Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

tiểu luận CV QLNN xử lý trong sai phạm mua sắm tài sản công của cơ quan a, huyện tiên du năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.72 KB, 24 trang )

TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA
LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN KHÓA 1, NĂM 2018

Xử lý trong sai phạm mua sắm tài sản công của cơ quan A, huyện
Tiên Du, năm 2017

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1


1. Nhận thức chung
Chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên với 16 chuyên đề gồm
phần kiến thức chung và kiến thức quản lý nhà nước và các kỹ năng:
Phần kiến thức chung giúp cho học viên có cái nhìn tổng quát về nhà
nước trong hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy nhà nước, thế nào là công
chức, công vụ; người công chức phải có thái độ, tác phong như thế nào để
xứng đáng làm công bộc của nhân dân. Trong từng ngành, lĩnh vực, quy
trình giải quyết công việc ra sao. Việc cải cách thủ tục hành chính đã góp
phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy hành chính nhà
nước trong quá trình quản lý các mặt của đời sống xã hội như thế nào.
Phần kiến thức quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ giúp học
viên hiểu được quản lý nhà nước thực chất là quản lý tất cả các ngành,
nhưng do tính chất, đặc điểm khác nhau của từng vùng, lãnh thổ nên cách
thức quản lý những vấn đề ngành có thể khác nhau. Vì vậy qua bài giảng
học viên có thể phân định rõ các vấn đề để vận dụng vào địa phương mình
công tác cụ thể.
Ngoài ra còn có phần kỹ năng đã giúp cho học viên những kỹ năng
bổ ích cần thiết để vận dụng vào công tác của mình. Và chuyên đề Kỹ năng
thu thập và xử lý thông tin chính là chuyên đề mà tôi tâm đắc nhất. Chuyên
đề này giúp người đọc hiểu rõ tầm quan trọng của thông tin, đánh giá và
chọn lọc thông tin một cách chính xác hơn nhằm đưa ra những quyết định


đúng đắn.
2. Lý do chọn tình huống
Thực tiễn cho thấy trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước,
việc giải quyết tranh chấp, khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo của công dân đúng
cấp, đúng thẩm quyền và nhanh chóng kịp thời không những đảm bảo được
lợi ích chính đáng của công dân mà còn góp phần ổn định an ninh - trật tự
xã hội, góp phần vào việc ngăn chặn và bài trừ nạn tham nhũng, lãng phí
của công và các tệ nạn xã hội khác, xây dựng được khối đại đoàn kết trong
nhân dân, tạo được niềm tin của dân với Đảng và cả hệ thống bộ máy hành

2


chính nhà nước các cấp. Mặt khác, thông qua việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo kịp thời sẽ giảm thiểu tình trạng khiếu nại, khiếu kiện vượt cấp. Đồng
thời, các cấp, các ngành kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn những sai sót, lệch
lạc, những yếu kém trong công tác quản lý hành chính, kiến nghị với cấp có
thẩm quyền bổ sung, sửa đổi chế độ chính sách, pháp luật sát với thực tiễn
cuộc sống, xử lý nghiêm những người sai phạm hoặc tránh né trách nhiệm.
Tiểu luận tình huống là bài đánh giá cuối khoá nhằm kiểm tra khả
năng vận dụng kiến thức lý luận vào điều kiện thực tiễn của hoạt động quản
lý Nhà nước hiện hành. Thông qua đó, các học viên có vai trò như là người
cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ, đưa ra hướng giải quyết, xử lý tình
huống thực sự phù hợp với điều kiện thể chế; phong tục tập quán vùng,
miền. Song, những yêu cầu của tiểu luận tình huống quản lý Nhà nước
không đơn giản chỉ là việc giải quyết đơn thuần mà trong đó phải hàm chứa
đầy đủ khả năng phân tích cơ sở lý luận, các quy định; đánh giá ưu, khuyết
điểm của từng vấn đề… làm cơ sở cho việc đề xuất những kiến nghị theo
từng nội dung.
Qua thời gian 3 tháng học tập và nghiên cứu 16 chuyên đề chia ra 3

phần trong chương trình Bồi dưỡng ngạch chuyên viên khóa 1, năm 2017,
do các thầy, cô giáo của Trường chính trị Nguyễn Văn Cừ tỉnh Bắc Ninh
truyền đạt những kiến thức và kỹ năng về quản lý hành chính nhà nước
theo lý thuyết giáo trình gắn liền với những kinh nghiệm xương máu và
thực tế hành động là những kiến thức bổ ích và cần thiết cho người cán bộ,
công chức trong việc thực thi nhiệm vụ được giao để những người cán bộ,
công chức thực sự là “công bộc”, “người đầy tớ” của dân, đáp ứng được
yêu cầu trong thời kỳ phát triển mới. Nhận thức được rằng muốn đạt được
hiệu quả cao trong công tác quản lý, bản thân cần phải chịu khó học hỏi,
tìm tòi, nghiên cứu, nắm chắc được các quy định pháp luật, vận dụng sáng
tạo, kết hợp linh hoạt với thực tiễn cuộc sống để giải quyết các vấn đề liên
quan đến nhiệm vụ được giao làm sao vừa thoả mãn được “lòng dân”, vừa
3


phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Vận dụng và tiếp thu những
lý thuyết cũng như kinh nghiệm thực tế của các thầy cô đã truyền đạt, tôi
mạnh dạn chọn “Giải quyết đơn kiến nghị về môi trường của cử tri xã A,
huyện B về việc Công ty C gây ô nhiễm môi trường năm 2015” để làm
Tiểu luận xử lý tình huống cho chương trình “Bồi dưỡng ngạch chuyên
viên khóa 1, năm 2017” đang theo học. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng
do thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm bản thân có hạn, nên còn những
hạn chế nhất định, rất mong nhận được ý kiến của thầy cô Trường Chính trị
Nguyễn Văn Cừ và các bạn để Tiểu luận được hoàn chỉnh hơn.
3. Mục đích nghiên cứu
- Trên cơ sở phân tích tình huống để tìm ra những mâu thuẫn, bất
cập, khó khăn và nguyên nhân của những bất cập, khó khăn đó; làm sáng tỏ
một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan.
- Đưa ra và lựa chọn phương án, biện pháp giải quyết.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu tình huống: Vụ việc Cử tri xã A, huyện B phản ánh
Công ty C (xã A, huyện B, tỉnh Bắc Ninh) trong quá trình sản xuất, kinh
doanh xả chất thải không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường.
- Phạm vi nghiên cứu: Tại xã A, huyện B, tỉnh Bắc Ninh. Thời gian
năm 2015.
5. Kết cấu của Tiểu luận
Phần thứ nhất: Mở Đầu
Phần thứ hai: Giải quyết vấn đề
Phần thứ ba: Kết luận
PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
1.1. Hoàn cảnh xảy ra tình huống

4


Công ty C bắt đầu hoạt động từ tháng 5 năm 2010 trên diện tích đất
khoảng 66.000 m2 tại xã A, huyện B, tỉnh Bắc Ninh. Lĩnh vực hoạt động
chính của Công ty là sản xuất gạch, ngói xây dựng với công suất thiết kế
45.000.000 viên/năm theo công nghệ lò nung tuynel.
Hiện tại, Công ty có 02 dây chuyền sản xuất gạch (01 dây chuyền
sản xuất gạch bằng công nghệ lò nung tuynel với sản phẩm là gạch lỗ với
công suất 20.000.000 viên/năm, 01 dây chuyền sản xuất gạch bằng công
nghệ lò vòng với sản phẩm là gạch đặc với công suất 9.000.000 viên/năm).
Tổng số cán bộ, công nhân, lao động của Công ty khoảng 160 người.
Nguyên, nhiên liệu chính tham gia vào quá trình sản xuất của Công
ty gồm: Đất sét: 42.921 m3/năm, than cám: 41.000 tấn/năm, than qua lửa:
20.000 tấn/năm, dầu Diezen: 37.000 lít dầu /năm, Điện trung bình: 100.000
kw/tháng.
Quy trình sản xuất: Nguyên liệu -> Nhào hai trục -> Cán thô -> Cán

mịn -> Đùn ép chân không -> Băng tải -> Sấy -> Nung -> Sản phẩm.
Nước sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất khoảng 25 m 3/ngày được lấy
từ 03 giếng khoan, trong đó nước dùng cho sản xuất khoảng 05 m3/ngày.
Ngày 10/6/2015, cử tri xã A đã có đơn kiến nghị gửi UBND huyện B
về việc Công ty C trong quá trình hoạt động sản xuất xả chất thải không
qua xử lý gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư xung
quanh.
Sau khi nhận được đơn kiến nghị, UBND huyện B đã chỉ đạo Phòng
Tài nguyên và Môi trường huyện B tiến hành xác minh nội dung và tích
chất đơn kiến nghị của cử tri xã A. Kết quả xác minh cho thấy: Phản ánh
của cử tri xã A về mặt cảm quan là có thực nhưng để có cơ sở đầy đủ kết
luận việc Công ty C có gây ô nhiễm môi trường hay không, Phòng Tài
nguyên và Môi trường huyện B đã gửi Công văn số 59/CV-TNMT ngày

5


19/6/2015 về việc đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh
kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại Công ty C.
1.2. Diễn biến của tình huống
Nhằm giải quyết kịp thời, công khai, minh bạch, Giám đốc Sở Tài
nguyên và Môi trường đã thành lập Đoàn kiểm tra công tác bảo vệ môi
trường đối với Công ty C tại Quyết định số 103/QĐ-TNMT ngày 24 tháng
6 năm 2015. Thành phần Đoàn kiểm tra gồm:
- Phó Chi cục trường Chi cục Bảo vệ môi trường và các chuyên viên
phòng Kiểm soát môi trường thuộc Chi cục Bảo vệ môi trường.
- Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Cán bộ phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường
(PC49) - Công an tỉnh.
- Cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện B.

