Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN Sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực giúp học sinh hệ thống kiến thức và ôn tập một số tác phẩm Ngữ Văn 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.28 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI THỌ XUÂN
TÊN ĐỀ TÀI
SỬ DỤNG MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY HỌC
TÍCH CỰC GIÚP HỌC SINH HỆ THỐNG
KIẾN THỨC VÀ ÔN TẬP MỘT SỐ TÁC
PHẨM NGỮ VĂN 12
Người thực hiện: Đỗ Thị Huyền
Chức vụ: Giáo viên
Sáng kiến kinh nghiệm môn: Ngữ Văn
Tổ: Ngữ Văn
Đơn vị: THPT Lê Lợi – Thọ Xuân – Thanh Hóa
SKKN Năm học 2012 - 2013
A. A. PHẦN MỞ ĐẦU.
Lí do chọn đề tài.
Vào các năm gần đây, “Đổi mới phương pháp dạy học”, sử dụng “kĩ thuật dạy
học” là những cụm từ trở nên quá quen thuộc trong ngành giáo dục. Nó là một đòi hỏi
cấp bách, một xu hướng tất yếu của các trường học. Cùng với một số môn học khác,
thực trạng dạy - học môn Văn được đề cập rất nhiều trên các phương tiện thông tin,
trong đó đặc biệt nhấn mạnh tỉ lệ học sinh yếu ở bộ môn Văn ngày càng cao, kéo theo
kết quả không mấy khả quan trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi Đại học, Cao
đẳng.
Vì vậy, vấn đề làm thế nào để có thể nâng cao kết quả học tập và ôn thi tốt
nghiệp THPT, thi Đại học, Cao đẳng môn Ngữ Văn cho học sinh lớp 12 thật sự là vấn
đề thiết yếu và được quan tâm hàng đầu hiện nay. Có thể khẳng định, từ khi tiến hành
cải cách chương trình Sách giáo khoa bậc THPT (năm 2006) đến nay, nhiều giáo viên
đã rất nỗ lực trong việc dạy - học, không ngừng nâng cao trình độ, đổi mới phương
pháp dạy học, cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện công nghệ thông tin ngày càng
hiện đại, để mang lại cho học sinh những cách học Văn lý thú, giúp các tiết học Văn
đạt hiệu quả cao.
Song việc học sinh không hứng thú với môn học, học yếu môn Văn, kết quả thi


còn thấp, hiện vẫn đang là một tồn tại mà bất cứ ai quan tâm đến nền giáo dục của
nước nhà cũng có thể thấy. Khách quan mà nói, có điều đó một phần là do vẫn có
giáo viên chưa quan tâm đúng mức, chưa giúp đỡ kịp thời đối với học sinh trong quá
trình dạy - học nên để các em có những lỗ hổng kiến thức cơ bản. Một phần không
nhỏ là do chính bản thân các em không thích học (kể cả không chịu học) các môn xã
hội nói chung, môn Ngữ Văn nói riêng; kể cả việc có em không biết cách học như thế
nào cho có hiệu quả nên dẫn đến kết quả học tập của các em ngày càng thấp so với
yêu cầu và mặt bằng xã hội nói chung.
2
Từ thực tế trên, vấn đề được quan tâm hiện nay là làm thế nào để có thể nâng
cao chất lượng, kết quả học tập môn Ngữ Văn nói riêng, các môn xã hội nói chung
qua các kỳ thi hàng năm. Vấn đề trên đã trở thành mục tiêu hàng đầu trong mọi
chương trình nghị sự khi bàn về giáo dục, nhất là năm học 2012 – 2013 này, các em
học sinh lớp 12 phải thi nhiều môn khoa học xã hội trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp
tới thì vấn đề trên càng được cả xã hội quan tâm nhiều hơn.
Không kể nguyên nhân do đâu, việc giúp đỡ các em học sinh lớp 12 học và ôn
tập thi tốt nghiệp THPT, thi Đại học, Cao đẳng môn môn Ngữ Văn đạt hiệu quả là
việc làm hết sức cần thiết, cần được nhà trường và đặc biệt là người giáo viên Ngữ
Văn quan tâm nhiều nhất trong tình hình hiện nay.
Đó là lí do tôi chọn đề tài Sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực giúp học
sinh hệ thống kiến thức và ôn tập một số tác phẩm Ngữ Văn 12.
B. Néi dung cña ®Ò tµi
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/
QĐ – BGDĐT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nêu: “Phải phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học,
đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh
phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập
cho học sinh”.

Theo khảo sát mới nhất của PGS.TS Nguyễn Công Khanh trường Đại học Sư
phạm Hà Nội, có một con số khiến các nhà giáo “giật mình”: Gần 55% học sinh được
hỏi cho rằng mình không thực sự hứng thú và không biết cách học tập môn Văn.
Theo kết quả sơ bộ kỳ thi đại học năm 2012 có gần 10.000 bài thi bị 0 điểm,
trong đó môn Văn chiếm phần không nhỏ. Cũng sau kỳ thi đại học này, nhiều bài
phân tích, bình giảng văn, thơ của các sĩ tử đã khiến các thầy, cô giáo trực tiếp làm
công tác giảng dạy cũng như các cán bộ trong ban chấm thi phải lên tiếng trước công
luận, rung một tiếng chuông cảnh tỉnh báo hiệu về một thực tế: học sinh ngày càng
cảm thụ các áng văn hay, các bài thơ truyền cảm bằng những tư duy xã hội học, theo
chủ nghĩa tự nhiên nếu không muốn nói là thô tục.
Theo TS. Nguyễn Thị Hồng Nam thì có những lý do rất cơ bản để dẫn đến tình
trạng trên là: chương trình quá thiên về nhồi nhét kiến thức lý thuyết mà không chú
3
trọng đến việc rèn luyện kỹ năng thực hành bài viết; chương trình quá nặng, bài quá
dài là một trong những nguyên nhân khiến giáo viên không thể sử dụng các biện pháp
dạy học tích cực như đàm thoại, thảo luận, cho học sinh thuyết minh, đóng kịch mà
phải "chạy" cho kịp bài, hết bài đúng thời gian chương trình. Và một trong những
nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là học sinh không có phương pháp học tập khoa
học, không chịu đầu tư thời gian, công sức cho môn học và đặc biệt, không xác định
đúng mục tiêu học tập bộ môn.
Vậy, làm thế nào để có thể phát huy được mọi đối tượng học sinh trong quá
trình dạy - học, nhất là các em học yếu môn Ngữ Văn 12 để giúp các em đạt được kết
quả khả quan trong học tập và vượt qua được các kì thi cuối cấp?
Trong tài liệu: "Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ
thông", GS Phan Trọng Luận cũng nhấn mạnh: “Giờ học mới phải là một kết cấu
logic chặt chẽ khoa học mà uyển chuyển linh hoạt, hệ thống đơn vị tình huống học
tập được đặt ra từ bản thân tác phẩm phù hợp với sự tiếp nhận của học sinh. Và song
song tương ứng là một hệ thống việc làm, thao tác do giáo viên dự tính tổ chức để
dẫn dắt từng cá thể học sinh tự chiếm lĩnh tác phẩm một cách hứng thú”. Như vậy,
dù không phát biểu trực tiếp song ý kiến trên cũng đã nhấn mạnh sự dẫn dắt khéo léo

