Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

an toan lao dong và ve sinh lao dong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (939.05 KB, 29 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHÊ ĐỒNG NAI

BÀI TIỂU LUẬN
NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

AN TOÀN LAO ĐỘNG
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU NHỮNG VẤN ĐỀ AN TOÀN LAO
ĐỘNG TRONG NGÀNH DỆT MAY

GVHD: ThS.CHUNG KIM NHỰT
NHÓM SVTH: NHÓM 5
LỚP: 15DTP2
NIÊN KHÓA: 2016-2017


ĐỒNG NAI, THÁNG 5 NĂM 2016


DANH SÁCH SINH VIÊN

Stt

Họ đệm

Tên

Mã số sv

Ghi chú


1

TÔ THỊ

BÌNH

1510029

Nhóm trưởng

2

TRẦN THỊ MỸ

PHƯƠNG

1510459

3

TRẦN NGUYỄN NGỌC



1510420

4

ĐÀO NGỌC


THẠCH

1510313

3


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên chúng em xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu trường Đại Học
Công Nghệ Đồng Nai đã tạo điều kiện cho chúng em có một môi trường học tập thỏa
mái, về cơ sở hạ tầng cũng như cơ sở vật chất.
Chúng em xin cảm ơn khoa thực phẩm – môi trường – điều dưỡng đã giúp
chúng em mở mang trí thức về ngành công nghệ thực phẩm nói chung, môn an toàn
lao động nói riêng. Qua đó chúng em nhận thức đầy đủ và toàn diện về an toan lao
động của ngành và tầm quan trọng của nó trong đời sống hiện nay.
Chúng em xin cảm ơn gia đình đã tạo cho chúng em niềm tin và là điểm dựa
vững chắc để chúng em có thể vượt qua mọi khó khăn.
Chúng em xin cảm ơn thầy Chung Kim Nhựt đã tận tình hướng dẫn, truyền đạy
kiến thức và giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian làm tiểu luận.
Chúng em xin cảm ơn các thầy cô trường Đại Học Công Nghệ Đồng Nai đã
giúp đỡ hướng dẫn chúng em trong thời gian qua.
Và cũng xin cảm ơn tất cả các bạn đã luôn động viên, ủng hộ, giúp đỡ cho
chúng tôi.
Sau cùng, chúng tôi xin cảm ơn bản thân vì những nổ lực, cố gắng của bản thân
để hoàn thành tiểu luận này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn.
Nhóm sinh viên thực hiện.

4



NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………...................................................................................................
.........................................................................................................................................
Thái độ làm việc: ………………………………………………………………………
Kỹ năng làm việc:……………………………………………………………………….
Trình bày:………………………………………………………………………………..
Điểm số:…………………………………………………………………………………

Tp,Biên Hòa, ngày 5 tháng 5 năm 2016
Giáo viên hướng dẫn

Chung Kim Nhựt

5


MỤC LỤC


6


DANH SÁCH BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

7


LỜI NÓI ĐẦU
Con người là tài sản quý giá nhất trên đời. trong quá trình lao động tạo ra của
cải vật chất cho xã hội, con người thường xuyên phải tiếp xúc với mấy móc, thiết bị,
môi trường, và các điều kiện làm việc nguy hiểm khác… Những điều kiện làm việc đó
tiền ẩn nhiều yếu tố nguy hại làm ảnh hưởng một phần hay ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sức khỏe con người.
Ngày nay an toàn lao động đang là một vấn đề nóng bỏng được toàn xã hội
quan tâm vì mức độ anh hưởng đến tài sản và tính mạng của con người rất lớn. Đặc
biệt trong các ngành công nghiệp và sản xuất, an toàn lao động được đặt lên hàng đầu.
Theo báo cáo của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, năm 2014 trên
toàn quốc đã xảy ra 6.709 vụ TNLĐ làm 6.941 người bị nạn trong đó: Số vụ TNLĐ
chết người: 592 vụ, số vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên: 166 vụ. Số người chết:
630 người, số người bị thương nặng: 1.544 người, trong đó nạn nhân là lao động nữ:
2.136 người.
Những lĩnh vực sản xuất kinh doanh xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người:
như lĩnh vực xây dựng chiếm 33,1% tổng số vụ tai nạn và 33,9% tổng số người chết;
lĩnh vực khai thác khoáng sản chiếm 11% tổng số vụ và 12% tổng số người chết; lĩnh
vực dịch vụ chiếm 9,4% tổng số vụ và 8,5% tổng số người chết; lĩnh vực cơ khí chế
tạo chiếm 5,5 % tổng số vụ và 5,8% tổng số người chết; tuy nhiên, trong đó lĩnh vực
dệt may, da giày chiếm tỷ lệ cũng không hề nhỏ 4,9% tổng số vụ và 4,5% tổng số
người chết.
May mặc là ngành xuất khẩu (XK) chủ lực của Việt Nam, chiếm 13,6% doanh