- Cán bộ UBND xã A.
- Cán bộ Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường - Sở Tài
nguyên và Môi trường.
Ngày 02/7/2015, Đoàn kiểm tra Sở Tài nguyên và Môi trường tiến
hành kiểm tra Công ty C. Kết quả kiểm tra như sau:
Việc chấp hành Luật bảo vệ môi trường:
- Công ty đã lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với Dự
án Đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất gạch Tuynel và được cấp có thẩm
quyền phê duyệt, đã đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy
định.
- Công ty đã có biện pháp xử bụi thải phát sinh từ công đoạn tháo dỡ
sản phẩm bằng hệ thống quạt hút, xyclon lọc bụi và giàn phun dập nước;
Chiều cao ống khói được xây dựng đảm bảo đúng cam kết trong Báo cáo
đánh giá tác động môi trường.
Tình hình phát sinh chất thải và biện pháp xử lý:

6


- Chất thải rắn:
+ Chất thải sinh hoạt phát sinh khoảng 20 kg/ngày được đội thu gom
rác của thôn Thủ Pháp, xã A vận chuyển đến điểm tập kết.
+ Chất thải công nghiệp: Chủ yếu là gạch vỡ, lượng phát sinh
khoảng 300 kg/ngày được nghiền cùng nguyên liệu để tái sản xuất.
- Chất thải nguy hại:
Chủ yếu gồm; Dầu thải 50 lít/tháng; Bóng đèn huỳnh quang thải 2
kg/tháng; Giẻ lau dính dầu 5 kg/tháng; Vỏ thùng phi đựng dầu 20 kg/tháng.
Toàn bộ lượng chất thải phát sinh được Công ty thu gom và đổ chung với
chất thải sinh hoạt. Riêng thùng phi đựng dầu thải được Công ty thu gom
và trả lại Chi nhánh xăng dầu Bắc Ninh; dầu thải được tái sử dụng để bảo

dưỡng bánh xe goòng. Tại thời điểm kiểm tra, Công ty chưa xây dựng khu
lưu giữ các loại chất thải theo đúng hướng dẫn được quy định tại Thông tư
12/2011/TT-BTNMT.
- Nước thải:
+ Nước thải sinh hoạt phát sinh khoảng 15 m 3/ngày được thu gom xử
lý qua 03 hệ thống bể tự hoại dung tích 06 m 3/bể trước khi chảy ra hệ thống
thủy nông của khu vực.
+ Nước thải từ khu vực nhà ăn phát sinh khoảng 02 m 3/ngày không
được xử lý và thải thẳng ra hệ thống thủy nông của khu vực.
Công ty chưa đầu tư xây dựng hệ thống rãnh thu gom nước mưa
chảy tràn, hiện tại nước mưa chảy tràn vẫn thoát trực tiếp ra hệ thống thoát
nước thải của Công ty.
- Khí thải:
+ Phát sinh từ dây chuyền bằng công nghệ nung tuynel được tận
dụng dùng để sấy gạch mộc, sau đó thải thẳng ra ngoài môi trường qua ống
khói cao khoảng 35 m.

7


+ Phát sinh từ dây chuyền sản xuất bằng công nghệ lò vòng được
hút trực tiếp ra ngoài môi trường qua ống khói cao khoảng 60 m.
+ Bụi thải phát sinh từ công đoạn tháo dỡ sản phẩm được thu hồi
bằng hệ thống quạt hút xyclon và dàn phun dập nước.
Công ty không đầu tư hệ thống xử lý khí thải lò nung đốt theo đúng
nội dung ĐTM được phê duyệt, ống khói không có hệ thống phun dung
dịch hấp thụ).
Kết quả phân tích chất lượng khí thải ngày 08/7/2015 do Trung tâm
Quan trắc Tài nguyên và Môi trường thực hiện cho thấy: Khí thải trong ống
khói của nhà máy có các chỉ tiêu phân tích (CO, SO2, NOx) đều nằm trong

giới hạn Quy chuẩn Việt Nam cho phép (QCVN 19:2009/BTNMT - Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô
cơ - Cột B).
Các vi phạm và tồn tại:
- Thực hiện không đúng các nội dung trong Báo cáo đánh giá tác động
môi trường đã được phê duyệt và các yêu cầu trong Quyết định phê duyệt
báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Điều 23, Khoản 1,
Điểm c Luật Bảo vệ môi trường (Báo cáo đánh giá tác động môi trường
được phê duyệt không có dây chuyền sản xuất gạch bằng công nghệ lò
vòng; không đầu tư hệ thống xử lý khí thải lò đốt, hệ thống xử lý nước thải
nhà ăn, hệ thống thu gom nước mưa chảy tràn; không thực hiện chương
trình quan trắc, giám sát môi trường định kỳ).
- Đưa công trình vào sử dụng khi chưa được cơ quan có thẩm quyền
kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đúng, đầy đủ nội dung bảo vệ môi trường
trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường và yêu cầu của Quyết định phê
duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Điều 23,
Khoản 1, Điểm đ, Luật Bảo vệ môi trường.

