Tải bản đầy đủ (.doc) (214 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu việt nam sang thị trường trung đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 214 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ “Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng
nông sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Trung Đông” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực
và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan luận án được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc
và kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước đã được tiếp thu một cách
chân thực, cẩn trọng, có trích nguồn dẫn cụ thể trong luận án.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019

Đậu Xuân Đạt


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy
PGS.TS. Nguyễn Văn Lịch, Cô TS. Lê Hoàng Oanh đã động viên giúp đỡ tôi rất
nhiều trong quá trình nghiên cứu và viết luận án này. Những nhận xét và đánh giá
của các Thầy cô, đặc biệt là những gợi ý về hướng giải quyết vấn đề trong suốt quá
trình nghiên cứu, thực sự là những bài học vô cùng quý giá đối với tôi không chỉ
trong quá trình thực hiện luận án mà cả trong hoạt động nghiên cứu chuyên môn
sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Lãnh đạo và các phòng ban của Viện Nghiên
cứu Chiến lược, Chính sách Công thương đã giúp tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu. Những lời góp ý chân thành, sự hỗ trợ và giúp đỡ của Quý Viện đã
giúp tôi vượt qua những trở ngại trong quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Vụ thị trường châu Á - châu Phi, Viện Nghiên
cứu Châu Phi và Trung Đông, các Hiệp hội và doanh nghiệp đã giúp đỡ tôi trong


quá trình thu thập các số liệu thứ cấp và sơ cấp để hoàn thành luận án.
Nghiên cứu sinh

Đậu Xuân Đạt


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................I
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................II
DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT...............................................................VI
DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG ANH..............................................................VII
DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................VIII
DANH MỤC HỘP..................................................................................................X
DANH MỤC HÌNH................................................................................................X
DANH MỤC BIỂU ĐỒ..........................................................................................X
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI............................................1
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN
ÁN
3
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..............................................................................11
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN......................11
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN..................................................12
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VỀ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN.....................16
7. KẾT CẤU NỘI DUNG LUẬN ÁN...................................................................17
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU.......................................................18
1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ NĂNG

LỰC CẠNH TRANH HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU.................................18
1.1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH..................................................................................................18
1.1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA HÀNG NÔNG SẢN
XUẤT KHẨU VIỆT NAM................................................................................23
1.1.3. NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU......23
1.1.4. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ SỰ CẤU THÀNH NĂNG LỰC CẠNH
TRANH HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU...................................................27
1.1.5. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG
NÔNG SẢN XUẤT KHẨU...............................................................................30


iv

1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH
HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU..........................................................................
36
1.2.1. CÁC YẾU TỐ NỘI SINH.......................................................................36
1.2.2. CÁC YẾU TỐ NGOẠI SINH.................................................................40
1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU
SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT
NAM

44

1.3.1. KINH NGHIỆM CỦA THÁI LAN.........................................................44
1.3.2. KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC.................................................46
1.3.3. BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM...................................................48
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG NÔNG

SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG.........50
2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC TRUNG
ĐÔNG VÀ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG...........................................................................50
2.1.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHU VỰC TRUNG
ĐÔNG 50
2.1.2. THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG VỀ HÀNG NÔNG SẢN NHẬP
KHẨU 51
2.1.3. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT
NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG.................................................54
2.1.4. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU NÔNG
SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG.............................60
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG
NÔNG SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG
ĐÔNG
61
2.2.1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG.......................................................................61
2.2.2. THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG NÔNG SẢN XUẤT


v

KHẨU VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG.........................76
2.2.3. THỰC TRẠNG GIÁ CẢ HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU
SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG CỦA VIỆT NAM.............................79
2.2.4. THỰC TRẠNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT HÀNG NÔNG SẢN
XUẤT KHẨU.....................................................................................................82
2.3. THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN NĂNG LỰC

CẠNH TRANH HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG
TRUNG ĐÔNG......................................................................................................86
2.3.1. THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ NỘI SINH............................................86
2.3.2. THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ NGOẠI SINH......................................98
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG
NÔNG SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG
ĐÔNG
106
2.4.1. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG NÔNG SẢN
XUẤT KHẨU DỰA VÀO MA TRẬN SWOT...............................................106
2.4.2. NHỮNG MẶT THÀNH CÔNG...........................................................108
2.4.3. MỘT SỐ HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN.........................................109
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG
TRUNG ĐÔNG TỪ NAY ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM
2030
118
3.1. BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ ẢNH HƯỚNG ĐẾN
NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU VIỆT
NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG...................................................118
3.1.1. BỐI CẢNH QUỐC TẾ..........................................................................118
3.1.2. BỐI CẢNH TRONG NƯỚC.................................................................119
3.2. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM SANG THỊ
TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG.................................................................................120
3.2.1. QUAN ĐIỂM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG
NÔNG SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG
ĐÔNG 120



vi

3.2.2. ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG
NÔNG SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG
ĐÔNG 122
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN
NĂM 2030 126
3.3.1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ PHÍA NHÀ NƯỚC....................................126
3.3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU
NÔNG SẢN VIỆT NAM.................................................................................141
3.3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC HIỆP HỘI NÔNG SẢN.......148
3.3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC HỘ SẢN XUẤT NÔNG
SẢN XUẤT KHẨU..........................................................................................149
KẾT LUẬN..........................................................................................................150
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU..........................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................152
PHỤ LỤC ...........................................................................................................160