của giáo viên trong giờ học Ngữ Văn sao cho phù hợp với mọi đối tượng học sinh
như tác giả Nguyễn Kế Hào đã từng nhấn mạnh: "Dạy học theo phương pháp mới
phải đảm bảo tính đồng loạt, phát huy được mọi đối tượng".
Tiến sỹ Huỳnh Công Minh Giám Đốc Sở GD-ĐT Thành phố Hồ Chí Minh cho
rằng “Ưu điểm của bản đồ tư duy là sẽ đem đến cho học sinh những lợi ích cụ thể
trong quá trình học tập là nắm được nội dung cơ bản của bài học, hệ thống nội dung
kiến thức và biểu thị bằng sơ đồ, ghi nhớ nội dung học tập một cách sâu sắc và bền
vững”
Như vậy, sử dụng một số kĩ thuật dạy học như lập kế hoạch học tập hay sử
dụng mô hình bản đồ tư duy hợp lí sẽ giúp cho học sinh rất nhiều trong việc nắm
vững và khắc sâu kiến thức.
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Cùng với những môn Khoa học Tự Nhiên, những môn Khoa Học xã hội cũng
có lượng kiến thức rất nhiều. Làm thế nào để học sinh hệ thống kiến thức, nắm vững
kiến thức một cách khoa học, logic, tránh sự nhầm lẫn? Là một giáo viên đứng trên
bục giảng tôi luôn trăn trở làm thế nào để giúp học sinh hệ thống kiến thức và ôn tập
một cách tốt nhất? Đặc biệt là với đối tượng học sinh chỉ chú trọng các môn học tự
nhiên, chủ yếu học khối A, B như trường THPT Lê Lợi. Đối với bộ môn Ngữ văn,
học sinh không những phải chăm học mà còn phải có phương pháp học phù hợp mới
có thể nắm vững kiến thức cơ bản.
4
Một thực trạng đáng lo ngại trong quá trình ôn tập là khi giáo viên hỏi bài, học
sinh đã nắm hầu hết kiến thức, nhưng khi kiểm tra lại thì học sinh đã quên hoặc có sự
nhầm lẫn tai hại. Nhầm lẫn kiến thức của giai đoạn văn học này sang giai đoạn văn
học khác, tác giả này với tác giả khác, thậm chí từ nhân vật này sang nhân vật khác…
Khi sử dụng kỹ thuật dạy học lập kế hoạch để hệ thống hóa kiến thức và kĩ
thuật sơ đồ tư duy trong giảng dạy tôi nhận thấy học sinh hứng thú, tích cực hơn so
với các phương pháp khác. Tuy nhiên, khi thực hiện những kỹ thuật dạy học này giáo
viên cũng cần kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương pháp để khai thác triệt tác dụng
của phương pháp dạy học tích cực.

III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
3.1. Lập kế hoạch và xây dựng kế hoạch
3.1.1. Lập kế hoạch
Bộ môn Ngữ Văn nằm trong nhóm 3 môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp
THPT hàng năm, bao gồm: Văn, Toán và Ngoại ngữ. Đặc điểm này yêu cầu nhà
trường, giáo viên bộ môn và học sinh phải có kế hoạch chủ động chuẩn bị ngay từ đầu
năm học.
Giáo viên bộ môn lập kế hoạch dạy học trên cơ sở kế hoạch công tác chung
của nhà trường và tổ chuyên môn để có sự thống nhất, đồng bộ trong giảng dạy. Cụ
thể:
Kế hoạch (bản kế hoạch) là “toàn bộ những điều vạch ra một cách có hệ thống
về những công việc dự định làm trong một thời hạn nhất định, với mục tiêu, cách
thức, trình tự, thời gian tiến hành” ( Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nhà xuất
bản Khoa học xã hội – 1988 ). Nói cách khác, kế hoạch là chương trình hành động
trong tương lai hướng vào việc thực hiện một mục tiêu nào đó.
Xét về phương diện học tập của HS, còn có thể hiểu :
Kế hoạch học tập bộ môn là thể hiện việc xác định những nội dung học tập,
phương pháp học tập và mục tiêu cần đạt trong các kỳ thi với một giới hạn thời gian
nhất định dành cho bộ môn.
3.1.2 Xây dựng kế hoạch:
Xây dựng kế hoạch (còn gọi là lập kế hoạch) là xác định các mục tiêu, các hoạt
động và nguồn lực cần thiết để đạt tới mục tiêu một cách phù hợp với tình hình thực
tiễn trong khoảng thời gian xác định.
Xây dựng kế hoạch là làm rõ:
o Khả năng bản thân
o Mục tiêu đạt được trong tương lai
o Nội dung sẽ thực hiện.
o Phương pháp thực hiện
o Đánh giá kết quả.
5

Xây dựng kế hoạch là hoạt động có ý thức của chủ thể để đưa ra các quyết định về
phương hướng của một hoạt động trước khi thực hiện, nhằm đảm bảo cho hoạt động
đó được tiến hành một cách hợp lý nhất và đạt đích mong muốn.
3.1.2.1Về phía nhà trường và tổ chuyên môn:
-Phân công giảng dạy: những giáo viên có kinh nghiệm, có trách nhiệm và năng lực,
tâm huyết trong việc giảng dạy và ôn tập khối 12.
-Nhà trường có kế hoạch tăng tiết từ đầu năm: 1 tiết/ tuần. Tiến hành kiểm tra chung
các bài kiểm tra 2 tiết cho toàn khối 12 ngay từ đầu năm học với sự thống nhất trong
tổ chuyên môn về ma trận đề và nội dung trong từng bài kiểm tra.
-Học sinh khối 12 học văn hóa sớm từ trong hè, đến cuối tháng 3 là hết chương trình.
Khi có thông báo của Bộ Giáo dục Đào tạo về các môn thi tốt nghiệp, nhà trường tiến
hành xếp lịch ôn tập môn Ngữ Văn 5 tiết/ tuần (tháng 4, tháng 5 với thời gian từ 6 - 7
tuần).
-Tổ bộ môn thảo luận, lập kế hoạch và thống nhất nội dung dạy học tăng tiết trong
từng tuần cho toàn khối; đề ra nội dung cụ thể cho từng tuần trong việc ôn thi tốt
nghiệp. Trong quá trình ôn tập, tiến hành ôn chương trình học kì II trước, sau đó
quay lại ôn tiếp chương trình học kì I.
3.1.2.2. Về phía giáo viên bộ môn:
- Ngay từ đầu năm, giáo viên bộ môn cần giới thiệu đến học sinh cấu trúc đề thi tốt
nghiệp THPT để các em làm quen, chủ động về kiến thức và có cách giải quyết đề bài
hiệu qủa nhất. Cụ thể:
Đề thi tốt nghiệp THPT thường có hai phần với 3 câu hỏi:
A-Phần chung: (5,0đ):
1 - Câu hỏi giáo khoa (2,0 điểm): tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác
phẩm văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài.
2 - Đề nghị luận xã hội (3,0 điểm): Vận dụng kiến thức hiểu biết về xã hội và đời sống
để viết bài nghị luận xã hội ngắn (khoảng 400 từ) với hai dạng đề: Nghị luận về một
tư tưởng, đạo lí hoặc nghị luận về một hiện tượng đời sống.
B-Phần riêng (5,0đ):
3-Đề nghị luận văn học (5,0 điểm): Vận dụng khả năng đọc – hiểu và kiến thức văn