8


- Không có văn bản báo cáo gửi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền về tình hình phát sinh và quản lý chất thải nguy hại theo quy định tại
Điều 25, Khoản 1, Thông tư số 12/2011/TT- BTNMT ngày 14/4/2011 quy
định về quản lý chất thải nguy hại.
- Không bố trí nơi an toàn để lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại,
theo quy định tại Điều 25, Khoản 4, Thông tư số 12/2011/TT- BTNMT
ngày 14/4/2011 quy định về quản lý chất thải nguy hại.
II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
2.1. Mục tiêu phân tích tình huống

Chúng ta đã biết rằng, bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm
của một cá nhân, tổ chức, cơ quan hay đoàn thể riêng biệt nào mà là trách
nhiệm và nghĩa vụ của toàn xã hội. Mục đích cuối cùng của bảo vệ môi
trường là bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, bảo đảm quyền con người được
sống trong môi trường trong lành và được cùng chung tay duy trì sự phát
triển bền vững của nhân loại.
Chính vì lý do đó, chúng ta cần phân tích tình huống nhằm xác định
rõ bản chất của vấn đề, mức độ tác động, phạm vi ảnh hưởng cũng như
nguyên nhân vi phạm của Công ty. Từ đó xác định được kiến nghị của cử
tri có hoàn toàn chính xác hay không để cơ quan quản lý đưa ra biện pháp
xử lý đúng đắn, phù hợp với quy định của pháp luật.
2.2. Cơ sở lý luận
Việc phân tích và xử lý tình huống trên, cơ quan quản lý nhà nước
(Sở Tài nguyên và Môi trường) phải căn cứ vào những yếu tố sau:
2.2.1. Căn cứ pháp luật
- Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam số 52/2005/QH11 được Quốc
hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8
thông qua ngày 29/11/2005 ban hành ngày 12/12/2005, có hiệu lực từ ngày
01/07/2006;

9


- Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày18/4/2011của Chính phủ Quy định
về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết
bảo vệ môi trường;
- Nghị định 117/2009/NĐ-CP của Chính phủ về Xử lý vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Nghị định 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/04/2007 về quản lý
chất thải rắn;

- Nghị định 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003
của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
- Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/07/2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐCP của Chính phủ Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá
tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;
- Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT ngày 16/3/2012 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra
xác nhận việc thực hiện Đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
2.2.2. Tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam
- QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng không khí xung quanh;
- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số
chất độc hại trong không khí xung quanh;
- Tiêu chuẩn 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 10/10/2002 Tiêu chuẩn chất lượng không khí khu vực sản xuất;
- QCVN 26-2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;

10


- Tiêu chuẩn 3985-1999: Mức ồn cho phép tại vị trí làm việc;
- QCVN 27-2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung
động.
- QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt;
- QCVN 09:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước ngầm;

- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải sinh hoạt.
2.2.3. Căn cứ kỹ thuật
- Đơn đề nghị kiểm tra công tác bảo vệ môi trường của Phòng Tài
nguyên và Môi trường huyện B;
- Hồ sơ, tài liệu về môi trường liên quan đến Công ty C;
- Hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác kiểm tra của Sở Tài nguyên
và Môi trường;
- Kết quả phân tích các thông số môi trường tại Công ty C.
2.3. Phân tích tình huống
2.3.1. Về việc thực hiện các quy định pháp lý về bảo vệ môi trường:
Thứ nhất: Công ty đã lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho
dự án “Đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất gạch Tuynel” và được Sở Tài
nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 59/QĐ-TNMT ngày
04/4/2008. Tuy nhiên trong quá trình triển khai dự án, Công ty đã tự đầu tư
thêm 01 dây chuyền xuất gạch bằng công nghệ lò vòng với sản phẩm là
gạch đặc với công suất 9.000.000 viên/năm mà không xin cấp phép của Sở
Tài nguyên và Môi trường. Điều này vi phạm Điều 23, Khoản 1, Điểm c
Luật Bảo vệ môi trường.
Thứ hai: Công ty đã có biện pháp xử bụi thải phát sinh từ công đoạn
tháo dỡ sản phẩm bằng hệ thống quạt hút, xyclon lọc bụi và giàn phun dập

