Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

SIÊU ÂM DOPPLER ĐỘNG MẠCH ĐỐT SỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.63 MB, 88 trang )

“Người ta chỉ thấy những gì người ta được chuẩn bị để thấy."
Ralph Waldo Emerson

SIÊU ÂM DOPPLER
ĐỘNG MẠCH ĐỐT SỐNG
Bs. NGUYỄN QUANG TRỌNG
Tổng thư ký Chi hội Siêu âm Việt Nam
website: www.sieuamvietnam.vn, www.cdhanqk.com
email:
(Updated, 30/08/2017)


NỘI DUNG






Tổng quan.
Hẹp động mạch đốt sống.
Suy tuần hoàn não sau.
Hội chứng cướp máu của động mạch dưới đòn.


C1
C1
C2

C6


C2

C6

Động mạch đốt sống được chia làm 4 đoạn:
V1: từ chỗ xuất phát đến mấu ngang C6.
V2: từ mấu ngang C6 đến mấu ngang C2.
V3: từ mấu ngang C2 đến mấu ngang C1.
V4: từ mấu ngang C1 đến đến chỗ hợp lưu với ĐM đốt sống đối bên.

V1 và V2 được khảo sát thường quy.

V3 rất khó khảo sát.

V4 thường không khảo sát được.

3


TỔNG QUAN
• Động mạch đốt sống có khẩu kính nhỏ (# 4 mm), hai bên
thường không có kích thước như nhau, bên phải thường nhỏ
hơn bên trái. Khi khẩu kính nhỏ hơn, PSV và EDV sẽ nhỏ
hơn, RI cao hơn.
• Khảo sát Duplex động mạch đốt sống đoạn V2 thành công
trong khoảng 98% trường hợp.
• Khảo sát V1 đến chỗ xuất phát thì tỷ lệ thành công kém hơn,
bên phải khoảng > 80% còn bên trái chỉ thành công khoảng
2/3 số trường hợp. Gốc của động mạch đốt sống đôi khi nằm
sâu trong lồng ngực: quá sâu nếu dùng đầu dò linear, một số

trường hợp phải chuyển sang dùng đầu dò convex.
• Virtual convex trên đầu dò linear giúp khảo sát được chỗ xuất
phát của động mạch đốt sống trong một số trường hợp.

5-Sep-17

4
4


KHẢO SÁT ĐỘNG MẠCH ĐỐT SỐNG – V2

Cách thứ nhất:
Từ lát cắt theo trục dọc của ĐM cảnh chung ta trượt (sliding) đầu dò về phía đốt sống cổ của bệnh
nhân để lấy lát cắt dọc ĐM đốt sống. Ta nhận diện động mạch đốt sống nhờ bóng lưng của các mấu
ngang (transverse processes) đốt sống cổ – động mạch nằm giữa các mấu ngang.
Ngoài ĐM đốt sống còn có TM đốt sống. TM đốt sống thường nằm ở nông so với ĐM đốt sống.
5-Sep-17

5
5


Cách thứ hai:
Từ lát cắt dọc theo trục dọc của ĐM cảnh chung ta gập góc (angling) đầu dò từ từ
theo hướng vuông góc với mặt giường. Dừng lại khi xuất hiện các mấu ngang:
ĐM đốt sống nằm giữa các mấu ngang.
5-Sep-17

6

6


KHẢO SÁT ĐỘNG MẠCH ĐỐT SỐNG – V1

Từ lát cắt theo trục dọc của ĐM đốt sống đoạn V2, ta trượt (sliding)
đầu dò xuông thấp, mấu ngang cuối cùng là mấu ngang của C6, phía
dưới C6 là đoạn V1 của động mạch đốt sống, cố gắng khảo sát đến
chỗ xuất phát của nó (từ động mạch dưới đòn).
5-Sep-17

7
7


Nếu không khảo sát được đến chỗ xuất
phát bằng đầu dò linear, ta có thể sử
dụng chức năng convex ảo (virtual
convex) của nó để cải thiện trường
nhìn.

8


9


PSV và EDV ở bên động mạch có khẩu kính nhỏ
hơn sẽ thấp hơn bên có khẩu kính lớn hơn.