vii

DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
TỪ VIẾT TẮT

TỪ ĐẦY ĐỦ

ATTP


An toàn thực phẩm

BCT

Bộ Công thương

BTM

Bộ Thương mại

CP

Chính phủ

DN

Doanh nghiệp

ĐA

Đề án

GCC

Hợp tác các nước vùng Vịnh

OPEC

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa




Quyết Định



Nghị Định

NLCT

Năng lực cạnh tranh

NK

Nhập khẩu

NXB

Nhà xuất bản

R&D

Hoạt động Nghiên cứu và Phát triển

TTTM

Trung tâm thương mại

UAE


Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhât

XK

Xuất khẩu

XNK

Xuất nhập khẩu

WTO

Tổ chức thương mại thế giới


viii

DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG ANH

Chữ viết tắt
ASEAN

Tên tiếng Anh

Tên tiếng Việt

Association of Southeast

Hiệp hội các Quốc gia Đông


Asia Nations

Nam Á

DRC

Domestic Resource Cost-DRC

Chỉ số chi phí nguồn lực

FAO

The Food and

Agriculture Tổ chức Lương thực và Nông

Organization of the United nghiệp Liên Hợp Quốc
FTA

Nations
Free Trade Agreement

Hiệp định Thương mại tự do

GAP

Good Agricultural Practices

Tiêu chuẩn về Thực hành nông


GCC

Gulf Cooperation Council

nghiệp tốt
Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh

GLOBAL

Global Good Agricultural

Thực hành nông nghiệp tốt toàn

GAP

Practice

cầu

HACCP

Hazard Critical System

Hệ thống Phân tích mối nguy và

Analysis

Kiểm soát điểm tới hạn

and Control Point

Harmonized Commodity

Hệ thống Hài hòa mô tả và Mã

Description and Coding

hóa hàng hóa

HS

System
ICO

Tổ chức Cà phê quốc tế

International Coffee
ITC
OECD
RCA

Organization
International Trade Center
Organization for Economic
Cooperation and Development
Revealed Comparative
Advantage

Trung tâm Thương mại quốc tế
Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế

Chỉ số

cạnh

tranh

biểu

hiện/hiển thị

DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG 2.1: ............CÁC NHÓM HÀNG HÓA NHẬP KHẨU CÓ KIM NGẠCH


ix

LỚN CỦA KHU VỰC TRUNG ĐÔNG............................................51
BẢNG 2.2: ............KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG GIAI ĐOẠN 2012 2017......................................................................................................55
BẢNG 2.3: ..............MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CHÍNH
CỦA VIỆT NAM SANG MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG Ở TRUNG
ĐÔNG NĂM 2016..............................................................................56
BẢNG 2.4: ......KIM NGẠCH XUẤT KHẨU RAU, CỦ, QUẢ CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG NĂM 2016.........................58
BẢNG 2.5: ................10 THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LỚN NHẤT CỦA VIỆT
NAM Ở TRUNG ĐÔNG NĂM 2016.................................................59
BẢNG 2.6: .........SỐ LIỆU TÍNH TOÁN HỆ SỐ RCA MẶT HÀNG GẠO CỦA
VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG
ĐÔNG GIAI ĐOẠN 2012-2017.........................................................64
BẢNG 2.7: ..........HỆ SỐ RCA CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA XUẤT KHẨU GẠO

SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG GIAI ĐOẠN 2012 2017......................................................................................................65
BẢNG 2.8: .............SỐ LIỆU TÍNH TOÁN HỆ SỐ RCA MẶT HÀNG CÀ PHÊ
VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG
ĐÔNG GIAI ĐOẠN 2012-2017.........................................................68
BẢNG 2.9: .............HỆ SỐ RCA CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA XUẤT KHẨU CÀ
PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG GIAI ĐOẠN 2012
- 2017...................................................................................................69
BẢNG 2.10: ...............KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CHÈ CHỦ YẾU CỦA CÁC
QUỐC GIA SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG.......................72
BẢNG 2.11: .........HỆ SỐ RCA CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA XUẤT KHẨU CHÈ
VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG GIAI ĐOẠN 2012 - 2017
.............................................................................................................73
BẢNG 2.12: .............KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HỒ TIÊU CỦA CÁC QUỐC
GIA SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG GIAI ĐOẠN 2012
- 2017...................................................................................................75
BẢNG 2.13:........... HỆ SỐ RCA CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA XUẤT KHẨU HỒ
TIÊU VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG GIAI ĐOẠN 2012
- 2017...................................................................................................76


x

BẢNG 2.14:........ MỘT SỐ SẢN PHẨM NÔNG SẢN NHẬP KHẨU CHỦ YẾU
CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRUNG ĐÔNG GIAI ĐOẠN 2012
- 2017...................................................................................................77
BẢNG 2.15: ......MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HÀNG NÔNG
SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG
TRUNG ĐÔNG..................................................................................78
BẢNG 2.16: .........GIÁ TRUNG BÌNH MỘT SỐ NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM
VÀ CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH CHÍNH TẠI THỊ

TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG GIAI ĐOẠN 2012 - 2017.....................80
BẢNG 2.17: ..........MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ GIÁ CẢ HÀNG NÔNG SẢN
XUẤT KHẨU VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG
ĐÔNG..................................................................................................81
BẢNG 2.18: .........CHI PHÍ LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP Ở
MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2015......................................................83
BẢNG 2.19: .......CHI PHÍ VÀ THỦ TỤC XUẤT KHẨU CỦA MỘT SỐ QUỐC
GIA NĂM 2015...................................................................................84
BẢNG 2.20: .........MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ HÀNG NÔNG SẢN
XUẤT KHẨU VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG
ĐÔNG..................................................................................................85
BẢNG 2.21: ............MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ SỰ ĐA DẠNG HÓA HÀNG
NÔNG SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG
TRUNG ĐÔNG..................................................................................87
BẢNG 2.22: .................MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ KIỂU DẠNG, MẪU MÃ
HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM SANG THỊ
TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG................................................................89
BẢNG 2.23: ...........MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ KÊNH PHÂN PHỐI HÀNG
NÔNG SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG
TRUNG ĐÔNG..................................................................................90
BẢNG 2.24:............. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG
CỦA HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG........................................................93
BẢNG 2.25: .............MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG
CỦA HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG........................................................95


xi


BẢNG 2.26: CÁC CHỈ DẪN ĐỊA LÝ NỔI TIẾNG TRÊN THẾ GIỚI CỦA
MỘT SỐ QUỐC GIA XUẤT KHẨU CÀ PHÊ HÀNG ĐẦU
VÀO TRUNG ĐÔNG.........................................................................96
BẢNG 2.27: ..............GIÁ TRỊ TIÊU THỤ CỦA MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG
SẢN CHẾ BIẾN CỦA VIỆT NAM NĂM 2017..............................101
BẢNG 2.28: .........ĐÁNH GIÁ NLCT HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU VIỆT
NAM SANG TRUNG ĐÔNG QUA SWOT....................................107


xii

DANH MỤC HỘP
HỘP 2.1: Ý KIẾN PHỎNG VẤN CÁC CHUYÊN GIA VỀ ĐIỀU KIỆN
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP............................................................99
HỘP 2.2: Ý KIẾN PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA VỀ KHCN.......................100
HỘP 2.3: Ý KIẾN PHỎNG VẤN CÁC CHUYÊN GIA VỀ BAO BÌ SO
VỚI CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TẠI TRUNG ĐÔNG.........102
HỘP 2.4: Ý KIẾN PHỎNG VẤN CÁC CHUYÊN GIA VỀ RỦI RO MÔI
TRƯỜNG NGÀNH NÔNG SẢN.....................................................103
HỘP 2.5: Ý KIẾN PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA VỀ TÁC ĐỘNG CỦA
CHÍNH SÁCH ĐẾN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA.........................105
HỘP 2.6: Ý KIẾN PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA VỀ CƠ HỘI....................106