11


nước; Chiều cao ống khói được xây dựng đảm bảo đúng cam kết trong Báo
cáo đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên, Công ty không đầu tư hệ
thống xử lý khí thải lò đốt, hệ thống xử lý nước thải nhà ăn, hệ thống thu
gom nước mưa chảy tràn; không thực hiện chương trình quan trắc, giám sát
môi trường định kỳ theo đúng nội dung đã cam kết trong Báo cáo đánh giá

tác động môi trường.
Thứ 3: Công ty đã đăng ký và được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp
Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, mã số QLCTNH: 27.0000180.T
ngày 07/9/2010. Tuy nhiên, Công ty không có văn bản báo cáo gửi cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền về tình hình phát sinh và quản lý chất thải
nguy hại; Không bố trí nơi an toàn để lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại,
theo quy định tại Điều 25, Khoản 4, Thông tư số 12/2011/TT- BTNMT
ngày 14/4/2011 quy định về quản lý CTNH.
Như vậy có thể thấy: Công ty đã chấp hành một số thủ tục hành
chính ban đầu về môi trường bắt buộc đối với một dự án đầu tư mới (lập
Báo cáo đánh giá môi trường, lập sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy
hại, đã ký hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải với đơn vị có
chức năng). Nhưng Công ty đã không triển khai thực hiện theo đúng những
nội dung đã cam kết, cụ thể: Không xin phép cơ quan quản lý nhà nước về
việc lắp đặt và vận hành thêm 01 dây chuyền sản xuất gạch, không thực
hiện quan trắc môi trường định kỳ 2 lần/năm, không có văn bản báo cáo
tình hình phát sinh và quản lý chất thải nguy hại với Sở Tài nguyên và Môi
trường, không tiến hành phân loại và xây dựng khu vực lưu giữu chất thải
nguy hại theo quy định.
Đây là tình trạng phổ biến của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam và
một số doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động sản xuất, kinh doanh trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Nguyên nhân của tình trạng này là do các doanh
nghiệp luôn đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, vấn đề môi trường chỉ coi

12


là thứ yếu, thậm chí làm là để đối phó với cơ quan chức năng khi có thanh
tra, kiểm tra. Chính vì vậy, các Công ty thường không có cán bộ phụ trách
chuyên biệt về môi trường, hầu hết là các cán bộ kiêm nhiệm từ mảng hành

chính, nhân sự, sản xuất nên không nằm bắt kịp thời cũng như tuân thủ các
yêu cầu của văn bản pháp luật về môi trường, các công trình bảo vệ môi
trường thường không được xây dựng, xây dựng không đúng hoặc có xây
nhưng không vận hành....
2.3.2. Về những kiến nghị của cử tri xã A, huyện B , tỉnh Bắc Ninh
Nội dung kiến nghị của cử tri xã A tập trung vào vấn đề chính sau:
Công ty C trong quá trình sản xuất gạch có phát thải (nước thải, khí thải,
chất thải rắn) không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường. Để làm rõ vấn đề
này chúng ta cần làm rõ một số khía cạnh sau:
- Về nước thải:
+ Nước thải sinh hoạt phát sinh khoảng 15 m 3/ngày được thu gom xử
lý qua 03 hệ thống bể tự hoại dung tích 06 m 3/bể trước khi chảy ra hệ thống
thủy nông của khu vực.
+ Nước thải từ khu vực nhà ăn phát sinh khoảng 02 m 3/ngày được
thải thẳng ra hệ thống thủy nông của khu vực.
Kết quả phân tích các thông số về môi trường nước thải tại mương
thoát nước phía Nam của Công ty ngày 02/7/2015 do Trung tâm quan trắc
tài nguyên và môi trường Bắc Ninh thực hiện cho thấy: Hàm lượng các chỉ
tiêu phân tích có giá trị nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN
40:2011/BTNMT.
- Về khí thải:
+ Phát sinh từ dây chuyền bằng công nghệ nung tuynel được tận
dụng dùng để sấy gạch mộc, sau đó thải thẳng ra ngoài môi trường qua ống
khói cao khoảng 35 m.

13


+ Phát sinh từ dây chuyền sản xuất bằng công nghệ lò vòng được
hút trực tiếp ra ngoài môi trường qua ống khói cao khoảng 60 m.

+ Bụi thải phát sinh từ công đoạn tháo dỡ sản phẩm được thu hồi
bằng hệ thống quạt hút xyclon và dàn phun dập nước.
Kết quả phân tích chất lượng khí thải ngày 08/7/2015 do Trung tâm
Quan trắc Tài nguyên và Môi trường thực hiện cho thấy: Khí thải trong 02
ống khói của nhà máy có các chỉ tiêu phân tích (CO, SO2, NOx) đều nằm
trong giới hạn Quy chuẩn Việt Nam cho phép (QCVN 19:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các
chất vô cơ - Cột B).
- Về chất thải rắn:
+ Chất thải sinh hoạt phát sinh khoảng 20 kg/ngày được đội thu gom
rác của thôn Thủ Pháp, xã A vận chuyển đến điểm tập kết.
+ Chất thải công nghiệp: Chủ yếu là gạch vỡ, lượng phát sinh
khoảng 300 kg/ngày được nghiền cùng nguyên liệu để tái sản xuất.
+ Chất thải nguy hại: Dầu thải 50 lít/tháng; Bóng đèn huỳnh quang
thải 2 kg/tháng; Giẻ lau dính dầu 5 kg/tháng; Vỏ thùng phi đựng dầu 20
kg/tháng. Công ty chưa xây dựng khu vực lưu giữ tạm thời chất thải nguy
hại phát sinh, chưa ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom và xử
lý toàn bộ lượng chất thải này.
Qua kết quả kiểm tra thực tế và kết quả phân tích, giám sát chất
lượng các thành phần môi trường của Công ty cho thấy:
- Công ty đã có hành vi vi phạm pháp luật về môi trường (Thực hiện
không đúng, không đầy đủ các nội dung trong Báo cáo đánh giá tác động
môi trường đã được phê duyệt và các yêu cầu trong quyết định phê duyệt
Báo cáo đánh giá tác động môi trường - Vi phạm Điều 8, Khoản 3 của
Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ quy định
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường).