10


• Đoạn V2 thường thẳng, ít uốn cong, khẩu kính hầu như
không đổi, ít khi có mảng vữa xơ.
• Động mạch đốt sống hay uốn lượn (tortuous) tại gốc.
Điều này khiến cho việc lấy góc Doppler để đo đạc vận
tốc cho chính xác cũng không dễ chút nào. Trong những
trường hợp như vậy hộp màu nên để vuông góc.
• Hầu hết các trường hợp (> 90%) hẹp động mạch đốt
sống lại xảy ra ở gốc. Tắc động mạch đốt sống cũng
thường xảy ra tại vị trí này.
• Cuối cùng, cần lưu ý là động mạch đốt sống cổ có thể lầm
với thân giáp cổ (thyro-cervical trunk), cũng xuất phát từ
động mạch dưới đòn.



Đoạn V1 thường chạy ngoằn ngoèo, do
vậy ta phải sử dụng linh hoạt đầu dò khi
khảo sát.

13


14


Với mạch máu
ngoằn ngoèo, ta nên

để hộp màu vuông
góc, khi đặt cửa sổ
ta nên cố gắng lấy
góc α = 600.

15


16


17


Động mạch đốt sống nằm gần gốc động mạch dưới đòn hơn,
có khẩu kính to hơn thân giáp cổ.
18


Nghiệm pháp gõ vùng chũm:
- Nghiệm pháp dương tính nếu mạch máu mà ta khảo sát là động mạch đốt sống.
- Nghiệm pháp âm tính nếu đó là thân giáp - cổ.

5-Sep-17

19


HẸP ĐỘNG MẠCH ĐỐT SỐNG
• Khi động mạch đốt sống thiểu sản (< 2 mm, thường

bên trái), PSV thấp và RI gần bằng 1 (trở kháng cao).
• Độ chênh vận tốc giữa V1 và V2 có ý nghĩa chẩn
đoán hẹp nhiều hơn là trị số PSV vì tính chất bất
đối xứng dòng chảy của động mạch đốt sống hai
bên (bên trái thường cao hơn bên phải).
• Ngoài ra, động mạch đốt sống cũng sẽ tăng dòng
chảy bù trừ (gia tăng PSV) khi động mạch cảnh
chung hoặc cảnh trong bị tắc. Nó cũng gia tăng vận
tốc bù trừ trong trường hợp có hiện tượng cướp máu
của động mạch dưới đòn đối bên.


• Tiêu chuẩn đánh giá độ hẹp động mạch đốt sống cho
đến nay chưa có sự thống nhất, vì vận tốc dòng chảy
trong động mạch đốt sống rất thay đổi, thông thường
PSV từ 40 – 60 cm/s.
• Hẹp động mạch đốt sống được nghĩ đến khi PSV tại
gốc (V1) cao hơn tối thiểu 50% PSV đo được ở
đoạn kế cận (V2).
• Hẹp nặng tại gốc cũng được nghĩ đến khi khảo sát
V2 ta có phổ tardus-pasvus.


• Cho đến nay, ta chưa có tiêu chuẩn thống nhất cho chẩn đoán
hẹp động mạch đốt sống. Bảng tiêu chuẩn dưới đây chỉ có tính
chất tham khảo:
TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN HẸP ĐOẠN GẦN ĐỘNG MẠCH ĐỐT SỐNG (V1)
Độ hẹp (đường kính) Vận tốc đỉnh tâm thu
Vận tốc cuối tâm
Tỷ lệ PSV của

(PSV) (cm/s)
trương (EDV) (cm/s)
V1/V2 (PSVr)
Hẹp < 50%
≥ 85
≥ 27
≥ 1.3
Hẹp 50-70%
≥ 140
≥ 35
≥ 2.1
Hẹp > 70%
≥ 210
≥ 50
≥ 4.0
Gần tắc
Thay đổi
Thay đổi
Tardus parvus ở V2
Tắc hoàn toàn
Không áp dụng
Không áp dụng
Không áp dụng

Modified from Yang Hua et al. Color Doppler Imaging Evaluation of Proximal Vertebral Artery Stenosis. AJR 2009;
193:1434–1438.


Stenosis < 50% at V1 of the right vertebral artery.


23


24


Hẹp tại gốc ĐM cột sống với nghiệm pháp gõ vùng chũm (+).
PSV=320cm/s, EDV=80cm/s.

5-Sep-17

25


×