DANH MỤC HÌNH
HÌNH 1.1: KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU NLCT HÀNG NÔNG
SẢN XUẤT KHẨU.............................................................................15
HÌNH 1.2: QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NLCT HÀNG NÔNG SẢN
XUẤT KHẨU......................................................................................16
HÌNH 1.3: MỐI QUAN HỆ GIỮA NĂNG LỰC CẠNH TRANH VỚI VỚI
CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH, KHẢ NĂNG CẠNH TRANH

VÀ LỢI THẾ CẠNH TRANH...........................................................22
HÌNH 1.4: SƠ ĐỒ VỀ TÍNH TỔNG HỢP VÀ PHỤ THUỘC CỦA NLCT
HÀNG HÓA........................................................................................28
HÌNH 3.1: CHUỖI CUNG ỨNG SẢN XUẤT NÔNG SẢN XUẤT KHẨU
SANG TRUNG ĐÔNG.....................................................................135

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ 2.1: CƠ CẤU HÀNG NHẬP KHẨU CỦA TRUNG ĐÔNG NĂM


xiii

2017......................................................................................................52
BIỂU ĐỒ 2.2: THỊ PHẦN CÀ PHÊ CỦA CÁC QUỐC GIA TẠI TRUNG
ĐÔNG NĂM 2017..............................................................................66
BIỂU ĐỒ 2.3: THỊ PHẦN CHÈ CÁC QUỐC GIA TẠI THỊ TRƯỜNG
TRUNG ĐÔNG NĂM 2016...............................................................74

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Trung Đông được chính phủ Việt Nam đánh giá có tầm quan trọng, là thị
trường mới tiềm năng của Việt Nam kể từ đầu những năm 2000. Tầm quan trọng
này không chỉ qua chính sách ngoại giao mà còn được thể hiện thông qua ˝Chương
trình hành động thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam – Trung Đông giai đoạn 2008 –
2015˝ của Chính phủ Việt Nam năm 2008. Mặc dù Việt Nam và nhiều quốc gia

Trung Đông đều nhận thức được rằng cải cách, mở cửa và hội nhập sẽ tạo nhiều cơ
hội cho tiến hành hợp tác kinh tế, thương mại nhưng thực tế quan hệ giữa Việt Nam
và Trung Đông vẫn chủ yếu trên hình thức ngoại giao, còn trong quan hệ kinh tế
thương mại vẫn chưa nhiều.
Lợi thế tĩnh của nhiều quốc gia Trung Đông là nguồn tài nguyên về dầu khí
và vị trí địa chính trị. Còn lĩnh vực nông nghiệp thì khu vực Trung Đông không có
nhiều lợi thế vì Trung Đông là vùng đất xấu, năng suất cây trồng thấp. Trong khi đó,
Việt Nam lại có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp với nhiều sản phẩm nông
sản rất đa dạng và phong phú.
Thực tế kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nói chung của Việt Nam sang thị
trường Trung Đông giai đoạn 2012 - 2017 tăng từ hơn 2.6 tỷ USD năm 2012 lên
hơn 3.1 tỷ USD năm 2017, trong đó các mặt hàng chế biến, chế tạo điện thoại, linh
kiện chiếm tỷ trọng chủ yếu. Các mặt hàng nông sản cũng tăng từ hơn 271 triệu
USD năm 2012 lên đến hơn 304 triệu USD năm 2017. Theo Tổng cục Thống kê,
giai đoạn 2011-2017, giá trị hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu có tỷ lệ tăng bình
quân 12,7%/năm nhưng chưa thực sự ổn định ở thị trường Trung Đông.
Các mặt hàng xuất khẩu nông sản chủ lực của Việt Nam như gạo, chè, cà
phê...mặc dù đã có mặt tại thị trường Trung Đông nhưng năng lực cạnh tranh của
các mặt hàng này chưa cao so với các đối thủ như Ấn Độ,Trung Quốc, Thái Lan,
Pakistan,…chưa tạo được chỗ đứng ổn định và có chỉ số RCA thấp trên thị trường
này, ngoại trừ hồ tiêu và cà phê đều có chỉ số RCA lớn hơn 2.5. Hơn nữa, hàng nông
sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Trung Đông chủ yếu thông qua trung
gian (nước thứ ba) nên đã giảm năng lực cạnh tranh cũng như khả năng thâm nhập
thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam sang Trung Đông. Hạn chế này gây ra sự
mất ổn định và thiếu bền vững cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
sang thị trường Trung Đông.