14


- Căn cứ vào kết quả phân tích các thành phần môi trường cho thấy

hàm lượng các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của quy
chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành. Theo Khoản 1, Điều 92 của Luật
Bảo vệ môi trường năm 2005 thì môi trường bị coi là ô nhiễm trong trường
hợp hàm lượng một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn về
chất lượng môi trường. Do đó chưa đủ căn cứ để kết luận Công ty C gây ô
nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư xung quanh như kiến
nghị của cử tri xã A, huyện B đã nêu. Vì vậy việc xử lý tình huống sẽ tập
trung vào việc xử lý các lỗi vi phạm hành chính về môi trường của Công ty
C.
III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
3.1. Mục tiêu xử lý tình huống
3.1.1. Mục tiêu chung
- Đảm bảo kỷ cương pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa.
- Giảm tối đa các mức thiệt hại kinh tế (nếu có), bảo vệ lợi ích của
nhà nước, lợi ích chính đáng của công dân.
- Giải quyết hài hòa giữa các lợi ích trước mắt và lâu dài, các lợi ích
kinh tế - xã hội và tính pháp lý.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
Nhằm đưa ra các phương án, giải pháp để giải quyết những vi phạm
hành chính về môi trường của Công ty C, làm căn cứ pháp lý giải quyết
thỏa đáng, minh bạch và chính xác những phản ánh của cử tri, tránh hiện
tượng khiếu kiện kéo dài.
3.2. Xây dựng và lựa chọn phương án, giải pháp tối ưu để xử lý
tình huống
Như đã phân tích ở trên, phương án giải quyết tình huống đã đặt ra
như sau:

15



Phương án 1: Giả thuyết
Nếu mọi doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh đều quan tâm,
chú trọng đến bảo vệ môi trường, nắm bắt và xử lý kịp thời các sự cố môi
trường phát sinh tại cơ sở mình thì sẽ không có khiếu kiện, khiếu nại xảy
ra.
Phương án 2: Cảnh cáo, nhắc nhở và yêu cầu khắc phục các lỗi vi
phạm hành chính về bảo vệ môi trường
+ Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường, nội dung và yêu cầu của Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác
động môi trường.
+ Hoàn thiện đầy đủ hồ sơ, thủ tục hành chính về môi trường theo
quy định.
+ Đầu tư xây dựng các công trình, biện pháp xử lý đối với các loại
chất thải phát sinh, đảm bảo chất thải trước khi xả ra môi trường phải đạt
Quy chuẩn Việt Nam cho phép.
- Ưu điểm: đơn giản, không tốn kém cho doanh nghiệp.
- Nhược điểm: Không có tính răn đe, văn bản trả lời cử tri xã A sẽ
không có tính thuyết phục cao.
Phương án 3: Xử phạt vi phạm hành chính và yêu cầu khắc phục
hậu quả
- Xử phạt vi phạm hành chính:
Căn cứ trên các lỗi vi phạm hành chính về môi trường, Sở Tài
nguyên và Môi trường sẽ tiến hành xử phạt vi phạm hành chính (có thể một
lỗi hoặc tất cả các lỗi) đối với Công ty C.
- Yêu cầu đối với Công ty C:
+ Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường, nội dung và yêu cầu của Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác
động môi trường.