thu XK và 10,5% GDP của cả nước. Ngành dệt may hiện thu hút hơn 2,5 triệu lao
động (chiếm khoảng 25% lao động của khu vực kinh tế công nghiệp), hầu hết là lao
động phổ thông, có trình độ không cao, tinh thần, ý thức chấp hành kỷ luật lao động và
các quy định về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) ở nhiều nơi chưa tốt. Khảo sát
của Viện Vệ sinh y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh trên 1.000 công nhân may tuổi từ
25-35 tại 3 doanh nghiệp (DN) ở Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai cho
thấy, có tới 93% công nhân bị mệt mỏi sau lao động, trong đó 47% mệt mỏi toàn thân;

8


16,7% nặng đầu, nhức đầu; 15,1% kiệt sức; hơn 80% đau mỏi cơ, xương khớp tại thắt
lưng, vùng cổ và bả vai…

9


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
1. Những khái niệm cơ bản về an toàn lao động
1.1. Lao động và khoa học lao động
-

Lao động của con người là sự cố gắng cả về tinh thần lẫn thể chất để tạo ra những sản

-

phẩm tinh thần, những động lực và những giá trị vật chất cho cuộc sống con người.
Khoa học lao động: là một hệ thống phân tích, sắp xếp, thể hiện những điều kiện kỹ

-


thuật, tổ chức của quá trình lao động với mục đích đạt hiệu quả cao.
Phạm vi thực tiễn của khoa học lao động:
Bảo hộ lao động là những biện pháp phòng tránh hay xóa bỏ những nguy hiểm của con

-

người trong quá trình lao động.
Tổ chức thực tiễn lao động là những biện pháp để đảm bảo lời giải đúng đắn thông qua
việc ứng dụng những tri thức về kỹ thuật an toàn cũng như đảm bảo phát huy hiệu quả

-

của hệ thống lao động.
Kinh tế lao động là những biện pháp để khai thác và đánh giá năng suất về phương
diện kinh tế, chuyên môn, con người và thời gian.
1.2. Bảo hộ lao động
Nội dung chủ yếu của công tác bảo hộ lao động là an toàn và vệ sinh lao động,
là các hoạt động đồng bộ trên các lĩnh vực: pháp luật, tổ chức hành chính, kinh tế xã
hội, khoa học kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện làm việc.
Mục đích của công tác bảo hộ lao động là đảm bảo an toàn thân thể người lao
động, hạn chế tới mức thấp nhất, hoặc không thể xảy ra tai nan lao động, chấn thương,
gây tàn phế hoặc tử vong trong quá trình lao động.
1.3 Điều kiện lao động
1.3.1 Điều kiện lao động trong một doanh nghiệp được đánh giá trên các mặt chủ
yếu sau đây:

-

Tình trạng an toàn của quá trình công nghệ và máy, thiết bị được sử dụng trong sản


-

xuất.
Tổ chức lao động, trong đó liên quan đến việc sử dụng lao động, cường độ lao động, tư

-

thế và vị trí của người lao động khi làm việc, sự căng thẳng về tinh thần.
Năng lực nói chung của lực lượng lao động được thể hiện qua sự lành nghề đối với
công việc và khả năng nhận thức và phòng tránh các yếu tố nguy hại trong sản xuất.