2
Thị trường Trung Đông với nhu cầu và sức mua cao đối với hàng nông sản

nhập khẩu nên Việt Nam đã phải cạnh tranh khá gay gắt với nhiều đối thủ cạnh
tranh như Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Thái Lan, Srilanka,... Mặc dù nông sản
xuất khẩu Việt Nam tại thị trường Trung Đông có lợi thế cạnh tranh về chất lượng,
giá cả cạnh tranh, sự đa dạng, nhiều sản phẩm nông sản đã có thương hiệu và tham
gia vào chuỗi giá trị toàn cầu nhưng so với các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam tại
Trung Đông thì chúng ta cũng gặp nhiều bất lợi như: hàng nông sản Việt Nam vào
thị trường này muộn hơn, khoảng cách địa lý không thuận tiện, điều kiện thanh toán
khó khăn, xuất khẩu phần lớn thông qua nước thứ ba, bao bì, nhãn mác vẫn chủ yếu
là tiếng Anh mà chưa dùng nhiều tiếng Arập, các chương trình xúc tiến thương mại,
dịch vụ khách hàng còn ít. Ngoài ra, nhiều sản phẩm nông sản Việt Nam vẫn chưa
đáp ứng được thị hiếu, văn hóa tiêu dùng và các tiêu chuẩn nhập khẩu của các quốc
gia Trung Đông, như tiêu chuẩn Halal.
Nâng cao NLCT hàng nông sản xuất khẩu là yêu cầu các doanh nghiệp sản
xuất và kinh doanh nông sản Việt Nam phải thường xuyên nhạy bén, năng động
trong cải tiến kỹ thuật, áp dụng quy trình sản xuất an toàn, tổ chức quản lý có hiệu
quả, hướng đến sản xuất và xuất khẩu nông sản hiệu quả cao và bền vững. Ngoài ra,
nâng cao NLCT hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường mới không
chỉ góp phần giúp các mặt hàng nông sản có cơ hội thâm nhập thị trường mà còn
tạo điều kiện cho quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và thị trường mới như
các quốc gia Trung Đông đối với các mặt hàng khác, các lĩnh vực đầu tư khác được
mở rộng hơn.
Mặc dù hiện nay nhiều quốc gia Trung Đông vẫn đang gặp phải nhiều vấn đề
về chiến tranh, bất ổn chính trị, xã hội nhưng đây vẫn là thị trường có nhu cầu và
sức mua cao đối với hàng nông sản nhập khẩu. Trong khi đó, chính sách nhập khẩu
hàng nông sản của các quốc gia Trung Đông khá thông thoáng, chỉ đánh thuế từ 0 5%. Vậy nên việc nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu sẽ giúp
hàng nông sản Việt Nam có thể mở rộng, thâm nhập và có vị thế cạnh tranh cao hơn
trên thị trường Trung Đông. Với nhận thức như vậy, tác giả cho rằng việc lựa chọn
và thực hiện đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu
Việt Nam sang thị trường Trung Đông” vừa có tính cấp thiết về cả phương diện lý
thuyết và thực tiễn.



3
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Năng lực cạnh tranh hàng nông sảu xuất khẩu luôn là vấn đề được nhà nước
và các nhà nghiên cứu trong nước hết sức quan tâm. Thực tiễn cho đến nay, đã có
rất nhiều các nghiên cứu liên quan đến năng lực cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu ở
nước ta. Có thể liệt kê một số công trình nghiên cứu nổi bật, điển hình theo chủ đề
nghiên cứu sau đây:
2.1.1. Các công trình nghiên cứu về lý luận liên quan đến năng lực cạnh tranh hàng
hóa xuất khẩu
- Cuốn sách “Lợi thế cạnh tranh” của M.Porter, NXB Trẻ, năm 2008. Đây là
một tài liệu vô cùng quan trọng với luận án. Công trình là được đánh giá là sự bổ
sung hoàn hảo cho tác phẩm “Chiến lược cạnh tranh”. M.E.Porter đã nghiên cứu và
khám phá những cơ sở cốt lõi của lợi thế cạnh tranh trong từng doanh nghiệp.
Porter đã chỉ rõ lợi thế cạnh tranh không chỉ nằm ở bản thân mỗi hoạt động mà còn
ở cả mối liên kết giữa các hoạt động với nhau, với các hoạt động của nhà cung cấp
và cả các hoạt động của khách hàng. Việc phân tích những thuật ngữ “lợi thế cạnh
tranh”, “lợi thế cạnh tranh bền vững”, “chuỗi giá trị”, “năng lực cạnh tranh quốc
gia”, “năng lực cạnh tranh doanh nghiệp”, “năng lực cạnh tranh sản phẩm” rất quan
trọng đối với luận án [30].
- Đề án “Nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam thời
kỳ 2014 - 2020 và định hướng đến năm 2030” của Bộ Công thương Việt Nam năm
2014 đã phân định các khái niệm về năng lực cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu. Ngoài
ra Đề án cũng đã phân tích 2 yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của hàng hóa
xuất khẩu bao gồm: Yếu tố nội hàng hóa và yếu tố ngoại hàng hóa [5]. Các yếu tố
cấu thành nội hàng hóa bao gồm: Thuộc tính - giá trị sử dụng phù hợp, nổi trội; Giá
cạnh tranh; Chất lượng đảm bảo, ổn định; Dễ sử dụng, chế tác; Có uy tín, thương
hiệu tốt; An toàn, vệ sinh, môi trường; Được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến;

Được giới thiệu, tiếp thị tốt; Chăm sóc sau bán hàng và phát triển nhu cầu tiêu thụ,
sử dụng tốt; Mẫu mã, thiết kế, trình bày, bao gói đẹp thu hút sự quan tâm. Các yếu
tố cấu thành ngoại hàng hóa bao gồm: Tiếp cận thị trường; Điều kiện thương mại
thuận lợi; Hậu thương mại; Tiếp thị; Marketing và Chuỗi cung ứng thuận lợi. Khái
niệm và các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu là những nội
dung rất có ý nghĩa đối với luận án.


4
- Đề tài khoa học cấp Bộ “Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực cạnh
tranh của các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế của Việt Nam”, Viện Nghiên cứu
Thương mại (nay là Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công thương) thực
hiện năm 2009, do PGS.TS Nguyễn Văn Lịch chủ nhiệm đề tài đã xác định các mặt
hàng có lợi thế của Việt Nam trong đó có mặt hàng nông sản[25]. Ngoài ra đề tài
cũng đã xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá cũng như thực trạng năng lực của
các mặt hàng xuất khẩu mà Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh. Đây là tài liệu bổ
ích đối với quá trình thực hiện các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh hàng nông
sản Việt Nam sang thị trường Trung Đông của luận án.
- Luận án tiến sĩ “Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Trung
Đông: Nhân tố tác động và một số gợi ý về chính sách” của NCS Lê Quang Thắng,
Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2015 đã xây dựng khung khổ phân
tích và chỉ ra các nhóm nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu của một quốc gia.
Thông qua việc phân tích thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị
trường Trung Đông, Luận án đã luận giải nguyên nhân dẫn đến quy mô và tỷ trọng
hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này còn nhỏ và luận án cũng đã
chỉ ra các nhân tố tác động tích cực cũng như tiêu cực đến xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam sang thị trường Trung Đông [43].
2.1.2. Các công trình nghiên cứu về thực tiễn liên quan đến thị trường Trung Đông
Mặc dù Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia Trung Đông và
hoạt động thương mại cũng đã có mức tăng trưởng tương đối cao trong nhiều năm