16


+ Hoàn thiện đầy đủ hồ sơ, thủ tục hành chính về môi trường theo
quy định.
+ Đầu tư xây dựng các công trình, biện pháp xử lý đối với các loại
chất thải phát sinh, đảm bảo chất thải trước khi xả ra môi trường phải đạt
Quy chuẩn Việt Nam cho phép.
- Ưu điểm: Vừa có tính răn đe (đưa ra hình thức xử phạt), vừa có tính
giáo dục, đôn đốc (đưa ra các yêu cầu để Công ty hoàn thiện được các thủ
tục môi trường, có giải pháp để xử lý ô nhiễm môi trường). Từ đó, giúp
Công ty nhận thức được những hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực bảo
vệ môi trường và có những giải pháp thích hợp để khắc phục những vi
phạm đó.
- Khuyết điểm: Nếu xử lý không khéo thì đây là cơ hội phát sinh cho
tiêu cực, nhũng nhiễu.
Qua 3 phương án xử lý tình huống trên, theo tôi phương án 3 là hợp
lý và tối ưu nhất, giải quyết hợp tình hợp lý, đảm bảo phát triển bền vững.
Vì vậy, tôi chọn phương án 3 để giải quyết tình huống trên. Và trên thực tế,
phương án 3 đã được cơ quan quản lý lựa chọn và xử lý như sau:
+ Ngày 22/7/2015 Sở Tài nguyên và Môi trường đã trình UBND tỉnh
tại Tờ trình số 23/TT-TNMT về việc đề nghị xử phạt vi phạm hành chính
đối với Công ty C về hành vi: Thực hiện không đúng các nội dung trong
Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và các yêu cầu
trong Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, vi phạm
Điều 3, Khoản 8 của Nghị định số 117/2009/NĐ-CP).
+ Ngày 31/7/2015 UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Quyết định số
863/QĐ-UBND về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty C với
hình thức phạt tiền là 50.000.000 triệu đồng, đồng thời có biện pháp khắc
phục ngay các lỗi vi phạm nêu trên.


17


3.3. Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án, giải pháp đã lựa
chọn để xử lý tình huống
3.3.1. Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Đôn đốc việc thực hiện Kết luận kiểm tra đối với Công ty cổ phần
TM&SX vật liệu xây dựng Phú Bình.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động, hướng dẫn Công ty thực
hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về Bảo vệ môi trường.
3.3.2. Đối với Công ty C
+ Nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính
trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày giao quyết định, trừ trường hợp được
hoãn chấp hành. Quá thời hạn trên mà Công ty cố tình không chấp hành thì
sẽ bị cưỡng chế thực hiện theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường, nội dung và yêu cầu của Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác
động môi trường.
+ Hoàn thiện đầy đủ hồ sơ, thủ tục hành chính về môi trường theo
quy định.
+ Đầu tư xây dựng các công trình, biện pháp xử lý đối với các loại
chất thải phát sinh, đảm bảo chất thải trước khi xả ra môi trường phải đạt
Quy chuẩn Việt Nam cho phép.
+ Khắc phục ngay các vi phạm và tồn tại nêu trên, báo cáo kết quả
thực hiện về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 10 năm
2015.
3.4. Kiến nghị và đề xuất
Qua quá trình phân tích nguyên nhân, hậu quả và các phương án xử
lý tình huống cụ thể trên đây, có thể đưa ra một số kiến nghị sau đây:

1. Trong công tác quản lý cán bộ, công chức còn thiếu trách nhiệm
trong khi thi hành công vụ, công tác quản lý còn buông lỏng, nên cần tăng
18


cường công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức nhằm nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ, nắm chắc pháp luật, đặc biệt là đòi hỏi cán bộ,
công chức phải có phẩm chất đạo đức, có năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm
vụ trong thời kỳ đổi mới.
2. Đổi mới phong cách làm việc của các cấp, các ngành quan tâm tạo
môi trường thuận lợi cho cơ sở hoạt động có hiệu quả, gắn bó với nhân dân,
để hiểu được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, mới giải quyết công việc
một cách “thấu tình, đạt lý”.
3. Cần tổ chức tập huấn nghiệp vụ về công tác hòa giải cho cán bộ cơ
sở, nhất là cán bộ thôn, làng, ấp, bản, tiểu khu, để các hòa giải viên đủ năng
lực giáo dục, thuyết phục. Nếu làm tốt công tác hòa giải ở cơ sở sẽ hạn chế
được các đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp, vượt thẩm quyền giải quyết.
4. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho nhân
dân để mọi người dân hiểu rõ và chấp hành tốt các chủ trương, đường lối
của Đảng, Pháp luật của Nhà nước thực hiện nếp sông văn minh, gia đình
văn hoá, giữ vững truyền thống của dân tộc, mọi người dân đều phải sống
theo Hiến pháp và Pháp luật.
Hoàn thiện quy chế dân chủ ở cơ sở, sửa đổi những quy định không
phù hợp, bổ sung những điều kiện và phương tiện kỹ thuật, để đưa việc
thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đi vào nền nếp, thường xuyên. Tạo niềm
tin cho nhân dân đối với chính quyền các cấp.
5. Tăng cường công tác Thanh tra, kiểm tra về việc thực thi Pháp luật
đối với các cấp, các ngành, nhằm phát hiện, chấn chỉnh kịp thời các sai
phạm.
KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của tỉnh Bắc Ninh đang
chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm
tỷ trọng ngành nông nghiệp. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế giúp nền kinh
tế của tỉnh Bắc Ninh đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên,
19


