Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu việt nam sang thị trường trung đông tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.46 KB, 24 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Trung Đông được chính phủ Việt Nam đánh giá có tầm quan trọng, là thị
trường mới tiềm năng của Việt Nam kể từ đầu những năm 2000. Tầm quan trọng này
khổng chỉ qua chính sách ngoại giao mà còn được thể hiện thông qua ˝Chương
trình hành động thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam – Trung Đông giai đoạn 2008 –
2015˝ của Chính phủ Việt Nam năm 2008.
Thị trường Trung Đông với nhu cầu và sức mua cao đối với hàng nông sản
nhập khẩu nên Việt Nam đã phải cạnh tranh khá gay gắt với nhiều đối thủ cạnh
tranh như Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Thái Lan, Srilanka,...Mặc dù nông sản
xuất khẩu Việt Nam tại thị trường Trung Đông có lợi thế cạnh tranh về chất lượng,
giá cả cạnh tranh, sự đa dạng nhưng chúng ta cũng gặp nhiều bất lợi như: hàng
nông sản Việt Nam vào thị trường này muộn hơn, khoảng cách địa lý không thuận
tiện, điều kiện thanh toán khó khăn, xuất khẩu phần lớn thông qua nước thứ ba,
bao bì, nhãn mác vẫn chủ yếu là tiếng Anh mà chưa dùng nhiều tiếng Arập, các
chương trình xúc tiến thương mại, dịch vụ khách hàng còn ít.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng luận cứ khoa học và đề xuất các giải pháp nâng cao NLCT hàng
nông sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Trung Đông từ nay đến năm 2025 và
định hướng đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là lý luận và thực tiễn về nâng cao
NLCT hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Trung Đông.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu NLCT hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam sang 15
quốc gia thuộc khu vực Trung Đông (trừ Cộng hòa Shíp).
Về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng nâng cao NLCT hàng nông sản
xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Trung Đông từ năm 2010 đến năm 2017; đề


xuất giải pháp nâng cao NLCT hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường
Trung Đông đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
Về nội dung: Tập trung chủ yếu phân tích NLCT các mặt hàng gạo, cà phê, chè
và hồ tiêu của Việt Nam trên thị trường Trung Đông
Về chủ thể thực hiện: Nâng cao NLCT hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam
sang thị trường Trung Đông được nghiên cứu cả ở tầm vi mô và vĩ mô. Đó là sự kết
hợp giữa chủ thể thực hiện là các doanh nghiệp xuất khẩu và chủ thể quản lý là các
cơ quan Chính phủ.
4. Phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
4.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp


2

Dữ liệu thứ cấp của nghiên cứu bao gồm những thông tin, quan điểm, hệ thống lý
thuyết và dữ liệu liên quan đến năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu Việt
Nam sang thị trường Trung Đông.
4.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Phương pháp khảo sát, điều tra: NCS khảo sát các 90 nhà quản trị từ 50 doanh
nghiệp xuất khẩu sang thị trường Trung Đông của Việt Nam dựa trên mẫu phiếu
điều tra về cách thức tiếp cận thị trường Trung Đông của các doanh nghiệp trong
những năm qua.
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia là phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
chính được tác giả sử dụng đối với các cán bộ của Vụ Thị trường châu Á - châu
Phi, các nhà nghiên cứu tại các Viện, các trường Đại học và các Hiệp hội nông sản.
4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
4.2.1. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Đây là phương pháp được sử dụng khá rộng rãi trong phân tích các hiện tượng
KTXH. Trên cơ sở phân tích lý luận kết hợp với sự quan sát thực tế về các yếu tố

nội sinh và ngoại sinh nhằm đưa ra những đánh giá.
4.2.2. Phương pháp phân tích - so sánh
Phương pháp phân tích - so sánh được sử dụng để đánh giá kết quả cũng như xác
định vị trí nhằm phát hiện các xu hướng biến động của nông sản Việt Nam tại thị
trường Trung Đông. Trong luận án, phương pháp phân tích-so sánh được dùng để
đánh giá sự biến động về số lượng và kim ngạch của nông sản của Việt Nam tại
thị trường Trung Đông.
4.2.3. Phương pháp quy nạp và phương pháp diễn giải
Phương pháp diễn giải cũng được luận án sử dụng trong việc phân tích thực trạng
NLCT hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Trung Đông trên nền tảng
cơ sở lý luận được hệ thống hóa và đưa ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
cũng như các giải pháp phù hợp đối với hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
HÀNGNÔNG SẢN XUẤT KHẨU
1.1. Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh hàng nông
sản xuất khẩu
1.1.1. Các khái niệm cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
1.1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh
Cạnh tranh là sự đấu tranh giữa hai hay nhiều đối thủ để giành lấy những điều
kiện có lợi cho mình trong một hoàn cảnh, một không gian xác định. Cụ thể, cạnh
tranh trong kinh tế là sự đấu tranh giữa hai hay nhiều chủ thể hoạt động kinh tế
trong một hoàn cảnh cụ thể để giành lấy thị trường tiêu thụ sản phẩm bằng những
phương cách khác nhau hay giành lấy sự lựa chọn của khách hàng đối với sản
phẩm của mình cung cấp.


3

1.1.1.2. Khái niệm về lợi thế cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh

- Khái niệm về lợi thế cạnh tranh:
Theo M.Porter, lợi thế cạnh tranh phát sinh từ các giá trị mà doanh nghiệp có thể tạo
cho người mua, giá trị này phải lớn hơn các chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra.Có hai
loại lợi thế cạnh tranh cơ bản mà doanh nghiệp có thể sở hữu là lợi thế chi phí thấp
hoặc lợi thế khác biệt hóa. Để doanh nghiệp thu được lợi nhuận trên mức trung bình và
đạt được các mục tiêu khác so với các đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp phải tạo lập
và duy trì được lợi thế cạnh tranh bền vững.
- Khái niệm về chiến lược cạnh tranh
Chiến lược cạnh tranh là một quá trình tìm kiếm một vị thế thuận lợi, nhờ đó thu
hút và lôi kéo được khách hàng đến với doanh nghiệp. Bản chất của định vị chiến
lược là chọn những hoạt động khác biệt so với đối thủ để đem lại cho người mua
những giá trị cao hơn so với đối thủ.
1.1.1.3. Khái niệm về năng lực cạnh tranh
NLCT là khả năng của doanh nghiệp hay quốc gia có thể hiện thực hóa các tiềm
năng thành các lợi thế cạnh tranh. Nói cách khác, NLCT là khả năng của doanh
nghiệp hay quốc gia có thể phát huy các điểm mạnh để tận dụng cơ hội, giảm thiểu
các điểm yếu và đối phó có hiệu quả với những thách thức, để tạo lập và duy trì lợi
thế cạnh tranh bền vững.
1.1.2.Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam
Hiện nay Việt Nam xuất khẩu hàng nông sản chủ yếu sang thị trường truyền
thống và thị trường mới như Trung Đông chủ yếu là: Gạo, cà phê, điều, tiêu, chè,…
trong đó có nhiều sản phẩm giàu chất dinh dưỡng. Nông sản Việt Nam rất đa dạng
về chủng loại, có nhiều giá trị kinh tế và có thể chế biến được nhiều loại thực phẩm
có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên nông sản sinh trưởng và phát triển phụ thuộc
nhiều vào điều kiện tự nhiên, một số loại nông sản là mặt hàng khó bảo quản tươi
sống, mau hỏng.
1.1.3. Năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu
1.1.3.1. Khái niệm về xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu và các hình thức xuất khẩu
- Xuất khẩu: là một hoạt động kinh doanh sinh lợi bằng cách bán sản phẩm và
dịch vụ ra thị trường nước ngoài nhằm thu ngoại tệ. Xuất khẩu tạo điều kiện cho

quốc gia tham gia vào phân công lao động quốc tế và đồng thời phát triển kinh tế.
- Các hình thức của xuất khẩu: Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu thường
tiến hành một số hình thức xuất khẩu sau: Xuất khẩu trực tiếp; Xuất khẩu ủy thác;
Buôn bán đối lưu; Tạm nhập tái xuất; Xuất khẩu tại chỗ và Gia công xuất khẩu.
1.1.3.2. Khái niệm, phân loại và đặc điểm hàng nông sản xuất khẩu
a) Khái niệm và phân loại hàng nông sản
Nông sản là sản phẩm của ngành nông nghiệp trong đó ngành nông nghiệp
bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Tuy nhiên, theo nghĩa rộng
nông nghiệp sẽ còn cả lâm nghiệp và thủy sản. Theo quan điểm mới, trong kết quả