học để viết bài nghị luận văn học, phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ,
đoạn thơ hoặc một tác phẩm văn xuôi (đặt mỗi tác phẩm trong từng giai đoạn lịch sử
cụ thể). Gồm:
a-Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
b-Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
Trong quá trình học trên lớp, học sinh cần phải được trang bị những kiến thức
cơ bản của môn học một cách đầy đủ, có hệ thống (theo Phân phối chương trình của
Bộ Giáo Dục - Đào tạo) thông qua sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên.
6
Đối với tác phẩm thơ: học sinh cần nắm vững giá trị nội dung, tư tưởng (ý ghĩa
văn bản) và những đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ hoặc bài thơ.
Đối với tác phẩm văn xuôi: học sinh cần nắm chắc tóm tắt tác phẩm; tìm các chi
tiết, sự việc, tình huống tiêu biểu để làm nổi bật giá trị nội dung và nghệ thuật của tác
phẩm. Hướng dẫn học sinh cách tìm hiểu, phân tích một nhân vật trong tác phẩm văn
học.
3.2. Kỹ thuật sử dụng sơ đồ tư duy:
3.2.1. Quy cách chung
Như đã nói ở trên, khối lượng kiến thức mà học sinh phải học mỗi ngày là rất
lớn (đặc biệt là học sinh lớp 12) nhưng quỹ thời gian và sức khỏe có giới hạn. Mặt
khác, xã hội ngày càng đòi hỏi con người sáng tạo. Vậy biện pháp nào giúp chúng ta
giải quyết tình trạng này? Thực tế cho thấy, trong quá trình học tập khó ai có thể nhớ
kĩ từng chi tiết, nhớ nguyên văn một cuốn sách hoặc một bài học dài. Có chăng là con
người có thể nhớ một sơ đồ, một hệ thống, một công thức chung nhất nào đó của bài
học.
Vấn đề đặt ra là, giáo viên cần cung cấp cho học sinh một phương pháp phù
hợp để học sinh tự học, tự hệ thống kiến thức. Sơ đồ tư duy sẽ đáp ứng tốt yêu cầu
trên. Muốn nắm vững, nhớ sâu, vận dụng sáng tạo học sinh phải cùng giáo viên tìm
tòi, xây dựng hệ thống bài học. Đã qua rồi thời kì đọc – chép, chiếu – chép, nhìn –
chép…Vì vậy, giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách thực hiện sơ đồ mô phỏng kiến
thức bài học. Đồng thời, giúp học sinh tư duy, sáng tạo, tận dụng khả năng ghi nhớ và

hồi tưởng những kiến thức đã ghi nhớ. Hay nói cách khác, học sinh có thể thể hiện
nội dung bài học theo cách của mình qua các từ khóa, từ chủ đề trung tâm đến các ý
lớn đến các ý nhỏ. Khác với cách ghi chép thông thường, ở cách sử dụng màu sắc
kích thích trí nhớ và sự hứng thú vì mỗi nhánh có một từ khóa kèm hình ảnh.
Với một kĩ thuật hình họa có đường nét, có màu sắc có từ ngữ, hình ảnh được
dựa trên sự tưởng tượng và kết nối, bản đồ tư duy giúp chúng ta tự do suy nghĩ và
phát huy tiềm năng sáng tạo của bộ não. Học sinh không còn thụ động ngồi nghe giáo
viên giảng bài rồi ghi bài một cách máy móc mà trái lại các em sáng tạo ra “tác
phẩm” của riêng mình qua sự định hướng, gợi ý của giáo viên. Ngoài việc dùng bản
đồ tư duy trong dạy và học, bản đồ tư duy còn giúp học sinh nâng cao năng lực tự
học, tự kiểm tra.
Vì sao phải sử dụng Bản đồ tư duy trong việc dạy, học và hệ thống kiến thức?
Bản đồ tư duy sẽ giúp chúng ta sáng tạo hơn, tiết kiệm thời gian hơn, ghi nhớ tốt hơn,
có thể nhìn thấy bức tranh tổng thể…Khi lập một bản đồ kiến thức, ngoài việc nhớ và
hiểu kiến thức mới còn giúp chúng ta nắm kiến thức sâu, kĩ hơn. Dùng Bản đồ tư duy
để dạy, giáo viên sẽ có một định hướng rõ rệt, một kế hoạch cụ thể nắm vững và trình
bày những nội dung cơ bản một cách đơn giản hơn để học sinh dễ hiểu, dễ nắm bắt
7
được tính hệ thống và mối quan hệ của những tri thức mà không rơi vào những chi
tiết vụn vặt, thứ yếu hoặc không thấy rõ tính hệ thống của bài học.
3.2.2. Quy trình lập bản đồ tư duy:
Trước hết, chúng ta bắt đầu bằng từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề. Sau đó,
nối các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp hai đến các
nhánh cấp một…bằng các đường kẻ (luôn sử dụng màu sắc vì màu sắc cũng có tác
dụng kích thích não như hình ảnh). Các đường kẻ càng gần hình ảnh trung tâm càng
được tô đậm hơn, dày hơn. Khi chúng ta nối các đường với nhau, chúng ta có thể hiểu
và nhớ nhiều hơn do bộ não chúng ta làm việc bằng sự liên tưởng. (Các đường ở cùng
một cấp độ phải có cùng màu sắc).
- Lưu ý: Mỗi từ hoặc ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường kẻ. Nên dùng
đường kẻ cong thay vì các đường thẳng vì các đường cong được tổ chức rõ ràng sẽ

thu hút được sự chú ý của mắt nhiều hơn. Ngoài ra cần bố trí thông tin đều quanh
hình ảnh trung tâm.
Hiện nay đã có rất nhiều phần mềm hỗ trợ vẽ bản đồ tư duy trên máy tính. Khi
học sinh học trên lớp, chúng ta chỉ cần hướng dẫn cách vẽ sơ đồ. Các em chỉ cần dùng
bút màu, giấy A4 ….
- Ví dụ: Khi học bài Người lái đò sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân
+ Với phương pháp đặt câu hỏi phát vấn hoặc nêu vấn và giải quyết vấn đề, chúng ta
có thể tìm hiểu từng nội dung theo các đoạn văn bản ở sách giáo khoa.
Giáo viên có thể dùng câu hỏi: Đoạn văn “Hùng vĩ của Sông Đà….vừa tắt phụt đèn
điện” miêu tả đá bờ sông như thế nào? Tác giả đã dùng nghệ thuật gì để khắc họa
hình ảnh đó? Hình ảnh đó còn giúp em hình dung ra điều gì?
Có thể nói, khi giáo viên đặt câu hỏi thì học sinh tìm các chi tiết từ văn bản ở sách
giáo khoa (hoặc học sinh đã soạn trước ở nhà) rồi trả lời câu hỏi.
+ Với phương pháp dùng Bản đồ tư duy, giáo viên cũng có thể phát huy tính tích cực
của học sinh bằng cách sử dụng các câu hỏi, đồng thời giúp học sinh nhớ kĩ và liên
tưởng đến nội dung bài học mà không cần ghi chép quá nhiều. Cũng với đoạn văn
trên, chúng ta có thể dùng câu hỏi: Đoạn văn “Hùng vĩ của Sông Đà….vừa tắt phụt
đèn điện” miêu tả hình ảnh gì của sông Đà? Hãy tìm một từ miêu tả hình ảnh ấy? Từ
học sinh tìm được sẽ là “đá bờ sông”. Từ đó học sinh có thể tự tìm những chi tiết
miêu tả đá bờ sông và triển khai theo các cấp độ.
Chúng ta có thể vận dụng Bản đồ tư duy vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới,
củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hoặc hệ thống hóa kiến thức sau mỗi
chương, mỗi kì…Trong bài viết này tôi muốn đề cập đến vấn đề giúp học sinh hệ
thống hóa kiến thức bằng Bản đồ tư duy.
8
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN.
1.GIỚI THIỆU PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH THEO QUY ĐỊNH – CƠ
SỞ CỦA VIỆC LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP BỘ MÔN
HỌC KÌ I
Tiết 1,2 Khái quát văn học Việt Nam từ CM tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX

Tiết 3 Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
Tiết 4 Tuyên ngôn Độc lập (phần một: Tác giả)
Tiết 5 Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Tiết 6 Bài viết số 1: Nghị luận xã hội
Tiết 7,8 Tuyên ngôn Độc lập (phần hai: Tác phẩm )
Tiết 10,11 Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
Tiết 13 Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Tiết 14 Phong cách ngôn ngữ khoa học
Tiết 15 Trả bài viết số 1, Bài viết số 2 Nghị luận xã hội (bài làm ở nhà)
Tiết 16,17 Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003
Tiết 18 Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
Tiết 19,20 Tây Tiến
Tiết 21 Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
Tiết 22 Việt Bắc (phần một: tác giả)
Tiết 23, 30 Luật thơ
Tiết 25,26 Việt Bắc (Phần 2: Tác phẩm)
Tiết 27 Phát biểu theo chủ đề
Tiết 28,29 Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)
Tiết 31 Thực hành một số phép tu từ ngữ âm
Tiết 32,33 Bài viết số 3: Nghị luận văn học
Tiết 36 Thực hành một số phép tu từ cú pháp
Tiết 37,38 Sóng
Tiết 39 Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận
Tiết 40,41 Đàn ghi ta của Lor-ca
Tiết 42 Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
Tiết 43,44 Quá trình văn học và phong cách văn học
Tiết 45 Trả bài viết số 3
Tiết 46,47 Người lái đò Sông Đà (trích)
Tiết 48 Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
Tiết 49,50 Ai đã đặt tên cho dòng sông (trích)

Tiết 52 Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
Tiết 53,54 Bài viết số 4
HỌC KÌ II
Tiết 55,56 Vợ chồng A Phủ (trích)
9
Tiết 57,58 Bài viết số 5: Nghị luận văn học
Tiết 60,61,62 Vợ nhặt
Tiết 63 Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
Tiết 64,65,66 Rừng xà nu
Tiết 67,68 Những đứa con trong gia đình
Tiết 69 Trả bài viết số 5 - Bài viết số 6: Nghị luận văn học (học sinh làm ở nhà)
Tiết 70,71 Chiếc thuyền ngoài xa
Tiết 72 Thực hành về hàm ý
Tiết 76,77 Thuốc
Tiết 78 Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận
Tiết 79,80 Số phận con người (trích)
Tiết 82,83 Ông già và biển cả (trích)
Tiết 84 Diễn đạt trong văn nghị luận
Tiết 85,86,87 Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích)
Tiết 89,90 Nhìn về vốn văn hóa dân tộc
Tiết 91 Phát biểu tự do
Tiết 92,93 Phong cách ngôn ngữ hành chính
Tiết 94 Văn bản tổng kết
Tiết 95,96 Tổng kết phần Tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Tiết 97 Ôn tập phần Làm văn
Tiết 98,99 Giá trị văn học và tiếp nhận văn học
Tiết 101,102 Ôn tập phần văn học
2. HƯỚNG DẪN HỌC SINH LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP BỘ MÔN NGỮ
VĂN 12
Xác định những kiến thức cơ bản cần đạt trong từng học kỳ, tháng.

Học kỳ 1:
+ Kiến thức: Đọc – hiểu 5 văn bản thuộc thể loại thơ (Tây Tiến, Việt Bắc, Đất
Nước, Sóng, Đàn Ghi ta của Lor-ca) và 2 văn bản văn xuôi (người lái đò Sông Đà,
Ai đã đặt tên cho dòng sông?)
+ Làm văn: Rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận xã hội (về một hiện tượng
đời sống và một tư tưởng đạo lý), kỹ năng làm văn nghị luận văn học (về một bài
thơ, đoạn thơ )
+ Tiếng Việt: Giữ gìn sự trong sáng của TV và phong cách ngôn ngữ, phép tu
từ cú pháp.
Học kỳ 2:
+ Kiến thức : Đọc – hiểu các tác phẩm văn xuôi (Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt,
Rừng xà nu, Những đứa con trong gia đình, Chiếc thuyền ngoài xa, Hồn Trương
Ba, da hàng thịt )
10
+ Làm văn : Rèn luyện kỹ năng phân tích tác phẩm, đoạn trích văn xuôi, kỹ
năng phân tích nhân vật.
+ Tiếng Việt : Hàm ý, phong cách ngôn ngữ hành chính.
Đối với những HS có hướng thi đại học Khối C, D : Nội dung ôn tập phải bao gồm cả
chương trình văn học lớp 11. Cách làm bài cho dạng đề thi đại học.
3. MỘT SỐ MINH HOẠ CỤ THỂ
3.1. Tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân
Lớp 12, học sinh được tiếp cận tác phẩm Người lái đò sông Đà - Vẫn lối viết tài
hoa nghệ sĩ, song đối tượng không còn thuộc tầng lớp đài các “vang bóng một thời”
nữa mà là những người lao động bình thường – chất “vàng mười của Tây Bắc”. Để
tôn lên vẻ đẹp của người lao động trên sông nước, Nguyễn Tuân đã xây dựng thành
công hình tượng con sông Đà với hai nét tính cách nổi bật. Khi giáo viên triển khai
tiết học, bằng phương pháp này hay phương pháp khác, học sinh cũng nắm được
những nội dung cơ bản của bài học. Khi tiến hành ôn tập hoặc hệ thống hóa kiến thức,
giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng triển khai theo sơ đồ tư duy. Có thể kèm theo câu
hỏi giúp học sinh định hướng đúng các ý chính cần trả lời.