sự phát triển đó đã và đang đặt ra những yêu cầu về cấp bách về bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững. Một trong những yêu cầu chiến lược, có vai
trò then chốt để đảm bảo cho sự phát triển kinh tế hài hòa với các vấn đề
môi trường là các doanh nghiệp, các cơ sở sản phải coi công tác bảo vệ môi
trường như là một trong những nhiệm vụ trong tâm của chiến lược sản
xuất, kinh doanh bền vững của mình, vừa đảm đảm lợi ích doanh nghiệp,
vừa đem lại môi trường trong lành cho cộng đồng dân cư sinh sống xung
quanh.
Tình huống đã nêu trên đây là tình huống có thật, đã được Sở Tài
nguyên và Môi trường thụ lý và giải quyết theo phương án 3 đã được lựa
chọn. Qua đây ta có thể thấy rằng, không phải mọi phản ánh của nhân dân
về một điểm nào đó gây ô nhiễm về môi trường trên thực tế đều đúng cả.
Hơn nữa, ô nhiềm và suy thoái môi trường là một vấn đề nóng, cấp bách
nhưng vô cùng nhạy cảm. Vì vậy việc giải quyết các vấn đề khiếu kiện,
khiếu nại về môi trường càng đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước phải
am hiểu pháp luật, nhạy bén và xử lý kịp thời (đúng hành vi, đúng tội)
nhằm tạo lòng tin cho nhân dân, góp phần quan trọng vào công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để làm được điều này cần thường xuyên
tạo điều kiện nâng cao trình độ về mọi mặt nhất là kiến thức quản lý nhà
nước cho cán bộ từ cơ sở đến thành phố, tỉnh… những người thường xuyên
trực tiếp làm việc với người dân.
Do đó, trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước yêu cầu về tiêu
chuẩn hóa các chức danh cán bộ, công chức và đẩy mạnh sự nghiệp đào tạo

và bồi dưỡng công chức nhà nước thành đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm
chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết pháp luật, có năng
lực và tận tụy phục vụ nhân dân là hết sức cần thiết và bức bách hiện nay.
Trên đây là toàn bộ nội dung tiểu luận cuối khoá Lớp Bồi dưỡng
ngạch chuyên viên khóa 1, năm 2018. Do còn hạn chế về thời gian và kiến

20


thức nên nội dung tiểu luận không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi
mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô để tiểu luận được hoàn thiện
hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường Chính trị
Nguyễn Văn Cừ tỉnh Bắc Ninh, cùng cơ quan, đồng nghiệp và gia đình đã
tạo điều kiện cho tôi tham gia khóa học.

21


Lời cảm ơn ./.
Qua thời gian học tập và nghiên cứu chương trình Chuyên viên quản
lý Nhà nước tại trường chính trị Nguyễn văn Cừ, đã được các thầy cô giáo
của trường truyền đạt cho những kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước
dành cho chuyên viên, và giúp tôi hoàn thành bản tiểu luật này.
Tuy nhiên bản thân, năng lực còn nhiều hạn chế, công việc chuyên
môn của cơ quan còn bận, thời gian dành cho nghiên cứu, đi thu thập tài
liệu, văn bản không nhiều, nên không tránh khỏi những thiếu sót trong khi
viết và hoàn thành tiểu luận.
Bản thân mong muốn được sự đóng góp, giúp đỡ hơn nữa của các
thầy cố giáo để giúp tôi nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng

quản lý Nhà nước, ngày càng hoàn thiện bản thân mình góp phần vào công
cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ngày càng giàu đẹp.
Xin chân thành cảm ơn ./.

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu bồi dưỡng về Quản lý hành chính Nhà nước của Học viện
hành chính quốc gia;
2. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005;
3. Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày18/4/2011của Chính phủ Quy
định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam
kết bảo vệ môi trường;
4. Nghị định 117/2009/NĐ-CP của Chính phủ về Xử lý vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
5. Nghị định 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/04/2007 về quản lý
chất thải rắn;
6. Nghị định 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003
của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
7. Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/07/2011 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số
29/2011/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về đánh giá môi trường chiến
lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;
8. Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;
9. Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT ngày 16/3/2012 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra
xác nhận việc thực hiện Đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản.

23


MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1

1. Nhận thức chung

1

2. Lý do chọn tình huống
3. Mục đích nghiên cứu

1
3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Kết cấu của Tiểu luận
PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
1.1. Hoàn cảnh xảy ra tình huống
1.2. Diễn biến của tình huống
II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
2.1. Mục tiêu phân tích tình huống
2.2. Cơ sở lý luận
2.3. Phân tích tình huống

III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
3.1. Mục tiêu xử lý tình huống
3.2. Xây dựng và lựa chọn phương án, giải pháp tối ưu giải quyết

3
3
4
4
4
5
8
8
8
10
14
14
15

tình huống
3.3. Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án/giải pháp đã lựa chọn
3.4. Kiến nghị và đề xuất
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC

17
18
19
21
22


24



×