4

ngành nông nghiệp không tính giá trị hoạt động lâm nghiệp và thủy sản. Hiện nay,
cách hiểu về nông sản có phần thu hẹp hơn, tập trung chủ yếu vào sản phẩm thu
được từ đất, tức là các sản phẩm nông sản được làm ra từ tư liệu sản xuất đất đai.
b) Đặc điểm của hàng nông sản
Hàng nông sản xuất khẩu có những đặc điểm cơ bản sau: Tính thời vụ; Nông sản
phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên; Chất lượng nông sản ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe người tiêu dùng; Nông sản có tính tươi sống; Nông sản có tính đa dạng; Hàng
nông sản là nhóm mặt hàng nhạy cảm trong thương mại quốc tế.
1.1.3.3. Khái niệm về năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu
Năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu là tất cả các đặc trưng, yếu tố
cấu thành và những đặc điểm tiềm năng mà các mặt hàng nông sản đó có thể duy trì
và phát triển vị trí của mình trên thị trường cạnh tranh xuất khẩu một cách lâu dài.
Hay nói cách khác, năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của một quốc gia
là năng lực vượt trội về tiêu thụ và phát triển tiêu thụ hàng nông sản của quốc gia
đó tại thị trường quốc tế.
1.1.4. Các quan điểm về sự cấu thành năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất
khẩu

Hiện nay có khá nhiều quan điểm khác nhau về NLCT sản phẩm, vì thế cũng
có nhiều quan điểm về sự cấu thành NLCT hàng nông sản xuất khẩu, như:
1.1.4.1. Cách tiếp cận theo quan điểm của M.E.Porter
Theo M.E.Porter để đánh giá NLCT sản phẩm xuất khẩu, chúng ta cần dựa
trên các tiêu chí: (1) Sự cải thiện về năng suất; (2) Chất lượng sản phẩm; (3) Sự hợp
lý về giá bán; (4) Mức giảm về giá thành sản phẩm; (5) Sự ổn định và chiếm giữ thị
phần; (6) Lợi thế so sánh hiện thị; (7) Hệ số chi phí tài nguyên nội địa; (8) Hệ số chi
phí cá thể để sản xuất ra một loại sản phẩm cụ thể.
1.1.4.2. Cách tiếp cận theo cơ sở phân tích chuỗi giá trị
Đặc điểm chính của chuỗi giá trị là tạo ra sự liên kết làm việc cùng nhau giữa
các chủ thể tham gia vào chuỗi giá trị bao gồm nhà sản xuất, nhà chế biến, nhà bán lẻ
và nhà xuất khẩu. Điều này yêu cầu phải quản trị tốt để điều phối tốt trong quá trình
đưa ra quyết định sản xuất và trao đổi. .
1.1.4.3. Cách tiếp cận theo Bộ Công thương - Việt Nam.
Cách tiếp cận dựa vào Đề án “Nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng
xuất khẩu Việt Nam thời kỳ 2014 - 2020 và định hướng đến năm 2030” của Bộ
Công thương Việt Nam năm 2014 cho rằng năng lực cạnh tranh của hàng hóa nói
chung được cấu thành từ 2 yếu tố: Nội hàng hóa và ngoại hàng hóa.
1.1.5. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu
1.1.5.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá quy mô xuất khẩu của nông sản
+ Kim ngạch xuất khẩu nông sản: là số tiền thu được từ hoạt động xuất khẩu
nông sản của một quốc gia trong một khoảng thời gian xác định thường là một năm.
+ Sản lượng nông sản xuất khẩu: phản ảnh quy mô về số lượng nông sản đem


5

xuất khẩu của một quốc gia trong một thời gian xác định thường là một năm.
1.1.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thị phần và tốc độ tăng thị phần hàng nông sản
xuất khẩu

Chỉ tiêu thị phần phản ánh vị trí của một quốc gia về một mặt hàng nào đó trên
thị trường. Khi thị phần một mặt hàng của một quốc gia càng lớn thì mặt hàng đó
càng có NLCT mạnh, khả năng cạnh tranh của mặt hàng này càng cao.
1.1.5.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá trình độ xuất khẩu hàng nông sản
- Chất lượng hàng nông sản xuất khẩu
Chất lượng của hàng nông sản xuất khẩu là toàn bộ các đặc tính của hàng hóa
đó tạo ra cho nó khả năng có thể thỏa mãn một số nhu cầu nhất định. Một sản phẩm
nông sản có chất lượng tốt khi nó có khả năng thỏa mãn tốt hơn các nhu cầu của
khách hàng so với sản phẩm cùng loại.
- Giá hàng nông sản xuất khẩu
Giá cả cạnh tranh là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá NLCT của
hàng nông sản xuất khẩu vì đó là chi phí mà khách hàng phải bỏ ra để mua các mặt
hàng đó. Tuy nhiên các sản phẩm nông sản có nguồn gốc từ các quốc gia khác nhau
nên thường có các mức giá khác nhau, điều này là do sự khác biệt về điều kiện sản
xuất, nuôi trồng, giá thành,...
- Chi phí sản xuất hàng nông sản xuất khẩu
Khả năng cạnh tranh về chi phí của sản phẩm sẽ phụ thuộc vào hiệu quả của tất
cả các khâu, bao gồm sản xuất, thu mua, vận chuyển, chế biến, kho bãi, cầu cảng,
vận chuyển quốc tế để tạo ra và đưa sản phẩm đó đến thị trường quốc tế. Sự bất cập,
không hiệu quả trong bất cứ khâu nào cũng sẽ làm gia tăng chi phí và giảm khả năng
cạnh tranh của sản phẩm.
- Lợi thế so sánh biểu hiện (RCA- Revealed Competitive Advantage)
Khi so sánh hệ số RCA của cùng mặt hàng của hai nước thì nước nào có hệ số
RCA lớn hơn sẽ có lợi thế xuất khẩu cao hơn. Đến nay RCA được các nước sử dụng
như là một chỉ số để đo lường lợi thế so sánh.
- Chi phí nguồn lực trong nước (Domestic Resource Cost-DRC) của một sản
phẩm
DRC là chỉ số thường dùng để đo NLCT của sản phẩm trong trường
hợp không có những sai lệch về giá cả do những can thiệp về chính sách. Ý nghĩa
của DRC phản ánh chi phí thật sự mà xã hội phải trả trong việc sản xuất ra một hàng

hóa nào đó. DRC biểu thị tổng chi phí của các nguồn lực trong nước được sử dụng
tương ứng với 1 đôla thu được từ sản phẩm đem bán. .
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu
1.2.1. Các yếu tố nội sinh
1.2.1.1. Sự đa dạng hóa hàng nông sản xuất khẩu
Việc đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, cải tiến sản phẩm, giảm bớt chi phí sản
xuất hơn so với đối thủ sẽ tạo được NLCT của hàng nông sản đó trên thị trường quốc


6

tế. Mặt hàng xuất khẩu càng có nhiều chủng loại thì càng có khả năng bao phủ và
khai thác tối đa các phân khúc, chiếm được nhiều thị phần hơn trên thị trường. Cơ
cấu hàng nông sản xuất khẩu càng đa dạng thì càng phù hợp hơn với nhiều phong
tục và thị hiếu của khách hàng.
1.2.1.2. Thiết kế, bao bì, mẫu mã và nhãn mác hàng nông sản xuất khẩu
Việc thiết kế bao bì và mẫu mã sản phẩm không chỉ chú ý đế hình ảnh bao bì,
mẫu mã, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, nội dung trên bao bì...mà còn phải chú ý
đến sự phù hợp của những hình ảnh trên bao bì, mẫu mã với người tiêu dùng và
chính sách của thị trường nhập khẩu. Bao bì và mẫu mã hàng nông sản xuất khẩu
phải đảm bảo cả hình thức và nội dung. Ngoài hình thức thì bao bì và mẫu mã phải
cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết phù hợp với thói quen và văn hóa tiêu dùng
của mỗi nước, mỗi dân tộc, mỗi tôn giáo, mỗi lứa tuổi,...
1.2.1.3. Kênh phân phối
Kênh phân phối có thể hiểu là một tập hợp có hệ thống các phần tử tham gia
vào quá trình chuyển đưa hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng.
Hiện nay, nông sản được phân phối thông qua các kênh trực tiếp và gián tiếp. Kênh
trực tiếp là các doanh nghiệp xuất khẩu bán trực tiếp qua hệ thống siêu thị, cửa hàng
bán lẻ, chợ truyền thống,... trên thị trường nước ngoài. Còn kênh gián tiếp là các
doanh nghiệp xuất khẩu bán cho các trung gian, môi giới, nhà nhập khẩu đầu mối,

các đại lý phân phối,...
1.2.1.4. Hoạt động xúc tiến thương mại
Xúc tiến thương mại được sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu, là
một công cụ hữu hiệu trong chiếm lĩnh thị trường quốc tế. Mục tiêu cơ bản của các
hoạt động xúc tiến thương mại là tạo lập và phát triển hình ảnh của thương hiệu sản
phẩm trên thị trường, chỉ rõ sự khác biệt của sản phẩm với các đối thủ khác, tăng
cường uy tín và danh tiếng, thiết lập sự tin trưởng và sự trung thành của khách hàng.
1.2.1.5. Dịch vụ khách hàng
Cùng với các yếu tố cạnh tranh, việc mang lại cho khách hàng các dịch vụ
nổi trội hơn đối thủ, cung cấp giá trị nhiều hơn, tốt hơn đối thủ cũng là yếu tố giúp
hàng nông sản của Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao hơn. Sau bán hàng việc
lắng nghe những thông tin phản hồi từ phía người tiêu dùng Trung Đông sẽ giúp
doanh nghiệp Việt Nam điều chỉnh phù hợp, đáp ứng được kỳ vọng của họ, nhờ vậy
tạo được niềm tin của họ.
1.2.1.6. Thương hiệu hàng nông sản xuất khẩu
Thương hiệu hàng nông sản xuất khẩu chính là sự tổng hợp các thuộc tính của
sản phẩm như chất lượng, lợi ích, mẫu mã và dịch vụ của sản phẩm. Thương hiệu
không những là dấu hiệu để nhận biết và phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp này
với sản phẩm của doanh nghiệp khác, mà nó còn là tài sản rất có giá trị của doanh
nghiệp, là uy tín và thể hiện niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm.