10


-

Tình trạng nhà xưởng bao hàm sự tuân thủ các quy định về thiết kế xây dựng, phòng
cháy chữa cháy, bố trí máy, tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp.
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện lao động:

-

Máy, thiết bị, công cụ lao động;
Nhà xưởng (nơi làm việc);
Năng lượng - nguyên liệu;
Đối tượng lao động;
Người lao động;
Yếu tố tự nhiên, môi trường: ánh sáng, nhiệt độ, độ cao,..
Yếu tố văn hóa – xã hội;

Các yếu tố kinh tế - văn hóa – xã hội liên quan đến tâm lý, trạng thái người lao động.
1.3.3. Các tác hại nghề nghiệp
Các tác hại nghề ngiệp là các yếu tố vật chất có ảnh hưởng nguy hiểm, tạo
nguy cơ gây tai nạn nghề ngiệp, nhiễm độc… thường xuất hiện trong các điều kiện cụ
thể bao gồm:

-

Yếu tố vật lý: nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, rung động, bức xạ, có hại, bụi…
Các yếu tố hóa học: các chất độc, các loại hơi, khí, bụi độc, chất phóng xạ…
Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật: các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng động

-

vật có nọc độc…
Các yếu tố hợp lý về nời làm việc: cao, thấp, chật hẹp, sáng, tối, mất vệ sịnh…
Các yếu tố không thuận lợi về tâm lý, đó là yếu nguy hiểm và có hại..
1.3.4. Tai nan lao động
Là tai nạn xãy ra trong quá trình lao động, do kết quả của sự tác động đột
ngột từ bên ngoài làm chết người hoặc làm tổn thương hay hủy hoại chức năng hoạt
động bình thường của một bộ phận nào đó của cơ thể người.
1.3.5. Bệnh nghề nghiệp
Là sự suy yếu dần sức khỏe dẫn đến bệnh tật cho người lao động do tác động
của các yếu tố có hại phát sinh trong quá trình sản xuất.

11


CHƯƠNG 2: AN TOÀN ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT NGÀNH MAY
2.1 Một số tai nạn thường gặp trong ngành may mặc

-

Cắt phải ngón tay khi thao tác trong phòng cắt.
Kim đâm phải tay khi may.
Bỏng trong khi rủi.

Ngoài ra còn tiền ẩn một số nguy cơ khác: các đai chuyền hay bàn đạp máy không
có bộ phận bảo vệ, bảng hoặc nút điều khiển máy móc không sử dụng được, các bộ
phận máy gây bỏng, hơi nưới bị ô nhiễm, can đưng dung dịch không có nắp đậy,
dây điện bị hở…
2.2 Nguyên tắc thiết kế nơi làm việc hiệu quả, thuận tiện và an toàn
-

Chiều cao nhà xưởng xác định tùy tính chất công việc nhưng không nhỏ hơn

-

3,2m.
Phải đảm bảo đủ không khí cho công nhân trong phân xưởng, dung tích không

-

khí ít hơn 10m3 không khí cho một công nhân.
Để nguyên liệu, dụng cụ và các thiết bị trong tầm với: “Những gì bạn cần hay
dùng thì cần được đặt ở chỗ thuận tiện gần bạn.

Hình 1. Vị trí trong tầm với bình thường và hơi rộng ra bên ngoài bàn làm việc
-

Thay đổi tư thế làm việc hiệu quả hơn để hạn chế các tác hại nghề nghiệp.


12


Hình 2. Độ cao làm việc quá thấp sẽ khiến công nhân chóng đau phần lưng

Hình 3. Kích thước đề xuất cho mọi tư thế ngồi
-

Sử dụng đồ gá và một dụng cụ khác để tiết kiệm thời gian và công sức.

Hình 4. Đai chuyền lắp trên bàn may giúp đường may nhanh và đạt
chuẩn chất lượng

13


Hình 5. Vải vụn thu gon trực tiếp vào thùng rác qua mang được
nối với lỗ trên máy bay
-

Đảm bảo trọng lượng, kích thích, hình dáng của công cụ sản xuất phải phù hợp
với người lao động.

Hình 6. Nơi là ủi cần có bục kê những công nhân có tầm vóc nhỏ
bé để đảm bảo chiều cào làm việc
-

Cải tiến các thiết bị chỉ dẫn và nút điều khiển để tránh gây nhần lẫn.