qua song thực tế những công trình, những bài viết khoa học về năng lực cạnh tranh
hàng nông sản của Việt Nam sang Trung Đông vẫn còn rất ít. Để kế thừa các nghiên
cứu về năng lực cạnh tranh hàng nông sản Việt Nam sang Trung Đông, nghiên cứu
sinh đã tìm hiểu qua một số công trình, bài viết có liên quan như:
- Đề tài khoa học cấp bộ “Giải pháp phát triển thương mại giữa Việt Nam với
một số nước Châu Phi” do Nguyễn Đức Thương làm chủ nhiệm, Vụ Châu Phi Tây
Nam Á, Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) [56]. Đây là công trình nghiên
cứu lớn và đồ sộ về thực trạng, những thuận lợi và khó khăn trong việc mở rộng
xuất nhập khẩu với thị trường châu Phi. Từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy quan
hệ thương mại Việt Nam – Châu Phi. Châu Phi và Trung Đông đều là các thị trường
mới tiềm năng theo định hướng của chính Phủ Việt Nam. Những công trình nghiên
cứu về Châu Phi sẽ cơ sở rất hữu ích cho luận án tham khảo và đưa ra những chiến
lược đặc thù của thị trường Trung Đông so với khu vực châu Phi.


5
- Cuốn sách xuất bản năm 2009 của tác giả Đỗ Đức Định - Nguyễn Thanh
Hiền, “Châu Phi và Trung Đông năm 2008: Những vấn đề và sự kiện nổi bật”, đã
phân tích tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, môi trường của khu vực Châu
Phi và Trung Đông trong năm 2008 [10][11]. Trong khía cạnh quan hệ Việt Nam –
Trung Đông, công trình cũng đã phân tích một cách đầy đủ các bước tiến quan trọng
trong quan hệ chính trị, ngoại giao và kinh tế giữa Việt Nam và khu vực Trung
Đông năm 2008. Đây là tài liệu bổ ích cho Luận án nhằm phân tích tình hình kinh tế
- xã hội – văn hóa tiêu dùng của thị trường Trung Đông. Tác giả Đỗ Đức Định năm
2013 còn có công trình nghiên cứu “Trung Đông và khả năng mở rộng quan hệ hợp
tác với Việt Nam”, công trình này đã khái quát về hoạt động xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam sang thị trường Trung Đông trong giai đoạn 2009 - 2010 với mức tăng
44.7%. Đây là hai năm đầu kiểm nghiệm sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu năm 2008 [10]. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng này không tác động
nhiều đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Đông, không những thế

kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Đông còn gia
tăng mạnh hơn.
- Tác giả Bùi Nhật Quang trong cuốn sách “Một số vấn đề kinh tế, chính trị
nổi bật của Trung Đông và xu hướng đến năm 2020” đã sử dụng phương pháp phân
tích – tổng hợp nhằm đánh giá và nhận định những lĩnh vực kinh tế mà Việt Nam và
các quốc gia Trung Đông có thể bổ sung cho nhau. Tác giả đã phân tích tổng quan
hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Đông từ năm
2001 – 2008 và nhận định sự gia tăng khá cao về kim ngạch xuất khẩu, trong đó có
mặt hàng nông sản với các đối tác nhập khẩu chính gồm: Arap Saudi, UAE, Israel,
Quata, Iran,...Tốc độ tăng trưởng thương mại Việt Nam – Trung Đông qua các năm
tương đối cao, riêng trường hợp hàng nông sản với tốc độ tăng trưởng đạt 3040%/năm, tức là cao hơn khá nhiều so với tốc độ tăng trưởng thương mại trung
bình. Điều đó chứng tỏ, Trung Đông là thị trường tiềm năng của Việt Nam. Ngoài ra
tác giả Bùi Nhật Quang còn có công trình ‘‘Thổ Nhĩ Kỳ và khả năng hợp tác của
Việt Nam đến năm 2020” đã nhận định Thỗ Nhĩ Kỳ là một thị trường lớn và còn
nhiều tiềm năng đối với xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam. Tuy cơ cấu mặt
hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2008-2013 chủ yếu là các
mặt hàng điện tử, điện thoại di động, cao su thiên nhiên, dày dép và đồ gỗ còn các
mặt hàng nông sản như gạo, rau quả, hạt tiêu,...của Việt Nam mới dần thâm nhập
sâu hơn vào thị trường này [32][33].


6
- Tác giả Đỗ Đức Hiệp (2012) trong cuốn sách ‘‘Cẩm nang về Trung Đông” đã
giới thiệu tổng quan về những đặc điểm tự nhiên, lịch sử hình thành, đặc điểm chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và quan hệ kinh tế của Việt Nam với 16
quốc gia Trung Đông. Đây là 16 quốc gia được nêu trong đề án thúc đẩy quan hệ
Việt Nam – Trung Đông giai đoạn 2008 – 2015 mà Thủ tướng chính phủ Việt Nam
đã phê duyệt [16].
- Luận án tiến sĩ “Giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với
các nước trong liên minh thuế quan miền Nam Châu Phi (SACU)” của NCS Trần