Ví dụ: Trong tùy bút Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đã xây dựng những hình
tượng nhân vật nào? Hình tượng nhân vật ấy được thể hiện ra sao? Nhóm 1 trình bày
hình tượng con sông Đà, nhóm 2 trình bày hình tượng người lái đò.
Con sông Đà trên trang viết của Nguyễn Tuân hiện lên như một “nhân vật” với hai
nét tính cách trái ngược.
Người lái đò đã chinh phục được con sông hung bạo dữ dằn nhờ sự ngoan cường,
dũng cảm và kinh nghiệm sông nước.
Sau khi 2 nhóm trình bày lên bảng, giáo viên gọi học sinh dưới lớp nhận xét, bổ
sung để hoàn thiện Bản đồ tư duy về kiến thức bài học đó.
Như đã giới thiệu ở trên, chúng ta cũng có thể dùng cách chia nhỏ nội dung bài
học để học sinh nắm vững kiến thức từng phần. Ví dụ như cũng yêu cầu học sinh vẽ
Bản đồ tư duy tái hiện hai hình tượng cơ bản trong tác phẩm Người lái đò sông Đà,
nhưng giáo viên yêu cầu 4 nhóm làm việc độc lập:
+ Nhóm 1: tái hiện hình tượng con sông Đà hung bạo, dữ dằn.
+ Nhóm 2: tái hiện hình tượng con sông Đà thơ mộng, trữ tình.
+ Nhóm 3: tái hiện hình tượng ông lái đò với sự ngoan cường dũng cảm và kinh
nghiệm sông nước.
+ Nhóm 4: tái hiện hình tượng ông lái đò với vẻ đẹp bình dị và tài hoa.
Lưu ý: Mỗi học sinh trong nhóm phải có trách nhiệm hoàn thiện một nhánh của Bản
đồ tư duy.
11
Ví dụ: Ở nhóm 1, học sinh thứ nhất trình bày lên Bản đồ hình ảnh “đá bờ sông”, học
sinh thứ hai trình bày “những cái hút nước”… cứ như vậy tất cả các học sinh trong
các nhóm đều tích cực làm việc, đều thể hiện được dấu ấn của mình trong Bản đồ tư
duy tái hiện kiến thức bài học. Với cách làm này, chúng ta khắc phục được tình trạng
một số học sinh ỉ lại, lười biếng hoặc phó thác hết trách nhiệm cho nhóm trưởng.
Trong các tiết hệ thống kiến thức, giáo viên cần yêu cầu học sinh tích cực tham gia
xây dựng bản đồ. Có như vậy học sinh mới phát huy được tính tích cực và sáng tạo
của mình. Khi trình bày xong bản đồ cũng là lúc học sinh hiểu kĩ và khắc sâu kiến
thức đã học.

Để làm được điều này, giáo viên phải nhắc nhở học sinh nắm kĩ nội dung của
bài học. Giáo viên cũng phải hướng dẫn cho học sinh cách trình bày. Từ Bản đồ tư
duy các em đã thực hiện, học sinh phải lên bảng thuyết trình nội dung bài học.
3.2. Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
Nhắc đến Nguyễn Minh Châu, người đọc nhớ ngay đến “hạt ngọc ẩn giấu trong
tâm hồn” trong các sáng tác của ông qua nhân vật Nguyệt trong “Mảnh trăng cuối
rừng”. Đến “Chiếc thuyền ngoài xa”, ta lại bắt gặp hạt ngọc trong lấm láp bùn đất,
lam lũ đời thường ở người đàn bà hàng chài trong. Cũng cách gọi phiếm chỉ như ông
lái đò trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, người đàn bà hàng
chài đã để lại ấn tượng mạnh với người đọc như một sự ám ảnh.
Nhân vật người đàn bà khiến ta nhớ đến Thị Nở (Chí Phèo – Nam Cao), hay
nhân vật thị (Vợ nhặt – Kim Lân). Không phải vì vẻ bề ngoài do sự bất công của tạo
hóa, vì nỗi bất hạnh khi họ phải gánh chịu mà có lẽ là vì sự cảm thông của họ dành
cho người khác, vì vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng – dù sự trân trọng ấy có chút gì
khiến ta không khỏi nghẹn lòng.
Dõi theo lời kể của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng, người đọc đi từ ngạc nhiên này
đến ngạc nhiên khác. Mở đầu là một “cảnh đắt trời cho”, tôi hiểu được cảm giác
choáng ngợp tâm hồn bởi anh phát hiện được một khung cảnh toàn bích. Anh đang
sống trong sự sung sướng – sự sung sướng của món ăn tinh thần chứ không thuộc về
thể xác. Ấy vậy mà ngay lúc ấy, anh phải chứng kiến cảnh tượng tàn bạo như sự trêu
đùa của tạo hóa. Một cảnh bạo hành dã man diễn ra ngay trước mắt. Lúc này không
biết có ai đã từng nghĩ: người đàn bà kia là kẻ thù? Người đàn kia đã phạm phải một
tội lỗi không thể dung tha? Nguyễn Minh Châu đã quá khéo khi đặt ra một tình huống
truyện độc đáo làm người đọc nhấp nhổm, đứng ngồi không yên. Phải tìm hiểu tiếp
câu chuyện để tìm lời giải đáp cho những thắc mắc trên.
Đến tòa án Huyện, người đọc như nhìn thấy vẻ mặt lo lắng, bối rối của người
đàn bà hàng chài. Sao không nghe thấy bà ta kể tội chồng mình như những người đàn
bà bị chồng đánh khác? Hay bà bị một sự đe dọa nào đó? Được khuyên bỏ chồng,
người đàn bà từ chối bằng một hành động khó hiểu “con lạy quý tòa”, “quý tòa bắt tội
12

con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó…”. Chính lúc này, người
trực tiếp chứng kiến câu chuyện hay người gián tiếp nghe kể như chúng ta đều cảm
thấy khó hiểu, một cảm giác bất ngờ, khó chịu và bức xúc. Từ trong lời kể của bà toát
lên một nỗi đau, một sự cam chịu, một sự hi sinh vô bờ bến. Lúc đầu, chúng ta nghĩ
rằng người đàn bà nghèo khổ kia phải biết ơn nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng và chánh án
Đẩu. Nhưng không! Chính Phùng và Đẩu phải thầm cảm ơn vì sự sâu sắc và thấu hiểu
lẽ đời cuả người mẹ nghèo khổ. Một người mẹ luôn sống vì con. Thậm chí đến niềm
vui của bà cũng nhờ có các con “vui nhất là khi ngồi nhìn đàn con tôi chúng được ăn
no”.
Khi học tác phẩm này ở nội dung câu chuyện ở tòa án Huyện, giáo viên có thể
kết hợp nhiều phương pháp như thảo luận, nêu vấn đề, nêu giả thuyết…
+ Nếu em là người đàn bà hàng chài, em sẽ hành xử như thế nào?
+ Em có đồng tình với cách hành xử của bà không? Vì sao?
+ Giáo viên có thể cho học sinh thảo luận nhóm (hướng học sinh đến câu trả lời thể
hiện rõ nhất phẩm chất đáng trân trọng của bà.)
Khi ôn tập, giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng lập sơ đồ tư duy về lí do không
bỏ chồng của người đàn bà, từ đó chúng ta có thể nhận ra những phẩm chất tốt đẹp,
đáng trân trọng của hình tượng nhân vật này. Đồng thời, học sinh hiểu rõ hơn thông
điệp mà nhà văn gửi gắm qua câu chuyện.
THIẾT KẾ GIÁO ÁN
TIẾT 70-71 : Đọc văn :
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
Nguyễn Minh Châu
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
Thấy được những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc sống và con
người một cách đa chiều, nghệ thuật chân chính luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời.
Thấy được nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm: tình huống truyện độc đáo, mang ý
nghĩa khái quát, phát hiện về đời sống, điểm nhìn nghệ thuật đa chiều, lời văn giản dị
mà sâu sắc, dư ba.

2. Kĩ năng: Đọc hiểu truyện ngắn hiện đại.
3. Thái độ: lên án nạn bạo hành gia đình trong xã hội hiện đại ngày nay.
II PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- Giáo viên: SGK, TLTK, thiết kế bài giảng
- Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi
III/ TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1/ Ổn định tổ chức
2/ Kiểm tra bài cũ
13
3/ Bài mới
Hoạt động của
giao viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tổ chức
tìm hiểu chung
1. HS Đọc mục Tiểu dẫn
và tóm tắt những nét
chính về tác giả, kể tên
những sáng tác tiêu biểu
của Nguyễn Minh Châu.
2. HS Đọc mục Tiểu dẫn
và tóm tắt những nét
chính về tác phẩm Chiếc
thuyền ngoài xa.