Hình 7. Bảng điều khiển nhỏ gọn với các nút cảm ứng có thể đặt ở
nhiều vị trí khác nhau cho tiện sử dụng
14


2.3. Yêu cầu về công tác an toàn và vệ sinh lao động đối với các công ty xí nghiệp
trong ngành may mặc
2.3.1.An toàn lao động đối với người lao động
Toàn bộ các cán bộ - công nhân viên (CBCNV) đều được trang bị đầy đủ các
phương tiện bảo hộ lao động phù hợp với từng nhiệm vụ. Trong khi làm việc, CBCNV
phải sử dụng đúng và đầy đủ các phương tiện bảo hộ đã được cấp phát để đảm bảo an
toàn cho người lao động.
Trong quá trình lao động, CBCNV phải:
-

Không được vận hành các thiết bị nếu chưa được huấn luyện phương pháp vận

-

hành.
Tuyệt đối tuân thủ các thao tác hĩ thuật, quá trình công nghệ, cách thức vận hàn.
Nghiêm cấm việc tự ý tháo gỡ cá phương tiện che chắn của các loại máy.
Nghiêm cấm việc tự ý thay đổi thiết bị, thay đổi thao tác vận hành hoặc quá

-

trình công nghệ vì rất nguy hiểm nếu có sự cố xảy ra.
Nghiêm cấm việc tự ý sử dụng tháo gỡ các phương tiện che chắc của các loại

-


máy.
Nghiêm cấm việc tự ý sử dụng tháo gỡ, đóng mở các thiết bị điện nếu không

-

thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.
Trong khi máy đang hoạt động nếu thấy có điều bất thường thì phải báo ngay

-

cho thợ cơ điện tới sữa chữa để đảm bảo an toàn.
Người lao động nếu có bệnh phải xin đi khám bệnh. Nếu trong quá trình làm
việc mà bị bệnh thì xin phép người quản lý để đảm bảo an toàn lao động cho

-

người và thiết bị.
Mọi tủ điện, cầu dao điện,… phải có kí hiệu chỉ dẫn. Cầu dao tổng phải có biển

-

báo nguy hiểm.
Máy móc, thiết bị phải bảo dưỡng theo định kỳ, hệ thống điện phải thường
xuyên được theo dõi, kiểm tra các đường dây dẫn, mối nối cầu dao để đề phòng

-

tai nạn điện gây ra.
Công nhân cơ khí sữa chữa các thiết bị điện hoặc hệ thống điện phải ngắt cầu


-

dao điện và đặt biển báo “Đang sữa chữa – Cấm mở”.
Tại khu vực kho hàng nghiêm cấm việc sắp xếp sản phẩm cao che lấp bảng

-

điện, công tắc và tuân thủ nguyên tắc xếp đặt tồn trữ sản phẩm.
Khi lấy hàng hóa phải sử dụng máy nâng, không được leo trèo.
Nghiêm cấm việc ném hàng hóa từ trên cao xuống.

15


-

Mọi CBCNV nếu phát hiện sự cố nào của thiết bị hoặc có hành động vi phạn an
toàn lao động… đều có trách nhiệm báo cho cán bộ phụ trách an toàn lao động
biết và xử lý.

2.3.2. Vệ sinh lao động trong sản xuất
-

Toàn bộ CB –CNV phải sử dụng đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động trong quá

-

trình làm việc.
Người lao động phải thường xuyên vệ sinh máy móc, thiết bị nơi làm việc, chỗ


-

làm phải gọn gàng, ngăn nắp.
Người lao động không xã rác nơi làm việc, nơi công cộng, trước cổng công ty.
Xưởng sản xuất phải vệ sinh, lau chùi ít nhất 1 lần/ngày.
CB-CNV phải tuân thủ việc mang dép trong xưởng.
Nghiêm cấm việc làm rơi vãi dầu, hóa chất xuống mặt sàn xưởng.
CB-CNV phải tham gia chống dịch bệnh và kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng

-

năm.
Công ty chỉ cho phép CB-CNV nào vào nơi làm việc với trạng thái tâm lý bình

-

thường, không say rượu hoặc sử dụng ma tý.
CB-CNV phải đeo khẩu trang khi làm việc.
Nhà bếp, nhà ăn phải luôn sạch sẽ, thức ăn thì phải đảm bảo vệ sinh an toàn

-

thực phẩm.
Các nhà thầu cung cấp thực phẩm phải cam kết bảo đảm vệ sinh an toàn thực

-

phẩm.
Nước sử dụng cho người lao động phải kiểm tra 1-2 lần.

