Viên đã dứt khoát từ lâu về mặt nhận
thức tư tưởng đối với “cái tôi" cũ, hồn thơ cũ. Câu hỏi triết lí về vấn đề ấy, anh đã tìm được
cách trả lời:
Ta là ai ? như ngọn gió siêu hình
Câu hỏi hư vô thổi nghìn nến tắt
Ta vì ai? Bỗng xoay chiều ngọc bấc
Bàn tay người thắp lại triệu chồi xanh
(Hai câu hỏi)


Nhưng đấy vẫn mới chỉ là nhận thức. Còn chỗ sâu kín nhất của hồn thơ, nơi mạch ngầm của
ngọn nguồn sáng tạo? Chế Lan Viên đã thể hiện sâu sắc được nỗi dằn vặt trong cái “thế giới
tiềm ẩn" của một tâm hồn nghệ sĩ, ở đây, nỗi đau, bóng tối vẫn muốn lan ra như từ một tâm
bệnh cũ, một bản năng nào. Đau thương đang kết thành trùng điệp, nhân đến vô cùng. Nỗi đau
ấy đang kéo nhà thơ xuống một tư thế tội nghiệp, một sự van xin:
Quỳ xuống bên đường
Tôi hôn cuộc sống
Lượng đời mở rộng
Nên đời còn thương...
Một cách chủ động, có ý thức. Chế Lan Viên quyết lấy niềm vui và ánh sáng để đẩy lùi nó, quét
sạch nó. Trong cuộc đấu tranh này, anh đã có hậu thuẫn mới, chỗ dựa mới. Có sức nóng của
ngọn lửa kháng chiến mười năm. Có vũ khí tinh thần mà Đảng trao cho anh - "ánh sáng rọi soi
tôi, ánh sáng tinh thần của lí tưởng tôi". Và may thay, bây giờ Chế Lan Viên không tự thu mình

trong vương quốc của “cái tôi" cũ. Nếu thế thì nỗi đau của một người đủ che khuất chân trời
của một người lắm! Anh đã “từ chân trời của một người, đến chân trời của mọi người”. Anh đã
sống giữa Đời, giữa Người, cuộc sống mới đứng lên, tiếp sức anh.
Từng bước một, anh "lấn từng nỗi đau như mùa chim lấn vành đai trắng". Lòng anh, đầu này là
tiếng khóc, thì đến phía kia, tiếng hát đã cất lên:
Lòng ta chửa bao giờ ta đi hết được
Đi hết lòng, tiếng khóc hóa lời ca
Ngoảnh lại mùa đông khép lại cuộc đấu tranh ấy trong lòng Chế Lan Viên khẳng định người
chiến thắng là anh, là cái mới. Chúng ta gặp một Chế Lan Viên đổi khác hẳn từ khuôn mặt hồng
sắc máu, cho đến tâm hồn yên tĩnh lại, cho đến dáng đứng bước đi:
Nhìn mắt tạnh màu nước mắt...
Nhìn mặt đỏ hồng da mặt
Soi gương hồng cả gương soi

Xem thêm tại: />


×