GV tổ chức cho HS đọc
văn bản, tóm tắt và chia
đoạn.
HS trên cơ sở đọc ở nhà,
trình bày tóm tắt, chia

đoạn.
Hoạt động 2: Tổ chức
Đọc- hiểu văn bản
GV nêu câu hỏi và tổ
chức cho HS thảo luận:
Phát hiện thứ nhất của
người nghệ sĩ nhiếp ảnh là
phát hiện đầy thơ mộng.
Anh (chị) cảm nhận như
thế nào về vẻ đẹp của
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Nguyễn Minh Châu (1930- 1989), quê ở làng Thơi, xã
Quỳnh Hải (nay là xã Sơn Hải), huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ
An. Ông “thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh
và tài năng nhất của văn học ta hiện nay"
- Sau 1975, khi văn chương chuyển hướng khám phá trở về
với đời thường, Nguyễn Minh Châu là một trong số những
nhà văn đầu tiên của thời kì đổi mới đã đi sâu khám phá sự
thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự. Tâm điểm những
khám phá nghệ thụât của ông là con người trong cuộc mưu
sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tiền hạnh phúc và
hoàn thiện nhân cách.
- Tác phẩm chính (SGK)
2. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa
- Tóm tắt tác phẩm (HS tự tóm tắt)
- Truyện in đậm phong cách tự sự - triết lí của Nguyễn
Minh Châu, rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc
độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai.
- Truyện ngắn lúc đầu được in trong tập Bến quê (1985),

sau được nhà văn lấy làm tên chung cho một tuyển tập truyện
ngắn (in năm 1987).
- Bố cục
- Truyện chia làm 2 phần lớn:
+ Phần 1: (Từ đầu đến “chiếc thuyền lới vó đã biết mất").
Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh.
+ Phần 2: (Còn lại): Câu chuyện của người đàn bà làng
chài.
II. ĐỌC- HIỂU
1. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh:
a. Phát hiện thứ nhất đầy thơ mộng của người nghệ sĩ
nhiếp ảnh
- "Trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu tôi tưởng
chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự hoàn thiện,
khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn".
- Đôi mắt tinh tường, "nhà nghề” của người nghệ sĩ đã phát
hiện vẻ đẹp “trời cho” trên mặt biển mờ sương, vẻ đẹp mà cả
14
chiếc thuyền ngoài xa trên
biển sớm mù sương mà
người nghệ sĩ chụp được?
HS thảo luận, cử đại diện
trình bày trước lớp.
GV nêu câu hỏi và tổ
chức cho HS thảo luận:
Phát hiện thứ hai của
người nghệ sĩ nhiếp ảnh
mang đầy nghịch lí. Anh
đã chứng kiến và có thái
độ như thế nào trước

những gì diễn ra ở gia
đình thuyền chài.
HS thảo luận, phát biểu.

GV nêu câu hỏi: Câu
chuyện của người đàn bà
ở toà án huyện nói lên
điều gì?
HS thảo luận nhóm, cử
đại diện trình bày.
đời bấm máy anh chỉ gặp một lần. Người nghệ sĩ cảm thấy
hạnh phúc - đó là niềm hạnh phúc của khám phá và sáng tạo,
của sự cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu . Trong hình ảnh chiếc
thuyền ngoài xa giữa biển trời mờ sương, anh đã cảm nhận
cái đẹp toàn bích, hài hoà, lãng mạn của cuộc đời, thấy tâm
hồn mình được thanh lọc.
b. Phát hiện thứ hai đầy nghịch lí của người nghệ sĩ
nhiếp ảnh
- Người nghệ sĩ đã tận mắt chứng kiến: từ chiếc thuyền ngư
phủ đẹp như trong mơ bước ra một người đàn bà xấu xí, mệt
mỏi và cam chịu; một lão đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác,
coi việc đánh vợ như một phương cách để giải toả những uất
ức, khổ đau Đây là hình ảnh đằng sau cái đẹp “toàn bích,
toàn thiện” mà anh vừa bắt gặp trên biển. Nó hiện ra bất ngờ,
trớ trêu như trò đùa quái ác của cuộc sống.
- Chứng kiến cảnh 1 đứa con đánh lại bố nó để bảo vệ mẹ
nó.
=> Chứng kiến cảnh người đàn ông đánh vợ một cách vô lí
và thô bạo, Phùng đã “kinh ngạc đến mức, trong mấy phút
đầu vứt chiếc máy ảnh xuống đất, chạy nhào tới”. Hành

động đó nói lên nhiều điều.
* Ý nghĩa của 2 phát hiện:
- Cuộc đời không phải lúc nào cũng đẹp, cũng thi vị. Vẫn
có những nghịch lí, những cảnh đời éo le bên cạnh những gì
người ta vẫn cho là toàn bích.
- Người nghệ sĩ hay mỗi chúng ta, khi nhìn cuộc đời,
không chỉ nhìn bằng cái nhìn thi vị hóa mà phải nhìn nhận từ
nhiều phương diện, nhìn sâu vào bản chất bên trong của sự
vật hiện tượng.
- Trước nghịch lí cuộc đời, mỗi người cần có hành động
thiết thực để thay đổi nó. Đặc biệt là với người nghệ sĩ, nếu
không, thứ nghệ thuật mà họ tạo ra cũng đáng vứt bỏ như
chiếc máy ảnh của nghệ sĩ Phùng.
2. Câu chuyện của của người đàn bà ở toà án huyện
Là câu chuyện về sự thật cuộc đời, nó giúp những người
như Phùng, Đẩu hiểu rõ nguyên do của những điều tưởng
như vô lí. Nhìn bề ngoài, đó là người đàn bàn quá nhẫn nhục,
cam chịu, bị đánh đập mà vẫn nhất quyết gắn bó với lão
chồng vũ phu. Nhưng tất cả đều xuất phát từ tình thương vô
bờ đối với những đứa con. Trong đau khổ triền miên, người
15
S nêu cảm nghĩ về các
nhân vật: người đàn bà
vùng biển, lão đàn ông
độc ác, chị em thằng
Phác, người nghệ sĩ nhiếp
ảnh.
(HS làm việc cá nhân,
phát biểu trước lớp)
Gợi ý: Về người đàn ông

độc ác? Từ các chi tiết để
làm rõ.
Về chị em thằng Phác?chi
tiết nào thể hiện rõ?
Suy nghĩ về người nghệ sĩ
nhiếp ảnh
đàn bà ấy vẫn chắt lọc những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi
Qua câu chuyện của người đàn bà làng chài, tác giả giúp
người đọc hiểu rõ: không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn
nhận mọi sự việc, hiện tượng của đời sống.
3. Về các nhân vật trong truyện
- Về người đàn bà vùng biển:
+ Tác giả gọi một cách phiếm định “người đàn bà”. Điều
tác giả gây ấn tượng chính là số phận của chị.
+ Ngoại hình: Ngoài 40, thô kệch, mặt rỗ, xuất hiện với
“khuôn mặt mệt mỏi”, người đàn bà gợi ấn tượng về một
cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ, nhiều cay đắng.
- Phẩm chất:
+ Bà thầm lặng nhẫn nhục, chịu mọi đau đớn khi bị chồng
đánh không kêu một tiếng, không chống trả, không trốn
chạy=> nghị lực sống mãnh liệt.
+ “tình thương con cũng như nỗi đau, sự thâm trầm trong
cái việc hiểu thấu các lẽ đời hình như mụ chẳng để lộ ra bên
ngoài” bà không muốn những đứa con biết mình bị chồng
đánh, bà xót xa trước cảnh đứa con đánh lại bố nó…
+ Sắc sảo, giàu lòng tự trọng.
=> Một sự cam chịu đáng chia sẻ, cảm thông. Thấp thoáng
trong người đàn bà ấy là bóng dáng bao người phụ nữ Việt
Nam nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha.
- Về người đàn ông độc ác: Cuộc sống đói nghèo đã biến