Nhà vệ sinh phải được lau chùi sạch sẽ.
Tất cả bãi rác, phế liệu phải đúng nơi quy định và đưa đến nơi xử lý.
Nếu vi phạm về vệ sinh lao động thì mọi người phải có trách nhiệm bảo cho
người quản lý biết để xử lý.

2.3.3.An toàn điện
-

Quy định về an toàn khi sữa chữa điện trong ngành may
Phải đeo dây an toàn, kiểm tra cột điện.
Cắt điện đầu nguồn
Đóng cọc nối đất lưu động trước khi móc vào dây dẫn.
Không trèo lên cột khi có dông bão.
Thang đứng không quá 750
Không đi chân không hoặc đi dép không quai hậu.
Phải sử dụng trang bị an toàn lao động điện đã được cấp phát.

2.3.4. An toàn trong việc quản lý hóa chất

16


-

Tất cả các hóa chất khi sử dụng đều phải thể hiện rõ nguồn gốc và thành phẩm.
Niêm yết thông tin an toàn vật liệu tại xí nghiệp và bộ phận kho chứa hóa chất.
Tất cả các hóa chất đều ơhair được đảm bảo chứa đụng trng các dụng cụ theo,
đúng quy định. Có nắp đậy, không nứt vỡ, dụng cụ giữ hóa chất luôn được giữ

-


đúng nơi đúng nơi quy định và được bảo vệ an toàn về phòng cháy chữa cháy.
Các dụng cụ đựng hóa chất phải được dán nhãn phi đầy đủ, loại hóa chất và

-

thành phần của hợp chất.
Khi sang chiết hóa chất để tẩy hàng, người cong nhân phải có đầy đủ các trang
thiết bị bảo hộ lao động gồm: khẩu trang, găng tay, mắt kính… và phải thực
hiện đúng những thao tác, những quy định đã được hướng dẫn.

2.3.5. An toàn phòng cháy chữa cháy
Quy định về phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp ngày may
Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của mọi người và trật tự an toàn trong
-

cơ quan, nay quy định việc phòng cháy chữa cháy như sau
Điều 1: phong cháy chữa cháy là nghĩa vụ của toàn thể CBCNV kể cả khách

-

hàng đến liên hệ công tác.
Điều 2: Mỗi CBCNV phải nâng cao cảnh giác đề phòng mọi khả năng gây ra
cháy – nổ. Tuyệt đối chấp hành mọi quy định về phòng cháy như: cấm hút
thuốc, cấm không được sử dụng củi lửa, đun nấu… trong kho, nơi sản xuất và

-

những nơi cấm lửa. Sẵn sàng chữa cháy kịp thời và có hiệu quả.
Điều 3: Cấm không được câu móc, sử dụng điện tùy tiện. hết giờ làm việc phải

kiểm tra và tắt đèn quạt… trước khi ra về. Thực hiện đúng các quy định về quy

-

định quy định công nghệ, sắp xếp hàng hóa, vệ sinh công nghiệp.
Điều 4: Trước và sau khi làm việc cho ca cần phải kiểm tra lại máy móc và vật

-

không an toàn cần báo ngay cho lãnh đạo hay người có thẩm quyền biết.
Điều 5: Sắp xếp hàng hóa vật tư trong kho phải gọn gàng sạch sẽ, có khoảng

-

ngăn cháy, xa máy, xa tường để tiện kiểm tra hàng và cứu chữa khi cần thiết.
Điều 6: Khi xuất nhập hàng không được nổ máy trong kho, nơi sản xuất và hi

-

đậu xe phải hướng đầu xe ra ngoài.
Điều 7: Không để các chướng ngại vật trên các lối ra vào.
Điều 8: Phương tiện, dụng cụ chữa cháy phải để nơi dễ thấy, dễ lấy. Không ai
được lấy sử dụng vào việc khác. Phương tiện, dụng cụ chữa cháy được trang bị
phải thường xuyên kiểm tra chất lượng. Bảo quản tốt, luôn ở tư thế sẵn sàng
chữa cháy.