7

1.2.1.7. Khả năng tham gia của hàng nông sản xuất khẩu vào chuỗi giá trị
hàng nông sản thế giới
Việc tạo ra giá trị và NLCT của hàng nông sản xuất khẩu phải trải qua 3 khâu
chính, đó là: khâu sản xuất nông sản (thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp), khâu
chế biến nông sản (thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp), khâu xuất khẩu hàng nông
sản (thuộc khâu thương mại). Tức là, để tạo ra giá trị và NLCT của hàng nông sản

xuất khẩu, điều quan trọng là cần phải gắn kết ba khâu trên một cách hiệu quả thông
qua các hình thức liên doanh, liên kết trên cơ sở các bên cùng có lợi.
1.2.2. Các yếu tố ngoại sinh
1.2.2.1. Điều kiện các yếu tố sản xuất
Điều kiện tự nhiên: bao gồm các yếu tố như nhiệt độ, khí hậu, độ ẩm,...
Nguồn nhân lực: phải bảo đảm cả về mặt số lượng lẫn chất lượng.
Công nghệ sản xuất và chế biến: Như chúng ta đó biết, năng suất cây trồng có
tăng được hay không phụ thuộc vào hai yếu tố chủ yếu: chất lượng của đất và giống.
Trình độ công nghệ chế biến càng cao, quy mô công nghệ chế biến càng mở rộng thì
khối lượng hàng nông sản qua chế biến càng nhiều. Phương tiện bảo quản tốt, bao bì
bao gói an toàn sẽ giữ được chất lượng hàng hóa lâu hơn, góp phần làm tăng NLCT
của hàng hóa.
1.2.2.2. Điều kiện nhu cầu trong nước đối với mặt hàng nông sản
Nhu cầu về nông sản trong nước sẽ quyết định các doanh nghiệp sản xuất cái
gì và như thế nào, ngoài ra còn tác động đến NLCT xuất khẩu. Bởi lẽ nhu cầu nội
địa phát triển sẽ đưa ra chuẩn mực đặt áp lực lên các doanh nghiệp phải liên tục cải
tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng, hạ giá thành để đáp ứng. Từ nhu cầu trong nước
đó còn giúp dự báo được xu hướng nhu cầu của người mua ở các thị trường nước
ngoài để có thể tạo ra những sản phẩm mới, đi trước đối thủ cạnh tranh.
1.2.2.3. Các ngành hỗ trợ và có liên quan đến hàng nông sản xuất khẩu
Theo mô hình đàn nhạn bay, ta có thể thấy rằng một ngành then chốt phát
triển mạnh chắc chắn sẽ kéo theo sự phát triển đồng bộ của nhiều ngành hỗ trợ và có
liên quan. Bên cạnh đó, các ngành hỗ trợ và có liên quan phát triển sẽ giúp ngành
then chốt có lợi thế cạnh tranh, giúp giảm chi phí đầu vào, cải thiện chất lượng dịch
vụ, hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất.
1.2.2.4. Môi trường cạnh tranh và cơ cấu ngành
Mức cạnh tranh của ngành nông sản trên thị trường nội địa sẽ ảnh hưởng đến
sự thành công của các doanh nghiệp trong nước trên thị trường quốc tế. Thành công
của một doanh nghiệp trong nước sẽ thu hút các đối thủ mới gia nhập ngành và
khiến cho các đối thủ hiện tại ra sức tìm kiếm các cách cải tiến hiệu quả sản xuất,

làm gia tăng sức mạnh của doanh nghiệp. Mức độ cạnh tranh trong nước gia tăng sẽ
tạo ra sức ép cho sự cải tiến, sáng tạo, nâng cao chất lượng, giảm chi phí và đầu tư
vào việc nâng cấp các yếu tố tiên tiến, giúp các doanh nghiệp ngày càng có sức
mạnh cạnh tranh hơn trên cả thị trường trong nước lẫn quốc tế.


8

1.2.2.5. Vai trò của nhà nước và cơ hội
Đối với Trung Đông việc hiểu rõ các đặc điểm văn hóa, tôn giáo sẽ giúp các
doanh nghiệp có nhiều cơ hội mở rộng và phát triển thị trường nông sản Việt Nam
tại thị trường này.
1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia về nâng cao năng lực cạnh tranh hàng
nông sản xuất khẩu sang thị trường Trung Đông và bài học cho Việt Nam
1.3.1. Kinh nghiệm của Thái Lan
Về nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu:
Thái Lan đã tiến hành cơ cấu lại mặt hàng nông sản của Bộ Nông nghiệp Thái
Lan nhằm nâng cao chất lượng của 12 mặt hàng nông sản thông qua Quy hoạch các
vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm. Ngoài ra, Thái Lan cũng thực hiện chính
sách “mỗi làng một sản phẩm” nhằm phát huy lợi thế so sánh của địa phương. Đối
với mặt hàng gạo, Thái Lan có các dây chuyền công nghệ, thiết bị xay xát, đánh
bóng gạo hiện đại, đảm bảo được tỷ lệ tấm từ 5-10% cho xuất khẩu.
Về phát triển bao bì, mẫu mã và thương hiệu hàng nông sản xuất khẩu
Thái Lan đã đầu tư rất lớn vào thiết bị, dây chuyền công nghệ tiên tiến, đảm bảo
điều kiện vận tải, kỹ thuật đóng gói hiện đại, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Ví dụ,
gạo xuất khẩu của Thái Lan được đóng bao với trọng lượng từ 5- 10 kg, bên ngoài
có đóng nhãn mác ghi đầy đủ nguồn gốc xuất xứ, tên gọi bằng tiếng Anh, tiếng Thái
và tiếng Arap.
1.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Về nâng cao chất lượng hàng nông sản: Trung Quốc đã có những quy hoạch rõ

ràng, ban hành các chính sách hỗ trợ nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu.
Trước khi gia nhập WTO thì Trung Quốc đã ban hành chính sách về quy hoạch nuôi
trồng nông sản ở các tỉnh như Quảng Tây, Quảng Đông,…Bên cạnh đó, cùng với
việc quy hoạch Trung Quốc đã có chính sách “Khuyến khích các doanh nghiệp xin
cấp chứng chỉ quốc tế ISO 9001, S1400 về môi trường”.
Về xúc tiến thương mại: Trung Quốc đã ban hành các chính sách tổ chức thực
hiện các hoạt động xúc tiến, quảng bá mặt hàng nông sản tại các nước thị trường
Trung Đông thông qua tổ chức rất nhiều hội chợ, quảng cáo tại các thị trường này.
1.3.3. Bài học rút ra cho Việt Nam
- Để nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường Trung Đông,
Việt Nam cần chú ý đến việc ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất.
- Về xúc tiến thương mại: Việt Nam nên đặt thêm các cơ quan thương vụ ở các
nước Trung Đông làm nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác và các hoạt
động xúc tiến cho từng ngành hàng nông sản.