Quang Huy, Viện Nghiên cứu Thương mại (nay là Viện Nghiên cứu Chiến lược,
Chính sách Công Thương), năm 2015 đã hệ thống hóa và phân tích cơ sở lý luận về
việc phát triển quan hệ thương mại giữa một quốc gia với các nước trong một liên
minh thuế quan. Ngoài ra luận án cũng phân tích và đánh giá chính sách thương mại
và các giải pháp đã được triển khai nhằm phát triển quan hệ thương mại giữa Việt
Nam và các nước SACU; thực trạng trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các
nước SACU và luận án đã đề xuất các giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa
Việt Nam và các nước SACU, trong đó có các giải pháp đẩy mạnh trao đổi thương
mại hàng hóa giữa hai bên, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận thị
trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của các hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
tại thị trường các nước SACU [19].
- Các bài viết trên các tạp chí khoa học như:
Tác giả Lê Minh Phương “Xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Phi và Trung
Đông: Cơ hội lớn, thách thức nhiều” được đăng trên tạp chí Nghiên cứu Châu Phi
và Trung Đông số 1 năm 2014 đã phân tích những cơ hội và thách thức đến hoạt
động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Đông. Tác giả đã
phân tích nhân tố quan hệ chính trị - ngoại giao tốt đẹp giữa các nước Trung Đông
nên tạo nền móng vững chắc và mở đường cho hàng nông sản xuất khẩu của Việt
Nam sang thị trường Trung Đông trong khi nhu cầu nhập khẩu của các quốc gia
trong khu vực này đang gia tăng mạnh do cả thu nhập và dân số tại khu vực tăng
lên, những mặt hàng nông sản nhập khẩu vào thị trường Trung Đông không đòi hỏi
quá khắt khe về chất lượng và mẫu mã sản phẩm so với các thị trường các nước
công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật Bản, EU. Ngoài ra, tác giả cũng phân tích
đánh giá nhân tố điều kiện tự nhiên của các quốc gia Trung Đông, nhân tố khoảng
cách địa lý giữa Việt Nam và Trung Đông, nhân tố tình hình an ninh chính trị xã hội
tại một số quốc gia Trung Đông ảnh hưởng tới tâm lý e ngại trong các doanh nghiệp
xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam [29].


7

Trong bài viết “Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Trung Đông –
Bắc Phi” của Trần Phan Hiếu đăng trên tạp chí Nghiên cứu Châu Phi – Trung Đông
số 6 năm 2014 cho thấy Trung Đông là thị trường tiềm năng đối với mặt hàng cà
phê xuất khẩu của Việt Nam hiện nay. Tại thị trường Trung Đông cà phê là là một
xu hướng tiêu dùng mới của giới trẻ, kể cả người lao động nước ngoài đến khu vực
này làm việc và người dân bản địa. Với điều kiện tự nhiên – khí hậu không ưu đãi
cho việc trồng cà phê nên hầu hết cà phê tiêu dùng ở Trung Đông đều được nhập
khẩu ở nước ngoài. Đây là cơ hội thuận lợi cho cà phê Việt Nam thâm nhập vào thị
trường này [17].
Trong các bài viết của tác giả Lê Quang Thắng trên tạp chí Nghiên cứu Châu
Phi và Trung Đông “Quan hệ hợp tác Việt Nam – Trung Đông từ năm 2010 đến
nay”, “Thực trạng xưất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Đông”
và “Quan hệ hợp tác Việt Nam – GCC”. Tác giả dựa trên các Hiệp định thương
mại song phương giữa Việt Nam với Kuwait năm 1995, giữa Việt Nam với UAE
năm 1999, với Oman năm 2004, với Arap Saudi năm 2006, với Thổ Nhĩ Kỳ năm
1997, với Israel năm 2004,…Các hiệp định này là cơ sở pháp lý, xây dựng nền
tảng ngày một vững chắc, mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu của Việt Nam sang thị
trường Trung Đông [43].
Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam đã tổ chức nhiều chương trình hội thảo về đánh
giá triển vọng và thúc đẩy hợp tác với các doanh nghiệp tại thị trường Trung Đông.
Ví dụ như Hội thảo “Triển vọng kinh doanh và đầu tư với các đối tác Châu Phi –
Trung Đông” ngày 25/06/2014 do Trung tâm Hỗ trợ Xuất khẩu – Cục Xúc tiến
thương mại – Bộ Công thương tổ chức; Ngày 6/11/2014 Cục Xúc tiến Thương mại
phối hợp với Sở Công thương Thái Bình tổ chức Hội thảo “Triển vọng kinh doanh
và đầu tư với khu vực thị trường Trung Đông”; Ngày 5/11/2014, Diễn đàn hợp tác
kinh tế giữa Việt Nam với các đối tác Trung Đông – Bắc Phi do Bộ Ngoại giao chủ
trì tổ chức được đánh giá là cơ hội quan trọng giúp lãnh đạo các bộ ngành, doanh
nghiệp hai bên gặp gỡ, thảo luận, xác định phương hướng, lĩnh vực hợp tác kinh tế
ưu tiên và đề ra các chủ trương, biên pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả hợp tác giữa
Việt Nam với các nước Trung Đông – Bắc Phi [8][9].

Tóm lại các công trình đã tìm hiểu khá toàn diện về mọi lĩnh vực tại Trung
Đông: Từ các luận cứ lý thuyết đến các nghiên cứu chuyên sâu về thương mại, đầu
tư, hợp tác lao động, quan hệ quốc tế của Trung Đông, môi trường chính trị, văn
hóa,…Đây là các nội dung quan trọng để nghiên cứu sinh thu thập, chọn lọc và kế


8
thừa các kết quả nghiên cứu nhằm phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh hàng
nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Đông.
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trung Đông là một khu vực có vị trí địa kinh tế và chính trị quan trọng, các
tổ chức, cơ quan nghiên cứu quốc tế có quan tâm tới Trung Đông có thể kể ra bao
gồm World Bank, IMF, Washington Institute for Near East Policy (Mỹ), the Middle
East Institute – Colombia University (Mỹ), Istituto Italiano per l’Africa e l’Oriente
(Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông của Italia)…Các công trình như:
- Nội dung về thương mại, đầu tư, toàn cầu hoá tại Trung Đông cũng được xem
xét trong tài liệu của World Bank, Trade, Investment and Development in the
Middle East and North Africa: Engaging with the World, MENA Development
Report, 2003. Cuốn sách giải thích tại sao việc mở rộng thương mại và đầu tư là
thực sự thiết yếu đối với khu vực. Sách cũng phân tích tại sao khu vực này tranh thủ
được tiềm năng thương mại và đầu tư toàn cầu, những biện pháp thực hiện là gì, bao
gồm cả việc cải thiện môi trường đầu tư nội địa và cải cách chính sách đối với các
đối tác bên ngoài. Trong cả cuốn sách, những nội dung đề cập đến họat động đầu tư
quốc tế của Trung Đông có dung lượng không nhiều do cuốn sách đồng thời đề cập
đến cả hai đối tượng nghiên cứu là khu vực Trung Đông và khu vực Bắc Phi. Tuy
nhiên, độc giả vẫn có được một số thông tin thiết yếu về tình hình đầu tư tư nhân,
tăng cường liên kết đầu tư, tiềm năng FDI, vai trò của môi trường đầu tư, FDI với sản
xuất toàn cầu, môi trường đầu tư..
- Công trình của tác giả Hannah Carter and Anoushiravan Ehteshami, “The
Middle East’s relations with Asia and Russia” đi tìm hiểu sâu về địa lý chiến lược