17


-


Điều 9: Khi có sự cháy xảy ra, người đầu tiên thấy phải hô to báo cho mọi
người biết và nhanh chóng sử dụng các phương tiện chữa cháy sẵn có để dập

-

lửa.
Điều 10: Ai thực hiện tốt quy định này sẽ được khen thưởng, ai vi phạm sẽ tùy
theo mức độ vi phạm mà xử lí từ cảnh cáo đến truy tố trước pháp luật.

2.4. Sắp xếp và vận chuyển nguyên liệu một cách có hiệu quả
-

Việc xuất kho và đưa nguyên liệu liên tục vào các công đoàn sản xuất xung
quanh nhà xưởng sẽ làm giảm diện tích khu nhà xưởng và cản trở sự di chuyển
của công nhân, tuy cản trở thông thoáng khí nhưng kiểm soát nguyên vật liệu

-

hiệu quả hơn.
Tránh để nguyên liệu trên bàn nhà dẫn đến thiếu diện tích sản xuất gây bẩn thỉu
và bui bặm. Nếu chúng ta được sắp xếp hợp lí sẽ giảm tài nguyên lao động và
cải thiện điề kiện an toàn vệ sinh cho công nhân. Nếu sắp xếp lộn xộn, công
nhân phải tốn nhiều thời gian xử lí nguyên vật liệu, gây ùn tắc cho công việc
lưu thông hàng hóa.

Hình 8. Mặt sàn bừa bộn làm cản trở việc đi lại dễ gây lỗi và TNLĐ
-

Sắp xếp không gian hợp lí bằng việc sử dụng giá nhiều tầng.


Hình 9. Giá để đồ thiết kế tận dụng không gian tường

18


-

Quy định chỗ để riêng cho các dụng cụ và vật liệu sản xuất.
Những vật dụng hay sử dụng nên để gần vị trí làm việc.
Trag bị thùng đựng cho các sản phẩm đầu vầu và đầu ra.

Hình 10. Thùng chứa hàng hóa bằng gỗ đặt phía trước bàn máy để
Sản phẩm không bị rơi từ bàn máy xuông sàn
-

Sử dụng các thùng chứa di động.

Hình 11. Giá chuyên dụng di động giúp công nhân vận chuyển
nguyên liệu thô tới xưởng may
-

Nâng nhấc hàng ít hơn và hiệu quả hơn.
Không nâng nhấc hàng cao hơn mức cần thiết.
Vận chuyển và thực hiện các thao tác đúng độ cao làm việc.

2.5. Sử dụng và bảo dưỡng máy an toàn, kiểm soát môi trường hiệu quả
-

Luôn kiểm tra máy cẩn thận. Thường xuyên bão dưỡng, kiểm tra máy móc định


-

kỳ tranh gây rủi ro trong sản xuất.
Mua máy an toàn.
Bảo dưỡng máy đúng cách.
Hướng dẫn công nhân sửu dụng máy an toàn.
19


-

Trang bị các đồ dùng bảo vệ hoặc thiết kế các khung che chắn các bộ phận nguy
hiểm để cách li với chúng.

Hình 12. Khung chắn quanh kim để hạn chế rủi ro

Hình 13. Khi thao tác cắt phải mang găng tay sắt bảo vệ đối với
trường hợp những mảnh cắt có kích thước nhỏ
-

Hướng dẫn công nhân sữa chữa những hỏng hóc máy thông thường.

Hình 14. Công nhân có thể thực hiện các khâu bảo dưỡng đơn giản
-

Lau chùi máy móc thường xuyên đúng cách, không gây bụi.

20



Hình 15. Máy hút dụi được để dành để lau sàn nhà, tường, nơi
Làm việc, cửa sổ và trần nhà
-

Lắp đặt hệ thống thông gió tại chỗ một cách có hiệu quả.