9

Chương 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG NÔNG SẢN XUẤT
KHẨU VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG
2.1. Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực Trung Đông và thực trạng
xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Đông
2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của khu vực Trung Đông
2.1.1.1. Đặc điểm kinh tế khu vực Trung Đông
Trung Đông là một khu vực lãnh thổ rộng lớn, cầu nối giữa Châu Á, Châu Âu
và Châu Phi. Do tính chất phức tạp và đa dạng về địa lý, chính trị, văn hoá, tôn giáo
nên hiện nay vẫn còn nhiều biến động chính trị, bất ổn.
2.1.1.2. Đặc điểm văn hóa xã hội khu vực Trung Đông
Môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa khu vực Trung Đông chịu ảnh hưởng rất

lớn từ hệ thống các tôn giáo. Ở Trung Đông, có 3 tôn giáo chính: Hồi giáo, Thiên
chúa giáo và Do thái giáo.
2.1.2. Thị trường Trung Đông về hàng nông sản nhập khẩu
2.1.2.1. Nhu cầu nhập khẩu nông sản của thị trường Trung Đông
Theo ITC, ngoài nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, các sản phẩm công nghiệp
thì nhu cầu về nông sản cũng được nhập khẩu với số lượng rất lớn từ thế giới như:
Gạo, hạt tiêu, ngũ cốc, chè, hạt điều, cà phê, rau quả, trái cây và các loại gia vị khác.
Trong đó gạo, hồ tiêu, chè và cà phê là những mặt hàng nông sản được nhập khẩu
nhiều nhất hàng năm.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu hàng nhập khẩu của Trung Đông năm 2017
Nguồn: Bộ Công thương
Trung Đông nhập khẩu hàng nông sản chủ yếu từ Châu Âu, Mỹ và một số
nước như Trung quốc, Ấn Độ, Thái Lan,... Ví dụ như gạo chiếm 11% trên tổng số
hàng nhập khẩu của Trung Đông, hạt tiêu chiếm 3%,… Một đặc điểm nổi bật có thể
thấy, Thổ Nhĩ Kỳ, I-ran, Ixrael là những nước sản xuất nông nghiệp lớn với nhiều
sản phẩm nông sản như các loại rau, quả, hạt,... không chỉ xuất khẩu ra thế giới mà


10

còn xuất khẩu vào những nước khác trong nội khối Trung Đông.
2.1.2.2. Đối thủ cạnh tranh của nông sản Việt Nam tại thị trường Trung Đông
Các đối tác chính của Trung Đông về hàng nông sản của Việt Nam là Thái
Lan, Ấn Độ, các quốc gia Bắc Phi, Hoa Kỳ.... Đây là các quốc gia lớn trên thế giới
và có thế mạnh về cung cấp lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng. Đây đồng thời
cũng chính là các đối thủ cạnh tranh lớn với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam
trên thế giới. Ngoài ra còn có các doanh nghiệp kinh doanh nông sản của một số
nước trong nội khối Trung Đông như: Thổ Nhĩ Kì, Israel, Iran,…
2.1.2.3. Chính sách kinh tế vĩ mô và các quy định của Trung Đông đối với

hàng nhập khẩu
Nhìn chung các nước Trung Đông không áp dụng các chính sách hạn chế
hàng nông sản nhập khẩu. Tuy nhiên có một số lưu ý trong chính sách thương mại
đối với hàng nông sản nhập khẩu của một số quốc gia Trung Đông:
Đối với thủ tục nhập khẩu và chứng từ thì sản phẩm nông sản nhập khẩu vào
UAE cần có các giấy tờ sau: Tờ khai hải quan đi kèm với bản vận đơn gốc, hóa đơn
thương mại có công chứng, phiếu đóng gói, chứng nhận xuất xứ được chứng thực
bởi Lãnh sự quán UAE, giấy chứng nhận vệ sinh dịch tễ theo yêu cầu. UAE áp dụng
biểu thuế nhập khẩu chung của khối GCC với biểu thuế mức giá chung là từ 0-5%.
2.1.3. Khái quát thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung
Đông
Các mặt hàng nông sản là những mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim
ngạch xuất khẩu sang Thị trường Trung Đông với các sản phẩm chủ yếu: Gạo, hạt
tiêu, hạt điều, cà phê, hoa quả, chè...
Bảng 2.2: Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang
một số thị trường ở Trung Đông năm 2016
Đơn vị: triệu USD
Tên
mặt Kim
Thị trường chính
STT
hàng
ngạch
1
Gạo
44
Iraq, Iran, Yemen, UAE. Arap Saudi,...
2
Hạt tiêu
151

UAE, Yemen, Arap Saudi, Israel,...
3
Chè
16.5
UAE, Arap Saudi, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran...
4
Cà phê
26
UAE, Arap Saudi, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran...
5
Rau, củ, quả 31.9
Chủ yếu vào 6 nước GCC, Shíp...
Nguồn: Vụ Châu Phi, Tây Á, Nam Á, Bộ Công thương
Các sản phẩm nông sản xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường Trung
Đông trong những năm qua thường biến động không chỉ ở sản phẩm xuất khẩu mà
còn biến động cả về thị trường. Các sản phẩm xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam bao
gồm gạo, hạt tiêu, hạt điều, rau quả, cà phê và chè. Thị trường nhập khẩu lớn và ổn
định nhất ở Trung Đông chủ yếu vẫn là 6 nước GCC và một số quốc gia khác: Thổ
Nhĩ Kỳ, Li băng,...


11

2.1.4. Đặc điểm của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị
trường Trung Đông
Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường
Trung Đông chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong khi thị trường này còn
khá xa xôi đối với Việt Nam nên thời gian chu chuyển hàng nông sản sẽ dài hơn,
chứa nhiều rủi ro liên quan đến việc chất lượng một số mặt hàng nông sản đi xuống.
Điều này có thể làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt

Nam, đồng thời tạo ra tâm lý e ngại cho doanh nghiệp khi có ý định xâm nhập thị
trường này.
Nhiều doanh nghiệp đã thực hiện cam kết thanh toán qua L/C không hủy
ngang mở tại các ngân hàng uy tín với các đối tác. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp xuất
khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Đông vẫn gặp nhiều khó khăn trong
việc thanh toán, đặc biệt là vấn đề trả chậm.
2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản xuất khẩu
Việt Nam sang thị trường Trung Đông
2.2.1. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản
xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Trung Đông
2.2.1.1. Thực trạng năng lực cạnh tranh mặt hàng gạo xuất khẩu Việt Nam sang thị
trường Trung Đông
- Kim ngạch và sản lượng gạo xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Trung Đông:
Trong những năm qua, sản lượng gạo xuất khẩu gạo của Việt Nam đó tăng
mạnh. Đến nay Việt Nam đó trở thành nước xuất gạo lớn thứ hai trên thế giới, sau
Thái Lan. Trong khu vực Trung Đông, ngoài Thái Lan, còn có 3 nước khác có khả
năng cạnh tranh với Việt Nam là Ấn Độ, Pakistan và Trung Quốc.
- Thị phần gạo xuất khẩu: Sự tăng lên về sản lượng gạo xuất khẩu làm cho thị
phần gạo của Việt Nam trên thị trường Trung Đông cũng tăng lên. So với một số
nước có khả năng cạnh tranh cao như Thái Lan, Pakistan và Ấn Độ thì tốc độ mở
rộng thị phần gạo của Việt Nam trên thị trường Trung Đông tăng lên nhanh hơn. Đến
năm 2017, thị phần gạo xuất khẩu của các nước Pakistan chiếm 39%, Ấn Độ chiếm
32% và Thái Lan chiếm khoảng 20%.
So sánh với các đối thủ cạnh tranh tại thị trường Trung Đông như Ấn Độ,
Pakistan, Thái Lan, Trung Quốc... về năng lực cạnh tranh và vị trí mặt hàng gạo xuất
khẩu của các nước trên thị trường Trung Đông được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.7: Hệ số RCA của một số quốc gia xuất khẩu gạo sang thị trường Trung



12

Đông giai đoạn 2012 - 2017
Năm
2012
2013
2014
2015
2016
2017
Ấn Độ
11,18
11,25
11,33
12.56
12,95
12,40
Pakistan
35,14
35,26
35,91
36,54
38,79
37,39
Thái Lan
4,05
4,16
4,40
4,45
4,25

7,44
Việt Nam
0,62
0,78
0,99
0,924
1,22
3,12
Trung
0,0016
0,002
0,0025
0,003
0,007
0,05
Quốc
Campuchia
0
0
0,0015
0,0021
0,004
0,022
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Trademap, Tổng cục thống kê Việt Nam
Chỉ số RCA mặt hàng gạo xuất khẩu sang Trung Đông của Pakistan có RCA
cao và ổn định nhất từ 35,14 năm 2012 đến 37,39 năm 2017. Tiếp theo là RCA của
Ấn Độ từ 11,18 năm 2012 đến 12,40 năm 2017. RCA gạo xuất khẩu của Thái Lan
sang Trung Đông cũng rất cao, từ 4,05 năm 2012 đến 7,44 năm 2017. Tuy chưa thể
cạnh trạnh mặt hàng gạo với Pakistan, Ấn Độ hay Thái Lan trên thị trường Trung
Đông nhưng Việt Nam có chỉ số RCA cao hơn khá nhiều so với các đối thủ cạnh

tranh khác như Trung Quốc, Campuchia,...
2.2.1.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh mặt hàng cà phê xuất khẩu Việt Nam
sang thị trường Trung Đông
Thị phần cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới ngày càng được khẳng định
rõ nét. Nếu như trước đây, cà phê của Việt Nam chưa có được một vị trí đáng kể trên
thị trường Trung Đông, thì đến nay Việt Nam đó trở thành nước có thị phần cà phê
xuất khẩu lớn trên thị trường này.
So sánh hệ số RCA mặt hàng cà phê của Việt Nam với một số đối thủ khác tại
Trung Đông giai đoạn 2012 - 2017, ta thấy cà phê xuất khẩu của Việt Nam có NLCT
tương đối cao so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường này.
Bảng 2.9: Hệ số RCA của một số quốc gia xuất khẩu cà phê sang thị trường
Trung Đông giai đoạn 2012 - 2017
Năm
2012
2013
2014
2015
2016
2017
Brazil
18,74
19,92
21,9
21,68
19,14
20,05
Colombia
17,97
18,4
18,25