“anh con trai” cục tính nhưng hiền lành xưa kia thành một
người chồng vũ phu. Lão đàn ông “mái tóc tổ quạ”, “chân
chữ bát”, “hai con mắt đầy vẻ độc dữ vừa là nạn người của
cuộc sống khốn khổ, vừa là thủ phạm gây nên bao đau khổ
cho người thân của mình. Phải làm sao để nâng cao cái phần
thiện, cái phần người trong những kẻ thô bạo ấy.
- Chị em thằng Phác: Bị đẩy vào tình thế khó xử khi ở
trong hoàn cảnh ấy. Chị thằng Phác, một cô bé yếu ớt mà can
đảm, đã phải vật lộn để tước con dao trên tay thằng em trai,
ngăn em làm việc trái luân thường đạo lí. Cô bé là điểm tựa
vững chắc của người mẹ đáng thương, cô đã hành động đúng
khi cản được việc làm dại dột của đứa em, lại biết chăm sóc,
lo toan khi mẹ phải đến toà án huyện. Thằng Phác thương mẹ
theo kiểu một cậu bé con còn nhỏ, theo cái cách một đứa con
trai vùng biển. Nó “lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên
khuôn mặt người mẹ, như muốn lau đi những giọt nước mắt
16

GV tổ chức cho HS tìm
hiểu cốt truyện:
Cách xây dựng cốt truyện
của Nguyễn Minh Châu
trong tác phẩm này có gì
độc đáo?
HS tiến hành:
a) Tóm tắt lại tình huống.
b) Bình luận về ý nghĩa
của tình huống
HS nhận xét về ngôn ngữ
nghệ thuật của tác phẩm

trên hai phương diện:
a) Về ngôn ngữ người kể
chuyện?
b) Về ngôn ngữ nhân vật?
chứa đầy trong những nốt rỗ chặng chịt”, “nó tuyên bố với
các bác ở xưởng đóng thuyền rằng nó còn có mặt ở dưới biển
này thì mẹ nó không bị đánh”. Hình ảnh thằng Phác khiến
người đọc cảm động bởi tình thương mẹ dạt dào.
- Người nghệ sĩ nhiếp ảnh:
+ Vốn là người lính thường vào sinh ra tử, Phùng căm ghét
mọi sự áp bức, bất công, sẵn sàng làm tất cả vì điều thiện, lẽ
công bằng.
+ Tâm hồn tinh tế: Anh xúc động ngỡ ngàng trước vẻ đẹp
tinh khôi của thuyền biển lúc bình minh. Một người nhạy
cảm như anh tránh sao khỏi nỗi tức giận khi phát hiện ra sự
bạo hành của cái xấu, cái ác ngay sau cảnh đẹp huyền ảo trên
biển
+Hơn bao giờ hết, Phùng hiểu rõ: trước khi là một nghệ sĩ
biết rung động trước cái đẹp, hãy làm ột người biết yêu ghét
vui buồn trước mọi lẽ đời thường tình, biết hành động để có
một cuộc sống xứng đáng với con người.
4. Cách xây dựng cốt truyện độc đáo
Trong tác phẩm, đó là sự kiện Phùng chứng kiến lão đàn
ông đánh vợ một cách tàn bạo. Trước đó, anh nhìn đời bằng
con mắt của người nghệ sĩ rung động, say mê trước vẻ đẹp
huyền ảo- thơ mộng của thuyền biển. Trong giây phút tâm
hồn thăng hoa những cảm xúc lãng mạn, Phùng phát hiện ra
hiện thực nghiệt ngã của đôi vợ chồng bước ra từ con thuyền
“thơ mộng” đó.
Tình huống đó được lặp lại lần nữa: bên cạnh hình ảnh

người đàn bà nhẫn nhục chịu đựng “đòn chồng”, Phùng còn
được chứng kiến phản ứng của chị em thằng Phác trước sự
hung bạo của cha đối với mẹ. Từ đó, trong người nghệ sĩ đã
có sự thay đổi cách nhìn đời. Anh thấy rõ những cái ngang
trái trong gia đình thuyền chài, hiểu sâu thêm tính chất người
đàn bà, chị em thằng Phác, hiểu thêm người đồng đội (Đầu)
và hiểu thêm chính mình.
Ý nghĩa: Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được tình huống
mà ở đó bộc lộ mọi mối quan hệ, bộc lộ khả năng ứng xử, thử
thách phẩm chất, tính cách, tạo ra những bước ngoặt trong tư
tưởng, tình cảm và cả trong cuộc đời nhân vật. Tình huống
truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện đời sống
5. Ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm
- Ngôn ngữ người kể chuyện: Thể hiện qua nhân vật
17
Hoạt động 3: Tổ chức
tổng kết
GV tổ chức cho HS tự
đánh giá một cách tổng
quát giá trị của tác phẩm.
Phùng, sự hóa thân của tác giả. Chọn người kể chuyện như
thế đã tạo ra một điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường
khả năng khám phá đời sống, lời kể trở nên khách quan, chân
thật, giàu sức thuyết phục.
- Ngôn ngữ nhân vật: Phù hợp với đặc điểm tính cách của
từng người.
III. TỔNG KẾT
Vẻ đẹp của ngòi bút Nguyễn Minh Châu là vẻ đẹp toát ra
từ tình yêu tha thiết đối với con người. Tình yêu ấy bao hàm
cả khát vọng tìm kiếm, phát hiện, tôn vinh những vẻ đẹp con

người còn tiềm ẩn, những khắc khoải, lo âu trước cái xấu, cái
ác. Đó cũng là vẻ đẹp của một cốt cách nghệ sĩ mẫn cảm, đôn
hậu, điềm đạm chiêm nghiệm lẽ đời để rút ra những triết lí
nhân sinh sâu sắc. Chiếc thuyền ngoài xa là một trong số rất
nhiều tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đã đặt ra những vấn
đề có ý nghĩa với mọi thời, mọi người.
V. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Sau hai năm kiên trì sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong các giờ đọc - hiểu
văn bản văn học, tôi nhận thấy không khí các giờ học được cải thiện đáng kể. Số
lượng học sinh xung phong phát biểu xây dựng bài cũng như số học sinh trả lời được
câu hỏi do giáo viên nêu ra ngày càng nhiều hơn. Một số em thì thực sự thích học
môn Ngữ Văn.
Đặc biệt, qua việc xây dựng và lập kế hoạch trong khi ôn tập củng cố lại kiến
thức, khả năng nắm bắt và kiến thức về tác phẩm của nhiều học sinh được mở rộng,
khắc sâu. Nhờ thế, các em có vốn liếng văn học nhất định để làm tốt các bài nghị luận
văn học. Điểm số của các bài Làm văn cũng như điểm số môn Ngữ Văn của các em
được cải thiện đáng kể. Ở các lớp tôi phụ trách, tỷ lệ học sinh có điểm kiểm tra học kỳ
cũng như điểm tổng kết môn Văn trên trung bình đạt từ 85% trở lên. Trong đó, điểm
khá giỏi của bài kiểm tra học kỳ tăng từ 32,3% lên 46.7%, tỷ lệ khá giỏi trong điểm
trung bình cả năm môn Văn tăng từ 21.6% lên 32.5%. Và sự hứng thú của các em đối
với môn học cũng được cải thiện đáng kể. Kết quả cụ thể như sau:
Kết quả giờ đọc văn
Trước khi thực nghiệm:
Lớp