2.6. Thiết kế và sử dụng nhà xưởng phù hợp cho sản xuất
-

Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên.
Tránh ánh sáng chói.
Chọn vị trí làm việc có màu nền thích hợp.
Chọnđúng vị trí lắp đặt đèn chiếu sáng và sửu dụng thiết bị chiếu sáng phù hợp.
Tránh sấp bóng.
Chiếu sáng từng vị trí theo nhu cầu công việc.
Trồng cây xanh quanh khu vực nhà xưởng để cho nhà xưởng luôn xanh mát và
tạo bóng râm tự nhiên tránh cho tường nhà bị bức xạ ánh sáng trời và hấp thụ

-

nhiệt.
Thiết kế nhà xưởng phải tận dụng tối đa tình trạng thông gió bằng luông khí tự
nhiên.

Hình 16. Thông gió tự nhiên nhờ các cửa sổ mở thông hai phía tường
đối diện trong phân xưởng
-

Tăng cường tính linh hoạt và thích ứng trong thiết kế nhà xưởng: phòng chống

hỏa hoạn, có lối thoát hiểm cho khu vực làm việc.
21


Hình 17. Bình cứu hỏa phải lắp đặt ở nhũng nơi dễ thấy, dễ lấy

Hình 18. Lối thoát hiểm có mũi tên chỉ hướng chạy khi cần thiết
-

Xây dựng kế hoạch hành động khẩn cấp cho công nhân.

Hình 19. Xây dựng kế hoạch thoát hiểm khi xảy ra sự cố
-

Quy định thiết kế mặt bằng phân xưởng tạo điều kiện cho lối vận chuyển hàng
hóa được thông thoáng.

22


Hình 20. Sắp xếp bố trí xưởng may có nhiều lối đi thông thống

23


2.7. Một số quy tắc an toàn khi sử dụng thiết bị chuyên dụng
2.7.1. An toàn lao động đối với máy cắt vòng

Hình 22. Máy cắt vòng


Hình 21. Máy cắt tay

Điều 1: Cấm tất cả CBCNV sử dụng máy khi không có nhiệm vụ, chưa học các
quy tắc an toàn của máy.
Điều 2: Trước khi cho máy chạy, công nhân đứng máy phải kiểm tra:
-

Hộp bảo hiểm dao cắt.
Sức căng của dao.
Vị trí bàn giá đá mài dao.
Khoảng cách dao và mặt nguyệt (tránh bi cọ xát)
Điều 3: Bấm nút ON cho máy chạy không tải để kiểm tra động cơ điện và phát
hiện các hiện tượng lạ của máy (tiếng kêu la, mùi khét khói…). Nếu có thì tắt

-

máy, báo ngay cho bộ phận cơ điện biết để sửa chữa.
Điều 4: Công nhân đứng máy cắt vòng cần chú ý những điểm sau:
Không được cắt (NPL) quá số lớp quy định.
Không được cắt những vật cứng.
Khi cắt keo phải thường xuyên ngưng máy để lau nhựa keo bám vào dao.
Khi mài dao phải cho máy chạy không tải (không được vừa cắt vừa mài).
Trong quá trình cắt không để tay quá sát. Phải dùng ống nhựa che để gạt

-

nguyên liệu dư ở gần lưỡi dao. Trong khi cắt không được nói chuyện.
Khi có sự cố phải ngát máy (OFF), chờ cho máy và dao ngừng hẳn mới tiến
hành sửa chữa.


2.7.2. An toàn lao động đối với máy dập nút
Điều 1: Cấm tất cả CBCNV sử dụng máy dập nút khi không được phân công.

24


Điều 2: Những CBCNV đã học và hướng dẫn quy trình, quy phạm máy dập nút,
khi được phân công sử dụng máy dập nút phải tuân thủ một số quy định sau:
-

Phải kiểm tra máy, dây cưa, công tắc điện, cơ phận, vệ sinh.
Kiểm tra khóa an toàn, nắp bảo hiểm.
Điều 3: Khi lắp khuôn cối vào máy phải đảm bảo độ đồng tâm giữa khuôn trên
và dưới.
Điều 4: Trong khi sử dụng tuyệt đối không mở khóa an toàn và mở nắp của
máy, không được nói chuyện khi vận hành máy.
Điều 5: Khi có sự cố, người sủ dụng phải cắt cầu dao công tắc điện và phải báo
ngay thợ máy để sữa chữa và xử lý kịp thời.

Hình 23. Máy dập nút

2.7.3. An toàn lao động với máy may – thùa khuy – đính nút – vắt sổ

Hình 24. Máy đính nút

25


×