31,28
22,66
19,65
Indonesia
6,64
6,58
6,51
7,19
7,62
8,22
Việt Nam
16,61
6,69
7,61
4,62
7,73
3,98
Honduras
3,17
1,41
1,54
1,65
1,32
2,40
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp, tính toán từ Trademap và Tổng cục Thống kê
Việt Nam
Các quốc gia Nam Mỹ thường là các đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam
tại thị trường Trung Đông như Brazil, Colombia,,...Chỉ số RCA mặt hàng cà phê của



13

các quốc gia này tại thị trường Trung Đông cao hơn so với các quốc gia khác như
Việt Nam hay Indonesia. Mức RCA của các quốc gia Nam Mỹ này đều ở mức trung
bình 20, cao hơn khá nhiều so với Việt Nam.
2.2.1.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh mặt hàng chè xuất khẩu Việt Nam sang
thị trường Trung Đông
Trong số những mặt hàng chè xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực thị
trường Trung Đông, chủ yếu là chè xanh. Tuy nhiên mặt hàng chè xuất khẩu có xu
hướng giảm mạnh trong giai đoạn 2012-2017. Cụ thể năm 2012 kim ngạch xuất
khẩu chè sang thị trường Trung Đông đạt hơn 20.45 triệu USD và đến năm 2016 chỉ
còn đạt 7.7 triệu USD.
Theo tính toán của tác giả dựa trên dữ liệu Trademap thì RCA của Việt Nam
năm giai đoạn 2012 - 2017 có mức trung bình 2.1. Đây là mức thấp hơn 2,5. Điều
này chứng tỏ lợi thế cạnh tranh của chè xuất khẩu Việt Nam tại thị trường Trung
Đông khá thấp. So với các đối thủ cạnh tranh lớn nhất như Srilanka, Keynia,
Paskistan, UAE, Ấn Độ thì RCA mặt hàng chè của Việt Nam thấp hơn rất nhiều.
Còn các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Việt Nam như Trung Quốc, Indonesia,... thì
Việt Nam có lợi thế cạnh tranh cao hơn trên thị trường Trung Đông.
2.2.1.4. Thực trạng năng lực cạnh tranh mặt hàng hồ tiêu xuất khẩu Việt Nam
sang thị trường Trung Đông
Hồ tiêu Việt Nam hiện đã xuất khẩu đi 97 quốc gia và vùng lãnh thổ và luôn
dẫn đầu thế giới về xuất khẩu trong thời gian qua. Đối với thị trường Trung Đông
giai đoạn 2012 - 2017, Việt Nam xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường này tăng từ
138.609 triệu USD năm 2012 đến 154.732 triệu USD năm 2017.
Theo tính toán của tác giả dựa trên dữ liệu Trademap và Tổng cục Thống kê
Việt Nam thì RCA hồ tiêu xuất khẩu Việt Nam đạt cao nhất giai đoạn 2012 - 2017 là
năm 2016 với 87,2. Chỉ số RCA của Việt Nam cao hơn rất nhiều so với chỉ số RCA
của các đối thủ cạnh tranh chính tại thị trường Trung Đông như Ấn Độ, Trung Quốc,
Indonesia, UAE...Mặc dù thị trường Trung Đông đánh giá hồ tiêu Việt Nam rất thơm

và khá ngon nhưng hồ tiêu Việt Nam chủ yếu vẫn xuất khẩu tiêu đen nên giá trị gia
tăng chưa cao.
2.2.2. Thực trạng về chất lượng hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam sang thị
trường Trung Đông
Mặc dù các tiêu chuẩn chất lượng nông sản Việt Nam đáp ứng được các yêu
cầu cơ bản của các quốc gia Trung Đông như: Hạt điều chế biến, hạt tiêu, đậu
phộng, cà phê, trà, mật ong, gia vị chế biến, gạo và các chế phẩm từ gạo, bột chiên
giòn, bột ngũ cốc, bột gạo lứt, hạt sen, trái cây tươi-khô,...song hiện nay tỷ trọng chế
biến sâu của nông sản Việt Nam nói chung chỉ đạt 25-30% tổng sản lượng nông sản
xuất khẩu. Nhiều sản phẩm nông sản được đưa đi xuất khẩu chỉ ở dạng sơ chế hoặc
chế biến thô nên giá bán không cao và không cạnh tranh được với sản phẩm của các
đối thủ.


14

Về đánh giá chất lượng hàng nông sản Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn Halal
qua nhận định ý kiến “Nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam phù hợp với tiêu
chuẩn Halal và các thị hiếu người Hồi giáo” được đánh giá ở mức thấp (2,34/5,0)
điểm. Có 60/90 ý kiến rất không đồng ý với nhận định trên.
2.2.3. Thực trạng giá cả hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường Trung Đông
của Việt Nam
Nói chung, giá sản phẩm của mỗi loại nông sản Việt Nam nhìn chung là khá
cạnh tranh trên thị trường Trung Đông. Mỗi mặt hàng nông sản thường được phân
ra làm các loại khác nhau. Ví dụ như gạo, Trung Đông chủ yếu nhập các loại gạo
như: Gạo Basmati, gạo trắng hạt dài, cơm dừa sấy khô,...Trong khi đó, Việt Nam lại
chỉ chủ yếu xuất khẩu loại gạo trắng hạt dài, cơm dừa sấy khô vào thị trường này.
Còn gạo Basmati lại chỉ chủ yếu do Ấn Độ, Pakistan cung cấp. Các loại gạo xuất
khẩu sang Trung Đông phải cạnh tranh khá gay gắt với các loại gạo của Thái Lan,
Trung Quốc, Ấn Độ...

2.2.4. Thực trạng về chi phí sản xuất hàng nông sản xuất khẩu
Trong các quốc gia xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Đông, Việt
Nam vẫn là quốc gia có chi phí về nhân công tương đối rẻ so với các đối thủ cạnh
tranh. Chính vì nhờ lợi thế nhân công thấp nên giá sản phẩm nông sản Việt Nam có
mức cạnh tranh vừa phải, tuy giá một vài sản phẩm nông sản có giá khá cao tại thị
trường Trung Đông nhưng vẫn được khách hàng chấp nhận.
Đối với nhận định “Giá thành các sản phẩm nông sản nhìn chung vẫn thấp
hơn so với các đối thủ cạnh như Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc trên thị
trường Trung Đông” với mức điểm bình quân 3.21. Đây là mức điểm trung bình.
Điều này cho thấy rằng, giá thành các sản phẩm nông sản Việt Nam thấp hơn so
với các đối thủ cạnh như Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc trên thị trường
Trung Đông trong những năm qua.
2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hướng đến năng lực cạnh tranh hàng nông sản
Việt Nam sang thị trường Trung Đông
2.3.1. Thực trạng các yếu tố nội sinh
2.3.1.1. Thực trạng về sự đa dạng hóa hàng nông sản xuất khẩu
Nông sản Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường nông sản Trung
Đông bằng việc không chỉ nâng cao chất lượng, đa dạng hóa chủng loại, mẫu mã
cũng như đảm bảo sức cung ổn định. Thêm vào đó, chính sách đa dạng hóa sản
phẩm xuất khẩu không chỉ ở chủng loại hàng hóa mà còn đẩy mạnh các sản phẩm
được chế biến sâu hơn. Ví dụ như gạo, hiện nay Việt Nam không những xuất khẩu
gạo tấm mà còn xuất khẩu gạo trắng hạt dài, cơm dừa sấy,... sang thị trường Trung
Đông.
2.3.1.2. Thực trạng về thiết kế, bao bì, mẫu mã và nhãn mác hàng nông sản
xuất khẩu