số
Không
hiểu bài
Hiểu bài
Không

hứng thú
Hứng thú
18
Số
lượn
g
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
12A11 48 7 14,5 30 62,5 5 10,4 5 10,4
12A12 50 1 2 38 76 1 2 8 16
Sau khi thực nghiệm:
Lớp

số
Không
hiểu bài
Hiểu bài
Không
hứng thú
Hứng thú
Số
lượng

%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
12A11 48 2 4.2 36 75 2 4.2 8 16.6
12A12 50 0 0 40 80 0 0 10 20
Kết quả chất lượng kiểm tra
1. Năm học 2011- 2012 (Lớp: 12A11 và 12A12)
Số lượng và tỷ lệ
điểm trên trung
bình trở lên
Trong đó, tỷ lệ
điểm khá, giỏi
Ghi chú
Bài KT học kỳ I 62/87 71.26% 20/62 (32.3%) Tổng số học sinh:
98
Bài KT học kỳ II 70/87 80.45% 26/70 (37.1%)
Điểm TBm HKI 72/87 82.75% 15/72 (20.8%)
Điểm TBm HKII 75/87 86.20% 17/75 (22.7%)
Điểm TBm CN 74/87 85.05% 16/74 (21.6%)
2. Năm học 2012- 2013 (Lớp 12A8 và 12A10)
Số lượng và tỷ lệ
điểm trên trung
bình

Trong đó, tỷ lệ
điểm khá, giỏi
Ghi chú
Bài KT học kỳ I 60/85 70.6% 28/60 = (46.7%) Tổng số học sinh:
85
Bài KT học kỳ II 73/85 85.9% 30/73 = (41.1%)
Điểm TBm HKI 76/85 89.4% 30/76 = (39.5%)
Điểm TBm HKII 80/85 94.1% 35/80 = (44%)
Điểm TBm CN 79/85 92.9% 33/79 = (32.5%)
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. KẾT LUẬN
19
Lựa chọn và áp dụng linh hoạt một số biện pháp trên trong quá trình giảng dạy
và ôn tập cho các lớp 12 được phân công giảng dạy, tôi nhận thấy một số em học yếu,
không nắm vững kỹ năng làm bài cũng đã dần từng bước cải thiện chất lượng học tập
môn Ngữ Văn của mình. Điều đó được thể hiện qua sự tham gia của các em vào các
hoạt động học tập trong giờ học, qua kết quả của các bài kiểm tra: các em nắm vững
kiến thức và biết cách tái hiện kiến thức theo yêu cầu của đề bài qua các bài kiểm tra
chung; điểm yếu kém của các em đã giảm dần qua từng bài kiểm tra.
Những em học sinh học yếu khi được hỏi đã trả lời: những cách thức tiến hành
như trên đã giúp các em hiểu bài tốt hơn; nắm được những kỹ năng và phương pháp
làm bài đối với từng loại bài nghị luận xã hội hay nghị luận văn học để từ đó các em
có thể vận dụng linh hoạt vào những đề bài cụ thể.
2. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
Mỗi biện pháp, kĩ thuật dạy học đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, không
thể có một biện pháp tối ưu cho mọi trường hợp. Thêm vào đó, việc thực hiện có hiệu
quả qua mỗi cách dạy của người giáo viên Ngữ Văn luôn đòi hỏi cả người dạy và
người học phải có những phẩm chất, kỹ năng nhất định và những điều kiện cần thiết
để đảm bảo thực hiện tốt theo yêu cầu đặc trưng của bộ môn. Vì vậy, vấn đề không
phải là cách dạy nào tốt hơn, mà là cách dạy nào phù hợp hơn với từng loại đối tượng

học sinh.
Trên đây chỉ là một vài biện pháp mà bản thân tôi đã thực hiện trong suốt quá
trình giảng dạy, ôn tập cho các em học sinh lớp 12 thi tốt nghiệp trung học phổ thông
và thấy có hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là ý kiến cá nhân nên chắc chắn
vẫn có những điều còn hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp, trao đổi
ý kiến từ các đồng nghiệp để ngày càng có nhiều biện pháp giúp học sinh học Văn có
hiệu quả hơn và môn Văn không còn là “nỗi ám ảnh” ngán ngẩm của các em nữa.
Đề nghị nhà trường phổ thông, các cấp, các ngành quan tâm có thể tổ chức theo
chu kì những hội thảo, chuyên đề trao đổi về phương pháp dạy học nói chung và dạy
học tác phẩm văn chương nói riêng.
Cần vận dụng phương pháp phù hợp với nội dung bài dạy và đối tượng học
sinh.
Tổ chức dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học. Đề cao và
phát huy tối đa vai trò tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy
học.
Cần tổ chức cho học sinh lĩnh hội tri thức bằng chính hoạt động của bản thân
mình, rèn cho học sinh cách tự học và ý thức tự học.
Cần lựa chọn, kết hợp nhiều phương pháp dạy học tích cực, phù hợp với đặc
trưng bộ môn để giờ học nhẹ nhàng mà hiệu quả hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh hoá, ngày 20 tháng 5 năm 2013
20
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không
sao chép nội dung của người khác.

Đỗ Thị Huyền
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT, Nxb Giáo dục.
2. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kỳ 3 ( 2004 - 2007 )
3. Phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn học ở trường THPT, Tác giả Nguyễn Thị

Thanh Hương.
4. Đọc văn - học văn, Tác giả Trần Đình Sử.
5. Trần Đình Sử, 2004, “Đọc- hiểu văn bản- một khâu đột phá trong việc dạy học văn
hiện nay”, Tạp chí giáo dục số 102, trang 16-18.
6. Đỗ Ngọc Thống, 2003, “Chương trình Ngữ văn THPT và việc hình thành năng lực
văn học cho học sinh”, Tạp chí giáo dục số 66, trang 26-28
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2010, Tài liệu tập huấn giáo viên dạy học, kiểm tra đánh
giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Ngữ
Văn cấp THPT
8. Sách giáo khoa Ngữ Văn 12, tập 1 và tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội
9. Sách giáo viên Ngữ Văn 12 – Tập 1, tập 2 - Nhà xuất bản Giáo dục - Năm 2008.
10. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ Văn 12 - Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam - Năm 2010.
11. Rèn luyện kỹ năng nghị luận – Bảo Quyến – NXB Giáo dục – 2003.
12. Muốn viết được bài văn hay – Nguyễn Đăng Mạnh – NXB Giáo dục – 1994
13. Sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học môn Ngữ văn – Tiến sĩ Phạm Văn Nam –
Dự án phát triển giáo dục – 2012.
14. Sách Tôi tài giỏi, bạn cũng thế - Adam Khoo – Nhà xuất bản Phụ Nữ - 2008.
15. Bản đồ tư duy đổi mới phương pháp dạy học – Hoàng Đức Huy – (Internet)
22

×