của Châu Á & tác động của nó tới mối quan hệ Trung Đông- Châu Á; Nga và Trung
Đông; Trung Quốc - Trung Đông; Các mô hình của chủ nghĩa Hồi giáo hiện nay ở
Trung Á; Sự tranh luận của đạo Hồi ở Trung Á thời hậu Xô Viết; Các mối quan hệ
kinh tế giữa GCC - Nam Á - Đông Nam Á [78].
- Nghiên cứu của Aziz & ctg (2006) về cạnh tranh nguồn lực của các nhà đầu
tư phát triển nhà tư nhân tại Malaysia đã xếp hạng các nguồn lực để tạo ra năng lực
cạnh tranh của các nhà đầu tư phát triển địa ốc của Malaysia với 14 yếu tố (Vị trí
đắc địa; dòng tiền; Đánh giá tiềm năng thị trường; Mối quan hệ với chính quyền;
Quản trị cấp cao; tổ chức và dịch vụ uy tín; Khả năng quản lý thay đổi; Mối quan hệ
với các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ có năng lực; nhân viên có tay nghề cao; quản lý
rủi ro và khủng hoảng; Chiến lược và chính sách của tổ chức; Đào tạo và phát triển


9
nhân viên; Bí mật thương mại và dự án đổi mới; Một phần của tập đoàn lớn). Trong
đó, tập trung vào 3 nhóm là: quản trị, tổ chức và mạng lưới tạo ra năng lực cạnh
tranh của các nhà phát triển nhà tư nhân tại Malaysia [64].
- Cuốn sách của tác giả Hassan Hakimian và Jeffrey B.Nugent (2009) về
“Trade policy and Economic Integration in the Middle East and North Africa” đã
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của các quốc gia vào thị
trường Trung Đông và Bắc Phi [78]. Còn tác giả John W.Fox, Nada MourtadaSabbah&Mohammed al-Mutawa (2010) trong cuốn sách “Globalization and the
Gulf” [80] đã phân tích nhiều tranh luận như: trong khu vực Arab Vùng Vịnh, tính
truyền thống bị toàn cầu hóa hay quá trình toàn cầu hóa sẽ bị truyền thống hóa? Vai
trò của các quốc gia Trung Đông nổi bật như Arap Saudi, UAE đối với nền kinh tế
thế giới ra sao?
- Nghiên cứu của Natural Resources Institute, University of Greenwich (2001),
Agricultural Marketing in Developing Countries: The Role of NGOs and CBOs
(Marketing nông nghiệp ở các quốc gia đang phát triển, vai trò của các tổ chức phi
chính phủ và các tổ chức cộng đồng) đã nhấn mạnh marketing hàng nông sản cần có sự
tham gia của nhà nước, doanh nghiệp cùng với đó là phát huy vai trò của các tổ chức

phi chính phủ và các tổ chức cộng đồng[81]. Sự phối hợp này tạo ra sức mạnh hiệp
đồng, giúp cho việc marketing các sản phẩm nông sản có chiều rộng và chiều sâu.
- Nghiên cứu của UNH Cooperative Extension in cooperation with the NH
Coalition for Sustaining Agriculture, Market Planning for Value-Added
Agricultural Products (kế hoạch marketing cho việc gia tăng giá trị nông sản) đã
khẳng định marketing là một phương thức quan trọng để nâng cao giá trị gia tăng
của các sản phẩm đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp. Các tác giả nhận định,
các sản phẩm nông nghiệp bản thân nó vừa quen thuộc vừa cần thiết và nhiều
nhiều khi người ta cho rằng không cần phải có những kế hoạch marketing mạnh
mẽ và rầm rộ[97]. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tự do hóa thương
mại, các sản phẩm nông nghiệp cũng cần thiết như các sản phẩm công nghiệp và
các quốc gia muốn có các nông sản ghi dấu ấn vào thị trường, tạo nên những giá trị
gia tăng thì marketing cần phải được chú ý.
- Bài viết của V. Nida Qamar, Rab Nawaz Lodhi and Urooj Qamar (2015),
“Are Advertising Practices in Islamic Republic of Pakistan Influenced by Principles
of Islamic Marketing: A Study of Audience Perspective from Pakistan”, Middle-East
Journal of Scientific Research 23, Page: 149-154, 2015 đã mô tả và phân tích các ý


10
tưởng quảng cáo nhằm đồng bộ với các giáo lý, nguyên tắc hướng dẫn marketing
của người Hồi giáo. Bài viết đã đưa ra khái niệm marketing Hồi giáo và phân tích
thực trạng về marketing Hồi giáo ở Pakistan. Bài viết cho thấy để thực hiện các
chương trình XTTM như quảng cáo, khuyến mại hay PR ở các nước Hồi giáo của
các quốc gia là không dễ dàng. Đây là nghiên cứu hữu ích cho tác giả khi phân tích
XTTM của Việt Nam tại thị trường Trung Đông[96].
- Bài viết của Muhammad Salman, Arab Naz, Hazirullah (2013), “Political
Islam: A Challenge to Islam in the Muslim World”, Middle-East Journal of
Scientific Research 17 (4): 465-471, đã phân tích sâu về Hồi giáo thông qua các
điều răn trong kinh Koran[85]. Bài viết hữu ích cho luận án khi phân tích thực trạng