15

Các thương hiệu gạo, cơm dừa khô, chè, cà phê Trung Nguyên,... đã và đang

tiếp tục được chào bán tại thị trường Trung Đông với nhiều thương hiệu khác nhau.
Tuy nhiên kiểu dáng, mẫu mã hàng nông sản Việt Nam vẫn còn đơn điệu, chưa đa
dạng, phong phú nên NLCT đang đạt ở mức trung bình. Ở nhiều thị trường Trung
Đông hiện nay như GCC sự cạnh tranh hàng nông sản giữa các nước chủ yếu dựa
trên kiểu dáng mẫu mã vì các yếu tố giá cả, chất lượng sản phẩm nông sản tương
đối giống nhau.
2.3.1.3. Thực trạng về kênh phân phối
Thị trường hàng nông sản nhập khẩu của Trung Đông hiện nay vẫn chủ yếu từ
các quốc gia như Trung Quốc, một số quốc gia Nam Á, Mỹ, Ấn Độ,...Trong khi Việt
Nam cũng mới chỉ xuất khẩu hàng nông sản sang Trung Đông hơn 15 năm qua và
vẫn còn gặp nhiều khó khăn về khoảng cách địa lý, văn hóa, tôn giáo, phong tục, tập
quán, ngôn ngữ...nên phần lớn hàng nông sản Việt Nam vẫn tiếp tục phải xuất khẩu
qua thương nhân của quốc gia thứ ba như: Ấn Độ, Malaysia, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ...
Các quốc gia trung gian này đã thiết lập được hệ thống phân phối hàng nông sản ở
khu vực Trung Đông từ khá sớm.
2.3.1.4. Thực trạng về hoạt động xúc tiến thương mại
Việt Nam hiện nay đã mở được 6 thương vụ tại khu vực Trung Đông như: ở
Iran, Kuwait, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE),
Arap Saudi, và Iraq (tạm thời đóng cửa). Về cơ bản chương trình XTTM quốc gia đã
có những tác động tích cực đến hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu nói chung và xuất khẩu
nông sản nói riêng, góp phần nâng cao năng lực sản xuất, sức cạnh tranh của các doanh
nghiệp.
2.3.1.5. Thực trạng về dịch vụ khách hàng
Do điều kiện về khoảng cách địa lý cũng như chưa đủ điều kiện để phân phối
trực tiếp tất các cả sản phẩm nông sản của Việt Nam tại Trung Đông nên hoạt động
dịch vụ khách hàng của các doanh nghiệp nông sản Việt Nam vẫn còn nhiều hạn
chế. Các hoạt động dịch vụ thương mại mới chủ yếu thực hiện với các đối tác trung
gian chứ chưa có nhiều hoạt động dịch vụ khách hàng với trực tiếp người tiêu dùng
Trung Đông nên chưa có nhiều điều kiện hiểu hơn về thói quen, phong tục, tập quán
kinh doanh, tập quán tiêu dùng của người Trung Đông.

2.3.1.6. Thực trạng về thương hiệu hàng nông sản xuất khẩu
Các thương hiệu hàng nông sản xuất khẩu lớn của Việt Nam sang thị trường
Trung Đông những năm qua bao gồm: Gạo trắng hạt dài, Cơm dừa sấy khô, Cà phê
Trung Nguyên, Chè Tân Cương, Trà Ô Long, Hồ tiêu Phú Quốc, Hạt Điều Bình
Phước, Dứa Đồng Giao, Ngô Ngọt Ninh Bình, Chuối Lào Cai, Chôm Chôm Java,
Xoài Cát Hòa Lộc, Dưa chuột Tiên Lãng... đã dần thâm nhập sâu hơn vào thị trường
Trung Đông, đặc biệt là ở các nước GCC và Thỗ Nhĩ Kỳ.
2.3.1.7. Khả năng tham gia của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam vào chuỗi
giá trị hàng nông sản thế giới


16

Những lợi thế mà nền nông nghiệp Việt Nam nói chung và hàng nông sản Việt
Nam có thể kể đến như: Cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa ngày
càng được bổ sung, hoàn chỉnh phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, tạo
thuận lợi, minh bạch và ổn định dài hạn để thu hút đầu tư, thúc đẩy các doanh
nghiệp có sức cạnh tranh liên kết với nông dân theo chuỗi giá trị.
Tuy nhiên, hàng nông sản Việt Nam cũng còn nhiều tồn tại và phải đối mặt với rất
nhiều thách thức trên thị trường quốc tế nói chung và thị trường Trung Đông nói riêng.
Theo đánh giá của các chuyên gia, có tới trên 80% lượng hàng nông sản của nước ta ra
thị trường thế giới phải thông qua trung gian bằng các “thương hiệu” nước ngoài.
2.3.2. Thực trạng các yếu tố ngoại sinh
2.3.2.1. Thực trạng về các yếu tố sản xuất
Về giống: Hiện nhiều địa phương đã chủ động đổi mới cơ cấu giống lúa theo
hướng tăng tỉ trọng các giống lúa có chất lượng cao nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu
xuất khẩu. Các tỉnh vùng ĐBSCL đã chú trọng đến việc tăng diện tích lúa hàng hóa
chất lượng cao phục vụ xuất khẩu như An Giang, Tiền Giang, …Các tỉnh đồng bằng
sông Hồng đã bước đầu hình thành nên các vùng sản xuất lúa đặc sản như lúa đặc
sản Tám Thơm, Nam Định, Hưng Yên…Tuy nhiên, việc áp dụng và phổ biến giống

lúa chất lượng cao chưa thật sự rộng rãi.
Về việc cơ giới hóa vào trong nông nghiệp: Hiện có thể thấy, từ khâu làm đất tới
khâu gieo cấy, thu hoạch, bảo quản chế biến đều có sự tham gia của máy móc hiện
đại thay cho sức lao động tay chân. Tuy nhiên, cơ giới hóa chủ yếu được áp dụng
phổ biến rộng rãi trong khâu làm đất và thu hoạch, các khâu còn lại người dân chủ
yếu vẫn thực hiện thủ công.
2.3.2.2. Thực trạng về nhu cầu trong nước đối với hàng nông sản
Trong những năm qua nhu cầu về hàng nông sản nói chung ở trong nước ngày
càng gia tăng. Tổng mức bán lẻ các mặt hàng nông sản tăng hàng năm. Mặc dù vậy,
các doanh nghiệp vẫn chủ yếu hướng đến xuất khẩu hàng nông sản, chiếm khoảng
62%, còn tiêu thụ nội địa chỉ chiếm khoảng 38%.
2.3.2.3. Thực trạng về các ngành hỗ trợ và liên quan
Đối với nâng cao NLCT hàng nông sản xuất khẩu thì vai trò của các ngành hỗ
trợ là rất quan trọng trong việc góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho hàng nông sản
xuất khẩu, đó là các ngành về công nghệ sản xuất, công nghệ thu hoạch nông sản và
công nghệ chế biến. Các ngành công nghiệp hỗ trợ này sẽ giảm thiểu được tổn thất
sau thu hoạch đối với các loại sản phẩm nông sản Việt Nam.
2.3.2.4. Thực trạng về môi trường cạnh tranh và cơ cấu ngành
Hiện nay, các sản phẩm nông sản Việt Nam phải cạnh tranh khá gay gắt với các
quốc gia tại thị trường Trung Đông như: Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan,
Srilanka, Brazil,...Ngoài ra, đối thủ cạnh tranh còn đến từ một số quốc gia trong nội
khối Trung Đông như Isael, Thổ Nhĩ Kỳ. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam đã xác định rõ
tầm quan trọng về công tác nghiên cứu thị trường Trung Đông thông qua việc mở


17

các thương vụ tại nhiều quốc gia thuộc khu vực này.
2.3.2.5. Thực trạng về vai trò của nhà nước và cơ hội
Về vai trò của Chính phủ Việt Nam: Trong thời gian qua, để hỗ trợ cho việc nâng

cao NLCT hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường thế giới nói chung và
thị trường Trung Đông nói riêng, Chính phủ đã xây dựng nhiều chính sách tác động
tích cực đến sản xuất và xuất khẩu mặt hàng nông sản.
Về cơ hội: Hiện nay, các nước Trung Đông đa phần đều đã là thành viên của tổ
chức thương mại thế giới WTO và năm 2007, Việt Nam cũng đã tham gia vào tổ
chức này. Như vậy, Việt Nam có thể thuận lợi hơn trong việc xuất khẩu nông sản vào
các nước này do được hưởng đãi ngộ tối huệ quốc MFN (Most Favor Nation) và chế
độ đãi ngộ quốc gia NT (National Treatment).
2.4. Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu Việt
Nam sang thị trường Trung Đông
2.4.1. Đánh giá năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu dựa vào ma trận
SWOT
Bảng 2.17: Đánh giá NLCT hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam sang Trung
Đông qua SWOT
Điểm mạnh
- Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu
- Chỉ số RCA của nhiều mặt hàng nông vẫn còn thấp và chưa thực sự ổn định
sản tương đối cao như cà phê, hồ tiêu - Giá cả một số mặt hàng nông sản
trên thị trường Trung Đông. Trong khi chưa thực sự cạnh tranh được trên thị
chỉ số DRC của nhiều mặt hàng nông trường Trung Đông
sản vẫn còn nhỏ hơn 1.
- RCA của gạo, chè tại thị trường
- Hàng nông sản Việt Nam ngày càng Trung Đông vẫn còn thấp
được mở rộng và thâm nhập sâu hơn - Chủ yếu xuất khẩu qua nước thứ ba
tại thị trường Trung Đông.
- Bao bì, nhãn mác vẫn chủ yếu là
tiếng anh, chưa nhiều nhãn hiệu sử
dụng tiếng Arập.
Cơ hội
- Cầu thị trường Trung Đông ngày

càng tăng về hàng nông sản nhập khẩu
- Hàng nông sản là mặt hàng kém lợi
thế so sánh của Trung Đông
- Chính sách nhập khẩu hàng nông sản
của Trung Đông không quá khắt khe

Thách thức
- Tình hình chính trị xã hội của một số
quốc gia khu vực Trung Đông vẫn còn
bất ổn.
- Ảnh hưởng rất lớn của các tôn giáo như
đạo Hồi, đạo Do thái, đạo Thiên chúa tới
nhu cầu tiêu thụ hàng nông sản.

Nguồn: NCS tự tổng hợp
2.4.2. Những mặt thành công
Thứ nhất, kim ngạch và sản lượng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị
trường Trung Đông nhìn chung có mức tăng nhất định.


18

Thứ hai, chất lượng hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam ngày càng được nâng
cao và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường Trung Đông.
Thứ ba, một số mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đã dần tạo lập và
khẳng định được vị thế nhất định trên thị trường Trung Đông.
2.4.3. Một số hạn chế và nguyên nhân
2.4.3.1. Một số hạn chế
Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Trung
Đông trong những năm qua vẫn chưa thực sự ổn định và tương xứng với tiềm năng

của mỗi bên.
Khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định nhập khẩu của thị trường Trung
Đông của hàng nông sản Việt Nam còn hạn chế.
2.4.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế
a) Các nguyên nhân chủ quan
- Nguyên nhân từ phía cơ quan nhà nước: Vai trò của Nhà nước trong việc định
hướng và tạo môi trường thuận lợi để nâng cao NLCT hàng nông sản xuất khẩu Việt
Nam sang thị trường Trung Đông còn hạn chế; Chất lượng hàng nông sản Việt Nam
mặc dù đáp ứng nhiều tiêu chuẩn thế giới nhưng với thị trường Trung Đông.
- Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Đô
Các doanh nghiệp chưa đầu tư nhiều vào các công nghệ, đặc biệt là công nghệ
chế biến hàng nông sản; Các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn chủ yếu xuất khẩu sang
các thị trường truyền thống của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc,... mà
chưa thực sự quan tâm nhiều đến thị trường Trung Đông.
- Nguyên nhân về phía các Hiệp hội nông sản: chưa hỗ trợ nhiều cho các
doanh nghiệp xuất khẩu nông sản trong việc cung cấp thông tin thị trường Trung
Đông, các tiêu chuẩn nhập khẩu, tiêu chuẩn Halal, văn hóa Hồi giáo,... cho các
doanh nghiệp, hộ nông dân sản xuất và kinh doanh nông sản.
b) Các nguyên nhân khách quan
Khu vực Trung Đông vẫn còn nhiều bất ổn về chính trị, chiến tranh, vấn đề
hạt nhân, mâu thuẩn tôn giáo và khoảng cách địa lý khá xa với Việt Nam.
Sự khác biệt về văn hóa và thông tin về thị trường Trung Đông còn ít khiến
doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Đông gặp khó
khăn trong việc xác định nhu cầu thị trường.
Tập tục mua hàng, thói quen thanh toán, tiêu chí chọn nhà nhập khẩu của các
nước Trung Đông khác biệt so với những thị trường khác.


19


Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG NÔNG SẢN
XUẤT KHẨU VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG TỪ NAY
ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
3.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hướng đến năng lực cạnh tranh hàng
nông sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Trung Đông
3.1.1. Bối cảnh quốc tế
Hiện nay, Trung Đông là khu vực được các nước trên thế giới đặc biệt quan
tâm vì khu vực này có vị trí địa chính trị và kinh tế hết sức quan trọng. Đây là khu
vực hết sức nhảy cảm, là nơi cung cấp dầu lớn nhất thế giới. Bối cảnh quốc tế có ảnh
hưởng quan trọng đến xuất khẩu và việc ra chính sách thương mại để thúc đẩy xuất
khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường này.
3.1.2. Bối cảnh trong nước
Cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội quý giá cho Việt Nam nắm bắt các công
nghệ mới để đẩy nhanh hơn tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm thu hẹp
khoảng cách phát triển với các nền kinh tế phát triển khác trên thế giới nói chung và
đẩy mạnh sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam nói riêng. Việc ứng dụng
công nghệ 4.0 trong sản xuất nông nghiệp thực sự trở thành xu hướng và đem lại
hiệu quả về chất lượng sản phẩm, giảm thiểu chi phí và rủi ro hư hỏng.
3.2. Quan điểm và định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản
xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Trung Đông
3.2.1. Quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu Việt
Nam sang thị trường Trung Đông
- Việc nâng cao NLCT hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường Trung Đông
phải đảm bảo tính đồng bộ, có lộ trình phù hợp theo bối cảnh trong nước và quốc tế
trên cơ sở năng lực cạnh tranh sản phẩm nông sản cốt lõi
- Việc cao năng lực cạnh tranh cho hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường
Trung Đông phải dần góp phần đưa hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam tham gia vào
chuỗi giá trị toàn cầu ngành nông sản
3.2.2. Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu

Việt Nam sang thị trường Trung Đông
3.2.2.1. Định hướng chung
Căn cứ Quyết định số 2471/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
28/12/2011 về Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2011-2020, định
hướng đến năm 2030 cũng như mục tiêu tổng quát của ngành nông nghiệp giai đoạn
2016-2020 thì tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 2,5-3%; giá trị sản xuất
bình quân 5 năm 2016-2020 đạt 3,5-4%. Giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt
khoảng 39-40 tỷ USD năm 2020.
3.2.2.2. Mục tiêu, chỉ tiêu nâng cao NLCT hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam
sang thị trường Trung Đông


20

a) Về mục tiêu sản xuất và chế biến một số hàng nông sản
Chế biến lúa gạo: Đầu tư công suất chế biến công nghiệp đạt 25 triệu tấn/năm, đủ
năng lực chế biến 60% tổng sản lượng thóc.
Chế biến cà phê: Bằng các hình thức kinh tế hợp tác giữa doanh nghiệp và nông
dân, tăng tỷ lệ cà phê được chế biến ở quy mô công nghiệp từ 40% năm 2015 lên
70% năm 2025.
Chế biến hồ tiêu: Đầu tư mở rộng công suất và đầu tư mới các nhà máy chế biến
tiêu trắng, nâng tỷ lệ sản phẩm tiêu trắng từ 22% năm 2025 lên 30% vào năm 2030.
Chế biến chè: Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng: 55% chè đen và 45% chè
xanh; đến năm 2025 giá chè Việt Nam xuất khẩu ngang bằng giá bình quân thế
giới.
b) Mục tiêu xuất khẩu hàng nông sản
Định hướng của Việt Nam là cố gắng nỗ lực đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
nông sản ở mức 22-25%/năm. Tăng tỷ trọng cơ cấu hàng chế biến sâu trong xuất
khẩu nông sản, đạt mức từ 40-60% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản.
c) Chỉ tiêu xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Đông

Đối với thị trường UAE: Phấn đấu đến năm 2025, Việt Nam sẽ đưa kim ngạch
xuất khẩu nông sản sang UAE với mức tăng trưởng bình quân 25%/năm. Các mặt
hàng xuất khẩu nông sản chủ yếu là: Hồ tiêu, hải sản, sản phẩm gỗ, chè, gạo, rau
quả…Đây vẫn là thị trường trọng điểm nhất của Việt Nam tại Trung Đông.
Đối với thị trường Thổ Nhĩ Kỳ: Phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ đến năm 2025 đạt trên 1.505 triệu USD với mức tăng trưởng
bình quân 22%/năm. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu là: hạt tiêu, chè, cao
su, cà phê..
Đối với thị trường Arap Saudi: Phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam sang Arap Saudi đến năm 2025 là trên 800 triệu USD với mức tăng trưởng
bình quân 22%/năm. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu là: hải sản, hạt điều,
hạt tiêu, chè,...
d) Mục tiêu nâng cao NLCT hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam sang thị
trường Trung Đông
Xác định rõ nâng cao NLCT hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường Trung
Đông là nhiệm vụ quan trọng, lâu dài và liên tục. Việt Nam cần phải thể hiện tầm
quan trọng này thông qua các chiến lược, kế hoạch và chương trình triển khai cụ thể
tới các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, các Hiệp
hội nông sản và các hộ nông dân.
Vừa nâng cao NLCT hàng nông sản xuất khẩu ở các khâu mà Việt Nam có lợi
thế vừa chuẩn bị các điều kiện để thâm nhập vào các khâu có giá trị gia tăng cao
trong chuỗi giá trị toàn cầu hàng nông sản.
3.3. Một số giải pháp và kiến nghị nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản


21

xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Trung Đông đến năm 2025 và định hướng
đến năm 2030
3.3.1. Một số giải pháp về phía nhà nước