kinh tế - xã hội khu vực Trung Đông.
2.3. Khoảng trống và tính không trùng lặp của đề tài luận án
Từ tổng quan nghiên cứu trên cho thấy còn một số khoảng trống chưa được
nghiên cứu một cách thấu đáo và trực diện sau:
Một là, khái niệm và cách tiếp cận về năng lực cạnh tranh là rất nhiều nhưng
chưa có một khái niệm hoàn chỉnh về năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu.
Vì vậy, cần đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh về năng lực cạnh tranh hàng nông sản
xuất khẩu là gì cần được làm rõ.
Hai là, các công trình trong và ngoài nước đã tìm hiểu khá toàn diện về mọi
lĩnh vực tại Trung Đông: từ các luận cứ lý thuyết đến các nghiên cứu chuyên sâu về
xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Đông. Đây đều là các nội dung
rất quan trọng có thể đáp ứng tốt yêu cầu thông tin tham khảo. Tuy nhiên hàng nông
sản xuất khẩu của Việt Nam cũng như thị trường Trung Đông có những đặc điểm rất
khác biệt, trong khi đó do yêu cầu và mục đích khác nhau, nên mặc dù có nhiều
công trình nghiên cứu về Trung Đông, nhưng các công trình trong và ngoài nước
được tổng quan vẫn chưa đưa ra được cơ sở khoa học của việc nâng cao NLCT
hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Trung Đông. Vì vậy cần làm rõ
hơn các đặc điểm, nội dung, tiêu chí đánh giá và yếu tố ảnh hưởng đối với năng lực
cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Trung Đông.
Ba là, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã phân tích cơ sở khoa
học để Việt Nam tận dụng lợi thế cạnh tranh để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa nói
chung sang thị trường Trung Đông, chứ chưa đi sâu vào phân tích cụ thể đối với các
năng lực cạnh tranh của mặt hàng nông sản cụ thể của Việt Nam trên thị trường


11
Trung Đông. Việc phân tích và đánh giá thực trạng NLCT của những sản phẩm
nông sản xuất khẩu chính của Việt Nam như gạo, hạt tiêu, chè, cà phê,...sang thị
trường Trung Đông là rất thiết thực để đánh giá chính xác NLCT hàng nông sản
xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Trung Đông.

Bốn là, một số công trình nghiên cứu về đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam sang thị trường Trung Đông. Đây là những tài liệu hữu ích cho luận án là
cơ sở quan trọng cho luận án. Tuy nhiên những công trình này chưa đề cập đến
những kinh nghiệm của các quốc gia đối với nâng cao NLCT hàng nông sản xuất
khẩu Việt Nam sang thị trường Trung Đông. Vì vậy, việc nghiên cứu các kinh
nghiệm của các quốc gia có lợi thế cạnh tranh cao đối với mặt hàng nông sản tại thị
trường Trung Đông rất có ích cho Việt Nam.
Năm là, hầu hết các công trình nêu trên mới chỉ nghiên cứu về NLCT hàng hóa
nói chung cũng như hàng nông sản nói riêng của Việt Nam chủ yếu sang các thị trường
truyền thống như: EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN mà chưa nghiên
cứu nhiều về thị trường Trung Đông đối với hàng nông sản. Mặc dù các công trình vẫn
đánh giá cao thị trường Trung Đông đối với hàng nông sản nhập khẩu song thực tế Việt
Nam vẫn chưa ban hành nhiều chính sách thương mại đối với hàng nông sản xuất khẩu
sang thị trường này. Vì vậy việc nghiên cứu thực trạng cũng như đề xuất giải pháp
nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Trung
Đông trong thời gian tới sẽ có nhiều ý nghĩa thực tiễn.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung: Xây dựng luận cứ khoa học và đề xuất các giải pháp nâng
cao NLCT hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Trung Đông từ nay
đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận về NLCT hàng nông sản xuất khẩu và xây dựng
được khung tiêu chí đánh giá NLCT hàng nông sản xuất khẩu.
+ Đánh giá thực trạng NLCT hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam sang thị
trường Trung Đông;
+ Đề xuất giải pháp nâng cao NLCT hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam sang
thị trường Trung Đông đến năm 2025 và định hướng tới 2030.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án
4.1. Đối tượng nghiên cứu



12
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là lý luận và thực tiễn về nâng cao
NLCT hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Trung Đông.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu NLCT hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam sang
15 quốc gia thuộc khu vực Trung Đông (trừ Cộng hòa Shíp).
Về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng nâng cao NLCT hàng nông sản
xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Trung Đông từ năm 2010 đến năm 2017; đề
xuất giải pháp nâng cao NLCT hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam sang thị
trường Trung Đông đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
Về nội dung: Tập trung chủ yếu phân tích NLCT các mặt hàng gạo, cà phê, chè
và hồ tiêu của Việt Nam trên thị trường Trung Đông.
Về chủ thể thực hiện: Nâng cao NLCT hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam sang
thị trường Trung Đông được nghiên cứu cả ở tầm vi mô và vĩ mô. Đó là sự kết hợp
giữa chủ thể thực hiện là các doanh nghiệp xuất khẩu và chủ thể quản lý là các cơ quan
Chính phủ. Hay nói khách khác việc nâng cao NLCT hàng nông sản xuất khẩu Việt
Nam sang thị trường Trung Đông do các chủ thể xuất khẩu tiến hành và được sự quản
lý hỗ trợ từ phía Chính phủ để đạt được mục tiêu trong khuôn khổ những thỏa thuận
hợp tác kinh tế, giao thương giữa Việt Nam với các quốc gia Trung Đông.
5. Phương pháp nghiên cứu luận án
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
5.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp của nghiên cứu bao gồm những thông tin, quan điểm, hệ thống
lý thuyết và dữ liệu liên quan đến năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu Việt
Nam sang thị trường Trung Đông. Tuy nhiên thị trường Trung Đông với những đặc
thù riêng nên đây là phương pháp chính mà tác giả sử dụng để phân tích thực trạng
của đề tài luận án. Một số nguồn khai thác dữ liệu thứ cấp chính:
- Nguồn qua kết quả nghiên cứu của các cơ quan, tổ chức: Viện Nghiên cứu
Châu Phi và Trung Đông, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương,

Các Hiệp hội nông sản, Vụ thị trường châu Á - châu Phi,…
- Nguồn thông tin thu thập qua kết quả thống kê của Tổng cục Hải quan, Tổng
cục Thống kê.
- Nguồn thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng: các website của


×