3.3.1.1. Tạo môi trường thực thi hiệu quả năng lực cạnh tranh hàng nông sản
xuất khẩu sang thị trường Trung Đông.
Đàm phán và tiến hành ký kết các hiệp định thương mại giữa Việt Nam và
Trung Đông; Đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ để hỗ trợ doanh nghiệp nhằm phát
triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản sang Trung Đông.
3.3.1.2. Nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường Trung Đông
Tận dụng tối đa các chính sách mà WTO không cho phép để hỗ trợ đẩy mạnh
việc nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào sản xuất,
chế biến nhằm gia tăng năng suất lao động, gia tăng hàm lượng giá trị trong sản
phẩm nông sản, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường thế
giới.
Để nâng cao chất lượng nông sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Trung
Đông cần tiếp tục có sự đồng bộ từ khâu sản xuất, thu gom, chế biến và tiêu thụ.
3.3.1.3. Hoàn thiện các chương trình XTTM đối với hàng nông sản xuất khẩu sang
thị trường Trung Đông
Ngoài việc tích cực thâm nhập các thị trường truyền thống Mỹ, EU và Trung
Quốc nhưng cũng cần có hướng xuất khẩu sang các thị trường mới. Cụ thể đối với
thị trường Trung Đông cần tiếp tục có chính sách thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường
này.
3.3.1.4. Giải pháp phát triển thương hiệu hàng nông sản xuất khẩu
Việt Nam cần có chương trình tổng thể về xây dựng và phát triển thương hiệu
nông sản chủ lực sang Trung Đông, làm căn cứ định hướng để địa phương, doanh
nghiệp xác định mặt hàng, thị trường tập trung làm thương hiệu. Việt Nam cần có hệ
thống quy định của pháp luật thống nhất trong lĩnh vực này về hướng dẫn về sở hữu
trí tuệ, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đối với hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam.
3.3.1.5. Tăng cường vai trò của nhà nước đối với sự tham gia chuỗi giá trị toàn cầu
hàng nông sản
Để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu hàng nông sản, nhà nước cần có các
chính sách liên kết nông dân - hợp tác xã - doanh nghiệp xuất khẩu được bền vững,
tránh hiện tượng phá vỡ hợp đồng. Muốn giảm rủi ro, cần phải minh bạch hóa thông

tin theo hai cách, thông qua hợp đồng đối với các sản phẩm có chất lượng đặc thù,
và đa dạng hóa khách hàng.
3.3.1.6. Hoàn thiện chính sách đối với các thị trường trọng điểm ở Trung Đông
Thị trường Dubai nói riêng và UAE nói chung có nhu cầu lớn với nhiều chủng
loại hàng hoá Việt Nam có thể cung cấp và có thế mạnh như: nông sản, điện tử, đồ
gố, dệt may, giày dép, hải sản, sữa, rau quả… Đặc điểm thị trường là không quá khắt
khe về chất lượng, đơn hàng thường không lớn, phù hợp với năng lực của doanh


22

nghiệp Việt Nam.
Đôn đốc Thương vụ tìm kiếm thêm các khách hàng phù hợp để giới thiệu cho
các doanh nghiệp của hai nước, cụ thể tìm thêm khách hàng Thổ Nhĩ Kỳ có nhu cầu
nhập khẩu các mặt hàng mà ta có thế mạnh như: hạt tiêu, cơm dừa, cà phê, cao su tự
nhiên... để giới thiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam.
3.3.1.7. Một số giải pháp khác
Tinh giản hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia được xây dựng nhằm tạo hành lang pháp lý hiệu quả cho hoạt động
của từng ngành hàng.
Các chính sách phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp chế biến bao gồm
những cơ chế chính sách thu hút, ưu đãi các lực lượng lao động làm việc trong lĩnh
vực nông sản như tổ chức đào tạo, liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các doanh
nghiệp để đào tạo, đào tạo lại, gắn đào tạo với sử dụng lao động tại chỗ.
3.3.2. Một số kiến nghị đối với doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam
3.3.2.1. Nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu
Để có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới trước hết cần tập trung tăng năng
suất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài việc hoàn thiện khâu chế biến, nâng
cao chất lượng sản phẩm thì doanh nghiệp cần chú ý tổ chức khâu dự trữ bảo quản.
Do khoảng cách xa về mặt địa lý giữa Việt Nam và khu vực Trung Đông nên để giữ

chất lượng hàng nông sản tốt thì các doanh nghiệp cần có những biện pháp để củng
cố và hoàn thiện khâu dự trữ bảo quản.
3.3.2.2. Phát triển thị trường và xúc tiến thương mại
Người Ả rập coi trọng quan hệ cá nhân, họ thích các mối quan hệ kinh doanh
lâu dài với một thỏa thuận cụ thể, do đó các công ty muốn kinh doanh tại thị trường
này phải đầu tư nhiều thời gian và có mối quan hệ thực sự tin tưởng. Nếu doanh
nghiệp chỉ chạy theo mục đích lợi nhuận trước mắt sẽ không khả thi ở thị trường
Trung Đông.
3.3.2.3. Nâng cao thương hiệu hàng nông sản xuất khẩu
Doanh nghiệp cần chủ động liên kết giữa các doanh nghiệp nhằm xây dựng
thương hiệu nông sản quốc gia. Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam cần
chủ động tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu hàng nông sản. Các doanh nghiệp
cần có các chiến lược và kế hoạch cụ thể để tham gia và trở thành thành viên của các
chuỗi cung ứng nông sản của thế giới do các tập đoàn nông sản hàng đầu thiết lập.
3.3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Các doanh nghiệp cần đào tạo nhân lực sản xuất nông sản theo đúng tiêu
chuẩn chất lượng của nhà nước tiến tới hợp chuẩn chất lượng quốc tế. Bao gồm đào
tạo mới, đào tạo kỹ năng khai thác thông tin thị trường Trung Đông, đào tạo kỹ năng
xúc tiến, kỹ năng thực hiện dịch vụ thương mại, đào tạo về nhận chuyển giao công
nghệ...


23

3.3.2.5. Phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất và kinh doanh
Đổi mới thiết bị và công nghệ chế biến nông sản theo hướng sử dụng công
nghệ cao như các dây chuyền chế biến sâu hơn, đa dạng hoá các sản phẩm nông sản
với mẫu mã, bao bì hiện đại, an toàn, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Trung
Đông.
3.3.3. Một số kiến nghị đối với các Hiệp hội nông sản

Hiệp hội nông sản Việt Nam cần hoàn thiện công tác thông tin thị trường khu
vực Trung Đông và tăng cường hoạt động cho cộng đồng doanh nghiệp hai bên. Hỗ
trợ doanh nghiệp trong việc tư vấn thông tin thị trường, nhu cầu mặt hàng nông sản,
phương thức giao dịch kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam.
3.3.4. Một số kiến nghị đối với các hộ sản xuất nông sản xuất khẩu
Cần liên kết với các hộ gia đình liền kề để sản xuất chung, áp dụng chung một
quy trình chăm sóc, thu hái và chế biến nông sản, đầu tư chung các thiết bị cơ giới
đắt tiền như máy cày, máy xới, máy sấy, máy xay sát, máy đánh bóng hạt, máy hút
chân không... nhằm tăng hiệu quả sản xuất theo qui mô từ đó giảm chi phí sản xuất,
tạo ra nông sản chất lượng cao hơn các đối thủ cạnh tranh tại thị trường Trung Đông


24

KẾT LUẬN
Trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam, hoạt động xuất khẩu đóng vai
trò hết sức quan trọng. Để tăng cường xuất khẩu, việc phát triển các thị trường mới
có ý nghĩa sống còn. Đặc biệt, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện
nay, khi các thị trường truyền thống gặp nhiều khó khăn, việc phát triển các thị
trường mới càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Việt Nam đã nhận thức rất rõ
Trung Đông nằm trong số những khu vực thị trường tiềm năng mà nước ta cần đẩy
mạnh quan hệ thương mại nói chung và hoạt động xuất khẩu nông sản nói riêng.
Về mặt lý luận, luận án đã làm rõ khái niệm và nội dung của NLCT hàng
nông sản xuất khẩu; Xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá NLCT hàng nông sản xuất khẩu
sang thị trường Trung Đông; Các yếu tố ngoại sinh và nội sinh ảnh hưởng đến
NLCT hàng nông sản xuất khẩu; Đồng thời, nghiên cứu kinh nghiệm của một số
quốc gia như Thái Lan và Trung Quốc trong việc nâng cao NLCT hàng nông sản
xuất khẩu sang thị trường Trung Đông. Đây là hai quốc gia có điều kiện sản xuất
nông nghiệp có nhiều tương đồng với Việt Nam - từ đó rút ra những bài học cho Việt
Nam.

Về mặt thực tiễn, luận án đi sâu phân tích thực trạng về xuất khẩu và NLCT
của một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường Trung
Đông giai đoạn 2010-2017 như gạo, cà phê, chè và hồ tiêu. Phân tích thực trạng của
các yếu tố nội sinh và các yếu tố ngoại sinh tác động đến NLCT hàng nông sản xuất
khẩu Việt Nam sang thị trường Trung Đông. Từ đó, luận án đã chỉ ra được các kết
quả, các hạn chế và nguyên nhân của thực trạng NLCT hàng nông sản xuất khẩu của
Việt Nam sang thị trường Trung Đông trong thời gian qua làm cơ sở thực tiễn cho đề
xuất giải pháp.
Trên cơ sở phân tích bối cảnh trong nước và ngoài nước, luận án xây dựng các
quan điểm, các định hướng nâng cao NLCT hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam sang
thị trường Trung Đông, từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao NLCT
hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Trung Đông giai đoạn 2018 đến
năm 2025 và định hướng đến năm 2030.



×